Monday, December 28, 2020

 

Tưởng niệm năm thứ hai
Nhà Văn Quân Đội Hải Triều Lê Khắc Anh Hào

 

Thưa Bà Con,

 

Nhà thơ Lê Khắc Anh Hào, nhà văn Hải Triều đã từ giã chúng ta cách đây hai năm, ngày 6/12/2018. Anh tên thật là Lê Khắc Hai, sinh năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận, học báo chí tại Đại Học Vạn Hạnh và làm phóng viên báo Sóng Thần ở Việt Nam. Anh còn có bút hiệu Bắc Phong. Từng là Chủ nhiệm Báo Lửa Việt, Nguyệt San Việt Nam, Canada.

 

Anh Hải Triều và tôi quen biết nhau qua một sự việc hết tình cờ. Số là, vào năm 2002, khi tôi được tờ báo Orange County Register phát hành ở Orange County, CA phỏng vấn và cho đăng trên trang A1 và trang A3 về nguy cơ ô nhiễm thạch tín (arsenic) ở ĐBSCL. Anh cho dịch ra và đăng lại trên báo Nguyệt San Việt Nam của anh và viết tên tôi là chị tiến sĩ MT “Tuyết” thay vì là “Truyết”. Thế là chúng tôi quen nhau và thân nhau, cùng bắt tay tranh đấu cùng nhau từ đó cho đến ngày anh ra đi.

 

Nhà Văn Quân Đội Hải Triều đã từng tham gia “Mạng Lưới Dân Tộc – Dân Chủ – Hành Động” ngay từ những ngày đầu vào tháng Giêng năm 2017. Nhóm chủ trương gồm có:  Giáo sư Ngô Quốc Sĩ, Nhà văn Hải Triều, BĐQ Đoàn Trọng Hiếu, Giáo sĩ Huỳnh Quốc Bình, và tôi. Phía thành viên cộng tác thì có Nhà văn ThụyVi, nhà biên khảo Long Điền Vương Văn Giàu…

 

Cũng vào thời điểm ấy, chúng tôi đã song hành thực hiện chương trình phát thanh “Tiếng Dân Việt” hàng tuần (www.tiengdanviet.net). Và tính đến hôm nay, chúng tôi đã có tất cả 63 lần hội luận chính trị để phát thanh về trong nước. Cuộc hội luận đầu tiên có tiêu đề: “Nước Đã Tràn Bờ”.

Thưa Bà Con,

 

Nói đến anh Hải Triều Lê Khắc Anh Hào phải kể đến thơ văn và đã xuát bản các tập thơ như sau: Đường Tổ Quốc, Sỏi đá còn hờn cơn quốc biến, Tự thuở vầng trăng vỡ cuối nguồn, Thắp lửa vào thơ, Lục bát đen thời đại HCM, và nhiều tập thơ và văn xuôi khác. Nhưng có thể nói, tập thơ “Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn” là di sản anh đã để lại cho hậu thế những lời xác quyết nhứt trong công cuộc tẩy trừ CSBV.

 

Tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” ra đời nhắm vào đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà cầm quyền Hà Nội sau khi anh đọc tập “Nhật Ký Đặng Thùy Trâm” do VC xuất bản. Anh nói:”Đặng Thùy Trâm là nạn nhân của chế độ Cộng Sản. Đặng Thùy Trâm không là đối tượng “tấn công” của chúng tôi. Về mặt nhân bản và dân tộc, chúng tôi trân trọng tình cảm, hoàn cảnh và lòng chân thật của Đặng Thùy Trâm. Chúng tôi chỉ muốn ngăn chận tác động giả trá của tập Nhật Ký Đặng Thùy Trâm về mặt tuyên truyền, xâm nhập vào công luận Hoa Kỳ khi tác phẩm này được Hà Nội và phản chiến Mỹ chuyển ngữ sang tiếng Anh”.

