Wednesday, January 29, 2020




Coronavirus – Siêu Vũ Khí Sinh Học?
                                                                                                 Bài phỏng vấn trên Kim Nhung Show – SBTN ngày 29/1/2020

Cho đến sáng hôm nay 29/1/2020, tình trạng lan nhiễm của virus Corona đã đến điểm báo động khiến cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố sẽ tái lập ủy ban khẩn cấp vào thứ năm, tức 30/1 để xác định xem liệu dịch coronavirus có gây ra tình trạng khẩn cấp y tế công cộng hay không?
Tất cả chỉ vì tổng số người nhiễm bệnh ở TC đã vượt qua những người nhiễm SARS trong trận dịch 2002-2003.
* Số người chết đã tăng lên 132 ở Trung Quốc, với 6.078 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tính đến tối 29/1 tính theo giờ địa phương - tăng hơn 1.000 người/ngày.
Image result for Wuhan coronavirus

Đường phố vắng lặng và sạch sẻ nhờ Coronavirus!

* Các quốc gia khác trong khu vực cũng đang báo cáo nhiều người bị nhiễm bệnh - gần như tất cả họ là khách du lịch từ TC.
* Chỉ có 68 trường hợp được ghi nhận bên ngoài TC nhưng chỉ có ba quốc gia khác đã báo cáo việc truyền virus từ người sang người.
* Hơn 200 công dân Hoa Kỳ đã sơ tán khỏi Vũ Hán và đã hạ cánh hôm nay 29/1 tại phi trường quân sự March Air Reserve Base ở Alaska trong ba ngày để CDC, Atlanta xét nghiệm và thử máu.
Các chuyên gia nói rằng một loại vaccin cho virus vẫn còn là một chặng đường dài. Các trường học ở Bắc Kinh đã đóng cửa vô thời hạn, và những công dân của Nhật và Đài Loan cũng đã được di tản khỏi Vũ Hán.
1-    Nguyên nhân gây ra Coronavirus
Các nhà khoa học trên thế giới đã thu hẹp lần các nguyên nhân gây ra coronavirus là do sự lây truyền chéo (cross-species transmission) các mầm bệnh từ dơi hoặc rắn hoặc do sự rò rỉ từ Phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán.
Virus bịnh SARS cũng được cho là do dơi gây ra năm 2004.
Nguyên nhân số 1: 2019-nCoV được tìm thấy ở rắn lây lan qua dơi và từ đó qua đường thực quản (ăn uống), siêu vi khuẩn Corona lây lan qua con người.
Khi sự bùng phát của coronavirus lần đầu tiên được công bố, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng coronavirus có khả năng lây lan từ dơi sang rắn và cuối cùng sang người. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cho biết vào ngày 23 tháng 1 rằng việc buôn bán động vật hoang dã không được kiểm soát khiến các khu vực dễ bị lây lan virus. Trong những tuần gần đây, ảnh hưởng và việc lây truyền phát tán của TC đã bị công chúng chỉ trích nặng nề vì đã phát hành các video về việc tiêu thụ dơi ở các chợ ở Vũ Hán.
Hiện tại, các nhà khoa học tin rằng đó là dơi, rắn hoặc cả hai đã khiến cho coronavirus chết người tràn vào các thị trường động vật sống một cách không chính thức ở Vũ Hán và các khu vực khác của TC.
Nguyên nhân số 2: Rò rỉ từ một cơ sở nghiên cứu virus
Năm 2017, TC đã thành lập Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học quốc gia Vũ Hán để nghiên cứu một số loại virus và mầm bệnh mạnh nhất thế giới.
Vào thời điểm đó, nhà sinh học phân tử Richard Bright có trụ sở tại New Jersey, nói rằng nhiều nghiên cứu có thể đi đến sai lầm trong việc khai triển nghiên cứu corona trong phòng thí nghiệm trên.
Ông cho rằng khi thử nghiệm mầm bệnh trên động vật như khỉ, từ đó, có khả năng rò rỉ qua nhiều đối tượng khác bằng nhiều cách khác nhau. Các cơ sở này vốn đã được xử dụng chéo và kép (cross and dual).
Dựa trên sự phát triển của virus và các nghiên cứu đã xuất hiện trong những tuần gần đây, việc lây truyền chéo từ dơi hoặc rắn sang người là nguyên nhân có khả năng gây ra coronavirus hơn là rò rỉ từ nơi cơ sở ngiên cứu thí nghiệm.
Các nhà khoa học không muốn loại bỏ hoàn toàn sự rò rỉ của cơ sở vì nguyên nhân tiềm ẩn của sự bùng phát của coronavirus do rò rỉ SARS năm 2004. Thật vậy, có một sự gia tăng suy đoán rằng Viện Virus học Vũ Hán có thể đã vô tình rò rỉ coronavirus.
2-    Vaccin
TS Yu Yu Kwok Yung, Chủ tịch Cơ quan về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong, công bố trên South China Morning Post rằng nhóm của ông đã phân lập được loại virus corona chưa biết trước đó. Nhưng từ việc cô lập trên đến việc sản xuất vaccin sẽ mất nhiều thời gian để thử nghiệm. Ông không thể bình luận chính xác về thời điểm cho vaccin vào ngày công bố ngày 29/1, nhưng nói sẽ mất vài tháng để thử nghiệm vaccin trên động vật, và ít nhất một năm nữa để tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người, trước khi đem ra ứng dụng tiêm chủng cho con người.
Riêng tại Hoa Kỳ, có ít nhất bốn phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển vaccin. Viện Y tế Quốc gia (NIH) ở Maryland đã nghiên cứu vấn đề này trong nhiều tuần qua, trong khi các nhà khoa học làm việc cho ba công ty tư nhân - Johnson & Johnson, Moderna Therapeutics và Inovio Dược phẩm - cũng đang tìm cách phát triển vaccin.
3-    Nhiễm trùng coronavirus có thể được ngăn chặn?
Ngay bây giờ, không có bất kỳ loại vaccin nào để ngăn ngừa nhiễm trùng coronavirus ở người. Thời gian ủ bịnh của coronavirus là bảy ngày, nhưng trong suốt thời gian nầy, bịnh nhân không thể hiện chỉ dấu nào như ho, nóng sốt, hay cảm thấy yếu trong người; do đó, sự lây lan rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh - Centers for Disease Control and Prevention – CDCP có những hướng dẫn dưới đây nhằm có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc lây nhiễm do coronavirus gây ra:
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây;
• Tránh chạm vào mặt, mũi hoặc miệng bằng tay không rửa;
• Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh;
• Làm sạch và khử trùng các vị trí mà bạn hay thường xuyên chạm tay vào;
• Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy. Sau đó vứt khăn giấy đi và rửa tay;
• Ở nhà khi khi cảm thấy bị “nhuốm bịnh”;
4-    Coronavirus có thể có liên quan đến chương trình Chiến tranh sinh hóa?

