Sunday, October 16, 2022

 

Hôm nay, ngày 16/10/2022, Trung Cộng khai mạc đại hội đảng và Tập Cận Bình đang vận động để ở lại chức Chủ tịch đảng nhiệm kỳ thứ 3 (5 năm cho một nhiệm kỳ) …và làm Chủ tịch muôn đời. Liệu Ông ta có thành công hay không cũng còn tùy các thế lực thái tử đảng, thế lực đoàn, và các chưởng lão trong đảng. Có nhiều chỉ dấu báo hiệu những màn …đấm đá khốc liệt trong giai đoạn nầy. Chúng ta chờ xem.

Và Việt Nam hiện nằm trong gọng kềm của TC.

Thân mời Quý vị đọc bài viết dưới dây về viễn c3nh bị đô hộ lần thứ năm (5)!

***

Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng


 

Trong suốt chiều dài hơn 4.000 năm lịch sử dân tộc, Việt Nam đã trải qua 1026 năm dưới ách đô hộ của người Tàu.  Cho đến năm 939, Ngô Quyền đánh đuổi quân xâm lược  Nam Hán trên sông Bạch Đằng chấm dứt chuỗi dài dưới ách đô hộ của Bắc phương, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Đại Nam. Và qua các thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn là những giai đoạn xây dựng và kiến thiết quốc gia, mở rộng bờ cõi về phía Nam. Tuy trong suốt thời gian trên, quân Bắc phương vẫn tiếp tục âm mưu thôn tính nước ta, nhưng vẫn bị đuổi về Tàu cho dù có “tạm chiếm vài ba năm”. 

Nhưng kể từ khi Cộng sản Bắc Việt chiếm trọn miền Nam, thu hồi một giải non sông gấm vóc Việt, và cũng là lúc họ, bằng nhiều hình thức khác nhau, khi lộ liễu, khi ẩn mặt…từ từ dâng trọn sơn hà cho Hán Cộng. Tuy đề tựa bài viết là “Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng”, nhưng thực sự đó là “sự dâng hiến” lần lần quê cha đất tổ từ tận biển đảo cho đến rừng thiêng núi hiếm của CSBV, một loại thái thú biết nói tiếng Việt, khác hẳn 4 thời kỳ Bắc thuộc trước kia với thái thú là người Tàu! 

1-    Cuộc di dân Tàu vào Việt Nam



Trước năm 2008, người Trung Hoa khi vào Việt Nam được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) và có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi. Cuối năm 2008, Thủ tướng cs Nguyễn Tấn Dũng lại miễn chiếu khán và nới rộng vùng di chuyển của người Tàu đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm mấu chốt và là điểm khởi đầu thực sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC. Và quyết định nầy cho đến nay (2022) vẫn còn hiệu lực. Người Tàu tự do đi lại qua tất cả biên giới sáu tỉnh địa đầu miền Bắc, ngang nhiên mang hàng hóa nhập vào Việt Nam không cần qua quan thuế Việt. Họ đã xây dựng các cao tốc (quốc lộ 2) và đường xe lửa với kích thước đường ray 1,2 mét nối liền Kunming (Côn Minh), thủ phủ của Vân Nam với Hà Nội và Hải Phòng. Từ Nanning (Nam Ninh) thủ phủ của Quảng Châu qua quốc lộ 1 về Hà Nội – Hải Phòng (quốc lộ 5) và Quảng Ninh.

 Có thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên khắp hang cùng ngõ hẹp của đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, không đâu là không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Hoa, trong lúc người lao động Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong các nhà máy sản xuất có tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện nhà máy gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp…đầu đâu cũng có chủ nhân và công nhân người Tàu…

 Ngoài 9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người Tàu, đường xá mang tên Tàu, hàng quan, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách trang hoàng những ngày Tết cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các đường phố chính, chưng bày hàng hóa thực phẩm Tàu…

 Trên 306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50 năm với giá rẻ mạt, chiếm toán những vị trí chiến lược trọng yếu ở Bắc Việt, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính trị CSBV ẩn náu trong giai đoạn chiến tranh Trung – Việt tháng 2 năm 1979!

 2-    Đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần

 Hiện tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm và người thiểu số ở cao nguyên Boloven bên Lào, Cambodia và nhập nhằng tóm gọn các dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyền của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một Tiến sĩ người Chăm tên Po Dharma cổ súy. Nhóm nầy cũng đã được hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có nhiều quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng cao nguyên hiện tại cũng đã được các hội thiện nguyên và tôn giáo Hoa Kỳ yểm trợ dưới danh nghĩa Dega.



Phạm Văn Đồng cùng Lê Duẩn "chia vui" ngày  mất Hoàng Sa của VNCH 19/1/1974

 Theo tin tức được loan tải trên mạng lưới toàn cầu, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã được Liên Hiệp QUốc công nhận qua Department of Economic and Social Affairs (DESA) dưới quy chế tham mưu (consultative status) kề từ năm 2009. 

Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung Việt Nam, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các.

Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988.



 Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, dự định trên đã được hủy bỏ vì muốn tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, văn phòng chính phủ lưu vong lấy Thụy Điển làm văn phòng tạm là P.O. Box 122, SE-33523, Gnosjo, vì tại nơi nầy, cũng có một tiến sĩ người Chăm định cư (TS Thành Đài là người Chăm Phước Nhơn, Phan Rang được CSBV cho sang học ở Ukraine, không tùng phục Dharma nên đã xảy ra vụ bêu xấu tố cáo Thánh Đài là Tiến sĩ giả. Phê Thành Đài chỉ có vợ là Đỗ Thanh Hương, ngoài ra không có cơ sở quần chúng, nhưng lập ra rất nhiều tổ chức đấu tranh từ Cambodia rồi đến Thụy Điển, nay mới chuyển vể Thái Lan), nhằm tạo danh nghĩa để gây áp lực với cs Bắc Việt một khi cần thiết. Và một trụ sở khác của chính phủ lấy Cambodia làm căn cứ địa đặt tại Phnom Penh, P.O. Box 1635 Phnom Penh 12000. (tin tức lấy được năm 2016)

 Sau cùng, khi "Ông Thầy đỡ đầu" người Pháp của vị tiến sĩ Chăm đan cử ở phần đầu qua đời, vị tiến sĩ nầy đi tìm chỗ dựa mới là TC và chuyển trục hoạt động về Malaysia, phối hợp cùng một tổ chức chánh trị của một nhóm người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ, lấy danh nghĩa giúp đỡ người Chàm ở Cambodia để làm địa bàn hoạt động nhằm tiếp tay TC trong việc chia cắt cao nguyên Trung phần Việt Nam thành vùng tự trị!

