Wednesday, January 31, 2018


Việt Nam: Bài toán phát triển công nghiệp & ô nhiễm môi trường

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Nhìn lại bối cảnh Việt Nam trong thiên kỷ thứ ba, chúng ta thấy rằng, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc giải quyết những vấn đề của đất nước, Việt Nam vẫn còn lúng túng trong những toan tính giải quyết cùng một lúc những nhu cầu của Đất và Nước. Do đó, Việt Nam hiện đang đứng trước hai nhu cầu cấp bách của đất nước:

- Nhu cầu phát triển công nghệ sản xuất để sinh tồn;

- Nhu cầu giải quyết các phế phẩm để làm sạch môi trường do nhu cầu phát triển trên tạo ra.

Nhu cầu giải quyết nạn nhân mãn hay hạn chế sinh sản không được đề cập đến trong bài này mặc dù đó là một vấn đề bức thiết cần được lưu tâm và giải quyết ưu tiên.

Vấn đề là làm thế nào để có một cân bằng hài hòa cho hai nhu cầu trên.

Nếu đặt trọng tâm vào nhu cầu phát triển và coi nhẹ nhu cầu giải quyết môi trường sẽ là một đại nạn cho Việt Nam trong một tương lai rất gần. Và nếu làm như thế, thế hệ con cháu chúng ta sẽ nguyền rủa chúng ta đã không những làm cạn kiệt tài nguyên của đất nước mà còn hủy hoại môi trường sống của thế hệ tương lai.

Trái lại, nếu đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo vệ môi sinh và làm chậm mức phát triển thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân và đất nước sẽ khó phát triển đúng đắn.

Tiếc thay, ngay từ khi bắt đầu mở cửa năm 1986 trở đi, Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đầu tiên. Và đó cũng là một điều bất hạnh cho đất nước sau… 32 năm… đi lạc đường!

1. Đất nước Việt Nam 

Việt Nam là một nước đặt trọng tâm vào nông nghiệp và các công nghệ biến chế nông phẩm và lương thực. Kỹ nghệ dầu hỏa và biến chế dầu còn đang ở trong giai đoạn thô sơ ở mức khai thác dầu thô và công cuộc tinh chế dầu và công nghệ hóa chất chuyển hóa từ dầu vẫn còn nằm trong những dự án, và chỉ mới bắt đầu bằng những bước căn bản của kỹ nghệ hóa dầu như: sản xuất, cồn (rượu ethylic), hexane, benzen, butane v.v…

Các công nghệ hóa chất như acid sulfuric, chlorhydric, sút, acetylene, và một số hóa chất căn bản khác trong kỹ nghệ vẫn còn trong tình trạng sản xuất cá thể chưa tập trung vào các quy mô lớn... Công nghệ chế biến cao su cũng còn ở mức ban đầu và chưa có những công nghệ cao cấp để cho ra những thành phẩm sau cùng (final product) cho nhu cầu xã hội. Công nghệ dược phẩm vẫn còn ở mức nhập cảng thành phẩm với khối lượng lớn để rồi pha trộn thành dược liệu và cung cấp cho thị trường.

Thêm nữa, sự phân bố các công nghệ kể trên không đồng bộ và không chia đề trên bình diện quốc gia. Nội trong bốn tỉnh thành Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng có nhiều công nghệ nhất nước.

Trong vùng nầy có 30.000 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và 130 khu công nghiệp, khu liên hợp, và khu chế xuất, chiếm 70% tổng sản lượng trên toàn quốc. 

2. Phát triển công nghiệp sản xuất

Do việc tập trung công nghệ và chưa có một chính sách rõ ràng (hay chưa được chấp hành nghiêm chỉnh!) mức độ ô nhiễm ở các vùng nầy đã vượt khỏi mức báo động từ lâu. Với ước tính trên 500 tấn rác dân chúng đổ thẳng xuống kinh rạch cộng với nước thải từ khu chế công nghiệp Biên Hòa đổ ra ở phường An Bình, chỉ cách nguồn cung cấp nước của nhà máy nước chưa đầy 3km làm cho dân chúng trong vùng luôn sống trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.

Cho đến nay, bộ phận thanh lọc các phế thải kỹ nghệ trong các nhà máy chỉ được một vài công ty ngoại quốc hay liên doanh (jointventure) thiết kế và chấp hành nghiêm chỉnh còn tuyệt đại đa số các công ty quốc doanh và cá thể đều không trang bị hệ thống thanh lọc phế thải rắn, lỏng, và khí; hoặc nếu có là chỉ để che mắt các cơ quan kiểm soát môi trường mà thôi. 

- Một thí dụ điển hình là nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, Biên Hòa, có nhà máy "xử lý" phế thải lỏng, nhưng chỉ dùng để phô trương những khi có thanh tra. Ngoài ra, nhà máy có những đường ống đặc biệt xả thải hàng ngày chảy thẳng vào sông Đồng Nai. Tính đến nay, từ năm 1997 (chỉ 3 năm sau khi bắt đầu đi vào hoạt động) cho đến 2016, nhà máy đã "chính thức" bị 6 lần vi phạm bị bắt tại trận, thế mà nhà máy vẫn nhận được huy chương và bằng khen sản xuất tốt! 

- Một thí dụ thứ hai là Khu liên hợp Đa Phước, hàng ngày tiếp nhận trên 3.000 tấn rác của thành phố Sài Gòn, nhưng chỉ có một nhà máy "xử lý" nước rỉ (leachate) với đường ống dẫn nước đã thanh lọc bằng thủy tinh có đường kính là 1in. (tức 2,5 cm)!

Theo ước tính, với 7 triệu tấn rác hiện có, hàng ngày 1 tấn rác có thể phân hủy và sinh ra khoảng 10 lít nước rỉ. Vậy với dung lượng trên, bãi rác sẽ thải hồi 70.000.000 (70 triệu) lít nước rỉ. Nhìn bồn chứa, khó có thể hình dung được dung tích của bồn có khả năng dung chứa một số lượng nước rỉ lớn như vậy! Năm 2017, khi ông "đỡ đầu" Bí thư thành ủy ra Bắc, ông TGĐ cũng chạy về Hoa Kỳ, và nhà máy đang nằm trong tình trạng bị đóng cửa.

3. Con đường Việt Nam "phải" đi

Qua các nhận định trên, con đường Việt Nam phải đi là làm thế nào dung hòa được việc tăng gia phát triển công nghiệp và cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Do đó, yêu cầu cần có một cân bằng cho hai nhu cầu phát triển công nghệ và giải quyết ô nhiễm môi trường ngày càng cấp bách hơn.