Chinese Biowarfare Agents at Harvard University Caught Smuggling VirusesTrung Cộng vừa kỷ niệm Tết nguyên đán Canh Tý. Hàng ngàn trường hợp được báo cáo ở TC và trên toàn thế giới làm cho  người Mỹ ngày càng lo ngại về dịch bệnh này có thể ảnh hưởng đến Hoa Kỳ trên quy mô lớn.
Do đó, câu chuyện phổ biến giữa các chuyên gia y tế cho thấy đợt bùng phát virus này bắt đầu sau khi những người ở chợ ẩm ướt TC ăn dơi và rắn, nhưng một số chuyên gia tình báo tin rằng Cơ quan sinh học của quân đội TC có thể phải chịu trách nhiệm.
Căn cứ vào thuyết âm mưu, chúng ta có thể nhận định về sự phát tán nhanh chóng của coronavirus như sau:
·         Một nhà phân tích chiến tranh sinh học Israel cho biết, loại coronavirus gây bệnh chết người lây lan trên toàn cầu có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học bí mật của TC.

·         CHINA-HEALTH-VIRUSĐài phát thanh Á Châu Tự do tuần trước phát sóng lại một báo cáo truyền hình Vũ Hán từ năm 2015 cho thấy Phòng thí nghiệm nghiên cứu virus tiên tiến nhất TC, được biết đến là Viện virus học Vũ Hán. Phòng thí nghiệm là nơi duy nhất được tuyên bố ở TC có khả năng nghiên cứu các loại virus chết người.

·         India in Cognitive Dissonance GreatGameIndia's Exclusive BookTS Dany Shoham, một cựu Trung tá tình báo quân đội Israel, người đã nghiên cứu chiến tranh sinh học ở Trung Đông và toàn thế giới trong đó có TC, cho biết Viện này có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học bí mật của Bắc Kinh.
Ông tiếp:”Một số phòng thí nghiệm trong Viện có thể đã được tham gia, về mặt nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học của TC, ít nhất là về mặt cơ sở vật chất, nhưng không phải là cơ sở chính của Cơ quan chiến tranh sinh học của TC. Công việc nghiên cứu vũ khí sinh học được thực hiện như một phần của nghiên cứu quân sự-dân sự kép và chắc chắn là bí mật”.
·         TS Great Game India trong quyển sách India Cognitive Dissonance tố cáo TC đã đánh cắp coronavirus từ một phòng nghiên cứu sinh học ở Canada do một nghiên cứu sinh TC làm việc tại nơi đây.
Tuy nhiên, TC đã phủ nhận có bất kỳ vũ khí sinh học tấn công nào, nhưng một báo cáo của Bộ Ngoại giao TC năm ngoái đã sơ hở tiết lộ những nghi ngờ trên về một công tác chiến tranh sinh học bí mật nầy và TS Dany Shoham ghi nhận được.
5-    Kết luận
Câu chuyện siêu vi khuẩn corona sẽ còn cho nhiều diễn biến khác trong những ngày sắp tới. Và đây không phải là một siêu vi khuẩn mới phát hiện mà các nhà khoa học Hoa Kỳ do TS Paul A. Rota điều hợp đã khám phá và cô lập từ năm 2004, và đã có bằng phát minh (patent) năm 2007.
United States Patent
CORONAVIRUS ISOLATED FROM HUMANS
Inventors: Paul A. Rota, Decatur, GA, US
Rota et al.
US007220852B1
US 7,220,852 B1
May 22, 2007

