Friday, April 24, 2020

Về Lại Sài Gòn



Về Lại Sài Gòn


Thưa Bà Con,

Chỉ còn 5 ngày nữa thôi là đến Ngày Quốc Hận. Trong giây phút nầy (25/4/1975), nhận biết cơn hấp hối của Việt Nam Cộng Hòa đã cận kế, hành pháp của TT Gerald Ford có đưa ra một biện pháp hết sức nhân đạo là Chiến dịch Babylift nhằm đưa trẻ em mồ côi sang Hoa Kỳ. Xin chia xẻ cùng Bà Con một trích đoạn của tác giả Đinh Yên Thảo về chiến dịch nầy để thấy …trong cơn tuyệt vọng vẫn có niềm Hy Vọng được ươm mầm…

Và niềm hy vọng đó đang ươm một mầm tương lai. Đó là ước mong sẽ thành sự thật là VỀ LẠI SÀI GÒN.


Operation Babylift - 45 năm một sứ mạng nhân đạo và tình người

***
Trong những ngày cuối cuộc chiến Việt Nam, chiến dịch di tản nhân đạo các trẻ em mồ côi sang Hoa Kỳ với tên gọi Operation Babylift đã được thực hiện theo sự chuẩn thuận của Tổng Thống Gerald Ford. Ông tuyên bố rằng:” Trong khi truy điệu những người đã mất, chúng ta không thể quên những người còn sống” để không chỉ có kế hoạch di tản hàng chục ngàn nhân viên người Việt, mà còn là chiến dịch dành riêng cho trẻ mồ côi sẽ được di tản bằng phi cơ quân sự, có ngân sách khoảng hai triệu đô la. Theo số liệu từ bộ phim tài liệu Precious Cargo của PBS, đã có ít nhất 2,700 trẻ em mồ côi VN được đưa sang Mỹ và khoảng 1,300 em được đưa sang Canada, Úc và Âu Châu  trong sứ mạng này.