3.1- Trước hết, việc phân vùng phát triển công nghệ cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh việc phân vùng không hợp lý tạo nên sự bất cân đối trong phát triển như trong trường hợp các khu công nghiệp của các tỉnh thành vừa nêu trên. Việt Nam đã có những cố gắng trong vấn đề nầy như việc thiết lập hai khu chế biến công nghệ dầu hỏa ở Dung Quất (Quảng Ngải) và ở Thanh Hóa. Việc nầy có thể đem lại quân bình lao động và sản xuất nhưng về hiệu quả kinh tế thiết nghĩ cần phải xét lại vì cơ sở chế biến quá xa so với nơi sản xuất dầu khí và hệ thống giao thông cùng tiếp liệu quá tốn kém!

3.2- Việc tập trung công nghệ cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng như đừng để cảnh trăm hoa đua nở trong việc chấp thuận giấy phép thành lập một cơ sở sản xuất: nhà máy chế biến thực phẩm nằm cạnh nhà máy hóa chất như trường hợp ở khu chế xuất Sông Bé, Đông Đô Đại Phố, Bình Dương v.v… Việc thiết lập một nhà máy mới cần phải có nghiên cứu rành mạch về các ảnh hưởng tác hại môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) trước khi được xây dựng.

3.3- Sau hết để đáp ứng nhu cầu phát triển cần phải có máy móc bị du nhập từ ngoại quốc để thực thi các công nghệ sản xuất. Đây là vấn đề cốt lõi trong giai đoạn tiền phát triển này. Mọi quyết định sai lầm đều có thể đưa đến hậu quả không thể lường được. Cần phải có một tính toán trong tinh thần yêu nước tuyệt đối, không để các yếu tố khác sản sinh từ ước vọng phúc lợi riêng cho cá nhân ảnh hưởng lên những quyết định có tầm vóc quốc gia. Muốn được như thế, sự du nhập thiết bị cho công nghệ phát triển cần phải hội đủ những yếu tố sau đây:

Cần tránh nhập cảng:

- Những công nghệ đã bị phế thải trên thế giới (obsolete technology);

- Công nghệ có chu trình sử dụng ngắn hạn (short life cycle);

- Công nghệ bất tương xứng so với công nghệ sẳn có trong nước (incompatible);

- Và nhất là những công nghệ tác hại đến môi trường (environmental unfriendly). 

Để đạt được những yêu cầu trên nhà dự phóng phát triển công nghệ lý tưởng cho tương lai của Việt Nam cần phải có:

- Sự hiểu biết kỹ thuật và tình hình công nghệ trên thế giới để khỏi bị lừa do những tài phiệt ngoại quốc thiếu lương tâm;

- Thận trọng trong việc thu nhận các tài khoản viện trợ của quốc tế vì phần lớn họ chỉ muốn viện trợ những thiết bị độc quyền (để gây áp lực và bắt chẹt chính quyền) hay thiết bị sắp phế thải (để tống khứ bị ra khỏi nước);

- Tâm và ý trong sạch trong việc phục vụ đất nước để khỏi bị ảnh hưởng kim tiền làm sai lệch quyết định;

- Và sau hết cần phải suy nghĩ thật sâu trong việc cân bằng bài toán phát triển và môi trường.

Nếu nặng lo về phát triển để giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt và nhẹ về giải quyết lý ô nhiễm môi trường thì sẽ đưa đất nước gần đến hố diệt vong.

Nếu nặng lo về bảo vệ môi sinh và nhẹ về phát triển là không tưởng vì không đủ nguồn vốn và không giải quyết được vấn đề mưu sinh tối thiểu cho người dân.

Do đó, việc cân bằng bài toán phát triển và môi trường phải là một tập hợp của nhiều trí tuệ sáng suốt và phải dựa trên chánh đạo nhằm mục đích phục vụ đất nước chứ không vì đảng hay nhóm.

Nếu không có những điều kiện kể trên thì sẽ khó có thể có được một giải đáp hài hòa cho bài toán cân bằng nầy được.

4. Những vết xe đổ trong quá khứ và hiện tại

Xin đan cử ra đây một vài thí dụ khác về một lối giải quyết phát triển kinh tế có tính cách nhất thời và hủy diệt môi trường một cách tệ hại. 

4.1- Thí dụ thứ nhất: Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang bị nhiễm mặn trầm trọng, nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền vì nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng lý do chính yếu là do việc thiết lập các đập thủy điện trên thượng nguồn do Trung Cộng làm cho mực nước sông xuống thấp và không đủ lưu lượng để đuổi mặn trong mùa khô. Nhưng đứng trước nhu cầu xuất khẩu tôm cá, vì cần ngoại tệ, CSBV qua địa phương và trung ương khuyến khích việc chăn nuôi thủy sản nầy. Từ đó, dân chúng đổ xô vào khả năng kinh tế có lợi nhuận to lớn mà tự do khai mương mở rạch để dẫn nước mặn sâu vào nội địa và khai khẩn việc nuôi tôm. Việc làm nầy trước mắt tuy có đem lại phúc lợi cho người dân và nhà nước, nhưng trong dài hạn sẽ là một đại nạn cho toàn vùng... Nước biển sẽ mang nguồn sulfite từ biển vào sâu trong đất liền, và sẽ làm tăng lượng acid sulfate trong đất. Và chất sau này có thể là một trong những nguyên nhân phóng thích arsenic, một nguyên tố cực độc, vào nguồn nước sinh hoạt của dân chúng trong vùng.

4.2- Thí dụ thứ hai: Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu để có thêm ngoại tệ, nhà cầm quyền CSVN khuyến khích việc tăng gia diện tích trồng cà phê. Và dân chúng đổ xô vào việc phá rừng để trồng cây công nghiệp cho nhiều năng suất nầy. Rừng bị phá không theo một quy hoạch hay điều nghiên nào. Nhiều nơi trên vùng cao nguyên vì thiếu nước tưới tiêu trong mùa khô mà một số nông trại bị thiệt hại trắng! Thêm nữa, vì nạn phá rừng bừa bãi, lớp đất mặt không có nơi tựa nhờ vào các rễ cây rừng, cho nên bị xói mòn trong mùa mưa và đất trở thành chai mòn không thể khai khẩn được trong vài mùa sau đó!

4.3- Thí dụ thứ ba: Vì nhu cầu điện khí hóa nông thôn, CSVN đã ưu tiên đầu tư vào việc nhập khẩu thiết bị cần thiết cho việc xây đập thủy điện từ 30 năm qua. Và vì không điều nghiên kỹ lưỡng tác hại môi trường của đập thủy điện cũng như không học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, Việt Nam đã có một lực lượng lao động đáng kể cho công nghệ nầy và một số thiết bị lỗi thời... Tệ hại hơn nữa, để giải quyết vấn đề lao động, CSVN quyền đã cho xây cất nhiều đập thủy điện ở miền Trung là nơi có những con sông với độ dốc thấp không thích hợp cho việc xây đập! Việc làm nầy đã gây di hại lớn là nhiều nơi không còn đủ nước để trồng trọt cho vùng trên.