 Vậy, câu hỏi được đặt ra là:

 Trung Cộng giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì?

 Câu trả lời giản dị sẽ là TC muốn hoàn toàn khống chế Việt Nam trong lãnh vực chính trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam. Nắm được cao nguyên nầy, TC sẽ biến thành một vùng lệ thuộc như miền đất Tây Tạng năm 1959 và Tân Cương 1960. Đã nắm được yết hầu của Việt Nam rồi, mặc nhiên TC có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của cs Bắc Việt trong mọi tình huống.

 Như vậy, qua trường hợp Việt Nam, cuối cùng, âm mưu chiếm đóng tiệm tiến Việt Nam của TC qua việc cố gắng chia đôi Nam và Bắc Việt Nam bằng cách chiếm đóng cao nguyên Trung phần Việt Nam bằng nhân sự, bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Để rồi, từ đó khi họ đạt được mục tiêu và dân số, TC có thể vin vào lý do "công dân bản địa", một Nghị quyết của LHQ ký vào năm 1986, để đòi "tự trị". Và Việt Nam sẽ bị tách làm đôi không có một tiếng súng nào cả và thế giới không có lý do can thiệp cho sự chiếm đóng nầy của Trung Cộng. Và TC đã thành công trong việc tách làm đôi Việt Nam.



Tại miền Bắc hiện nay, TC đã kiểm soát 9 tỉnh địa đầu với tên đường xá hoàn toàn bằng tiếng Hán. Hầu hết các khu công nghiệp ở các thành phố lớn ở miền Bắc hiện nay là những khu "tự trị" của họ, trong đó công an, quân đội CS không được quyền léo hánh tới, ngay cả những khi có án mạng hay xung đột giữa công nhân Việt và Hoa.

 Từ cung cách suy luận trên, TC sẽ biến Việt Nam thành hai vùng tự trị kinh tế khác nhau, trong đó hình thức kinh tế tập trung chỉ huy và lệ thuộc ảnh hưởng chánh trị TC dành cho miền Bắc. Và miền Nam, TC còn dè chứng sức đề kháng của dân miền Nam, do đó chưa thể mạnh tay vì còn có sự "dòm ngó" của thế giới bên ngoài.

 Chia được Việt Nam rồi, vấn đề tiến chiếm trọn miền Nam cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. 

 3-    Ảnh hưởng về Văn hóa và Giáo dục

 Trung Cộng cũng có âm mưu gây ảnh hưởng về văn hóa. Điều nầy đã bàn bạc thể hiện qua nhiều lễ hội có tính cách văn hóa xen lẫn y phục, lời ca, điễu múa Trung Hoa. Cung cách cấu trúc, bày trí các vở kịch cũng đầy màu sắc và kịch tính Tàu. Những ảnh hưởng trên thể hiện ra sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Cộng được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim TC được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung Ương và địa phương ở Việt Nam ảnh hướng rất lớn nhằm mục đích ru ngủ …tuổi trẻ Việt.

 Một khía cạnh quan trọng khác là cách đây hơn 5 năm, TC lại thành lập một Cục giáo dục tiếng Hoa cho người ngoại quốc. Họ đã đào tạo giáo viên sinh ngữ từ bậc tiểu học. Từ năm 2010, họ đã bắt đầu cung cấp giáo viên qua việt Nam để giảng dạy tiếng quan thoại. Đây cũng là một âm mưu lâu dài nhằm đem tiếng Hoa vào trong hệ thống giáo dục Việt Nam, chuẩn bị cho công cuộc Bắc thuộc toàn diện. Một tin mới nhứt là vào dịp khai giảng năm học mới 2016-2017, Bộ Giáo dục CS Bắc Việt lại cho xuất bản sách giáo khoa mẫu giáo hoàn toàn bằng tiếng Hán.

 4-    Xuất nhập cảng làm tê liệt các ngành sản xuất Việt Nam bằng cách tung hàng hóa với giá rẻ mạt.

 Kể từ khi bình thường hóa với TC từ năm 1991 đến nay, giao thiệp kinh tế thương mại Trung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên đến 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần.  Và năm 2015, con số lên đến hơn 80 tỷ! Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Trung vượt mốc 200 tỷ USD, Trung Quốc chính là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Người láng giềng phía Bắc ‘khổng lồ’ này đồng thời cũng là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.   Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với mối thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập cảng trong việc giao thương với TC.

 Cũng cần nên nói thêm là TC còn xuất sang Việt Nam nhiều hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng với nhiều sản phẩm có tẩm, ướp, bảo quản, chế biến, sản xuất bằng các loại hóa chất độc hại, bằng công nghệ gây nguy hại lên sức khỏe người tiêu dùng mà thị trường TC đã tẩy chay khi phanh phui ra các vụ bê bối thực phẩm như các loại hoa quả, thực phẩm, xí muội, ô mai, nước tương, sữa, trứng gà..., ngoài ra còn có đồ chơi trẻ em có chứa chì, giầy dép, đồ điện tử độc hại, bạo lực, kích dục, chứa chất nổ, dễ gây thương tích, ảnh hưởng đến nòi giống, sinh sản....

 TC cũng xuất sang Việt Nam các giống cây trồng, vật nuôi có nguy cơ gây hại đến các giống loài bản địa, gây hại đến nông nghiệp của nước sở tại như ốc bươu vàng, đỉa trâu, sâu, nhộng, trùng cho chim cảnh, rùa tai đỏ và một số giống vật nuôi nguy hiểm khác.... điều đáng lưu ý là những sản phẩm này tràn lan trên thị trường Việt Nam, không thể kiểm soát được và người tiêu dùng Việt Nam đang dùng hàng ngày do giá rẻ và không phân biệt được thật giả, phẩm chất hay xuất xứ.

Về phần Việt Nam, hàng hóa xuất cảng sang TC của Việt Nam chánh yếu là dầu thô (năm 2009 xuất trên 8 triệu tấn dầu thô), than đá và một số nông sản và hầu hết các loại rau đậu, ngô khoai…Đối lại Việt Nam nhập cảng từ TC các mặt hàng như: máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, bông vải, máy móc cho kỹ nghệ dệt, da giày, phân bón và sản phẩm, máy móc dùng trong nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Chì tính cho năm 2014, riêng hàng nhập khẩu từ TC chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.

