Saturday, November 30, 2019




Phát Triển Bền Vững Sau Thượng Đỉnh COP21:
Thế Giới Chuẩn Bị Viễn Ảnh Năm 2030

Image result for Vision for 2030Lời người viết: Trãi qua gần 30 năm, từ giai đoạn Thương đỉnh Rio de Janeiro, Brasil năm 1992, cho đến Thượng đỉnh COP25 sắp sửa diễn ra tại Madrid, Spain vào tháng 12/2019 sắp đến, gần 200 quốc gia trên thế giới đã “hứa” sẽ làm giảm bớt việc phát thải khí carbonic – CO2, tác nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Và thành quả đạt được của mỗi quốc gia sẽ được báo cáo đầu tiên trong Thượng đỉnh COP26 vào tháng 12/2020. Người viết cố gắng nhìn vấn đề một cách tích cực là vẽ ra một viễn tượng lạc quan về năm 2030, một năm mà rất nhiều quốc gia “hứa” sẽ kiểm soát và giảm thiểu sự phát thải trở về định mức của năm 2005 như các Thượng đỉnh trước đã quy định.
Image result for Vision for 2030Một sự kiện tích cực sau Thượng đỉnh COP21, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lưu tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và bắt đầu tập trung vào việc chuẩn bị cho tương lai nằm trong dấu ấn và mốc tương lai gần nhứt là năm 2030. Từ các quốc gia đông dân như Ấn Độ cho đến những quốc gia trong Liên hiệp Âu châu, Bắc Mỹ cho đến những quốc gia nhỏ bé bên Phi Châu, cộng đồng Á Rập. Thậm chí những tập đoàn công kỹ nghệ lớn cũng động não nhằm …sản xuất thành phẩm có chiều hướng thích hợp với môi trường.
Duy chỉ có quốc gia đông dân nhứt thế giới là Trung Cộng cho đến nay, người viết chưa tìm ra tài liệu hay chương trình hành động của TC cho năm 2030, dù TC đã hứa rất nhiều trong kết ước năm 2015 là COP21 ở Paris. Hứa nhưng chỉ thấy những dự án, viễn tượng năm 2030 qua mối liên lạc giữa ASEAN và TC xuyên qua các ảnh hưởng và áp lực kinh tế - chính trị của TC mà thôi.
Nhằm cố gắng tổng hợp những ý kiến, gợi ý của những nhà “tương lai học” (futurist) và cùng ghi lại các suy nghĩ về viễn tượng trên của một số quốc gia cũng như vài suy tư cá nhân để góp phần vào nhận định về việc thế giới chuẩn bị viễn ảnh năm 2030.
1-    Hình ảnh thế giới năm 2030
Với tính lạc quan về tương lai năm 2030, hình dung chúng ta đang sống trong một nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu. Tất cả cánh cửa khoa học đã “mở” ra khắp nơi trên thế giới và đã trở thành cố ý minh bạch (intentionally transparent). Chính nét suy nghĩ mở này đã tạo ra sự gia tăng niềm tin trong dây chuyền cung ứng thế giới và làm cho dây chuyền nầy có trách nhiệm hơn lên.
Các tiến bộ trong cuộc cách mạng công nghiệp như: - Trí tuệ nhân tạo), - “Mạng toàn cầu vạn vật” (Internet of Things -IoT), - và Công nghệ nano đã tạo thuận lợi cho việc theo dõi các kim loại và khoáng chất quan trọng từ mỏ đến người tiêu dùng. Sự minh bạch này đã báo trước một 'tiêu chuẩn mới” (new Norm), trong đó các nguyên liệu thô mà chúng ta sử dụng để sản xuất và xây dựng có thể được truy nguyên từ khi chúng được chiết xuất cho đến lần đầu tiên sử dụng, tái sản xuất và tái cấu trúc và tái sử dụng cuối cùng.