Rất không may, chiến dịch mở màn bằng một tai nạn thương tâm. Ngày 4 tháng 4 năm 1975, tin chiếc phi cơ C-5 bốc trẻ mồ côi Việt Nam sang Hoa Kỳ trong chiến dịch Operation Babylift gặp nạn làm thiệt mạng 153 trẻ em, phi hành đoàn, nhân viên thiện nguyện và nhân viên văn phòng DAO tại Sài Gòn, đã gây bàng hoàng và xúc động cho những người theo dõi tình hình chiến sự tại Nam Việt Nam.
Chiếc phi cơ C-5 mang ký hiệu 68-0218 cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất sang căn cứ Clark Air Base tại Phi Luật Tân vào chiều thứ Sáu, là chuyến bay đầu tiên chở các trẻ em mồ côi VN được đưa sang Mỹ trong chiến dịch này. Theo kế hoạch dự tính, các em sẽ tiếp tục được chuyển sang máy bay dân sự từ Phi Luật Tân để bay tiếp đến San Diego với sự chờ đón của chính TT Ford ngay phi trường. Dù tai nạn thảm khốc ngay sau khi cất cánh, xảy ra đã gây thiệt mạng gần một nửa trẻ em và các nhân viên trên phi cơ, chiến dịch vẫn được tiếp tục. Và cũng không vì điều này mà có thể cản chân hàng chục y tá trẻ người Mỹ, đang làm việc tại Hồng Kông đã quyết định tình nguyện bay sang Sài Gòn để giúp đưa các trẻ em VN về Mỹ.
Một thương gia Mỹ là ông Robert Macauley đã cầm nhà mình để lấy tiền thuê một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Pan Am, tiếp tục bốc dỡ những trẻ em sống sót, khi ông biết rằng các phi cơ quân đội phải mất hàng tuần để đưa các trẻ em này sang Mỹ. Câu chuyện trở thành một cổ tích tuyệt đẹp giữa những đổ nát, thương đau của buổi ly loạn trong giờ phút cuối cùng của miền Nam tự do.
Không chỉ câu chuyện đầy tình người của Robert Macauley gây xúc động, mà cả chiến dịch nhân đạo Operation Babylift có lẽ sẽ mãi còn là câu chuyện đẹp trong chiến tranh Việt Nam cho những ai nhìn lại ở một góc nhỏ khác.
Những ngày đầu tháng Tư năm 1975, tình hình chiến sự tại Nam Việt Nam xem ra đã thay đổi nhanh chóng, nhất là từ sau khi Ðà Nẵng bị thất thủ. Các tổ chức quốc tế giúp đỡ và nuôi trẻ mồ côi tại Việt Nam đã có những kế hoạch riêng để di tản các trẻ em này cùng nhân viên của họ. Nhưng với kế hoạch di tản chính thức từ TT Gerald Ford, hàng ngàn gia đình người Mỹ đã sẳn sàng đón nhận các em bé mồ côi này. Theo dự định ban đầu, khoảng 30 chuyến bay sẽ di tản hàng chục ngàn trẻ mồ côi sang Mỹ. Trên thực tế, vì tình thế thay đổi quá nhanh cũng như vì sự an toàn nên con số cuối cùng chỉ còn tổng cộng khoảng 4,000 em được di tản.
Ðây là nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ cùng một số các tổ chức quốc tế như Holt, Friends of Children of Vietnam (FCVN), Friends for All Children (FFAC), Catholic Relief Service, International Social Services, International Orphans và The Pearl S. Buck Foundation thực hiện. Không chỉ với các phi cơ vận tải C-5 của quân đội, còn có hàng chục chuyến bay dân sự lớn nhỏ khác cùng tham gia việc di tản đến tận ngày 26 tháng Tư, khi phi trường Tân Sơn Nhất đã bị pháo kích.
Như vậy tình người vẫn tồn tại mãi mãi theo thời gian dù bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào cũng sẽ có những bông sen tinh khiết nở ra…phải không Bà Con? Nhưng có một điều xin thưa cùng Bà Con là trong lòng của 17 người trong Bộ Chính trị và 200 người trong Trung ương Đảng “tình người” đã …khuất dạng từ 75 năm về trước ở miền Bắc và 45 năm ở miền Nam rồi!
Vì vậy, chúng ta thấy thế giới bây giờ đã thay đổi vì những “hạt nhân thiếu tình người.
 Thưa Bà Con,
Năm xưa khi dòng Bến Hải ngăn đôi Dân chủ và Độc tài năm 1954, tình người nói trên đã thể hiện qua hơn 800.000 bà con miền Bắc được Bà Con miền Nam mở rộng bàn tay ôm ấp vào lòng để rồi 21 năm sau, chính Bà con Bắc năm xưa có thể nói…hoàn toàn hội nhập vào xã hội “tình người” miền Nam, phủ nhận những người miến Bắc “mới” theo chân CSBV vào xâm chiếm miền Nam.
Thân mời Bà Con đọc suy ngĩ của tác giả Đỗ Ngà luận về các cuộc di cư vào Việt Nam như sau:”DI CƯ VÀO VIỆT NAM, MỘT DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG” … "Theo tổ chức di cư quốc tế IOM thì từ năm 1990 đến 2015 có 2.558.678 người Việt di cư sang nước ngoài. Tức mỗi năm chừng 100.000 người bỏ xứ ra đi, chủ yếu là đến các nước Âu - Bắc Mỹ - Úc Châu. Thành phần ra đi đến xứ này đa phần là khá giả.
Mỗi năm cũng chừng 115.000 người chết vì ung thư và 160.000 người bị phát hiện mắc chứng bệnh này. Dần dà, dân tộc Việt Nam như trở thành dân tộc nhiều bệnh tật do thực phẩm ở Việt Nam nó vừa là thực phẩm vừa là chất độc. Tuy nhiên, thực phẩm độc không chỉ gây ung thư mà còn gây quái thai. Trong 10 tháng, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An - một vùng thuộc khu vực ảnh hưởng chất độc do Formosa xả đã phát hiện ra 700 ca quái thai. Đấy chỉ là một vùng nhỏ thuộc khu vực phục vụ của bệnh viện. Khu vực ảnh hưởng của chất thải do Formosa xả ra là 4 tỉnh thì con số thai nhi bị quái thai không hề ít. Mà trên khắp Việt Nam không chỉ có một mình Formosa gây ô nhiễm.
Đất nước Việt Nam đang là nơi độc hại, người có tiền thì ra đi nơi khác mang theo của cải ra đi. Người giỏi cũng tìm đường ra đi bằng cách này hay cách khác.
 Không ai muốn ở lại. Chẳng qua người ta không thể đi được thì người ta mới ở lại.
Ở lại Việt Nam cái gì cũng độc hại: giáo dục độc hại, xã hội độc hại, môi trường độc hại v.v...thì ai muốn ở?
Như vậy rõ ràng môi trường đất nước này đã buộc người dân Việt Nam phải tha hương cầu thực và mang cái tính xấu quảng bá khắp thế giới làm người ta kinh tởm và lánh xa xứ Việt. Theo thống kê ngành du lịch Việt Nam cho biết, có đến 90% du khách đến Việt Nam một lần rồi nói lời bye bye mà không bao giờ quay lại. Đó là minh chứng cho một Việt Nam đáng tởm chứ không phải là với hấp dẫn gì cả.
Như vậy câu hỏi đặt ra là, Việt Nam là vùng đất dữ như vậy, người Việt không muốn ở, du khách không muốn quay lại, thì nếu có một làn sóng người nước ngoài di cư vào Việt Nam thì có phải đó là sự bất thường không? Vâng, điều tôi muốn nói đó là làn sóng người Trung Cộng di cư vào Việt Nam. Vân Đồn xong, Móng Cái xong, Hạ Long xong, Đà Nẵng xong, Nha Trang xong vì tất cả những nơi đây người TC đã đến và làm chủ khắp nơi. Và hôm nay, người TC đã nam tiến. Như ta biết, báo chí đã thông báo, người TC đang đăng kí mua nhà tại Sài Gòn rất đông, chiếm đến 40% thị trường BĐS khu vực này. Thế là thủ phủ của khu vực miền Nam đang bị Tàu tấn công bằng những cuộc di cư.
Chúng ta phải ứng xử như thế nào đối với cuộc di cư hay cuộc chiếm đóng không có tiếng súng qua sự tiếp tay của CSBV?
Chỉ còn một cách duy nhứt là biến ước vọng “Về lại Sài Gòn” bằng quyết tâm đuổi Trung Cộng về Tàu và xóa tan cơ chế độc tài, độc ác, mị dân, và phản bội dân tộc của CSBV.
Cho nên
*** “Thế giới bây giờ đã thấy rõ tác hại phát sinh từ một xã hội khép kín và độc tài. Chúng ta hãy tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Trung cộng cho tới khi chế độ này thay đổi cách hành xử”.
Trung cộng chính là Nam Phi mới. Đã đến lúc chúng ta phải mạnh mẽ, quyết đoán, kỷ luật và không khoan nhượng với chế độ Trung cộng cho tới khi họ thay đổi cách hành xử. Chúng ta hãy phá vỡ vạn lý tường lửa của Trung cộng. Làm được thế hay không chính là quyết định đến tương lai của nền dân chủ phương Tây và trật tự thế giới tự do. Lời của Charles Kolb – cựu Phó Phụ tá cho Tổng thống George H.W. Bush về Chính sách Đối nội (1990-1992). 
Và, mong chờ tất cả chúng ta cùng có một ngày  … 