4.4- Thí dụ thứ tư: Thiết lập hệ thống nhà máy đường từ năm 2000 do máy móc và phụ tùng phế thải hoặc công nghệ lạc hậu do TC cung cấp với kinh phí trên 4 tỷ Mỹ kim từ Bắc chí Nam như:

- Các nhà máy đường tại Miền Bắc: Sơn Dương, Tuyên Quang, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình, Lam Sơn, Việt - Đài, Nông Cống; 

- Các nhà máy đường tại Miền Trung: Nghệ An - Tate & Lyle, Sông Lam, Sông Con, Quãng Bình, Phổ Phong - Quãng Ngãi, An Khê - Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Tuy Hòa, Ninh Hòa, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Phan Rang, Sugar VN;

- Các nhà máy đường tại Miền Đông Nam Bộ: La Ngà, Bourbon Tây Ninh, Biên Hòa, Biên Hòa - Trị An, Biên Hòa - Tây Ninh, Nước Trong;

- Các nhà máy đường tại ĐBSCL: Hiệp Hòa, Sóc Trăng, Bến Tre, Phụng Hiệp - Cần Thơ, Vị Thanh - Cần Thơ, Long Mỹ Phát, Tây Nam - Kiên Giang, Tây Nam - Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Ngần ấy nhà máy được xây dựng trong thập niên 2000. Cho đến nay, có thể nói trên 80% số nhà máy trên bị bỏ hoang vì được xây dựng trên những mãnh đất "chó ăn đá gà ăn muối" làm sao có đủ lượng mía để vận hành nhà máy!

4.5- Thí dụ thứ năm: Hệ thống nhà máy nhiệt điện. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) được công bố hồi đầu tháng 4/2014, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Tàu cộng làm tổng thầu. Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố trước đây cũng cho thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khóa trao tay) của Việt Nam do nhà thầu TC đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim. 


Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia biên giới thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện. Tàu cộng quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than trong cả nước. Nguyên nhân là do lượng khí thải từ những nhà máy này gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Thế nhưng ở Việt Nam, rất nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD lại được phê duyệt rầm rộ, đặc biệt là những dự án này đều do Tàu cộng đầu tư. Dưới đây là hàng chục dự án lớn tại Việt Nam, do nhà thầu TC đảm nhận vai trò chính hiện nay:

* Trung tâm nhiệt điện Long An (xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, sát với TP. HCM);

* Nhà máy nhiệt điện Quảng trạch 1 (chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với vốn gần 2 tỷ USD);

* Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 (sẽ được xây dựng năm 2019);

* BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 (vốn đầu tư khoảng 2.2 tỷ USD);

* Dự án BOT nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (có vốn đầu tư 2.3 tỷ USD);

* Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân I và II.


Chưa kể hiện nay cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện (riêng đồng bằng sông Cửu Long có 14 nhà máy - khoảng 10 nhà máy do TC đầu tư), dự kiến đến năm 2030 cả nước sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than du nhập từ TC.

Chúng ta đã biết nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường hạt bụi li ti PM4 (4ug) tạo ra sương mù, thậm chí là mưa a xít... Theo nghiên cứu của nhóm độc lập cho biết: số người chết do điện than bằng gần nửa số chết do tai nạn giao thông. Con số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người mỗi năm. Còn nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard của Mỹ cũng đã cảnh báo rằng, nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện đốt than trong quy hoạch đi vào hoạt động thì sẽ có tới 25.000 người Việt Nam bị cướp đi mạng sống vì những ảnh hưởng của nhiệt điện đốt than hàng năm!

5. Thay lời kết

Năm thí dụ trên là những chứng minh hùng hồn rằng, hơn lúc nào hết và trong giai đoạn phát triển sơ khai nầy, việc cân bằng bài toán phát triển và môi trường là ưu tiên hàng đầu cho những người quản lý quốc gia. 

Thế hệ tương lai Việt Nam sẽ đánh giá qua hành động nầy. Và thành quả tốt đẹp hay thất bại sẽ nằm trong tay đảng CSVN: - nếu họ còn tồn tại sau những biến động, cấu xé từ cơ cấu thượng từng của đảng), - và nếu họ còn có một chút điểm lương tâm là trở về với dân tộc?

Theo ước tính, người Việt Nam thứ 100 triệu sẽ ra đời vào năm 2020. Nạn nhân mãn, nạn thiếu dinh dưỡng, nạn tụt hậu... luôn luôn chờ đợi chúng ta từng giờ từng phút và thời gian không còn là nhân tố thuận lợi cho chúng ta như trước kia nữa.

Hãy thức tỉnh đi CSVN, hởi những người còn đang "quyết tử" giành lấy quyền lợi và quyền lực cho phe nhóm, dâng Đất và Nước cho giặc phương Bắc.

Nếu không, Giờ Phán xét đã sắp tới rồi!!!

01.02.2018

Mai Thanh Truyết (Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam - VEPS)

Monday, January 29, 2018




      
​​
 MOT Y CHI CHONG CONG
               MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG

TIẾNG DÂN VIỆT # 37





                                                                                                                                                                      



TOÀN CẦU HÓA MÔI SINH

 

Kể từ khi đúc kết bảng Thông Cáo Chung cho hội nghị Thượng Đỉnh về môi sinh tại Rio de Janeiro năm 1992, đại diện của 170 quốc gia trên toàn thế giới đã nhóm họp một lần nữa ở New York vào tháng 6/1997 để lượng định kết quả sau khi ký kết nhiều điều luật áp dụng cho toàn cầu. Tiếp theo, hàng năm các quốc gia trên thế giới cũng đều tổ chức thêm nhiều hội nghị thảo luận về các chuyên đề còn vướng mắc, đặc biệt là sự hâm nóng toàn cầu, và những năm sau nầy đổi tên lại là «sự thay đổi khí hậu» qua COP 23 tạo Bonn, Đức quốc vào tháng 11/2017.


Các ký kết sau đây đã được khơi mào từ năm 1992 và đang được tiếp tục bàn thảo và chi tiết tùy theo điều kiện từng vùng một :
  • Ký kết về Đa dạng sinh học đã nêu lên tích chất bảo vệ môi trường, giám sát/chia sẻ hổ tương các vấn đề môi sinh giữa các quốc gia;
  • Luật về Biển để điều hòa các mặt kinh tế trên mặt biển cũng như định ranh hải phận và bảo vệ nguồn cá biển của từng quốc gia một;
  • Luật Đánh cá ngoài biển khơi năm 1995 áp dụng cho toàn thế giới;
  • Ký kết giữa Âu châu và Hoa kỳ về việc hạn chế lượng khí thải hồi vào bầu khí quyển để bảo vệ lớp ozone (1996);
  • Luật cấm chuyễn vận các chất phế thải kỹ nghệ kễ cả phế thải nguyên tử qua các nước kém mở mang.