Image result for Vision for 2030Bước vào năm 2030, không ai nói về nền kinh tế tuần hoàn; nó chỉ là nền kinh tế đích thực. Các “sân chơi cứng” (hard playground) trong sự thịnh vượng xã hội ngày càng tăng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào vật liệu và năng lượng chính, đã được thực hiện. Chúng ta từng khổ sở khi nhìn thấy nhiều năm tháng ảm đạm trong những năm 2010, khi hàng tỷ tấn nguyên liệu được khai thác hàng năm để đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội – nhưng trong đó, chỉ một phần nhỏ được tái chế cho việc sản xuất trở lại.
In 2030, 4IR technology has transformed the way we think about raw materialsMọi người bước vào năm 2030 sẽ chứng kiến kỷ nguyên các sáng kiến đã được đưa ra để thúc đẩy hành động hướng tới lượng khí thải carbon trở về số không (net-zero) từ ngành công nghiệp nặng và ngành vận tải nặng. Những cải tiến trong chuỗi cung ứng pin bền vững đã cho phép các ngành công nghiệp vận tải và năng lượng giảm 30% lượng khí thải, mang các nền kinh tế về đúng hướng để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa ước Paris COP21. Để rồi, khi nhìn lại, chỉ còn rất ít danh mục được hưởng lợi nhiều hơn từ tầm nhìn của các chính trị gia và doanh nhân của chúng ta so với ngành công nghiệp pin. Cuộc cách mạng tế bào năng lượng (cell-powered) đã tạo ra 10 triệu việc làm, thêm 150 tỷ đô la cung cho nền kinh tế toàn cầu và cung cấp điện cho 600 triệu người.
Với giá thành công nghệ giảm nhanh tạo ra cơ hội lớn để giảm chất thải. Mạng lưới thế giới bắt đầu theo dõi các sản phẩm và vật liệu càng làm cho giá cả rẻ hơn nhiều so với trước đây, tăng cơ hội để phục hồi và tái chế trở lại.
Từ đó, chúng ta tập trung vào việc nắm bắt thêm nhiều giá trị hơn từ các cơ sở hạ tầng hiện có nhằm kết hợp hành động trong việc chế ngự những tác động của ô nhiễm, biến đổi khí hậu, và các tai ương khác của hành tinh chúng ta đang sống.
Với tầm nhìn về thế giới lạc quan và có tính khả thi cao như trên, hành tinh chúng ta đang sống sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2030?
2-    Đời sống cá nhân sau năm 2030
Trong chiều hướng suy nghĩ trên, hình dung đến năm 2030, lượng khí thải CO2 của bạn sẽ giảm xuống rất xa. Không khí bạn thở sạch hơn. Thiên nhiên đang hồi phục. Thay đổi sự biến đổi khí hậu trong chiều hướng sẽ làm cho chúng ta có một môi trường sống lành mạnh hơn.
https://assets.weforum.org/editor/ynrXPRFZcynP5Tc7nF6ZT_FZa3SJTWNjHKyWE88cKss.jpgImage result for Vision for 2030

Đó là những gì xảy ra cho năm 2030 nếu chúng ta
chiến thắng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Hình dung khi bạn bước ra khỏi cửa vào buổi sáng ở một thành phố xanh và đáng sống. Bạn có thể chọn gọi xe Taxi/Uber. Máy điện toán trong cell phone của bạn đã tính toán tuyến đường thông minh nhất cho chiếc xe đến đón bạn và đón một vài người khác trên đường đi. Vì hội đồng thành phố đã cấm xe hơi tư nhân trong thành phố, hàng loạt dịch vụ di chuyển mới đã có sẵn. Nó rẻ hơn khi bạn không sở hữu chiếc xe riêng của mình, và nó làm giảm tắc nghẽn; vì vậy bạn đến đích nhanh hơn và không phải mất thời gian tìm chỗ đậu xe. Sẽ có rất ít xe trên đường phố và phần còn lại là xe điện vì tất cả điện trong thành phố do năng lượng “xanh” cung cấp.