 

Anh cố gắng “lật mặt nạ” đảng Cộng Sản BV để thế giới và người Hoa Kỳ biết sự thật và mặt thật của chế độ Hà Nội. Đó là lý do tại sao chúng tôi cho phát hành tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” bằng cả tiếng Anh, tiếng Pháp lẫn tiếng Việt để người Tây phương và thế hệ Viêt Nam sinh ở hải ngoại có thể tìm đọc được những cái gì xẩy ra trên quê hương cha mẹ các em…Từ mục đích và hoài bảo trên, chúng tôi hy vọng tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” sẽ giúp mở ra một cánh cửa nhỏ để từ đó, hy vọng công luận Hoa Kỳ và giới trẻ Việt Nam trên toàn thế giới, sinh sau 1975, nhận ra phần nào nỗi đau thương nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến năm xưa, và kéo dài đến hôm nay … có từ gốc rễ cội nguồn từ đâu: đó chính là sự ra đời và tồn tại của đảng Cộng Sản Việt Nam trong dòng lịch sử hàng hàng lớp lớp máu xương trên phần đất kéo dài từ Nam Quan tới Cà Mâu.

 

Và từ đó, anh kết luận là đảng CSBV đã giết ĐTT lần thừ hai khi cho xuất bản “Nhật kỳ ĐTT”. Trong “Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn” anh đã dành một chương dài nêu lên “Tính nhân bản của người lính Việt Nam Cộng Hoà”, và “Những tội ác của Đảng CSVN mà thế hệ Đặng Thùy Trâm chưa biết và nên biết”

 

Theo anh, lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam còn rất nhiều trang chưa mở ra. Đã hơn 32 năm (2007) sau ngày miền Nam lọt vào tay Bắc quân Cộng Sản, những trang sử máu và nước mắt, thay vì chấm dứt, nhưng nó lại kéo dài thêm, tiếp tục kéo dài bắt đầu ngay từ ngày 30/04/1975.

 

Hôm nay, nhân Ngày tưởng niệm nhà văn, nhà thơ quân đội Lê Khắc Anh Hào Hải Triều, thiết nghĩ cũng cần ghi lại vài nét chấm phá trên con đường tranh đấu của anh từ khi bước vào quân trường Thủ Đức cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

 

Xin hãy nghe Hải Triều kêu gào:”Từ trong bóng đêm vô tận đó, người ta chỉ thấy thêm những mõi mòn, tuyệt vọng, oan ức và cùng đường. Từ trong bóng đêm đó, mọi khát vọng tự do lóe lên trong nước đều bị đảng Cộng Sản Việt Nam dập tắt dã man, tàn bạo… Lịch sử cận đại của dân tộc Việt Nam là một chuỗi dài bất hạnh và liên tục, nó kéo dài đậm nét hơn từ ngày đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, và nó tiếp tục tồn tại tới ngày hôm nay.”

 

Và anh dặn lòng với chính mình:”Nếu vô tình bỏ mất một ngày trôi qua - không làm gì cả - tôi cảm thấy xót xa vô cùng - cành lá đau, người sầu, cỏ hận - Tổ Quốc một màu thê thảm mông lung - nếu tôi bỏ một ngày trôi qua - không làm gì cả - buổi tối nhìn đèn soi gương thấy lạ - mưa đổ ngoài trời mà cứ ngỡ lệ ai sa - nhưng nếu một ngày tôi không bỏ trôi qua - thì gánh sơn hà cũng đã quằn quai trăm mối - (ví dù biết có làm gì một mình thì thiên hạ cũng thế thôi! - nước đoạ 33 năm trường chưa thấy ai sám hối!) - thế cứ quay lưng đi là thấy mình có tội - với cỏ, với cây, với nguồn, với cội - với trăm họ lạc loài, với quê hương tăm tối - than ôi! - đau nhức này đâu chia bờ ngăn lối - đau nhức này cũng đâu phải của riêng tôi! - đâu phải của riêng tôi! - đâu phải của riêng tôi! - Tự thuở ngày Ðông Âu vỡ tung - Ta nghe sông núi động vô cùng - Cỏ cây chuyển kiếp thành đao kiếm - Lửa sẽ bùng, hoang thú cáo chung.