1-     Kết quả sau 25 năm

Sau 25 năm ròng rã hoạt động phối hợp từ sau hội nghị Thượng đỉnh, các kết quả ghi nhận thể hiện nhiều mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Nhìn chung về các mặt tiêu cực thì sự gia tăng mức độ ô nhiễm không khí và sự giảm thiểu nguồn nước sinh hoạt là mối lo ngại hàng đầu cho thế giới mặc dù có quá nhiều luật lệ ràng buộc các quốc gia với nhau về hai vấn đề trên. Và kết quả dây chuyền là lượng ngủ cốc sản xuất cũng như lượng protein động vật sẽ không tăng trưởng kịp với đà gia tăng dân số trên thế giới. Nguy cơ nạn đói có thể xảy ra trầm trọng hơn trong tương lai ở những nước có đông dân cư và kém mở mang.

Về mặt tích cực, cần phải kể đến trước tiên là mức gia tăng dân số giảm dần dù còn có nhiều nơi không hạn chế được mức sinh sản như ý muốn. Với sự tiếp tay của các quốc gia giàu, cộng thêm trình độ dân trí ở các quốc gia đang phát triển tăng dần, mức gia tăng dân số đã giảm so với năm 1992, mặc dù dân chúng có tuổi thọ tăng lên và sống mạnh khỏe hơn.

Về môi sinh có nhiều chỉ dấu cho thấy cố gắng trong việc giải quyết và thanh lọc môi trường ở nhiều quốc gia nhất là ở những quốc gia đang phát triển để từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế.

Các quốc gia kỹ nghệ đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường, điển hình như:
  • Như việc Đại học Toronto (Canada) đang đi gần đến kết luận trong việc nghiên cứu cải tạo đất ở những vùng đã bị lão hóa vì thâm canh và sử dụng quá nhiều hóa chất như phân bón và thuốc trừ sâu bọ;
  • Đại học MIT (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu một số cây trồng qua kỹ thuận gene để có thể chống mặn và hấp thụ muối ở những vùng bị nước mặn xâm lấn. Và cũng chính kỹ thuật gene nầy sẽ giúp cho các thế hệ thực vật trong tương lai sẽ có sức đề kháng cao, tăng năng suất... do đó sẽ tiết giảm diện tích trồng trọt cùng phân bón và nước tưới tiêu;
  • Trước những nguy cơ của việc sử dụng nhiều hóa chất như phân bón, thuốc sát trùng, diệt cỏ dại v.v..., một số quốc gia đã ý thức và cổ súy nông dân áp dụng phương pháp trồng trọt không dùng hóa chất, phương pháp hữu cơ (organic farming method). Kết quả trước mắt là phương pháp nầy làm giảm ô nhiễm mạch nước ngầm, và nông dân tránh được việc tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại;
  • Âu châu đã đi đầu cho chương trình trên bằng cách tăng diện tích trồng trọt theo phương pháp trên;
  • Ở Ý và Áo, diện tích đất áp dụng đã tăng hơn bốn triệu mẫu tây, chiếm hơn 10% tổng số diện tích trồng trọt trong năm 1999.

Tuy nhiên nhiều vấn đề tồn đọng vẫn còn quá nhiều ảnh hưởng trực tiếp lên hành tinh của chúng ta đang sống như:
  • Sự bất cân đối về mức độ giàu/nghèo giữa các quốc gia.
  • Sức mạnh và quyền lực chính trị/kinh tế của một số quốc gia đã phát triển;

Đó là hai yếu tố căn bản ảnh hưởng đến môi trường sống và là cội nguồn bất ổn cho tương lai của các quốc gia. Đây cũng là những khuyến cáo do Worldwatch Institute đúc kết qua cuốn bạch thư Chỉ dấu sinh tồn 2000 -  Vital signs 2000. Để rồi, hàng năm đều có một Vital Signs cho từng vùng một, thí dụ như hình dưới đây là resolutions của Vital sings 2017 ở Winnigeg, Canada

2-     Những vấn đề tồn đọng hiện nay

Nạn nghèo đói: Mặc dù có sự kêu gọi của thế giới qua hội nghị Copenhagen (Đan Mạch) vào năm 1995 với chủ đề "quốc gia giàu phải viện trợ và xóa nghèo cho quốc gia nghèo" nhưng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia trên càng tăng. Bắc bán cầu và Nam bán cầu có hai đời sống kinh tế trái ngược. Trong năm 1999, kinh tế toàn thế giới khơi động trên 41 ức Mỹ kim (1 ức= 10-12) cho sinh hoạt và dịch vụ...nhưng 45% số lượng trên đã đi vào 12% dân số của các quốc gia hậu kỹ nghệ. Hiện tại vẫn còn trên 1.5 tỷ người sống trong tình trạng nghèo tuyệt đối (lợi tức dưới US$1/ngày). Và tình trạng nghèo đói nầy tiếp tục tăng thêm mặc dù có nhiều kết ước của các quốc gia giàu về việc chia sẻ và giảm thiểu phân nửa số lượng người nghèo trên thế giới vào năm 2015. Theo nhận định của thủ tướng Đan Mạch trong kỳ họp của Liên Hiệp Quốc về Hội nghị giảm nghèo tại Geneve (Thụy Sỉ) vào tháng 6/2000 thì các nước giàu cần phải cố gắng thêm để đạt được tiêu chuẩn trên.
Cũng trong năm 1999, các nước đang mở mang hiện còn nơ cc quốc gia phát triển 2.5 ức Mỹ kim. Tình trạng trên ảnh hưởng rất lớn đến các nước nghèo vì đôi khi mức nợ cần phải thanh toán chiếm hơn 39% ngân sách quốc gia. Chính tình trạng nầy đã khiến cho các nước nghèo không thể giải quyết được các vấn nạn thay đổi môi trường (thiên tai) như ngập lụt và đất chùi như đã xảy ra tại Venezuela vào tháng 12/1999. Thảm trạng nầy khiến cho trên 30.000 người thiệt mạng.
Các quốc gia phát triển đã hứa sẽ giúp đở tài chánh cho các quốc gia kém mở mang trong kỳ đại hội thượng đỉnh năm 1992, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra đề nghị cụ thể là nên trích 0,7% tổng sản lượng quốc gia cho viện trợ. Nhưng hiện tại, mức viện trợ cho các nước nghèo chỉ đạt được 0,3% cho năm 1992 và 0,27%, năm 1995. Và chỉ tiêu mới nhất là sẽ đạt được tiêu chuẩn 0,7% cho năm 2002. (Lợi tức đầu người ở Việt Nam cho năm 1992 là US$230/năm đã tăng lên US$330/năm trong năm 1999. Cũng trong năm nầy, lợi tức của người dân Lào là US$377/năm).

Cung và Cầu: Vẫn còn 20% dân chúng trên thế giới tiêu thụ 80% nguồn tài nguyên thiên nhiên! Chính thiểu số người dân sống trong các quốc gia giàu nầy làm cho môi trường càng thoái hóa nhanh hơn như nhận định của Molly Sheehan trong bạch thư chỉ dấu sinh tồn 2000 trên. Chúng ta hình dung số lượng giấy sử dụng ở các quốc gia phát triển cao hơn chín lần mức tiêu thụ ở các nước nghèo. Số lượng xe sử dụng ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bổn cao gấp trăm lần ở Ấn Độ và Trung Quốc theo ước tính của UN Population Fund.
Mặc dù chính quyền của các quốc gia giàu đã đưa ra nhiều chính sách để cố gắng hạn chế sử dụng bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, cải tiến quy trình sản xuất "sạch", tái sử dụng các phế phẩm để giãm thiểu phế thải độc hại...tuy nhiên người dân ở những nước nầy vẫn còn nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như phí phạm nguồn nước sinh hoạt và năng lượng.