Các dụng cụ bằng nhựa (plastic) xử dụng một lần đã trở thành…huyền thoại. Khi bạn mua một dụng cụ, bạn mua một cái gì đó có thể dùng trong dài hạn. Nhưng bởi vì bạn mua ít thứ hơn rất nhiều so với trước đây, bạn thực sự có thể mua những sản phẩm có phẩm chất tốt hơn. Từ chối (rác không tái chế được) - Tái sử dụng -  Giảm thiểu - Tái chế - Refuse, Reuse, Reduce, Recycle… là lối nhìn mới về sự vật. Mọi công dân giờ đây sẽ có nhiều tiền hơn để chi cho các dịch vụ: dọn dẹp, làm vườn, giúp giặt giũ, bữa ăn lành mạnh dễ nấu, giải trí, trải nghiệm kinh nghiệm sống… Tất cả đều mang lại cho “con người” hiện đại trung bình nhiều lựa chọn hơn và nhiều thời gian dành cho những sinh hoạt hàng ngày hơn, từ đó, có thêm thì giờ cho những sinh hoạt tinh thần và tâm linh hơn…như đọc sách, cầu nguyện, sám hối chẳng hạn!
Tóm lại, giải quyết được các hệ lụy của sự biến đổi khí hậu làm cho đời sống con người thăng hoa hơn trong năm 2030 sắp tới.
3-    Chế ngự được một số hình thức tội lỗi xã hội
https://assets.weforum.org/editor/-tsMKOJYSz5nTDnWdpcg-v5-FgCbuNfO2qAcqcxkceo.jpgBước đầu tiên để giảm bạo lực vào năm 2030 là ý thức rõ ràng về vị trí, không gian, và thời gian bạo lực xảy ra trên thế giới. Chúng ta thử xét xem trường hợp bạo lực gây chết người. Có một quan niệm sai lầm rằng nhiều người chết trong các khu vực chiến tranh nhiều hơn là trong các quốc gia hòa bình.
Xin thưa, sau khi xét bạo lực xảy ra trên thế giới trong một thời gian dài, Liên Hiệp Quốc cho thấy thống kê ghi ngược lại. Văn phòng LHQ về Ma túy và Tội phạm ước tính tỷ lệ này là khoảng 5:1, có nghĩa là có nhiều người chết do các nhóm tội phạm có tổ chức hoặc do cá nhân ở các quốc gia như Brazil, Colombia và Mexico gấp 5 lần hơn so với các cuộc xung đột nội bộ ở các quốc gia như Afghanistan, Syria và Yemen.
Từ đó, chúng ta cần phải chú ý đến việc nghiên cứu và đầu tư nhiều biện pháp trong việc giảm thiểu nguyên nhân tạo ra bạo lực và cải thiện việc bảo vệ các khu vực và dân số bị ảnh hưởng. Chẳng hạn ở Mỹ, nghiên cứu cho thấy rằng việc tập trung vào việc giảm bạo lực gây chết người ở 40 thành phố có tỷ lệ giết người cao nhất có thể cứu sống hơn 12.000 người mỗi năm. Ở Mỹ La-tinh, sự việc giảm giết người chỉ trong bảy quốc gia bạo lực nhất trong 10 năm tới sẽ cứu sống hơn 365.000 người.
4-    Hưởng không khí sạch là một quyền trong Hiến chương Nhân quyền LHQ
https://assets.weforum.org/editor/kBFFrHVHvrl96RprYhy7hwtB9-mBdRpCRl0fPr7qMHw.jpgSau 10 năm can thiệp, các nhà hoạt động và các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đã song hành bên nhau, không khí sạch được công nhận là quyền cơ bản của con người và các thành phố như New Delhi, Peking … sẽ quang đảng hơn và người dân sẽ nhìn thấy bầu trời xanh trong suốt cả năm.
Điều thay đổi từ những ngày đen tối ở năm 2020 đến ngày hôm nay, 2030 là sự thừa nhận sớm các tác động lên sức khỏe của sự ô nhiễm không khí của các chính phủ, thúc đẩy đến hành động trên toàn cầu.