 Điểm sau cùng cũng cần nêu ra đây là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp TC trong các dự án có tầm vóc quốc gia của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu TC do giá đấu thầu của họ rất rẻ. Vấn đề tham gia của TC trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite trên cao nguyên Trung phần Việt Nam, các dự án gang thép ở Vũng Áng, Cà Ná, dự án cảng sâu ở Cửa Việt, các dự án Nhiệt điện ở khắp nơi từ Hải Phòng cho đến Cà Mau v.v… Nguồn vốn cho vay của TC ngày càng tăng chiếm trên 90% tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào TC.

 Tóm lại, TC dùng đủ mọi thủ đoạn để xuất cảng hàng hóa, vật dụng, thực phẩm chứa hóa chất độc hại nhằm…ngoài việc làm tê liệt kinh tế Việt Nam bằng cách triệt tiêu các kỹ nghệ nội địa, xâm nhập những phương tiện đồi trụy như á phiện, thuốc lắc, phim ảnh khiêu dâm v.v… nhằm hủy diệt sức đề kháng chống ngoại xâm qua kinh nghiệm ngàn năm giữ nước của con dân Việt.

Câu hỏi được đặt ra là, nếu mô hình nầy là một tiến trình Hán hóa của Trung Cộng có nhiều xác suất có thể xảy ra.

 Chúng ta phải làm gì trước những dự kiến đã xảy ra như trên?

 Đây là câu hỏi và mỗi chúng ta có bổn phận để tìm một hướng thoát cho quê cha đất tổ!

 Trước những viễn kiến có thể xảy ra cho Việt Nam, người Việt hải ngoại và quốc nội cần phải tập trung toàn lực để giải tỏa và định hướng đấu tranh cho thật rõ ràng.

 Ngày hôm nay, không còn là thời điểm chúng ta cần phải đi tìm chỗ dựa từ ngoại bang nữa!

Đã đến lúc chúng ta phải đứng trên hai chân của mình.

 Dưới đây là một vài giải pháp khơi mào cho mọi sự động não của toàn dân, hy vọng từ đó chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục truy tìm một sinh lộ mới cho Việt Nam.

Về phía Trung Cộng: Có những mặt chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội đang xảy ra trong điều kiện không thuận lợi cho nước nầy, từ đó chúng ta có thể vận dụng để làm suy yếu hay triệt tiêu được sức mạnh "Hán hóa" của Trung Cộng. Đó là:

 ·       Về Kinh tế: Tiếp tay vận động cuộc tẩy chay đi du lịch "ngắm cảnh" TC và tẩy chay hàng hóa do TC sản xuất dưới bất cứ hình thức nào, từ thực phẩm, thuốc men, vật dụng dùng trong nhà, quần áo, sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ…Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển tải những thông tin cho bà con ở hải ngoại và quốc nội. Xin bà con hãy cùng tiếp tay đẩy mạnh chiến dịch nầy;

·       Về chính trị: Hãy cùng phối hợp và hợp tác với chính phủ lưu vong Tây Tạng do một tiến sĩ trẻ, giáo sư Đại học Harvard, không liên quan gì đến nạn quốc phá gia vong ở Tây Tạng vì năm 1959, khi mất Tây Tạng, ông chưa sinh ra. Đó là Thủ tướng Lobsang Sangay, sinh năm 1968;

·       Về xã hội: Hiện tại có thể nói, xã hội trong nội địa nước Trung Hoa có nhiều biến chuyển không thuận lợi. Người dân Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương đang đứng lên đòi độc lập tích cực hơn qua cuộc đổ máu làm hàng trăm người chết xảy ra ở nhiều tỉnh ở TC. Nhiều tỉnh và thành phố từ Vân Nam đến Quảng Châu, các cty điện, cộng đoàn taxi, cty vận tải v.v…đồng loạt biểu tình. Và quan trọng hơn cả là phong trào sinh viên, học sinh ở Hong Kong bãi khóa đòi bầu cử công bằng và tự do năm 2015. Và họ đã đạt được nhiều thành tích qua cuộc bầu cử ở Hong Kong vừa qua với ba thành viên sinh viên đã đắc cử vào quốc hội Hong Kong. Nhưng cuối cùng cũng bị TC dập tắt bằng bạo lực. Thêm một kinh nghiệm xương máu cho Việt Nam. Từ đ6y, Hong Kong không thể nào trở lại như trước 1997, thời gian còn “thuộc địc” của Anh quốc! Buồn thay.

·       Và trường hợp Giáo sư Ilham Tohti ở Tân Cương bị kết án chung thân cũng là một «tiếng nói độc lập duy nhất dám bày tỏ quan điểm chống lại chính sách đồng hóa cưỡng bức – về dân cư, về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo – của đảng Cộng sản Trung Hoa đối với 10 triệu cư dân Duy Ngô Nhĩ và nhiều ''sắc tộc thiểu số'' sống lâu đời tại vùng Tân Cương. Báo Libération lý giải vấn đề nầy như sau: «cách hành xử mang tính thực dân mới này là mảnh đất tốt cho các bạo lực giữa các sắc tộc ngày càng dữ dội» tại miền viễn tây TC. Để chống lại các cuộc tấn công mang tính khủng bố, Bắc Kinh đã trả đũa «bằng các cuộc đàn áp bằng quân đội, thường kết thúc bằng việc bắn vào đám đông, hay bắt bớ hàng loạt».

 Về phía Việt Nam: Mô hình giải pháp Việt Nam qua việc tìm lại tính cách pháp nhân của Việt Nam Cộng Hòa cũng cần được lưu ý, vì qua thỏa hiệp quốc tế ngày 2 tháng năm 1973 được ký kết do 9 quốc gia trong đó có 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, và Trung cộng cùng 3 thành phần Việt Nam là Bắc Việt, Chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam, và Việt Nam Cộng hòa….trong đó cam kết 3 thành phần sau phải thi hành hiệp định Paris 27/1/21973. Và Bắc Việt đã vi phạm hoàn toàn dù hiện nay là kẻ đang làm "chủ" Việt Nam.