 

Ngồi ôn lại trước giây phút thiêng liêng của mùa Đông năm Canh Tý, xin đốt một nén nhang cho chiến hữu Lê Khắc Anh Hào Hải Triều, một chiến sĩ chiến đấu nhằm tẩy sạch ách cai trị của CSBV trên quê hương Việt cho đến giây phút cuối cùng.

 

Xin cám ơn Bà Con đã lắng nghe,

 

Mai Thanh Truyết

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng






 


 



Saturday, December 26, 2020

 

            Sinh nhựt

Mai Thanh Truyết


Happy Birthday To You

Hôm nay sinh nhựt hiền nhân

Cô Vi - Cô Vít  chẳng ngần ngại chi

Huynh đệ tỷ muội liền khi

Hay tin sinh nht tức thì se tin

Bạn ơi! luôn trẻ, rõ hình

Lên chức Nội - Ngoại, gia đình yêu thương

Đồng môn ở khắp bốn phương

Cùng chung mến chúc bạn đường tiến nhanh

Tăng thêm tuổi thọ mạnh lành

Vui cùng con cháu, em, anh an hòa

Huynh Đệ Tỷ Muội gần xa

Bạn bè bằng hữu cùng là xóm thôn

Đồng thanh thương chúc dập dồn

Cùng nhau chúc tụng rượu cồn nâng ly

Chúc..., mừng sinh nhựt rõ thì:

Chúc vui chúc khỏe

Trẻ mãi không già

Sống lâu trăm tuổi

Gọi là thâm niên

Hôm nay sinh nhựt người hiền

Chúc nhiều may mắn bạc tiền đầy kho

Chúc cho hạnh phúc, ấm no

Chúc cho sức khỏe khỏi lo muộn phiền

Dư tiền du lịch ưu tiên

Đi đây đi đó mọi miền trần gian

Tham quan thắng cảnh bạc ngàn

Núi rừng biển cả muôn ngàn đẹp xinh

Ngắm trăng soi bóng in hình

Vầng hồng tỏ rạng bình minh chân trời

Việt-Nam vạn cảnh tuyệt vời

Quê Hương Dân Tộc rạng ngời tinh anh

Diên Hồng hội nghị đấu tranh

Phất Cờ Khởi Nghĩa quyết giành Tự Do

Toàn Dân áo ấm cơm no

Cùng nhau hiệp lực, chung lo nước nhà

Đấy là nguyện ước chúng ta…

Chúc Vui và lẫn Cả Nhà Hạnh Thông. 


Hoangnguyen. 12.24.2020







Sunday, December 20, 2020

 

Thưa Bà Con,

Nhân ở đâu? Và Quả ở đâu?

Mời Bà Con chiêm nghiệm dưới đây:

 

NHỮNG CHIẾC LÁ CÒN LẠI TRÊN CÀNH

Vô Vô Minh! Vô Vô Minh Tận!.---Vô minh không có thật, vậy không có hết vô minh.

Do đó không có tối cũng không có sáng...vì mặt trời luôn chiếu thường hằng !!!..vậy ngày và đêm chỉ là vọng tưởng!..vì thế Thời Gian không có thật!..

Đúng vậy. Quá khứ chỉ là ký ức, là hoài niệm! Tương lai chỉ là mơ ước, vọng tưởng! Chỉ có thực tại đang là (bây giờ) thường hằng vĩnh cữu, bất thiên di! Mà vạn vật muôn loài là thị hiện của Thực Tại Đang Là (bản thể chân như) nên tỉnh tại, bất thiên (Vật Bất Thiên --của Triệu Luận).

Trong Pháp Giới tuyệt đối không có vật chuyển động ,biến đổi trên dòng luân chuyển gọi là vô thường! Do đó KHÔNG CÓ VÔ THƯỜNG. Vì vậy cũng không có SANH TỬ. hay chính xác là Sanh Tử Đồng Thời, cùng lúc.

Sanh cũng chính là Tử!

Tử cũng chính là Sanh! 

Vì vậy, Người Xưa đã xác định : Nhân Quả Đồng Thời! Trong nhân đã có Quả! Trong Quả đã có Nhân! Phật đã lấy hoa sen làm biểu tượng của Đạo!

Trong hoa đã có gương có hạt!

Trong hạt đã có nhân (tâm sen) .....