5-    Một thành phố cung ứng mọi phương tiện xanh cho bạn
Thông thường, các nhà thiết kế và chỉnh trang thành phố hiện tại thường phát họa những thành phố lớn với các cơ sở hạ tầng phức tạp. Thưc sự chúng ta có cần những thứ đó không? Rõ ràng là chúng ta cần những cơ sở hạ tầng mới để mở rộng các thành phố là quan trọng, nhưng có lẽ có một câu hỏi quan trọng hơn là chúng ta sử dụng và hưởng Image result for Vision for 2030thụ những cơ sở hạ tầng hiện tại của mình đến mức nào?
baby boomer là gìVào thập niên 1980, khi thế hệ “bùng nổ trẻ em” (baby boomers) đến với số lượng lớn tại các trường đại học trên khắp thế giới, hầu hết các trường chỉ đơn giản là nới rộng trường ốc với chi phí rất cao. Một ngoại lệ quan trọng ở Đại học Cape Town là vì không thể mở rộng được, cho nên Ban Điều hành đại học đã tự hỏi
là cơ sở của trường đã dung chứa hết 100% diện tích xây dựng
chưa?

Câu trả lời sau khi nghiên cứu là: - Trường chỉ xử dụng 17% số giờ giảng trong các lớp học, phòng thí nghiệm mà thôi! Và trong 30 năm tiếp theo, Đại học Cape Town đã tăng số lượng sinh viên gấp đôi trong khuôn viên trường mà không có bất kỳ chương trình xây dựng lớn nào, chỉ đơn giản bằng cách chấn chỉnh lại các thời khoa biểu hợp lý hơn cho việc giảng dạy và phân phối lớp học hợp lý hơn.

https://assets.weforum.org/editor/KRUVxKbtcEzJU8bSAGYwme6ddR7_fJ4zjEueSVmp5ko.jpghttps://assets.weforum.org/editor/yaU5GawDCJOB0CMU3ltZBQvBFt87UaERA7uAEZOi4D0.jpgPhần lớn cơ sở hạ tầng ở các thành phố của chúng ta ở cũng không được sử dụng nhiều. Đường cao tốc được thiết kế cho giờ cao điểm; các trường học chỉ có học một buổi mỗi ngày, thường là vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối rảnh rỗi. Một nghiên cứu mang tên “Biến đổi các thành phố của Úc” (Transforming Australian Cities) đã đề ra rằng nếu tất cả sự phát triển trong tương lai nằm gần ranh giới tàu điện ngầm hiện tại, các thành phố sẽ tiết kiệm được 110 tỷ Đô la chi phí cơ sở hạ tầng trong hơn 50 năm cho mỗi 1 triệu người cư ngụ thêm vào thành phố.
Tầm nhìn cho năm 2030 là một thế giới nơi các thành phố tận dụng tốt hơn cơ sở hạ tầng hiện có, trước khi xây dựng các dự án mới với chi phí tài chính và môi trường lớn. Điều này sẽ thấy những người sống gần hơn với khả năng tiếp cận tốt với cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông công cộng, dịch vụ xã hội và không gian công cộng có phẩm chất tốt hơn, người dân có nơi đi bộ hợp lý là hình thức giao thông chính yếu.
Image result for Vision for 2030Qua những phát họa trên đây, chúng ta thấy rằng thế giới năm 2030 sẽ là một khung trời đáng sống cho mọi công dân toàn cầu. Từ đó, tham vọng chính trị, tham vọng chiếm đoạt trên cương vị con người hay quốc gia lần lần sẽ giảm xuống vì tốc độ và sức ép của cuốc sống không còn đè nặng nữa.
Phải chăng thời điểm 2030 sẽ là một dấu ấn mới trên hành tinh chúng ta đang sống cho một …Thiên Đàng Hạ Giới mà mỗi người trong chúng ta đang cố gắng truy tìm?
Chúng ta chờ xem tương lai sẽ trả lời như thế nào?
Mai Thanh Truyết
Một buổi sáng lạc quan - 21/11/2019

Related image