Chúng ta cần phải liên lạc, theo dõi diễn tiến của các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền của những người như Lưu Hiểu Ba (Nobel Hòa bình 2010), Hồ Giai, Ngải Vị Vị cùng Hiến Chương 08 qua Bản Tuyên Ngôn đầu tiên gồm 350 chữ ký của các nhà hoạt động nhân quyền nỗi tiếng nhằm mục đích thúc đẩy cải cách chánh trị và dân chủ cho Trung Hoa. Người Tây Tạng trực diện tranh đấu cho độc lập Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên (có 5% dân số Tây Tạng), cũng như người Hồi Hột tranh đấu cho Tân Cương ở tỉnh Vân Nam (có 10% dân số trên 46 triệu người dân trong tỉnh). Cũng không quên nhắc đến phong trào Pháp Luân Công ở cùng khắp mọi nơi trong nước Tàu tranh đấu cho tự do tôn giáo và bất công xã hội. NĂm 2021, các Tổ chức Duy Ngô NHĩ đã được giải Nobel Hòa bình Thế giới.

·       Các phong trào trên chính là những ngòi nổ cho việc biến Trung Cộng trở thành "Đông Châu Liệt Quốc". Và một khi TC bị xé tan thành nhiều ảãnh, CS Bắc Việt, thái thú biết nói tiếng Việt của TC sẽ không còn "hậu phương" lớn làm điểm tựa, dĩ nhiên ngày tàn của chế độ sẽ không còn xa sau đó.Tất cả các phối hợp đấu tranh trên nhằm mục đích đẩy mạnh sự xáo trộn xã hội, kinh tế của TC; từ đó tiến trình mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền của TC sẽ được rút ngắn, vì sẽ không còn một quốc gia Trung Quốc Vĩ đại nữa.

·       Về Xã hội: Người Việt quốc nội và hải ngoại còn có khả năng kết hợp với các NGO trong lãnh vực môi sinh như Oxfam ở Hong Kong và Hà Nội, một cơ quan phi chánh phủ quốc tế tranh đấu cho sự nghèo đói, bất công xã hội, và môi trường để cùng nói lên tiếng nói chung nhằm đánh động dư luận và lương tâm thế giới.

·       Liên minh Ấn Độ - Thái Bình Dương …gồm Mỹ-Ấn-Úc-Nhật thành lập dưới thời TT thừ 45 của Hoa Kỳ cũng là một điểm tựa cho Việt Nam có thể làm giảm bớt áp lực của TC tiến lần đến bước tự chủ, tự cường…

·       Cuộc chiến Nga Ukraina sẽ làm tê liệt Nga trong thời gian tới, ít nhứt cũng 5,6 chục năm trước mắt. Đây cũng là một lợi điểm cho Việt Nam đứng lên bằng đôi chân của mình.

·       Và TC sẽ diễn ra Đại hội đảng vào cuối tháng 10 nầy, trong toàn cảnh vị thế đang bị lung lay của TC Bình vì đang tập trung vào việc xâu xé nội bộ…Do đó, TC không còn lưu ý đến Việt Nam ít nhứt trong giai đoạn nầy..

 Từ đó, đưa đến tệ trạng là Đất và Nước ngày hôm nay đang đứng bên bờ vực thẳm về phát triển, chưa nói đến vấn nạn làm “nô lệ” cho Trung Cộng qua các thỏa hiệp ngầm giữa hai đảng cộng sản Việt và Trung. Hiện nay, trên thực tế và dưới sự quản lý của đảng cộng sản Bắc Việt, Việt Nam vô hình chung đã là một tỉnh phía Nam của Trung Cộng từ lâu rồi!

Trong trường hợp Việt Nam, tiếc thay, những oan nghiệt trong quá khứ đã đến từ một chủng tộc khác dòng, khác giống; còn nỗi oan nghiệt dân tộc phải chịu ngày hôm nay phát xuất từ một chủng tộc đồng nhứt, nói cùng một ngôn ngữ Việt tộc.

Đã cùng là một Việt tộc mà cung cách hành xử còn tệ hại hơn thời thuộc địa, tệ hại hơn thời Bắc thuộc thuở xa xưa.

Đó chính là nỗi oan khiên nghiệt ngã của Đất Nước.

 Và Nỗi oan khiên nầy biết đến bao giờ mới được xóa đi?

 TS Yoshiharu Tsuboi, người Nhựt đã trình luận án tiến sĩ năm 1982 tại Paris với đề tài:”Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885” trong đó ông đưa ra một suy nghĩ tương đối mới khi nhận định về nguyên nhân mất nước về tay người Pháp không phải vì vua Tự Đức bế quan toả cảng, mà chính vì vua, quan, và dân bị phân liệt thời bấy giờ, do đó, không thể nào tạo được sự kết đoàn để chống giặc được.

Và ngày nay, trong một tuyên bố gần đây về hiểm họa Hán hóa, ông đã đưa ra nhận định là: “Cần phải tạo ra thật nhiều con người biết sống trong sạch. Chính họ là sức mạnh cho đất nước Việt Nam”.

Còn Tuổi trẻ Việt Nam thì sao?

Tuổi trẻ trong và ngoài nước với chiếm tỷ lệ 2/3 dân số:

Chẳng lẽ nào làm ngơ trước những chuyện xảy ra cho Đất Nước?

·       Chẳng lẽ nào chịu khuất phục trước cường quyền đảng trị hay sao?

·       Và có bao giờ Tuổi Trẻ Việt Nam hỏi câu hỏi tại sao chế độ vẫn còn tồn tại hơn 47 năm qua hay không?

 Và đứng trước cơn dầu sôi lửa bỏng trên, hiện tại chúng ta chỉ thấy…rãi rác vài tiếng nói vẫn còn trong não trạng "xin cho" của một số nhỏ "những nhà cách mạng lão thành" yêu cầu, xin Đảng …thế nầy thế nọ! Họ đem tấm bia cách mạnh với 40, 50, 60 tuổi đảng để làm "chiếc khiên" cho các "lá thư, quyết nghị "xin Đảng" và không bị công an đàn áp.

 Hơn lúc nào hết, đảng CS Bắc Việt chỉ coi trọng quyền lực và đã đi ngược lại quyền lợi tối thượng của dân tộc, mà hiện tại, Tuổi Trẻ Việt Nam như thanh niên, học sinh, sinh viên, dân oan, lao động, công nhân, đồng bào, vẫn đang tiếp tục trong …đơn lẽ …để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền!

  Vì vậy;

Các "lão thành cách mạng" cần mở mắt ra, đừng sợ sổ hưu bị cướp giật, cần đứng chung với Tuổi Trẻ Việt Nam đứng ra làm lịch sử;

·       Tuổi Trẻ Việt Nam với tinh thần Trần Quốc Toản, tinh thần Lê Lợi, tinh thần Quang Trung năm xưa hãy nắm lấy Gươm thiêng dân tộc đứng lên dẹp tan cơ chế chuyên chính vô sản của cộng sản Bắc Việt.