Do đó, vấn nạn đi tìm Chung và Thỉ của mọi hình tướng, hiện tượng trong pháp giới là việc hoang tưởng, vì Đạo vận hành tuần hoàn như một vòng tròn khép kín, không có khởi đầu, không có kết thúc! Bất cứ điểm nào trên vòng tròn cũng là điểm đầu mà cũng là điểm cuối! ...

Do đó, vấn nạn về con gà và cái trứng được sáng tỏ: nếu con gà là nhân thì trướng là quả. Nhưng trong nhân (gà) đã có mầm trứng (quả). Trong quả trứng đã có mầm gà (nhân). Vậy gà vừa là nhân cũng vừa là quả!..Trứng vừa là quả cũng vừa là nhân!..Vì Nhân Quả đồng thời!

Ví vụ như ở hiện tượng Người: Quý Vị đã từng là Con, là Cháu, là Chắt, là Chít ...v..v...và Quý Vị cũng là Cha, là Ông, là Cóc, là Cố, là Sơ ..v..v...

Vậy thì Quý Vị là nhân hay là quả???!!!

Tất cả vừa là nhân mà cũng vừa là quả !!!.  Vì Nhân Quả đồng thời

Đây là chân lý tuyệt đối của thực tại Chân Như hiển bày, không qua cái nhìn của mắt bị triền phượt bởi vọng tưởng chấp trước theo qui ước của thế gian tục luỵ chìm đắm.

Hoàng Đạo


Wednesday, December 16, 2020

 

Thưa Bà Con,

Giữa tình trạng hỗn độn và đầy những phi lý/vô lý của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ diễn ra từ ngày 3/11/2020 trở đi, người viết xin chuyển lên bài viết cũ vừa mới cập nhựt nhắm mục đích khơi dậy sự tĩnh thức trong mỗi chúng ta. Chấp nhận sự “không hoàn hảo” cũng là một cách sống trong một thế giới ta bà …đầy nhiễu nhương nầy!

***

Wabi sabi – Triết Lý Của Sự Bất Toàn 

 

Kính dâng và tưởng nhớ GS Nguyễn Văn Trường, người luôn luôn tôn trọng và chấp nhận tất cả những bất toàn trong cuộc sống của người viết…

Wabi-sabi là một triết lý thẩm mỹ cổ xưa bắt nguồn từ Thiền tông, đặc biệt là trà đạo, một nghi lễ thuần khiết và đơn giản, trong đó các bậc thầy được đánh giá cao cái chén được làm thủ công và hình dạng bất thường, với men không đồng đều, vết nứt, và vẻ đẹp hư hỏng trong sự không hoàn hảo có chủ ý của của người tạo ra cái chén.

Triết lý Nhật Bản tôn vinh vẻ đẹp trong những gì là tự nhiên, sai sót và tất cả những gì không hoàn chỉnh.

Các chén cổ trong phòng khách của bạn được đánh giá cao vì những vết nứt và sứt mẻ của nó?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta học cách “phát giải thưởng” những bất toàn, vết nứt trong lòng và những khiếm khuyết trong cuộc sống lộn xộn của chúng ta?

1-    Khái niệm về Wabi-Sabi - Tại sao sự hoàn hảo là mục tiêu sai lầm

Wabi-Sabi ( ) là một thuật ngữ Nhật Bản có thể hiểu là sự chấp nhận tính phù du (transience) và sự không hoàn hảo. Đây là một phong cách sống giúp chúng ta cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, không vĩnh viễn, không trọn vẹn và từ những thứ khiếm khuyết nầy, một thứ tưởng chừng vô dụng, xấu xí lại có vẻ đẹp tiềm ẩn đến bất ngờ. 

Nếu sự luôn đổi mới là trò chơi của suốt cuộc đời bạn, việc theo đuổi sự hoàn hảo không phải là cách để đạt được điều đó. Chúng ta hãy xem xét vẻ đẹp của một cái chén bị móp méo rồi từ đó chúng ta sẽ nghiệm ra…cái đẹp!