Đây là một sự kiện có thể làm thay đổi cuộc diện trên thế giới và vẫn còn trong vòng bí mật. Virus Corona chỉ là DiệnĐiểm có thể sẽ là một cuộc chiến tranh sinh học toàn cầu hay chỉ đơn thuần là một bịnh dịch về đường hô hấp như bịnh SARS năm 2004?
Chúng ta hãy chờ xem câu giải đáp trong một tương lai không xa…
Mai Thanh Truyết
Houston, 29/1/2020


Friday, January 24, 2020



Namaste – Tôi Cúi Đầu Trước Sự Thiêng Liêng Trong Bạn
I bow to the divine in you
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e4/Kubera_Namaste%2C_13th_century_Keshava_temple_Somanathpur.jpg/249px-Kubera_Namaste%2C_13th_century_Keshava_temple_Somanathpur.jpg
Lời người viết: Những suy nghĩ dưới đây được người viết “góp nhặt cát đá” và đúc kết lại. Đây không phải là một suy nghĩ hay diễn giảng có tính cách tôn giáo mà là, theo người viết, một cách thể hiện “cái Tâm lành” sẳn có trong mỗi chúng ta. Thể hiện cái Tâm lành trên tức là chúng ta …đang đi trên con đường tự sám hối. Đã là một con người, ai không là người KHÔNG CÓ TỘI?
Trời đất giao thoa đem giác ngộ
Gió trăng hòa điệu xóa mê bờ - Thơ Phương Hoa CĐ


Namaste (/ ˈnɑːməsteɪ /, hay Devanagari: रमस तत, đây là biển hiện của một lời chào trong văn hóa Ấn Độ. Namasta thường được biểu hiện với một cái cúi nhẹ và hai bàn tay ấp vào nhau, hai lòng bàn tay chạm vào nhau và ngón tay hướng lên trên, ngón cái áp sát vào ngực và nhắm mắt lại. Cử chỉ này được gọi là Añjali Mudrā; tư thế đứng kết hợp nó là Pranamasana.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a7/A_Namaste_relief_at_Thirunelli_Maha_Vishnu_temple_Kerala_India.jpg/140px-A_Namaste_relief_at_Thirunelli_Maha_Vishnu_temple_Kerala_India.jpgTrong Ấn Độ giáo, nó có nghĩa là "Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trongi bạn". Namasta cũng có thể được nói mà không có cử chỉ hay động tác nào, hoặc cử chỉ có thể được thực hiện bằng lời nói.
Thuật ngữ namas được tìm thấy trong văn học Vệ Đà (Vedic). Namas-krita và các thuật ngữ liên quan xuất hiện trong kinh điển Rigveda của Ấn Độ giáo như trong Vivaha Sukta, theo nghĩa "thờ phượng, tôn thờ" (workship, adore).Đó là một biểu hiện của sự tôn kính, thờ phượng, tôn kính, một "sự tôn kính" và "chầu" trong văn học Vệ Đà và các văn bản hậu Vệ Đà như Mahabharata.
Image result for namasteTrong thời đại đương đại, “Nama có nghĩa là 'cúi đầu', 'vâng lời', 'chào hỏi tôn kính' hoặc 'chầu', và “te” có nghĩa là 'với bạn'. Do đó, Namaste có nghĩa đen là "cúi chào bạn".  Trong Ấn Độ giáo, nó cũng có một phần tâm linh phản ánh niềm tin rằng "thần thánh và linh hồn -divine and soul” cũng tương tự như là trong “bạn và tôi – you and me", hay diễn nôm na và có hàm ý là: "Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trong bạn". Và nếu diễn giảng theo nhà thần học Oxhandler, đó là một thuật ngữ của Ấn Độ giáo có nghĩa là:” sự linh thiêng trong tôi nhận ra sự thiêng liêng trong bạn - the sacred in me recognizes the sacred in you”.
Trong văn hóa đương đại, Namaste có liên hệ chặt chẽ với yoga và gắn liền với yoga, trong đó một tôn hành giả có thể bắt đầu hoặc kết thúc một phiên với Namaste với một  cử chỉ giống như cầu nguyện đi kèm. Trong yoga phương Tây, Namaste thường có các ứng dụng tâm linh, một cách để nhận ra sự thiêng liêng trong tâm khảm (inner divinity) hoặc sự bình an (peace) bên trong của một người.
Bạn có thể sử dụng Namaste để nói lời tạm biệt?
Image result for namasteNamaste có thể được sử dụng để nói ‘tạm biệt. Điều này là bởi vì điều đó không có nghĩa là ‘xin chào’ hay ‘tạm biệt’, mà là:”Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trong bạn”. Vì vậy, đó là một điều tôn trọng và tích cực để nói cả trong lời chào lẫn chia tay. Như khi nó được sử dụng như một lời chào, khi bạn nói Namaste khi chia tay, nghĩa là cùng với cử chỉ cúi đầu của bạn kèm theo.
Namaste và đời sống
http://jaymebarrett.com/blog/wp-content/uploads/2012/12/girl-namaste-682x1024.jpg
Dưới đây là một vài cách giải thích về Namaste có thể ảnh hưởng và thay đổi tích cực cuộc sống của bạn.