Giờ lịch sử đã điểm!

Lưỡi gươm thiêng sông núi đã rút ra!

Tuổi Trẻ Việt Nam hãy nắm lấy và thực hiện những Ước Mơ Lạc Hồng!

 Viễn ảnh một bình minh rực rỡ cho Việt Nam trong những ngày sắp tới chắc chắn sẽ xảy ra trong một tương lai không xa!

 

Mai Thanh Truyết

Một Người Con Việt – 10-2022

 

 

 

Friday, October 14, 2022

 Thưa Quý vị,

THân chuyển một bài viết giá trị của một người bạn vong niên từ thời bắt đầu Hội Đàm Paris 1968, ký giả Trần Công Sung tức Từ Thức.

***

 Thay đổi tư duy, dễ hay khó?


 

Trong một bài trước (Tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi ở VN?) (1), người viết đã đặt câu hỏi: tại sao, sau gần nửa thế kỷ, một chế độ kỳ quái là chế độ Cộng Sản (CS) vẫn ngự trị trên đầu gần 100 triệu người, ở thế kỷ 21? 

Trả lời: bởi vì CS đã thành công trong công cuộc ‘’thụ nhân’’ (trồng người) ở miền Nam, sau khi đã thành công ở miền Bắc. 

Sau gần nửa thế kỷ, CS đã tạo được một thế hệ những người dân hài lòng với thân phận nô lệ của mình, không tìm cách ra khỏi nhà tù nữa. Những người nhai đi nhai lại những câu thần chú: ngày nay, VN không thua ai, có tiền là có tất cả; xứ nào cũng có tham nhũng; thời nào cũng có bất công. 

Muốn thay đổi xã hội, phải thay đổi tư duy. 

Người dân chỉ đòi thay đổi chế độ, nếu ý thức được mình đang nằm trong một nhà tù lớn, ý thức được xã hội sẽ bế tắc, tương lai con cháu họ sẽ đen tối, nếu coi chuyện mất nước là chuyện của thiên hạ, không phải chuyện của một cá nhân nhỏ bé như mình. 

Hai câu hỏi đặt ra: 

1.Thay đổi tư duy: dễ hay kh ? 

2.Thay đổi tư duy: chuyện có thể làm được, hay chỉ là mơ mộng viển vông ? 

TỪ PHẪN NỘ TỚI DẤN THÂN 

Stéphane Hessel (Pháp), trong cuốn ‘’Indignez-vous !’’– Hãy phẫn nộ ! (3), nói cái quyền, và cái bổn phận đầu tiên, của người dân là phải có khả năng bất bình, nổi giận. Bất bình, nổi giận trước tất cả những bất công, bạo hành, những cái chướng tai gai mắt, chà đạp nhân quyền, phá hoại môi sinh. 

Khi một dân tộc không còn khả năng, không muốn phẫn nộ, vô cảm với mọi chuyện, thờ ơ với tất cả những bất công, trái tai gai mắt, dân tộc đang đi tới giải thể. 

Khi có, hay còn khả năng phẫn nộ, người ta mới bước sang giai đoạn thứ hai là nhập cuộc, tham dự những hành động nhằm thay đổi, cải tiến xã hội. Đó là đề tài cuốn sách thứ 2 của Stéphane  Hessel Engagez-vous! Hãy dấn thân!) (4). Sách của Hessel đã bán hàng triệu cuốn ở Pháp, được dịch ra hàng chục ngôn ngữ, mặc dù không phải là một triết lý sâu xa gì. Điều đó chứng tỏ, ngay cả ở những nước dân chủ, tiến bộ, người dân vẫn cần có khả năng phẫn nộ và dấn thân.

 Phẫn nộ và dấn thân là 2 điều kiện để xã hội phát triển. Người dân không phó mặc vận mệnh của mình, của dân tộc cho các chính trị gia, kể cả các chính trị gia được dân chọn lựa. 

Nếu chỉ phẫn nộ, xã hội chỉ bi quan hơn, rối loạn hơn. 

 Nếu phẫn nộ và dấn thân, xã hội sẽ được cải thiện, cái xấu cái ác sẽ lùi. Triết gia Ayn Rand nói: Cái xấu chỉ ngự trị khi chính bạn đồng loã với nó. Hãy từ bỏ nó. Le mal ne peut dominer que si vous le cautionnez. Refusez le !. Bà nói: cái ác hoành hành bởi vì những người có lương tâm im lặng 

Khi người dân không còn khả năng, không còn sức, không còn muốn phẫn nộ và nhập cuộc nữa, cái ác, cái tồi tệ, cái bạo tàn sẽ làm chủ. Đó là một xã hội chết 

Đó là điều đang xẩy ra ở VN. 

Bi quan, nhưng vẫn còn ánh sáng le lói: trong cái biển vô cảm đó, vẫn còn những người , đa số trẻ, bất chấp tù đày, bất chấp bạo lực, bất chấp cả cái ghê rợn hơn cả là sự cô đơn, vẫn tiếp tục tranh đấu. Trên 200 người đang ngồi tù, một số đông hơn nữa, vô danh, đang bị hành hạ, đe doạ. 

Xã hội VN đã trở thành một nhà tù trong đó tù nhân không muốn vượt ngục nữa. Nhắc lại nhận xét bất hủ của Aldous Huxley  đã trích trong bài trước: 

‘’Nhờ kiểm soát tư tưởng, nhờ khủng bố thường trực để giữ cá nhân trước sự phuc tòng, ngày nay chúng ta đã bước vào một chế độ độc tài hoàn hảo nhất, một chế độ có bề ngoài dân chủ, một nhà tù không tường, trong đó tù nhân không nghĩ tới chuyện vượt ngục, không nghĩ tới chuyện lật đổ bạo chúa. Một chế độ trong đó, nhờ được tiêu thụ, được giải trí, những người nô lệ đâm ra yêu thích tình trạng nô lệ của mình’’. 

Cái mà Huxley gọi là dân chủ, tự do bề ngoài, giả tạo ở VN ngày nay còn khủng khiếp hơn nữa: tự do tiêu thụ, ăn nhậu, rượu chè, hút sách, sa đoạ. Người ta tiêu diệt mọi quyền tự do, trừ tự do huỷ hoại thân thể. Bởi vì cá nhân càng bệnh hoạn, xã hội càng tê liệt, độc tài càng vững.