                                   Về Lại Sài Gòn 

Anh từng hẹn nhiều lần
Cùng bè bạn, người thân
Sài Gòn ta gặp lại
Ngày nắng đẹp thật gần

Ước mơ anh cưu mang
Thanh bình khắp xóm làng
Nhân quyền được tôn trọng
Nhà cầm quyền minh quang

Anh mơ một bệnh xá
Cho mỗi làng mỗi xã
Có thuốc men cấp cứu
Đủ chăm sóc mọi nhà

Mơ mái trường nho nhỏ
Cho Thầy, Cô, học trò
"Câu thiệu" không nhồi sọ
Vào đầu những trẻ thơ

Anh ước mơ nông dân
Được học cách canh tân
Chăn nuôi và trồng trọt
Thu lợi thêm bội phần

Anh mơ thấy tình người
Chào nhau trong niềm vui
Tình thâm láng giềng gần
Năng thăm hỏi tới lui

Anh mơ được bảo vệ
Từng tấc đất thôn quê
Tạo môi trường lành mạnh
Chuẩn bị cho ngày về

Những nhắn gởi năm xưa
Ray rức sao cho vừa
Ước nguyện còn dang dỡ
Xót xa hoài đong đưa

Còn biết nói gì hơn
Bốn mươi ba năm tròn
Quê hương còn quằn quại
Dưới chể độ ngông cuồng

Bao nhiêu năm đấu tranh
Ôm giấc mộng chưa thành
Tóc pha màu sương khói
Hoài vọng còn mong manh

Bao ước mơ ngọt ngào
Bao cảm xúc dâng cao
Tâm tình người con Việt
Ân cần anh gởi trao

Sài Gòn ơi Sài Gòn
Dù tên gọi không còn
Anh vẫn mong vẫn hẹn
Ngày về lại Sài Gòn!


Xin hẹn Bà Con ngày mai…

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng


No comments:

Post a Comment