Khi con người chúng ta nhận định những “cái nhứt” như: cà phê tốt nhứt, xe tốt nhứt, điện thoại tốt nhứt, ứng dụng tốt nhứt, trường học tốt nhứt, bác sĩ giỏi nhứt, đầu bếp giỏi nhứt, công ty tốt nhứt, CEO giỏi nhứt, lực sĩ giỏi nhứt, huấn luyện viên giỏi nhứt, các nhà thiết kế tốt nhứt, diễn viên xuất sắc nhứt, phim hay nhứt, trang phục đẹp nhứt, nhà thiết kế tốt nhứt của trang phục đẹp nhứt, đạo diễn xuất sắc nhứt của những nữ diễn viên xuất sắc nhứt mặc trang phục đẹp nhứt và danh mục bắt mắt nhứt.v.v…

Để làm nổi bật sự ngưỡng mộ của chúng ta về các sự “nhứt” trên, chúng ta tạo ra danh sách, viết lên banner và làm các nghi lễ để tưởng thưởng. v.v… như: trải thảm đỏ, chuẩn bị giải thưởng và danh hiệu sáng bóng, làm giấy chứng nhận.

Thực sự, những cái nhứt trên đã là “nhứt” chưa?

Do đó, sẽ còn những cái nhứt tiếp theo khi có sự đổi mới do con người tạo ra.

Tuy nhiên, nơi hoàn hảo nhứt đối với sự đổi mới là gì?

Trong một thế giới hoàn hảo, những ý tưởng hay nhứt sẽ thu hút những người tốt nhứt. Nhưng, trong thực tế, chúng ta hiếm khi nghĩ đến những ý tưởng tốt nhứt đưa ta đến thành công. Thường xuyên hơn, sự đổi mới bắt đầu với những ý tưởng không hoàn hảo được kết hợp với nhau bởi một nhóm ý tưởng không giống nhau và đồng dạng. Tất cả có thể đưa đến cơ hội không hoàn hảo!

Nếu chúng ta có một ý tưởng tuyệt vời – nhưng cần phải mất một thập kỷ để ý tưởng đó được chú ý đến. Đó là không hoàn hảo. Đổi mới không phải là một khoa học hoàn hảo và do đó không nên được thực hiện để hành động như thể nó là hoàn hảo.

Chúng ta cần các số liệu mới, các quy trình mới và các ưu đãi mới để khuyến khích việc theo đuổi và công nhận sự không hoàn hảo của cuộc sống thực tế. Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu xây dựng các căn bản hạ tầng để hỗ trợ sự đổi mới, trước hết chúng ta phải thay đổi thế giới quan của mình. Chúng ta không chỉ phải thay đổi cách chúng ta nghĩ, mà là những gì chúng ta tin. Chúng ta phải học cách chấp nhận sự không hoàn hảo như một tài sản trong quá trình đổi mới trong ta.

2-    Vài ý nghĩa của Wabi-sabi

Lối sống wabi sabi là gì?

Nguồn gốc của wabi-sabi xuất phát từ Thiền tông, có nghĩa là có một khía cạnh tâm linh quan trọng đối với nó. Wabi xuất phát từ gốc "wa" có nghĩa là hòa hợp, hòa bình, yên bình và cân bằng. Sabi có nghĩa là "sự nở rộ của thời gian".

Nghệ thuật nhiếp ảnh Wabi-sabi là gì?

Wabi-sabi dành cho nhiếp ảnh gia. ... Đơn giản chỉ cần đặt: "Wabi-sabi" là thẩm mỹ Nhật Bản Zen về vẻ đẹp của sự không hoàn hảo, vô thường, và tự nhiên”. Nếu bạn có một chiếc quần jean yêu thích đã “dính” vào cơ thể của bạn trong những năm dài đằng đẵng, đó là "wabi-sabi".

Thẩm mỹ Nhật Bản là gì?

Thẩm mỹ Nhật Bản là một tập hợp các lý tưởng cổ xưa bao gồm wabi (vẻ đẹp thoáng qua và rõ rệt), sabi (vẻ đẹp của sự tự nhiên và thời gian), và yūgen (ân sủng sâu sắc và tinh tế). Những ý tưởng này, và những ý tưởng khác, nhấn mạnh đến nhiều tiêu chuẩn văn hóa và thẩm mỹ của Nhật Bản về những gì được coi là trang nhã và ôn nhu.