 

Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh đó, chuyện thay đổi tư duy của cả một thế hệ có thể thực hiện được không, hay chỉ là mơ tưởng viển vông ? 

2 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THAY ĐỔI

 

Một cuộc cách mạng, hay cụ thể hơn, thay đổi chế độ, từ bỏ độc tài, chỉ có thể thực hiện được nếu hội đủ 2 điều kiện: 

1.Đa số dân chúng coi đó là ưu tiên hàng đầu. 

2.Sự thay đổi sẽ cải thiện đời sống của chính họ. 

Dân chúng sống triền miên trong một nước độc tài, hay sinh trưởng dưới chế độ độc tài không thực sự có nhu cầu dân chủ. Người chưa ăn bún bò Huế không nhớ, không thèm, không đi tìm bún bò Huế. 

Phát triển khái niệm dân chủ, giải thích cơ cấu, bản chất, ưu khuyết điểm của dân chủ là bổn phận của những người có đôi chút kiến thức. 

Nhưng chỉ lý thuyết suông không đủ. Phải đưa những dữ kiện cụ thể, để người dân thấy dân chủ có thể cải thiện đời sống của chính họ. 

Thí dụ giải thích chuyện tham nhũng ít có ở những nước dân chủ, nhờ các biện pháp chế tài nghiêm minh, nhờ tam quyền phân lập, quốc hội, toà án hoàn án  không lệ thuộc chính quyền, nhờ báo chí , các hội đoàn dân sự hoàn toàn độc lập. 

Tham nhũng không thể không có trong một chế độ độc tài, bởi vì tất cả quyền hành nằm trong tay một nhóm, một đảng. 

Không những không thể tránh được, tham nhũng còn cần thiết, bởi vì chia chác lợi luận giữa tay chân, giữa những người trung thành để bảo vệ chế độ là lẽ sống còn của một băng đảng, một mafia. 

Ngày xưa, vua chúa cho phép quân lính hãm hiếp, cướp bóc khi chiếm một thành trì, để trả công cho lính đã liều chết chiến đấu. Ngày nay đảng làm ngơ cho cán bộ tham nhũng để khuyến khích những tay chân còn trung thành. Đó là hiện tượng chia chác nhà cửa, ruộng đất, khi ‘’bên thắng cuộc’’ chiếm miền Nam. 

Câu nói nổi tiếng người ta gán cho Wilston Churchill ( thực ra của Lord Acton): Quyền lực đưa tới tham nhũng, quyền lực tối đa, tham nhũng tối đa. Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely. 

Khi người dân hiểu điều đó, họ hết mơ tưởng một ngày không còn tham nhũng, hết mất thời giờ bàn cãi tại sao chiến dịch tham nhũng không thành công, tại sao càng chống, tham nhũng càng mạnh. Hiểu rằng chỉ hết tham nhũng khi hết chế độ độc tài, đảng trị. 

Thí dụ, người dân phải hiểu rằng không thể có một nền giáo dục nhân bản, tiến bộ, khai phóng dưới một chế độ độc tài. Bởi vì mục đích của độc tài không phải là khai trí. Mục đích của độc tài là ngu dân. Dân càng u mơ, độc tài càng vững. Triết gia Howard Zinn: Dưới chế độ độc tài không có giáo dục, chỉ có tuyên truyền. 

Tất cả những cuộc tranh luận, bàn cãi về giáo dục VN, rất sôi nổi những ngày gần đây, giữa những vị có kiến thức, có lương tâm, thực tâm muốn cải thiện giáo dục để cứu vãn cả một thế hệ trẻ, thực ra chỉ là những cuộc bàn cãi bên lề. Cái chính, cái nguồn gốc của sự sa đoạ, phá sản ở VN là chế độ độc tài, coi giáo dục là phương tiện tẩy não. 

Điều đó không có nghĩa là những cuộc tranh luận đều vô bổ. Trái lại dù không đưa tới thay đổi gì khi chế độ còn tồn tại, nó cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi tư duy, khả năng phản phiện và đặt lại vấn đề. 

Thí dụ đừng hy vọng văn chương, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, báo chí, nói chung văn hoá VN phát triển, bắt kịp thiên hạ, bởi vì văn hoá phát triển nhờ tự do sáng tạo, trong chế độ độc tài chỉ có cấm đoán, kiểm duyệt, tù đầy, đốt sách, tịch thu tranh, cấm hát.. 

Nâng cao dân trí, để tạo nhu cầu tự do, dân chủ cho đại chúng, không phải chỉ là lý thuyết suông, mặc dù nghiên cứu sâu sa về chính trị để có một văn hoá chính trị khả quan là điều cần thiết, nhưng cũng là, phải là, nên là những dữ kiện, những thí dụ cụ thể, trong đời sống hàng ngày là chuyện không thể thiếu. 

Những bài vở trên sách báo VN ở hải ngoại thường là chỉ viết cho một số người cùng trình độ, không phải viết cho đại chúng. Đại chúng không đọc, không hiểu, cho đó là chuyện viển vông, của những người ăn không, ngồi rồi, không liên hệ gì tới họ. 

Giới gọi là trí thức VN không quan tâm đến chuyện đưa tư tưởng tới số đông, nhiều khi còn cố tình dùng chữ khó hiểu, viết bí hiểm, coi đó như bằng chức của sự uyên bác. 

VN, trong đại hoạ, có cái may, là hiện có hàng triệu người cư ngụ ở nước ngoài, ở những quốc gia dân chủ nhất thế giới, sống và có kinh nghiệm hàng ngày về các sinh hoạt dân chủ. Nếu để tâm, mỗi người trong chúng ta có thể đóng góp cho việc truyền bá ý thức dân chủ ở VN. Đó là chuyện hàng ngày, dưới mọi hình thức, từ báo chí, truyền thông, tới những buổi trao đổi, trò truyện giữa thân hữu.

 Chuyện hàng ngày, nhưng đó chính là một hình thức tranh đấu tư duy để thay đổi xã hội.

 

Nhắc lại một lần nữa là mặt trận tư duy chưa thắng, khi nào đa số chưa thấy dân chủ là ưu tiên hàng đầu, là phương tiện duy nhất để cải thiện đời sống của chính họ, gia đình, con cái họ, những biến đổi chỉ là nhất thời, phe CS cuối cùng vẫn thắng, vì họ có quyền, có tiền và có khả năng đàn áp, biết dùng cái sợ để củng cố quyền lực. 

Sẽ không có thay đổi chính trị, nếu không thay đổi tư duy. 