1.    Đây là một nguyên tắc vàng (golden rule) khuyến khích chúng ta đối xử với người khác theo cách chúng ta muốn được đối xử. Nếu bạn thừa nhận sự đồng nhất của bản thân với Namaste, rõ ràng  là bạn dễ dàng đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng mà chính bản thân mong muốn.

2.    Tất cả những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong tôi đều chào đón tất cả những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong bạn.  Như vậy, chúng ta thấy vui khi tập trung suy nghĩ vào những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong nhau không?
Thay vì chỉ phản ứng lại những gì tha nhân đang nói hay hành động có thể làm tổn thương bản thân hoặc gây ra phản ứng tiêu cực, bạn có thể tập trung vào một sự suy nghĩ tích cực hơn là:’Thay vì phản ứng lại, bạn có thể dừng lại và nhận thức rằng có lẽ người này đang sợ hãi hoặc đang bị một cảm xúc quá nặng”. Từ đó, phản ứng của bạn có thể thay đổi diễn tiến  của câu chuyện, và có thể làm dịu lại cảm xúc của người đối diện.

3.    Nếu mỗi bản thân điều có cùng suy nghĩ:”Tôi tôn vinh cả một vũ trụ trong bạn, tôi tôn vinh Tình yêu, Sự thật, Ánh sáng, và Bình an chất chứa trong bạn”. Khi bạn và tôi đều nói và nghĩ như vậy: Namaste đã ở trong bạn và tôi. Chúng ta là Một.