Vấn đề Dân số: Vì nhu cầu cung cấp lương thực cần tăng theo tỷ lệ thuận với đà gia tăng dân số, các quốc gia đang mở mang cố gắng luân canh và thâm canh để gia tăng ngủ cốc. Việc làm nầy khiến cho đất đai bị cằn cổi sớm hơn dự liệu trong vài vùng trên thế giới do đó mức độ phá rừng tăng nhanh hơn... Đối với các quốc gia đã phát triển, mức gia tăng dân số tương đối ổn định, và mức tăng trưởng lương thực hoàn toàn phù hợp và có tính khả thi cao so với điều kiện xã hội dự kiến cho một vài thế hệ tiếp theo. Ngược lại, ở các nước đang mở mang, việc tăng trưởng dân số quá nhanh và khó kiểm soát vẫn là vấn nạn chính cho các chính quyền nói trên. Từ tình trạng thiếu phương tiện, nguồn vốn cho đến dân trí người dân còn thấp kém.... quả thật khó cho các nước đang mở mang có thể hoạch định được một chương trình hay kế hoạch hữu hiệu về kiểm soát sinh sản.

Năm 1994 tại Cairo (Ai Cập) vấn đề hạn chế sinh sản được đặt ra nhưng vẫn còn tùy thuộc vào quyết định riêng của từng quốc gia. Cần nên nói thêm là yếu tố tôn giáo cũng là một cản ngại đáng kễ trong vấn đề nầy. Năm 1959, nhà dự phóng Aldous Huxley trong bài thuyết giảng «Tình trạng nhân loại» (The Human Situation) tại Đại học Santa Barbara ước tính có 2,8 tỷ nhân khẩu hiện diện trên quả đất. Năm 1970, con số nầy tăng lên 3,7 tỷ được ghi nhận trong Ngày Địa cầu - Earth Day đầu tiên. Ba chục năm sau dân số tăng lên 6 tỷ. Hiện nay (2017) là 7,4 tỷ; và dự đoán cho năm 2050 là 9 tỷ. Trong tương lai, gần 98% của mức gia tăng dân số xảy ra ở những quốc gia đang phát triển như vùng Sahara (Phi Châu), dân số sẽ gấp đôi cho mỗi chu kỳ 23 năm!

Theo thống kê, tính đến tháng tư năm 1999, dân số Việt Nam có 76.327.921 người, tăng 11,9 triệu so với năm 1989. Tỷ lệ tăng dân số trung bình của thời kỳ 1989 – 1999 là 17%, giảm 5% so với thời kỳ 1979 – 1989. Năm 1998 tỷ suất sinh là 2,5 con cho một phụ nữ trong hạn tuổi sinh đẻ, giảm hơn 1/3 so với cách đó 10 năm. Tuy nhiên, mức độ gia tăng vẫn còn cách xa so với chỉ tiêu 2,0 con cho một phụ nữ. Đến năm 2017, dân số Việt Nam tăng lên đến hơn 95 triệu.

Dự kiến tăng trưởng dân số của một vài quốc gia trên thế giới cho năm2035 là: Hoa kỳ 275 triệu năm 1999, tăng lên 408 triệu, Trung Cộng 1,3 tỷ lên 1,6 tỷ; và Ấn độ từ 1,0 tỷ lên 1,6 tỷ.

Rừng, Đất đai và Thực phẩm: Trong khi các nước hậu kỹ nghệ đang đẩy mạnh việc trồng rừng, tái tạo rừng và hạn chế phá rừng cho kỹ nghệ giấy và xây cất... thì sự thất thoát rừng ở các quốc gia kém mở mang đang trên đà báo động. Vì nhu cầu phát triển và tăng diện tích đất trồng trọt, nạn phá rừng bừa bãi làm cho rừng bị hủy diệt với tốc độ nhanh hơn việc tái tạo rừng. Trung bình hàng năm trên thế giới có khoảng 13,7 triệu hecta rừng biến mất. Riêng tại Việt Nam, năm 1994 tổng diện tích rừng chiếm 44% theo cơ quan Lương Nông quốc tế, nhưng năm 1980 còn khoảng 24% và tính đến năm 1998 chỉ còn 17% trên tổng diện tích đất đai! Với tốc độ phá rừng kễ trên, thì trong tương lai chúng ta khó có thể lường được hậu quả của những thiên tai sẽ xảy ra cho Việt Nam.

Về lương thực: Mặc dù mức sản xuất đang trên đà gia tăng nhưng vẫn còn trên 800 triệu nhân khẩu trên thế giơiù đang chiến đấu với nạn đói và thiếu dinh dưởng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu rầy bừa bãi, phương pháp trồng trọt còn quá thô sơ, kỷ năng hiểu biết và ứng dụng phân bón còn yếu kém... Đó là những nguyên nhân chính làm cho hơn 300 triệu hecta đất dùng cho nông nghiệp bị thoái hóa hay không thể khai khẩn được. Thêm nữa, khoảng 1,2 tỷ hecta đất đang báo hiệu hiện tượng lão hóa và cho năng suất rất kém. Sự sa mạc hóa của đất ngày càng ảnh hưởng mạnh lên tổng diện tích đất trồng trọt trên thế giới. Tình trạng nầy chiếm hơn 1/4 đất nông nghiệp tương đương với 3,6 tỷ hecta. Một đại hội chống sa mạc hóa diễn ra trong năm 1996 đã cảnh báo về vấn đề nầy và khuyến cáo các quốc gia giàu nên viện trợ các nguồn thực phẩm thặng dư đến các nước nghèo, song song với việc cung cấp các kỷ năng tiên tiến để giúp các nước nầy tăng năng suất sản xuất thực phẩm.
Nguồn nước sinh hoạt: Hiện tại vẫn còn 1/3 dân số trên thế giới sống trong tình trạng thiếu nguồn nước để sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biện pháp thích ứng trong việc phân phối và tái tạo nguồn nước thì theo ước tính đến năm 2025 sẽ có 2/3 dân số không đủ nước để sử dụng. Trên thế giới, lượng nước ngầm bị thất thoát hàng năm là 160 tỷ thước khối, tương đương với lượng nước cần thiết để sản xuất 1/10 lượng lương thực nông phẩm cho nhân loại. Do đó việc xử lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt của dân chúng là ưu tiên hàng đầu. Thêm nữa, nếu lượng nước thải hồi không được xử lý, số nước nầy sẽ làm ô nhiễm mạch nước ngầm khiến cho tình trạng khan hiếm nước sạch càng tăng thêm.
Dự phóng về mức cung/cầu nước cho 118 quốc gia trên thế giới cho năm 2025 đã được Viện Quốc tế Quản trị nước - International Water Management Institute (Washington) nghiên cứu, phân loại, và đề xướng một số cảnh báo sau đây: cuộc chiến tranh trong tương lai nếu có sẽ khơi nguồn từ việc tranh giành nguồn nước sinh hoạt. Chính Gaddafi (Libya) đã từng tuyên bố ngày 3/12/1999 rằng Ai Cập có thể gây chiến tranh ở vùng Trung Đông vì...nước!