Phan Chu Trinh, cách đây trên một thế kỷ, đã không nói gì khác hơn, với chủ trương ‘’khai dân trí’’ (cải tiến giáo dục, phát huy kiến thức), chấn dân khí (thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, cởi trói nọc độc chuyên chế), hậu dân sinh (phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của dân). 

THAY ĐỔI TƯ DUY CÓ KHÓ KHÔNG? 



Phải nói ngay là thay đổi cách suy nghĩ rất khó. 

Khi bị ảnh hưởng bởi giáo dục, bởi môi trường sống, bởi xã hội, những cách cư xử khởi đầu là một cố gắng, trở thành một thói quen. Khi kéo dài từ thế hệ này tới thế hệ khác, thói quen trở thành một khía cạnh của văn hoá, trở thành một bản năng. Khi đã thành văn hoá, phải hàng thế hệ mới thay đổi được, nếu có ý muốn và quyết tâm thay đổi. 

Những thí dụ quanh ta không hiếm. 

·       Thí dụ Hoa kỳ với tệ nạn súng đạn. Mặc dù mỗi năm trên 20.000 người chết, những vụ thảm sát nơi công cộng diễn ra mỗi ngày, gây thảm kịch cho hàng chục ngàn gia đình, chuyện cấm mua bán, xử dụng súng đạn vẫn là chuyện không tưởng. Không phải chỉ vì quyền mang súng được ghi trong hiến pháp, cũng không hẳn chỉ vì lobby súng đạn mạnh, nhưng vì đó là một khía cạnh của văn hoá Mỹ, của american way of life, có từ khi lập quốc, khi người Mỹ khai phá lãnh thổ cần súng đạn để hộ thân. Súng đạn trở thành một vât dụng thường nhật, như bàn ghế, xoong chảo.

·       Thí dụ nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền ở những nước Hồi giáo. Trong thời đại của internet, của tiến bộ kỹ thuật, nữ quyền ở những nước này hầu như không thay đổi, không khác gì thời đại bán khai, bởi vì đó là một vấn đề văn hoá.

·       Ngay cả ở một nước tiến bộ như Nhật Bản, nữ quyền vẫn mơ hồ, bởi vì đó là một vấn đề văn hoá. 

Sự thay đổi càng khó khăn hơn nữa, đặc biệt là thay đổi chính trị, dưới một chế độ độc tài, trong đó nhà cầm quyền nắm quyền sinh sát. Chỉ cần suy nghĩ hơi khác với nhà nước cũng vào tù, nếu không mất mạng. 

THAY ĐỔI TƯ DUY CỰC KỲ KHÓ, NHƯNG KHÔNG PHẢI CHUYỆN VIỂN VÔNG. 

Thay đổi tư duy cực kỳ khó, nhưng không phải là chuyện không thể xẩy ra. 

Lịch sử nhân loại đã cho thấy nhiều thay đổi lớn đã xẩy ra mà chỉ trước đó vài năm, vài tháng người ta không tưởng tượng nổi: sự sụp đổ của đế quốc La mã, chế độ thuộc địa, tệ trạng buôn bán nô lệ, chủ nghĩa apartheid v.v…

Trước đây, chế độ thuộc địa là một chuyện hiển nhiên. Ngày nay là chuyện khó thể tưởng tượng được. 

Tóm lại, chuyện thay đổi tư duy là chuyện có thể thực hiện được, không có gì là không tưởng. 

Một cuộc nghiên cứu rất lý thú gần đây cho thấy sự suy nghĩ của người dân có thể bị ảnh hưởng dễ dàng. 

Cuộc nghiên cứu do đại học Berkley, California, thực hiện năm 2020. 

Người ta cho những cử tri bảo thủ, bỏ phiếu cho Donald Trump, coi đài truyền hình CNN (chống Trump) trong một tháng (September 2020). Trước đó, họ chỉ coi đài bảo thủ Fox News (ủng hộ Trump), tin Fox News, suy nghĩ như Fox News. 

Sau 4 tuần lễ trước màn hình CNN, đa số những người này bớt tin tưởng Trump (còn là Tổng Thống) và các chính trị gia thuộc đảng Cộng Hoà, cởi mở hơn với chuyện bỏ phiếu qua bưu điện, hết tin Biden muốn cắt bỏ ngân sách dành cho cảnh sát .Cử tri của Trump đã thay đổi, nhưng thay đổi không lâu. 

Hai tháng sau cuộc nghiên cứu, họ bỏ CNN, trở lại với Fox News, và dần dần suy luận như trước.

 Nghiên cứu trên cho thấy: 

1.Người dân bị các media ảnh hưởng nặng;

 2.Sự thay đổi tư duy, nếu muốn lâu dài, phải thực hiện lâu dài, thường trực. Đó là nguyên tắc tẩy não của CS. ‘’Một sự dối trá nhắc đi nhắc lại một ngàn lần sẽ trở thành sự thực’’. Khi sự tẩy não được thực hiện từ súc sơ sinh, từ mẫu giáo, suốt ngày, suốt đời, phải nhiều thế hệ mới gột rửa nổi. 

Không phải vô tình hay ngớ ngẩn mà chính quyền Trung Cộng, hay Việt Nam muốn trở lại chính sách đặt loa phường trên mỗi góc phố Điều đó cho thấy sự quan trọng của báo chí, media. Nắm media là nắm đầu óc của dân. Việc đầu tiên khi CS chiếm miền Nam là đóng cửa báo, đốt sách, bỏ tù kỳ giả, văn nghệ sĩ. 

Quyền tự do báo chí là mẹ đẻ của tất cả các quyền làm người. Vì vậy, đòi hỏi đầu tiên của những người tranh đấu là quyền tự do báo chí. VN hiện nay, theo tổ chức Phóng Viên Không biên giới, là một trong năm quốc gia vi phạm quyền tự do báo chí trắng trợn nhất, bên cạnh Trung Cộng, Bắc Hàn. 

Tóm tắt: VN sẽ chỉ có thay đổi chính trị, nếu có thay đổi tư duy. Chuyện thay đổi tư duy cực kỳ khó, đòi hỏi kiên trì, kiên nhẫn. Nhưng không thể tránh khỏi, vì vậy phải bắt đầu ngay và làm mỗi ngày. Nếu những hội đoàn có chung một mục tiêu, đồng thuận lộ trình, những tỵ hiềm cá nhân, chia rẽ là một nét văn hoá Việt sẽ giảm bớt. 