Có một nơi thiêng liêng trong tất cả chúng ta, nơi tình yêu, sự thật, ánh sáng và bình yên ngự trị. Nếu chúng ta có thể tập trung vào những phần đó trong chính chúng ta và ở những người khác cùng một lúc, chúng ta đã thực sự hành xử trong cung cách Namaste.
Thực hành Namaste
Mỗi lần suy nghĩ về Namaste, bản thân đã thấy “ánh sáng trong tôi nhìn thấy ánh sáng trong bạn”. Bản thân nên tự hỏi điều gì sẽ thay đổi đối với mỗi chúng ta nếu chúng ta thực hiện hành vi Namaste thành một động tác áp dụng hàng ngày.
Điều này có nghĩa là chúng ta có thể chọn xem Sự thật của một ai đó bất kể họ đang hành động như thế nào…như vui, buồn, giận, tức! Chúng ta có thể thấy họ sống đầy đủ, nhà ở nguy nga tráng lệ, tình yêu dạt dào, phong phú, v.v.
Nghĩ đến những điều trên, không có nghĩa là nếu một người đang làm điều gì đó khiến chúng ta không thích, chúng ta từ khước những hành vi hiện tại của họ. Mà, điều này chỉ có nghĩa là chúng ta được ở trong một không gian yêu thương ngự trị trong bản thân để nhìn thấy chân lý cao nhất, đẹp nhất ở người khác.
Khi chúng ta đang phán xét người khác, chúng ta cũng đang nhận lại bản án đó. Như:
·         Sự phán xét mà chúng ta cảm thấy đối với người khác “đã” được cảm nhận trong bản thể chúng ta.
·         Nhưng khi chúng ta chọn nhìn thấy Chân lý cao nhất ở người khác, bất kể ngoại hình/ thói quen bên ngoài, chúng ta cũng “đã” chọn điều này cho chính mình.
Điều tương tự cũng đúng khi chúng ta tự nhiên ngưỡng một sự thành đạt lớn ở người khác - những người cố vấn, anh hùng, bạn bè, gia đình của chúng ta, v.v. - nhưng có thể thấy “tự” bản thân mình không được như tha nhân. Nếu giảng giải theo Namaste, có nghĩa là “ánh sáng trong tôi nhìn thấy ánh sáng trong bạn”. Nó không có nghĩa là nói rằng ánh sáng yếu hơn của tôi nhìn thấy ánh sáng “sáng hơn” trong bạn. Mà là:”Chúng ta có cùng một ánh sáng”.
Vì vậy, khi chúng ta ngưỡng mộ những phẩm chất có trong người khác, chúng ta cũng thấy những gì cũng có trong chúng ta. Chúng ta đang cộng hưởng với nhau (resonance)
Nhìn thấy sự “lớn mạnh” ở người khác một cách vô điều kiện cũng có nghĩa là tự thấy thấy sự “lớn mạnh” trong bản thân mình vô điều kiện.
Tạm kết luận
Từ đây, để tạm kết luận, có một tư thế thực sự cho thuật ngữ Namaste.
·         Để thực hiện Namaste, chúng ta đặt hai bàn tay vào nhau ở trung tâm trái tim, nhắm mắt và cúi đầu.
·         Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách đặt hai bàn tay áp vào nhau trước mắt/trán, cúi đầu và sau đó đưa hai bàn tay xuống trái tim.
Image result for namasteĐây là một hình thức đặc biệt sâu sắc của sự tôn trọng. Từ đó, mọi người sẽ hiểu rằng chính cử chỉ đã thể hiện cho Namaste và do đó, không cần thiết phải nói gì cả…Và, trong khi cúi đầu, bạn đã nói hết lời và…tha nhân đã hiểu và sẽ cùng đáp lại. Chúng ta đã cùng thể hiệm một Tâm lành đối với nhau.
Thực hành những cử chỉ trên trước tha nhân hay trước một đối tượng nào đó, và trong bất cứ tình huống nào, bạn luôn luôn cảm thấy trong Tâm có…Ánh sáng, Tình yêu, Sự thật và, Bình an. Như vậy là bạn đã hiểu và thấm nhuần Namaste rồi đó…
Mai Thanh Truyết
Người đang dò đường đi…
Giao thừa năm Canh Tý, 2020


Friday, January 17, 2020



Những Nỗi Nhớ Về Sài Gòn
Image result for tên đường saigon xưa

Hiện diện nơi cõi trần gian cuối năm 1942, bài viết dưới đây chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là cố truy tìm trong ký ức những dấu ấn về Sài Gòn, nhứt là vào những thời điểm còn là một cậu nhà quê lên tỉnh vào tuổi ấu thơ.
Chia lìa cuống rún
Chưa đầy ba tuổi nhưng dấu ấn đầu tiên là thủ đô Sài Gòn (hay Saigon) choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt.
Quê tôi-Ấp Sò Đo-Làng Tân Phú Thượng, Hậu Nghĩa