Căn cứ theo phân loại của viện nghiên cứu trên, có bốn loại quốc gia được phân chia tùy theo tình trạng khan hiếm nước sau đây:
  • 17 quốc gia không đủ nước cho nhu cầu so với nguồn nước đã có năm 1990; đó là các quốc gia vùng Trung Đông, Nam Phi, Tây và Nam Ấn Độ, Tây và Tây Bắc Trung Cộng;
  • 24 quốc gia cần phải tăng nguồn nước lên 100% để đối phó vớ sự gia tăng dân số như các quốc gia chung quanh sa mạc Sahara Phi châu;
  • 32 quốc gia cần phải luân canh và dùng kỹ thuật cao để giãm lượng nước sử dụng cho nhu cầu nông nghiệp như Bắc Phi Châu, Nam Dương, Miến Điện, Nam Mỹ, Mể Tây Cơ, và Trung quốc;
  • Sau cùng số quốc gia còn lại như Bắc Mỹ, Tây Âu, Việt Nammặc dù còn đủ lượng nước để sinh hoạt và tưới tiêu nhưng cũng cần phải đẩy mạnh việc thanh lọc lại  để tái tạo nguồn nước...

Trong trường hợp Việt Nam, vào năm 2000 có 54% dân chúng sống trong các đô thị lớn được hưởng nguồn nước sạch và ở vùng nông thôn, nước sạch chỉ được phân phối cho nông dân là 34%. Nếu tính tổng số dân Việt Nam ở thời điểm nầy là 78 triệu và có 72% dân chúng sống ở vùng nông thôn thì có khoảng 46 triệu dân chúng vẫn dùng các nguồn nước không hợp vệ sinh vào các nhu cầu hàng ngày!

Qua Báo cáo Hiện Trạng Môi Trường Quốc Gia 2016 trong chuyên đề: Môi Trường Đô Thị của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, xuất bản ở Hà Nội: «Theo số liệu thống kê năm 2015, trong tổng số 787 đô thị trên cả nước có 42 đô thị có công trình Xử Lý Nước Thải đạt tiêu chuẩn quy định đạt 5,3%». Nghĩa là có đến 94,7% nước thải ra môi trường không đạt tiêu chuẩn. Điều này giải thích vì sao: «Nước mặt ở các sông, hồ, kênh, mương nội thành, nội thị hầu hết đã bị ô nhiễm do tiếp nhận chất thải từ các hoạt động phát triển đô thị, khả năng tự làm sạch thấp, nhiều hồ đã trở thành nơi chứa nước thải của các khu vực xung quanh. Mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện thông qua các dự án cải tạo nhưng ô nhiễm nước mặt tại các khu vực này vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các đô thị hiện nay».

Việt Nam hiện có (2015) khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. Điển hình như tỉnh Tiền Giang, chỉ tính riêng xã Hưng Thạnh đã có hơn 50% dân cư vẫn phải dùng nước chưa được an toàn (nước giếng nhiễm phèn, nước sông ngòi ô nhiễm, nước mưa…) cho sinh hoạt hàng ngày.

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

Trên thực tế, một số địa phương như xã Hưng Thạnh, xã Thạnh Tân (Tiền Giang), xã Duy Hòa (Quảng Nam), các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến 50%.

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia "thiếu nước" do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3/người/năm của Hội Tài nguyên Nước Quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc và vũ lượng thay đổi từng vùng từ 1500 – 2000 mm hàng năm.

Ô nhiễm Đại dương: Đại dương bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó ô nhiễm từ các sinh hoạt trên đất liền chiếm hơn 80%. Do đó nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống dọc theo các bờ biển trên thế giới, chiếm 66% dân số toàn cầu. Thêm nữa, lượng hải sản bị đánh bắt bừa bãi vẫn tồn tại (chiếm khoảng 60%) nhất là ở những vùng đang xảy ra tranh chấp hải phận giữa các quốc gia.
Năm 1995, tại hội nghị Basel (Thụy Sỉ) gần 100 quốc gia đã đồng ý và chấp thuận bộ luật kiểm soát và xử lý phế thải độc hại cùng việc quản lý các bờ biển nhất là những vùng biển san hô được đặc biệt lưu ý đến vì đây là nguồn tài nguyên lương thực biển dồi dào nhất. Tuy nhiên cho đến nay, các khuyến cáo trên không được đa số các quốc gia thi hành. Các nước đang phát triển vẫn tiếp tục thải hồi phế thải kỹ nghệ vào thẳng sông ngòi và đại dương, sử dụng chất nổ và cyanide để săn bắt cá. Trong lúc đó, một số quốc gia đã phát triển trong đó có Hoa Kỳ cũng dùng cyanide để đánh bắt cá kiểng ở những vùng biển san hô! Tệ trạng nầy làm hủy hoại vùng biển san hô như ở vịnh Hạ Long (Việt Nam) theo kết quả nghiên cứu của Hải học viện Nha Trang gần đây. Một khi vùng san hô bị hủy diệt, cá tôm không có nơi trú ẩn và sinh sản cũng như không có đủ lượng phiêu sinh vật, nguồn lương thực chính của tôm cá, do đó sẽ một số loài sẽ bị tiệt chủng hay di chuyễn qua những vùng khác. Tình trạng khan hiếm nguồn protein động vật sẽ càng thêm trầm trọng hơn.

Thời tiết: Tình trạng thán khí và các hợp chất hữu cơ có chlor ngày càng tăng dần trong không khí có nguy cơ phá vở lớp ozone trên bầu khí quyển và làm nhiệt độ trung bình trong không khí tăng lên. Mặc dù đã đồng ý ký kết trên căn bản làm giảm thiểu luồng khí thải hồi vào bầu khí quyển từ năm 1992 tại Rio de Janeiro, cộng thêm khuyến cáo Kyoto năm 1997, hầu hết các quốc gia ký kết đều không tuân thủ lời kết ước.
Theo nghiên cứu vào năm 2000, thì trước năm 1995 cây cỏ và đất hấp thụ khoảng 50% tổng số thán khí thải hồi trên thế giới, trong lúc đó biển hấp thụ khoảng 40%. Nhưng từ năm 1999 trở đi, nạn phá rừng và đất trồng trọt bị chai cằn vì bị khai thác quá độ, cho nên mức hấp thụ của thực vật giảm đi so với biển. Từ đó biển trở thành đối tượng chính cho các nghiên cứu ứng dụng vào việc thanh lọc khí carbonic trong không khí.