Phong cách Wabi-sabi là gì?

Trong tính thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản, wabi-sabi ( ) là quan điểm của thế giới tập trung vào việc chấp nhận sự thoáng qua và không hoàn hảo. Thẩm mỹ đôi khi được mô tả là một trong những vẻ đẹp "không hoàn hảo, vô thường và không đầy đủ".

3-    Hãy rời xa "hoàn hảo"

Các bạn hình dung trong một thời điểm nào đó, khi con cái của bạn còn trong thời kỳ tuổi thơ, chập chững trong các lớp thời tiểu học. Mỗi lần tan trường về, chúng lượm những lá cây khô, một vài hòn sỏi có góc cạnh “đẹp đẹp”. Đối với chúng, những vật thể trên rất quý giá, được chúng nâng niu, ít nhứt là trong một khoảnh khắc nào đó. Từ đó, bạn có thể nghĩ là, đó là những kho báu của chúng qua những kết cấu, hình dạng và màu sắc đặc biệt của các vật thể trên, mỗi thứ độc đáo mỗi vẽ. Vì vậy, điều kỳ diệu chỉ là cung cách chúng đang có, chỉ vậy thôi!

Trong cuộc sống và văn hóa Nhựt, "sự đơn giản" thường là hình thức bề ngoài cho một cuộc sống đã được tổ chức tỉ mỉ, tính toán cho sự hoàn hảo. Người Nhựt thường được dạy từ nhỏ trong gia đình, là cố gắng tối đa để làm cho tốt nhất, sáng nhất, và phi thường nhất.

Nhưng cái gì có thể nguyên thủy đơn giản hơn là chấp nhận? (But what could be more radically simple than acceptance?) 

·       Wabi-Sabi chào mừng bạn đang chia sẻ một ấm trà với bạn bè. Nó đang chuẩn bị thức ăn ngon để nuôi dưỡng, không phải để thể hiện. Nó giữ một giỏ dép ấm cúng ở cửa cho khách. Đó là bộ khăn trải giường đã mài mòn, bó hoa của cành cây được bó lại, muỗng nĩa không cùng bộ và chén bát gia truyền truyền với tinh thần của các bữa ăn được phục vụ với tình thương yêu.

·       Richard Powell, tác giả của "Wabi Sabi Simple" nhận định: "Chấp nhận thế giới là không hoàn hảo, chưa hoàn thành, và thoáng qua, và sau đó đi sâu hơn và tung hê thực tế đó, cũng giống như sự tự do." ("Accepting the world as imperfect, unfinished, and transient, and then going deeper and celebrating that reality, is something not unlike freedom").

Do đó, ý tưởng từ bỏ "hoàn hảo" và thậm chí "đủ tốt" (good enough) không thể cưỡng lại sự hấp dẫn trong cuộc sống, thí dụ như các dấu vân tay, vết sẹo trên thân thể và những đường “xếp” trên mặt khi chúng ta cười. Tất cả hoàn toàn không hoàn hảo, và mỗi người trong chúng ta đều có thể ngắm lấy vẻ đẹp không hoàn hảo trong đó.

4-    Nhìn về phương Đông

Để tìm hiểu thêm về sự bất toàn, hãy nhìn về phía Đông.

Wabi-sabi đại diện cho sự chấp nhận sự bất toàn (imperfection). Khái niệm này có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo và bao gồm việc công nhận sự bất đối xứng, bất thường, và khiêm tốn như các thuộc tính của sắc đẹp tùy theo nhản quan của mỗi người.

Từ thế kỷ thứ 15, người Nhật đã cũng nghĩ ra một nghệ thuật tên là Kintsugi (hoặc Kintsukuroi), có nghĩa là "sửa chữa vàng". Nghệ thuật Nhật Bản sửa chữa đồ gốm bị phá vỡ với một sơn mài đặc biệt phủ bột vàng, bạc, hoặc bạch kim. Các đường nối vàng rực rỡ trong các vết nứt của đồ gốm, tạo ra một ngoại hình độc đáo cho mảnh ghép.