Cả gia đình còn lại gồm Ba Má, chị Hai, Chị Sáu, Anh Bảy, Chị Chín, Anh Mười…dìu dắt nhau trên một chiếc xe ngựa hướng về Sài Gòn.
Hai Anh Ba và Anh Năm trong thời điểm đó đang đi học ở đây.
Đó là hình ảnh tôi mang theo về Sài Gòn khi tuổi còn thơ, và sau đó, những hình ảnh đã khắc ghi trong tôi đậm nét với những gương mặt tuổi trên dưới 20, đầy nét hận thù đầy Image result for tên đường saigon xưahùng khí trong vụ bắn Ba tôi và đốt nhà năm đó. Sau nầy, chính Má tôi kể lại, họ chính là những tá điền của gia đình tôi.
1-    Nỗi nhớ đầu tiên ở Sài Gòn: Tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi yên ả với ngôi nhà thuê tại đường Cô Bắc (Dumortier cũ). Nhà tôi số 1, nhà của Chú Năm Nghĩa (ba của cô đào Thanh Nga) số 2.
Sống thong dong như mọi trẻ con, nửa quê, nửa tỉnh, chiều chiều thả diều trên bãi đất trống trong khu phố. Thỉnh thoảng “rắn mắt” cùng các bạn cùng tuổi đi thọc trái “me keo” ở hàng rào bao bọc một thành Tây còn sót lại nằm trên góc đường Nguyễn Khắc Nhu (Ballande) và Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ).
Cũng biết đánh đáo, tạt hình với “tiền” là những bao thuốc lá xếp lại.
Cũng biết lấy nút phén (nấp của những chai bia Larue, xá xị…) để dưới đường rầy xe điện chạy ngang qua ga Arras (Cống Quỳnh) để được cán dẹp. Sau đó, đục hai lỗ ở giữa, thắt sợi dây vào và dùng hai ngón tay cái, xoay vòng vòng, làm vũ khí đấu với vũ khí của “địch”. Bên nào bị cắt đứt giây trước là bị thu. Đôi khi bánh xe “nút phén” được khía vòng ngoài làm răng cưa để …chiến đấu. Tôi đã chứng kiến một bạn nhỏ cùng xóm bị nút phén cắt đứt môi khi vũ khí của anh ta bị cắt đứt dây.
Cũng biết bắn đạn (người Bắc gọi là bắn bi), cũng biết đi “hoang” cùng chúng bạn, xuống chợ Cầu Muối đường Cô Giang (Douaumont cũ).
Image result for tên đường saigon xưaCũng biết thỉnh thoảng chạy qua đống rác của nhà máy làm võ ruột xe đạp Labbé để lượm những ống ruột xe đạp được cắt từng sợi dây thung kết liền nhau. Và đây cũng là một loại “tiền” để tuổi trẻ chúng tôi “ăn thua” trong khi đánh đáo hay bắn đạn…Các dây thung nầy cũng được tuổi trẻ “gái” kết nối làm sợi dây dài dùng để nhảy dây. Có thể nhảy một mình, nhảy đôi hoặc nếu dây dài hơn nữa, có thể nhảy một lượt nhiều người trông rất đẹp mắt và vui.
Cũng biết chạy theo sau xe ngựa với chiêng trống inh ỏi, hai bên là hai bảng vẽ quảng cáo chiếu phim ở các rạp hát bóng. Chạy theo để lượm những tờ programme của các phim sắp chiếu của rạp Nam Tiến bên kia cầu Ông Lãnh.
Đôi khi mạo hiểm hơn nữa, xuống Cầu Ông Lãnh, vượt qua Cầu Mống, thả lần qua nhà máy thuốc lá Bastos và dừng lại ở Rạp hát bóng Nam Tiến.
Ba tôi không cho đi học lớp năm như mọi đứa trẻ khác mà Ba dạy tôi ở nhà, để rồi sau đó vô trường học lớp tư (lớp 2 sau nầy).
Thế mà tôi cũng hoàn tất bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trương Minh Ký nằm ngay góc đường Nguyễn Thái Học (Kitchener cũ) và đại lộ Trần Hưng Đạo.
2-    Nỗi nhớ thứ hai: Đám tang Trần Văn Ơn
Qua tin tức do hai người anh lớn kể lại, học sinh Trần Văn Ơn  đang học lớp Première ở trường Petrus Trương vĩnh Ký, nhưng vì một lý do gì đó bị bắn chết ngày 9/1/1950 tại trường. (Người viết thiết nghĩ không cần thiết nêu ra nguyên nhân hoặc lý do vì không nằm không ký ức và còn trong vòng tranh cãi vì ý thức hệ).
Từ sáng sớm 12-01-1950 hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và dân chúng đã tề tựu chật sân trường và sân vận động trong khuôn viên trường, trong đó có tôi tháp tùng cùng với hai người anh, và cũng không biết tại sao lại có mặt ở đây nữa?
Image result for Trần Văn ƠnNhìn thấy bà con, cô bác từ khắp nơi, sinh viện, học sinh cùng từng hàng xe xích lô chở nước, bánh mì. Đoàn người sau khi tề tụ đông đủ và ngay hàng thẳng lối rất trật tự đúng 7g30 sáng. Đoàn khởi hành đi theo lộ trình từ trường Petrus Ký ra đường Nancy (sau là Cộng Hòa), theo vòng xoay đi đường Frédéric Drouhet (Hùng Vương), quẹo qua đường Armand Rousseau (Trần Hoàng Quân) vòng ngã sáu Chợ Lớn, đi thẳng qua hảng rượu La Bière nhắm thẳng đến nhà quàn đường Thuận Kiều, nơi chứa quan tài anh Ơn.
Sau cùng dừng lại ở một nghĩa trang nằm trước sân vận động Renault mà sau nầy đổi tên là sân vận động Cộng Hòa. Đây là một kỷ niệm khó quên khi chưa đầy 8 tuổi!
3-    Nỗi nhớ thứ ba: Trận giặc Bình Xuyên
Định mệnh đã đưa đẩy tôi cùng học dưới hai trường có tên Ký, và là hai Thầy Trò với nhau. Đó là trường Trương Minh Ký và Trương Vĩnh Ký. Một kỷ niệm nơi đây mà tôi không bao giờ quên là trận đánh giữa quân đội quốc gia và lực lượng Bình Xuyên.
Số là phải dành cho trường Chu Văn An vừa mới di cư từ miền Bắc vào, các lớp đệ nhứt cấp chúng tôi mỗi ngày chỉ học 2 giờ từ 11 giờ tới 1 giờ trưa. Lực lượng quân đội Bình Xuyên chiếm khu nội trú của trường không biết từ bao giờ (hai dãy nội trú sau nầy trở thành Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn là nơi tôi tùng sự ngay sau khi từ Pháp về năm 1973).
Tôi còn nhớ, ngày hôm ấy là buổi học Pháp văn của Thầy Phạm Văn Thới (sau nầy Thầy làm Chuyên viên trong Phủ Thủ tướng và qua đời năm 2002). Tiếng súng bắt đầu nổ giữa trưa. Quân Bình Xuyên bò lên đỉnh của nóc nhà ngang, nơi có phòng thí nghiệm và phòng vệ sinh của trường.
Image result for Bình Xuyên và Quốc gia đánh nhau năm 1955 tại trường Petrus KýBên ngoài từ hướng cổng trường từ đường Nancy, quân chính phủ gồm những lính người Nùng chạy xuyên qua hành lang rộng. Hai bên bắn nhau, tôi không thấy ai bị thương hay chết cả. Sau nầy mới biết là nạn nhân của cuộc giao tranh hôm ấy chính là bức tượng bán thân Petrus Ký, hướng mặt về phía cổng trường. Cụ bị một vết đạn làm má bên phải lún sâu vào như một đồng tiền (giả tạo). Vì tượng bán thân của Cụ hướng ra đường Cộng Hòa, cho nên thủ phạm hẳn là do lính chính phủ bắn vào…
Chỉ sau độ nửa giờ giao tranh, Ông Hiệu trưởng Phạm Văn Còn bắt loa kêu gọi hai bên ngưng chiến và thầy trò chúng tôi bắt đầu ra khỏi trường. Thay vì chạy thẳng về nhà, lũ trẻ chúng tôi lại mân mê và đi lượm những võ đạn đồng rơi tung tóe trên sân trường, làm các thầy giám thị phải một phen cực nhọc xua đuổi.
4-    Nỗi nhớ thứ tư: Ném đá cộng sản
Vào năm 1954, khi Hiệp định Genève, Thụy Sĩ được ký kết vào ngày 20/7, theo giao ước, những người lính cộng sản được tập trung tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn, để rồi sau đó được tập kết về Bắc. Qua một người anh lớn, tôi biết có hai địa điểm tập trung: một là khách sạn Majestic ở đường Catinat (Tự Do), và một ở góc đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) và Huỳnh Quang Tiên, đối diện với nhà ga Arras (Cống Quỳnh). Dù còn nhỏ cũng như chưa hiểu nhiều vầ Quốc – Cộng, tôi cũng tham gia …ném đá vào các cửa sổ của khách sạn (dù không trúng vào đâu cả!).
5-    Nỗi nhớ thứ năm: Tấn công chùa Xá Lợi
Ngay từ khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt vào đầu tháng 6/1963, tình trạng xáo trộn ở Sài Gòn ngày càng phức tạp hơn, căng thẳng hơn. Và cao điểm là vụ tấn công chùa Xá Lợi đêm 20/8, hành pháp Đệ I Cộng hòa cho lịnh bắt tất cả phật tử và thầy tu trong chùa, duy chỉ có thầy Thích Trí Quang trốn thoát.
Vào buổi xế trưa ngảy thứ sáu 23/8/1963, trong một buổi học Histology do GS Listenberger dạy tại Đại học Y khoa số 28 đường Trần Quý Cáp (sau 30/4/1975, nơi nầy Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.được dùng để làm bảo tàng viện Tội ác Mỹ ngụy), tôi rất ngạc nhiên khi thấy Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và sinh viên Tô Lai Chánh bước vào, cả hai đều cạo đầu trọc lóc. Ngay sau đó, GS Mẫu nói cho sinh viên cả lớp biết tình trạng chính trị hiện tại và yêu cầu toàn thể bãi khóa và tham dự biểu tình ngày chủ nhựt 25/8 sắp đến.