Nhiều nhà nghiên cứu đã lưu tâm và dự phóng về hệ quả của hiện tượng hâm nóng toàn cầu cho thế kỷ 21. Từ năm 1990, Hoa kỳ đã có dự luật nghiên cứu về sự thay đổi thời tiết- Global Change Research Act trong đó ghi rõ mục tiêu nghiên cứu và hệ quả ảnh hưởng lên nguồn nước, rừng, đời sống sinh vật, sức khỏe của người dân, biển và đời sống biển.
Trung tâm Dự phóng và Nghiên cứu Thời tiết Hadley (Anh Quốc) tiên đoán thế giới trong tương lai là sẽ có mưa nhiều ở một số nơi và hạn hán ở nhiều vùng khác.

Thiên tai sẽ xảy ra thường xuyên hơn và khó được dự báo trước...do đó hậu quả sẽ tàn khốc hơn. Trong khi đó, Viện nghiên cứu Thái bình dương về Phát triển, Môi trường, và An toàn - Pacific Institute for Studies in Development, Environment, & Security tại California dự đoán rằng thế giới sẽ nóng hơn, mưa nhiều hơn, ít tuyết cho mùa đông, nạn hạn hán và ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn cho nhiều vùng và không có chu kỳ nhất định. Các tảng băng ở Bắc cực và Nam cực tan dần và làm tăng lượng nước trên đại dương do đó làm thu hẹp lại diện tích đất sinh hoạt cho loài người. Dự phóng nầy đã trở thành hiện thực cho năm 2017 vừa qua.

Năng lượng: Mức nhiệt năng lượng do than đá, dầu hỏa, khí đốt... được sử dụng tương đối ổn định ở các quốc gia có kỹ nghệ tân tiến. Tuy nhiên, việc ứng dụng rộng rãi các nguồn năng lượng khác như thủy điện và nguyên tử năng trong vòng 50 năm trở lại đây đã gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho bầu khí quyển và môi trường sống của loài người. Hiện tại các quốc gia đã phát triển đang lần lần tháo gở các đập nước đã xây dựng cho việc sản xuất thủy điện để hy vọng tái lập lại hệ sinh thái đã bị hủy diệt. Đối lại, các quốc gia đang phát triển vì nhu cầu năng lượng đang cố gắng xây dựng các đập thủy điện qua tài trợ hay vay mượn của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Á châu. Việc làm thiếu cân nhắc, không điều nghiên kỹ lưỡng nầy sẽ tác hại mạnh mẻ đến các thế hệ tương lai.

Sự thôi thúc và hổ trợ trong việc xây dựng các đập thủy điện ở các nước đang phát triển nhất là các nước vùng lưu vực sông Cửu Long của các cơ quan quốc tế nói trên không phải là một hảo ý để giúp đở các quốc gia trong lưu vực có điều kiện để phát triển. Đó chính thực là do chủ tâm muốn giải quyết các tồn động kỹ thuật và nhân sự chuyên môn núp bóng dưới danh nghĩa nhân đạo.

Lượng năng lượng cần thiết ước tính cho năm 2050 sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại. Tuy nhiên sự phân bố năng lượng không đồng bộ. Trên hai tỷ dân trên thế giới hầu hết ở các nước kém mở mang vẫn không được hưởng những tiện nghi do điện mang đến. Và cũng cần nói thêm rằng, một số quốc gia đã cố gắng nghiên cứu sản xuất ra nguồn năng lượng "sạch" để giãm thiểu ô nhiễm. Đó là điện năng do ánh sáng mặt trời và gió. Hai công nghệ nầy tạo ra năng lượng và không làm ô nhiễm môi trường. Đáng kễ nhất là năng lượng đến từ gió. Đây là nguồn năng lượng có độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm 1999 (tăng 39%) và năng lượng mặt trời (tăng 30%). Cần phải kễ thêm năng lượng không tạo ra ô nhiễm khác là các bóng đèn dạ quang có fluor (compact fluorescent lamp_CFL). Trong tương lai ba nguồn năng lượng nầy sẽ là những tác động chính trong việc làm giãm thiểu/ngăn chận hiện tượng hâm nóng toàn cầu.

Phế thải kỹ nghệ: Các chất phế thải kỹ nghệ như: hóa chất hữu cơ, hợp chất chứa kim loại nặng, phế thải nguyên tử, y khoa v.v... vẫn là một nguy cơ lớn cho nhân loại ảnh hưởng sâu đậm đến sức khỏe con người và làm đảo lộ hệ thống môi sinh toàn cầu.

Theo thống kê năm 2015, khắp nước có 83 doanh nghiệp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và khoảng 130 đơn vị do các địa phương cấp phép đang hoạt động. Riêng công suất giải quyết chất thải nguy hại của các cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm trên tổng số chất thải rắn toàn quốc ước tính là 800… tấn/năm. Tổng số lượng chất thải nguy hại mà các đơn vị này thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn. Căn cứ vào khối lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại hiện nay chiếm khoảng gần 40% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc.

Riêng tại Việt Nam, các phế thải kỹ nghệ và y tế chưa được quan tâm đúng mức. Lượng thải rắn từ các bệnh viện chứa khoảng 400.000 tấn/năm (2014) trong đó, cũng theo ước tính tại Sàigòn, sở rác thành phố chỉ thu gom được 20% chất thải trên tổng lượng rác ở các bịnh viện. Phần còn lại thì do các bịnh viện xử lý hoặc chôn hay đốt.

Đa dạng Sinh học: Những vấn đề còn tồn đọng trên thế giới nêu ở phần trên đã đem lại ảnh hưởng trực tiếp lên mặt địa cầu đặc biệt là mức độ tiệt chủng của một số sinh vật trên trái đất đang trên đà gia tăng nhanh chóng. Dân số tăng trưởng, kỹ nghệ phát triển, rừng bị hủy diệt....làm cho vùng đất sinh sống của sinh vật toàn cầu bị thu hẹp lại. Theo ước tính sẽ có vào khoảng 50.000 chủng giống thực vật và động vật biến mất trong vòng vài thập niên tới đây. Cho đến nay, các dự luật về an toàn sinh học (bio-safety) vẫn chưa được sự đồng thuận giữa các quốc gia trên thế giới.

3- Thay lời kết

Tất cả những vấn nạn trên thế giới đã trình bày trên đây đang dần dần được tháo gở hay cải thiện. Tuy nhiên đa số vẫn còn trong tình trạng hiện tại hoặc tệ hại hơn nữa đang xuống cấp và làm cho thế giới mất quân bình trong nhiều lãnh vực. Khoảng cách giàu nghèo tăng thêm giữa các quốc gia cũng như giữa các từng lớp trong cùng một quốc gia. Mức phúc lợi phân phối bất cân đối trong xã hội.