Phương pháp sửa chữa bảo tồn kỷ niệm lịch sử độc đáo của mỗi tạo tác bằng cách nhấn mạnh lịch sự "gãy xương" và bị phá vỡ của nó, thay vì che giấu hoặc ngụy trang những nét gẩy. Kintsugi thường làm cho mảnh được sửa chữa thậm chí đẹp hơn bản gốc, làm sống lại nó với cuộc sống mới.

Những kỹ thuật này họ học từ thiền học, cái cũ và cái mới có thể sống chung với nhau để tạo nên cái gì đẹp hơn.

Trong một ý nghĩa rất thực tế, ý tưởng của wabi-sabi mời gọi người xem xét sự không hoàn hảo - một vết lõm trong một cái chén đồng hoặc một vết nứt trong một bình thủy tinh – hay những nét đổ nát qua thời gian của bức tượng Phật.

Tất cả như là một vật thể có giá trị.

Ý tưởng ôm lấy sự không hoàn hảo hoàn toàn là cái nhìn ngược lại của chúng ta có trong thế giới Tây phương.

Và như vậy, khi bạn chiêm nghiệm để tạo ra một nền văn hóa của sự đổi mới - để truyền cảm hứng cho những người tốt nhất và sáng nhất của bạn để đổi mới - biết rằng trước tiên bạn phải khuyến khích việc theo đuổi sự không hoàn hảo. Điều này không có nghĩa là chấp nhận thất bại. Nó có nghĩa là để nắm bắt học tập. Các nhà sáng tạo không có ý định thất bại từ ban đầu. Họ quyết định học hỏi, tìm tòi. Họ sử dụng sự không hoàn hảo như một phương tiện để kiểm tra các giả định của họ về những gì có thể. Và một ngày nào đó, họ sẽ có một sản phẩm hoàn hảo vào thời điểm đó.

·       Robabi Griggs Lawrence, tác giả của cuốn sách "Bất toàn đơn giản: Xem xét lại ngôi nhà Wabi-Sabi" (Simply Imperfect: Revisiting the Wabi-Sabi House), trong đó, nếu một cái rương cũ có ý nghĩa với bạn, hay một ngăn kéo của bàn viết của bạn bị mất đi, thì những điều đó không nhất thiết phải là một chướng mắt. Nó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy các mãnh (có vết tích trên) đã được xử dụng và rất được ưa thích. Utsukushii, một từ ngữ tiếng Nhật có ý nghĩa là cho "đẹp", đã xuất phát từ ý nghĩa ban đầu là "được yêu."

·       Hãy suy nghĩ về màu sắc có trong tự nhiên: xanh, xám, tông màu đất và rỉ sét. Điều này tạo ra một bầu không khí yên bình và hài hòa. Wabi-sabi không có nghĩa là ôm lấy sự lộn xộn, mà là "có suy nghĩ và làm việc đằng sau nó, không bỏ bê." Một ấm trà tinh tế không thể tỏa sáng nếu nó được nằm trong một tủ chất chứa đầy nghẹt những những vật thể khác; mà là bạn phải cần chuẩn bị một không gian để bạn có thể cho nó đứng riêng và thực sự đánh giá cao nó mỗi khi bạn đi qua đi lại. Mọi đồ vật trong nhà bạn phải đẹp, hữu ích, hoặc cả hai trong cái nghĩa wabi-sabi của bạn!

Sự chào đón sự không hoàn hảo này trong cuộc sống của bạn là trọng tâm của khái niệm wabi-sabi của Nhật Bản, có nghĩa là "vô thường, không hoàn hảo và không đầy đủ." Từ này xuất phát từ hai từ riêng biệt. "Wabi" mô tả sự sáng tạo của vẻ đẹp hoàn hảo thông qua việc bao gồm các loại hoàn hảo đúng, chẳng hạn như một bất đối xứng trong một chén sứ thủ công (tương phản với độ chính xác của chén làm bằng máy). “Sabi” phản ánh loại vẻ đẹp phát triển theo độ tuổi, chẳng hạn như sự xuất hiện của quá trình oxy hóa bề mặt của một bức tượng đồng.