Nhưng bất cứ một người nào trong chúng ta cũng có thể đóng góp vào việc thay đổi tư duy. Bất cứ ai cũng có thể giải thích cho những người u mê hiểu là không, không phải nơi nào cũng có tham nhũng, thời nào cũng có bất công, xứ nào cũng có bóc lột. Ở những nước dân chủ, đó là những ngoại lệ, bị rừng trị. Ở VN, đó là một hệ thống đại quy mô, một phương pháp quản trị, một phương tiện củng cố quyền lực. 

Rất nhiều người Việt có ý thức, có thiện chí, nhưng thở dài: nhóm cầm quyền tàn bạo lắm, không làm gì được đâu. Đó cũng là một vấn đề tư duy. Người Ukraine không suy nghĩ kiểu đó, khi họ đương đầu với quân xâm lược Nga. Phụ nữ Iran không suy nghĩ kiểu đó, khi họ xuống đường chống tập đoàn hồi giáo cực đoan đang cầm quyền. 

Đóng góp vào việc thay đổi tư duy là chuyện phải làm. Phải làm ngay. Phải làm lâu dài. Và ai cũng làm được, cũng có thể đóng góp. 

Howard Zinn: Chúng ta không bắt buộc phải thực hiện những chuyện lớn lao, anh dũng để tham gia vào tiến trình thay đổi xã hội. Mỗi hành động nhỏ nhân lên gấp hàng triệu người có thể thay đổi thế giới (5) 

TỪ THỨC

Paris 12/10/2022

 


Tại sao, sau gần nửa thế kỷ, CS vẫn đứng vững ? https://www.tuthuc-paris-blog.com/post/30-4-tại-sao-47-năm-sau-vẫn-chưa-có-thay-đổi-gì-ở-viêt-nam-

Bài này là tóm tắt bài thuyết trình của tác giả, trong buổi hội luận ngày 24-25/09/22, tại Stuttgart (Đức Quốc), do hội Diễn Đàn 21 tổ chức

Indignez-vous !Stéphane Hessel, Ed. Indigène, France, 2010

Engagez-vous ! Stéphane Hessel, Ed. Indigène, France, 2010

‘’Nous ne sommes pas obligés d’accomplir des grandes actions héroiques pour participer au processus du changement. De petits actes multipliés par des millions de personnes peuvent transformer le monde ‘’

Thursday, October 13, 2022

 

Xin chuyển đến Quý vị một bài viết ngắn của đại huynh, BS Nguyễn Thượng Vũ, SJ nhằm để trả lời một “vi hữu” trên diển đàn, vài suy nghĩ ngắn gọn và chính xác …về Phật giáo. Xin mạo muội nói theo kiểu “nhà quê” của người viết là: Phật không có đẳng cấp hay thứ bậc. Phật chỉ là Một và là Một thôi. 

Phật & Phật học - Tịnh Độ & Phật A Di Đà 

Thưa quý vị, 

Những lời giảng  của các vị thức giả trong diễn đàn này làm tôi hoang mang rất nhiều. 

Tôi nghĩ Phật Giáo trong thế kỷ VI trước Công Nguyên, do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập sau khi Ngài thành đạo, nó giản dị chứ không rắc rối, khúc triết như vậy. 

Ngài khuyên chúng ta tĩnh tâm, bác bỏ các lòng tham, các ganh ghét, ăn ở bao dung, giúp đỡ kẻ nghèo, người tàn tật. 

Sau này, các đệ tử của Ngài muốn bành trướng tôn giáo lên, muốn có thêm môn đồ trong dân chúng Ấn Độ đang theo Hinduism, theo Brahma, Vishnu, Shiva từ ngàn năm trước đó, nên các đệ tử, các đồ tôn của Ngài mang vào Pantheon Phật Giáo những vị thần của Ấn Độ Giáo, vào trong hàng ngũ cả ngàn các vị Phật, các vị Bồ Tát, A La Hán của Phật giáo. 

Tôi rất hoang mang khi chúng ta đi vào các bàn cãi ngoài các lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, mà lại có những những dẫn giải” bên lề” mà người  thế hệ sau tu bổ thêm, sơn phét thêm vào. 

Tôi hoang mang khi thấy các thức giả phật giáo nhiều thế kỷ sau, phân loại ra nhiều cấp đẳng của Phật như Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác và Phật A La Hán. 

Phật A La Hán (Arahat) là một quan niệm hoàn toàn của Phật Giáo Nguyên Thủy, đối với Mahayana thì Bồ Tát cũng như A La Hán là các thánh nhân có thể thành phật mà lựa chọn chưa thành mà thôi. 

Thật tình ra, Phật nào đẳng cấp cao, Phật nào của Thiền Tông hay Nguyên Thủy cũng là Phật. 

Một học giả trong email trước có viết là Phật nào cũng là Phật, cũng là Một cả. 

Tôi rất đồng ý và rất hoan hỷ. 

“The differentiation between different grades of Buddhas is

 immaterial and rather esoteric and elitist”. 

Đạo Phật là một tôn giáo bình dân, Đức Thích Ca Mâu Ni muốn mở một con đường giải thoát tâm hồn cho dân chúng Ấn Độ.

 Ngài biết rằng 99% người Ấn Độ thời đó mù chữ, ngài muốn Phật Giáo phải đi thẳng vào tim con người , chứ không dùng Trí Tuệ cao siêu để phân tích mới hiểu được. 

Tôi đã có dịp ngồi thiền  và tụng kinh mấy lần và đi vòng Circumambulation mấy trăm lần vòng quanh cây Bồ Đề mả trên 2600 năm trước Đức Phật đã thành đao, tại Bồ Đề Đạo Tràng gân Varanasi bên sông Hằng.

 Các người niệm Phật bên cạnh tôi  dưới lá Bồ Đề trong thời gian đó toàn là những người thuộc giai cấp nghèo của xã hội Ấn Độ, họ đến với Đức Phật với lòng thành của họ, tôi trông thấy họ rất bình thản khi niệm Phật dưới cây Bồ Đề. 

Khi họ thấy tôi ngồi tụng kinh lâu mà không đứng dậy ra ăn, thì họ lấy trong túi ra thức ăn Ấn Độ chia sẻ cho tôi ăn. 

Tôi hoan hỷ ăn chung cơm của họ, không hề sợ dơ bẩn hay thiếu vệ sinh. 

Và tôi cảm thấy gần gũi họ hơn nhiều. 

Một vài lời mạo muội, ngông cuồng, xin vui lòng tha thứ. 

Nay Kính,

 Nguyễn Thượng Vũ