Khi ra về, chúng tôi cùng hai bạn trong Nhóm Nguồn Sống là BS Hoàng Cơ Trường (đã mất) và KS Nguyễn Kim Long (Westminster) quyết định tham gia biểu tình.              
Sáng sớm chủ nhựt, tôi đang chạy xe mobylette ngang qua nhà thờ Đức Bà thì bị bắt. Bị chở về bót Quân I, và chiều đó được chuyển vào Nha Cảnh sát đường Võ Tánh (Frères Louis). Số người bị bắt rất đông. Tối hôm đó, tất cả được dồn lên xe nhà binh bít bùng…trực chỉ Quang Trung (chỉ biết được là Quang Trung ngày hôm sau).
Image result for Tấn công chùa Xá Lợi 20-8-1963Image result for Tấn công chùa Xá Lợi 20-8-1963
Theo lời một sĩ quan tuyên bố, từ nay tất cả chúng tôi đã là tân binh, quần áo bị tịch thu và được phân phối hai bộ quân phục mỗi người cùng với giày vớ và ba lô cùng lon hủ để đựng thức ăn…Ở Quang Trung tập cầm súng, đi ắt ê đâu được một tuần lễ, tôi được thả về; và từ đó mới biết là Quách Thị Trang bị bắn ở bùng binh chợ Sài Gòn hôm 25/8.
Đây có thể nói về kinh nghiệm được mặc quân phục và cầm súng trên vai trong suốt cuộc đời. Một nỗi nhớ khó quên!
6-    Nỗi nhớ thứ sáu và sau cùng: Ngày 30-4-1975 và sau đó…
Nỗi nhớ dưới đây chính là nỗi nhớ Sài Gòn đã khiến cho tôi lấy quyết định cho suốt cuộc đời còn lại là phải dứt khoát tranh đấu nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Biệt và “đánh đuổi Trung cộng” về Tàu. Dứt khoát như vậy!
Xin thưa,
Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân Sài Gòn hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.
Image result for quận nhì sài gòn trước 1975Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường (mất 2018), GS Lý Công Cẩn (mất 2017), GS Lê Trọng Vinh (mất 1977), GS Trần Kim Nở (mất 2018), GS Trần Văn Tấn (mất 2016), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), chúng tôi đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành xử như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.
Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên (hiện là Luật sự ở San Jose), một thành viên của Ban Hóa học của trường chạy Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.
Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào.  Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên (tên V.) thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”.
Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố sau đó là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!), (hiện tại đã về hưu), cũng là một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn “lom khom” kính trọng như cách vài ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.
Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cánh cửa đã bị mở toang từ lúc nào, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS Lý Công Cẩn: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”.
Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẽ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” Bắc Việt nào cả.
Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo.
Một thời không quên
Image result for tên đường saigon xưaMột tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:
  • 1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và
  • 2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.
Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.
Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!
Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 44 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương (hiện ở tại Rennes, Pháp). Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chước” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn.
Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm được ở Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giai đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại (2019), Phượng là một “tiến sĩ” giữ nhiệm vụ một Khoa trưởng một trường Đại học tư ở Sài Gòn và làm thêm nhiệm vụ “đặc biệt” cho một tổ A…ở Boston(!)
Tôi được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…
Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…
Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.
Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.
Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi cao trên bục giảng…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai la de Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, miệng mồm đầy bọt bia, tay chân “huênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng…
Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng”.
Ông ta nói cái gì?
Xin thưa,
Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, để tôi khỏi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).
Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên
Sau 44 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.
Bốn mươi bốn năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rọt qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay.
Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 44 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.
Do đó, cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”.
Và sau hơn 44 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng:”Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên học mới.
Và một tương phản khác của ngày khai trường năm 2019 ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hỗm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm, hay phải “du dây” qua thác ghềnh trên đường đi đến trường!
7-    Thay lời kết