Thông thường, wabi-sabi được áp dụng cho các nguyên tắc thiết kế, chẳng hạn như tạo không gian sống để tránh các phòng khách trùng hợp với nhau vào những năm 1940 hoặc '50. Điều này bao gồm tập trung vào các loại không đối xứng bạn sẽ tìm thấy trong tự nhiên - ghế bằng gỗ thủ công, sự rủ xuống tự nhiên của một cánh hoa khô trong một chiếc bình hoặc một chiếc túi da mòn đã được đi theo bạn trong suốt một thời gian dài.

Nhưng không phải tất cả wabi-sabi đều có chủ ý. Thiên nhiên là nguồn tốt nhất của thẩm mỹ wabi-sabi. Và khi bạn hòa hợp với thế giới bên ngoài, bạn bắt đầu thấy wabi-sabi ở những nơi khó xảy ra nhất. Đó là:

·       Các vết nứt trong vỏ cây, một dấu hiệu của sự trưởng thành khỏe mạnh;

·       Hoặc các vết nứt cằn cỗi trên khuôn mặt của chúng ta khi chúng ta già đi;

·       Hoặc nét mặt rám nắng, tự tin khi chúng ta đạt được sự khôn ngoan trên suốt quảng đường dài;

·       Và, Krishnamurti đi sâu hơn, nói rằng linh hồn chúng ta đều được cấu thành bằng cùng một loại giấy báo, xuất phát từ các nếp gấp trong bài báo và qua thời gian từ từ được gấp lại thành những nếp và khi mở ra, thì đó là những trải nghiệm của chính bạn.

Rốt ráo lại:

Hãy rung những chuông vẫn còn có thể rung

Hãy quên đi lời đón mời hoàn hảo của bạn

Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt

Đó là cách ánh sáng len vào”  

Leonard Cohen

 

(Ring the bells that still can ring

Forget your perfect offering

There’s a crack in everything

That’s how the light gets in.

Leonard Cohen) 

5-    Hiện tại 

Kết luận trong đời thường là:

·       Ngày hôm nay chúng ta không còn thấy cần thiết phải lấy tư tưởng về giáo dục, luân lý, những lời giảng dạy của Khổng Tử làm mẩu mực trong cuộc sống nữa;

·       Cũng không còn là lúc bình luận chiến lược, chiến thuật …đánh nhau qua các thế trận của …Binh pháp Tôn Tử nữa!


Chính vì vậy mà con người và Đất Nước Việt phải chịu sự trì trệ biết bao thế hệ, đặc biệt trong chiều dài lịch sử trong suốt hơn 45 năm qua.

Vì vậy,

·       Chúng ta cần phải áp dụng ý tưởng dân tộc từ tiền nhân để lại cộng thêm chiều hướng đổi mới của dòng lịch sử dân tộc để tiến đến sự toàn hảo trong cái bất toàn của trời đất.

·       Và một người bạn trên mạng đã góp ý như sau:” Nếu nói về sự 'không hoàn hảo' thì có thể lấy ngay trường hợp Việt Nam Cộng Hòa làm ví dụ là rất phù hợp. Nước VNCH từng nức tiếng là Hòn Ngọc Viễn Đông tức là VNCH là một đất nước xinh đẹp, tự do, phồn thịnh rồi, phải không ạ? Trước khi bị CS cướp nước, cũng có nhiều điều tiếng này nọ chê bai, chỉ trích nền Tự do, Dân chủ và các vị lãnh đạo của Nước VNCH. Nhưng đến hôm nay, sau mấy mươi năm nhìn lại, thì cũng chính các vị chê bai đấy, kể cả các vị từng 'Ăn cơm Quốc gia, thờ ma CS', thì hầu hết đều nhìn nhận Nước VNCH dù "không hoàn hảo" nhưng đã rất đẹp, rất Tự do, Dân chủ đấy sao??!!” 

Xin hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm kim chỉ nam cho những hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn…

Phổ Lập Mai Thanh Truyết

Trên bước đường Đoạn Ái

Cập nhật 18-12-2020