Các vấn đề tuy được thảo luận kỹ lưỡng nhưng sau cùng hầu như trong mọi vấn nạn, phương cách giải quyết cũng như việc giải quyết vi phạm vẫn còn lơ lững và không có tính cách quyết liệt. Tình trạng "cái lý của kẻ mạnh" (kinh tế-quân sự) vẫn xảy ra khắp nơi trên quả địa cầu.
Trong mỗi thương thảo hay nghị hội, các quốc gia đã phát triển cao trên thế giới dường như không thật lòng và có mục đích che đậy một số ẩn ý hay hậu ý chính trị hơn là giải quyết vấn đề hay giúp đở các quốc gia kém mở mang đứng lên.

Trong một khía cạnh khác, như vấn đề toàn cầu hóa kinh tế  qua Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 48 tại Davos, Thụy Sĩ kết thúc ngày 26/01/2018. Hơn 3.000 người tham dự Diễn đàn, trong số đó có hơn 1.900 lãnh đạo doanh nghiệp, 70 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, cùng nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng. Mặc dù, tất cả các lãnh đạo quốc gia thi nhau lên diễn đàn kêu gọi tiến trình toàn cầu hóa cần phải có đạo lý hơn, cần ưu tiên chia sẻ các nguồn phúc lợi, vì đây là điều kiện duy nhứt để chống lại các khuynh hướng cực đoan từ các quốc gia độc tài và xã hội chủ nghĩa.  Tuy nhiên, dư luận trên thế giới vẫn lo ngại trước một viễn ảnh khủng hoảng kinh tế mới.

Các quốc gia nhóm họp dù nhắm vào yếu tố kinh tế hay môi trường vẫn còn giữ thái độ thụ động trước áp lực hay hướng dẫn của các thế lực quốc tế cả về chính trị lẫn kinh tế.


Sau cùng, việc giải quyết ô nhiễm môi trường hay bảo vệ môi sinh của những quốc gia trên đây đôi khi chỉ là những lá bài cho các tính toán chính trị đen tối nhằm mục đích mang lại lợi nhuận và quyền lợi kinh tế tối đa cho nước mình mà thôi.
Vấn đề chính yếu là lãnh đạo các quốc gia đang phát triển phải sáng suốt và biết sắp xếp thứ tự ưu tiên những gì cần phải xây dựng và phát triển phù hợp với điều kiện của từng quốc gia một.

Việt Nam cần có một hướng giải quyết các vấn đề sống còn trên một cách rạch ròi. Đảng CSBV không còn thì giờ nữa để tranh dành quyền lực, quyền lợi, thanh toán và tiêu diệt lẫn nhau nữa.

Đã đến giờ CSBV phải cáo chung rồi.

Tuổi trẻ Việt Nam phải đứng lên làm lịch sử!

Mai Thanh Truyết
Hi Bo v Môi trường Vit Nam
Houston, 25-1-2018

Phụ Lục:

viettran • 11 hours ago
Rất trân trọng sự kiên trì của TS. Mai Thanh Truyết trong việc theo đuổi vấn nạn về môi trường. Môi trường là không khí chúng ta đang thở, là nguồn nước chúng ta đang uống, là một bóng cây xanh qua một chặng đường dài ta nương tựa! Điều đáng nói ở đây là tâm lý xã hội VN dưới sự định hướng của vc (ĐCSVN) luôn khai thác tâm lý kích động của "quần chúng"!

Lâm Viên • 10 hours ago
Bè lũ Vc và những người giàu có ở VN {phần lớn có giấy mơ rể má với cộng] Chúng chỉ lo "bảo vệ môi trường" cho chính bản thân chúng và gia đình chúng thôi. Nghe nói, vợ con chúng chỉ mua thức ăn ở Singapore .Có đứa thì tự trồng rau sạch để ăn.
Còn dân chúng thì cứ tự do hưởng chất thải của Formosa, uống nước sông đen ngòm [như trong ảnh]. Ăn thực phẩm độc hại của Tàu ...Rõ ràng chúng coi mạng của người dân như có rác..

viet hoai • 11 hours ago
Xin trích một đoạn của nhà nông học, tiến sĩ khoa học về môi trườngPhilippe Desbrosses.

Ngày nay chúng ta không còn mấy ý thức về mối liên hệ chặt chẽ, giống như sợi dây rốn, kết nối chúng ta với đất đai, nơi mọi thức ăn của chúng ta đến từ đó. Tuy nhiên, ta vẫn có quyền chính đáng dùng từ " đất sống" để nói về số lượng rất nhiều sinh vật trong lớp đất trồng trọt dày 3cm mà ta vẫn thường dẫm lên. ta có thể tìm thấy hàng tỉ các vi thể trong mỗi gram: vi khuẩn, nấm và vi tảo khử độc và nuôi dưỡng đất, xạ khuẩn và khuẩn đạm là những thứ sản xuất phân bón tự nhiên và miễn phí từ nitơ trong không khí...Sâu đất là những lao công thầm lặng, có tới hàng tấn trong mỗi hecta đất. Chúng biến đổi một lượng khổng lồ đất mỗi năm để làm tăng độ màu mỡ. Giờ ta mới hiểu rằng các chất hoá học tổng hợp phá huỷ sự sống bí mật dưới mặt đất và trở nên độc hại khi nó tích tụ trong môi trường sinh thái.

Cách đây khoảng 15 năm tôi về một miền quê. Tôi mới biết, miền quê là nơi có tỷ lệ ung thư cao hơn thành phố. Nghe có vẽ mâu thuẩn. Vì miền quê không khí trong lành, rau cỏ tươi v.v... Không, vì miền quê là vùng nông nghiệp nên họ dùng thuốc trừ sâu quá nhiều.

Đây là tội ác của tà quyền CSVN. Họ đã làm cả nước ô nhiễm. Ví dụ như Formosa đã giết nguyên cái biển dài ba tỉnh. Họ cho Tàu vào xây dựng những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá. Họ làm thinh để Tàu Cộng xuất khẩu thịt, rau củ chứa đầy hóa chất độc hại vào để giết người v.v... Đây là cái bất hạnh cho dân tộc, vì dân tộc VN được cai trị bởi giống khỉ CS. Dân tộc VN muốn không chết thì phải đem chôn cái đảng quỷ đỏ CSVN.

" Bạn không thể ngắt một bông hoa mà không làm phiền tới một vì sao". The Mistress of Vision, Francis Thompson.

Nga Lê • 2 hours ago
Vấn đề về môi sinh môi trường luôn được Đảng chú trọng trong các nghị quyết cũng như các cuộc họp quốc hội, tuy nhiên đây là một vấn đề phức tạp,không phải ngày một ngày hai có thể giải quyết được mà cần phải có thời gian. Và tôi nghĩ chuyện môi sinh môi trường không phải trách nhiệm chỉ có mỗi Đảng mà cần phải có nhiều hơn nữa ý thức của mỗi người dân.

________________________________________

Mai Thanh Truyết


"
We carry our homes within us
;



which enables us to FLY"