Quý Bà Con vừa đọc xong “Những nỗi nhớ về Sài Gòn” của một người con Việt. Suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 (trừ 10 năm vắng “quê” Sài Gòn vì đi du học), trải dài từ những bước chân thơ dại đến những bước chập chững vào đời. Đôi chân đó đã từng lê la khắp mọi nơi, để lại biết bao nhiêu kỷ niệm cùng sự thăng trầm của thủ đô Sài Gòn yêu dấu. Từ những buổi sơ khai, Sài Gòn vẫn còn nét mộc mạc, vẫn còn những con đường đất, rồi trải đá, rồi tráng nhựa. Sài Gòn với đường xe điện từ bùng binh  đến Chợ Lớn qua những ga: Ga chánh Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Arras (Cống Quỳnh), ga Nancy (Cộng Hòa), ga Cuniac, ga An Bình, ga Jaccaréo, và cuối cùng là ga Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông).
Làm sau quên được Sài Gòn với bột chiên ngả sáu. Sài Gòn với ăn chơi, với sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Sài Gòn với Bò 7 món Pagolac, với bánh bao Ông Cả Cần. Sài Gòn với quán cơm sinh viên Anh Vũ đường Bùi Viện, với Cà phê Năm Dưỡng nơi bùng binh Hồng Thập Tự, Nguyễn Hoàng, Nancy, Lý Thái Tổ, Phạm Viết Chánh…
Và Sài Gòn với muôn trùng nỗi nhớ trong tim…
Giờ đây viết lại, người viết không cầm được xúc động. Xin chia xẻ cùng Bà Con khắp nơi với cùng một lời nguyền:” những người con Việt sẽ cùng góp tay xây dựng lại Đất và Nước một khi sạch bóng quân thù”.
Mai Thanh Truyết
Một người con Việt Đức Hòa – Trảng Bàng
Tết Canh Tý 2020