Thursday, May 30, 2019



Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết: Một Kỳ Tài ‘Giải Phóng Môi Sinh’
08/03/200800:00:00(Xem: 7900)
·         Hà Nhân Văn
·          
Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết: 1 Kỳ Tài ‘Giải Phóng Môi Sinh’
Bão tố, nóng lạnh, núi lở, biển dâng, động đất v.v… đều ngoài tầm tay của con người, do một Mẹ Thiên nhiên. Hội Địa Lý quốc gia Hoa Kỳ, xuất bản tập sách với nhiều hình ảnh quí giá, nhan đề "Sức mạnh của Thiên nhiên" (Powers of Nature – NGS, Wash, DC., 199 pp, với những hìnhảnh tuyệt đẹp và sống động). Cuốn sách quí giá trên lôi cuốn độc giả thật mê say và kỳ thú, từ sự thay đổi dáng hình của trái đất với lục địa và biển cả cách đây 200 triệu năm rồi 135 triệu năm, 65 triệu năm cho đến trái đất  ngày nay. Dù là tay vô thần triệt để, trước sóng thần tsunami ở ĐNÁ và bão Katrina ở Hoa Kỳ cũng phải cúi đầu kinh khiếp trước sức mạnh của Mẹ thiên nhiên. Từ ngàn xưa, ta có thể nói một cách đầy tự hào và hãnh diện: Tổ tiên ta đã biết thờ kính Mẹ Thiên nhiên qua Đạo Mẫu VN , xuất phát từ đời vua Hùng. Ngày nay, HNV tôi có thể nói mà không sợ quá đáng, khiên cưỡng hay đề cao: Tiến sĩ Mai Thanh Truyết là "đệ tử" của đại đạo Thiên Nhiên, môi sinh và môi trường. Nói được như thế là HNV tôi đã sưu khảo và đã nghe cả trăm bào viết và nói của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và đài RFA trong nhiều năm qua. Nói một cách tâm linh, hẳn là bà Chúa Thượng Ngàn (Đạo Mẫu) và Mẫu Thoải (Thủy Tiên Thánh Mẫu) chắc sẽ thưởng công cho nhà khoa học lỗi lạc này.
 Trận giá lạnh kinh khủng ở Việt Nam hiện nay từ miền Trung đến Thượng du miền Bắc, DO ĐÂU" Tất nhiên là do Mẹ Thiên Nhiên, ngoài tầm tay của Nhà nước CSVN. Hơn nửa thế kỷ mới có một trận rét và giá buốt khủng khiếp như thế, kéo dài cả tháng; 54.000 trâu bò và gia súc chết! Nhưng ở mặt khác, rất khoa học, lại do con người VN đã tiếp tay với Mẹ Thiên Nhiên.
Về Một Nhà Khoa Học Môi Sinh Việt Nam
Nhà khoa học Mai Thanh Truyết đã liên tiếp lên tiếng về môi sinh và họa phá rừng ở Việt Nam trên đài Á Châu Tự Do (RFA) và trên báo. Tôi sưu tầm được gần 30 bài báo thật giá trị, phong phú và cô đọng của TS Mai Thah Truyết, quê ở Tân Phú Thượng, tỉnh Hậu Nghĩa cũ, đậu Tiến sĩ "Cơ cấu hóa học hữu cơ", ĐH Pháp quốc (Chimie Organique Structurale), cựu Trưởng khoa Hóa Học ĐH Sư Phạm sàgòn, Giám đốc Học vụ ĐH Cao Đài, Tây Ninh, chuyên gia Nghiên cứu Y sinh hóa ĐH Y Khoa  Mineapolis.
Với cách nói và hành văn của TS Truyết rất nhẹ nhàng, bình dị, dễ hiểu, có thể nói rất Việt Nam và rất miền Nam với hàng chục năm ông nói và viết về môi sinh, môi trường, thiên nhiên, rừng cây, ô nhiễm. Ông đã đem lại ơn ích rất lớn quê hương Việt Nam. Theo dõi báo chí trong nước, có hàng tá bài nói và viết của TS Truyết đã được sao chép lại gần như nguyên văn đăng vào mục khoa học trên nhiều báo ở Hà Nội và Sàigòn như SGGP, Hà Nội Thanh Niên, Tuổi Trẻ… Nếu đã nghiên cứu về Đạo Mẫu Việt Nam và khoa học Môi sinh hiện đại, t sẽ thấy TS Truyết quả là một gạch nối giao lưu và phản ảnh truyền thống trọng kính Mẹ Thiên Nhiên , núi rừng và sông biển của ông cha ta xưa. việt Nam có  tục thờ CÂY mà học giả Pháp , LM thừa sai L. Cadière đã trình bày khá cặn kẽ: "Le Culte des Arbres" – (BEFEO T.XVIII, 1918). Bà Chúa Thượng Ngàn trong Đạo Mẫu Tứ Phủ là bà nữ thần coi rừng cây lớn, phải làm lễ cúng bà, phải trồng 6 cây nhỏ để gọi là "trả lại bà Chúa". Trước ngày Chùa Hương mở hội, phải làm lễ cúng bà Chúa gọi là xin bà cho mở cửa rừng núi ở bìa rừng Bình-Trị-Thiên thường dựng miếu thờ Bà Rú hóa thân bà Thượng Ngàn coi núi rừng. Năm Bính Ngọ  (1126), vua Lý Nhân tông ban chiếu chỉ: "Cấm dân chúng mùa Xuân không được chặt cây" (Đại Việt Sử ký  toàn thư, Q.II, tr. 24a).
Thập niên 1990, Âu Mỹ hốt hoảng trước họa môi sinh và Thiên nhiên bị tàn phá, Âu Mỹ nhất loạt nói lên cao trào bảo vệ và Giải phóng Môi sinh, Môi trường. Đặc san khảo cứu khoa học Dedalus của Hàn Lâm Viện Nghệ thuật và khoa học Mỹ ấn hành số đặc biệt, trên 300 trang với chủ đề "THE LIBERATION OF ENVIRONMENT" (Giải phóng môi trường – Dadalus, Summer 1996, vol. 125, no.3). Giáo sư K.M. Meyer-Abich, giảng dạy Triết học Thiên nhiên: Tiến đến một nền Triết học Sinh học Trung đạo (tạm dịch) (Humans in Nature: Toward a Physiocentric Philosophy- Báo đã dẫn, tr. 213-232).
Qua công trình nghiên cứu, nói trên đài RFA và viết trên báo của TS Truyết, quả thực ông là một chiến sĩ cách mạng môi sinh trong cuộc giải phóng  môi trường mà ông nhắm hẳn về quê hương Việt Nam. Với những bài khảo cứu, đại loại như "Năng lượng methanol", "Tế bào năng lượng" và môi sinh ở Việt Nam, có thể tập trung thành một bộ sách mấy trăm trang. Nếu giới lãnh đạo CSVN biết lắng nghe, thiết nghĩ đại họa môi sinh ở Việt Nam đâu đã đến nỗi thê thảm như ngày nay. Trận rét kinh khủng này nếu năm 1945 có thể giảm bớt độ giá rét đi rất nhiều vì rừng cây núi đồi chưa trơ trụi, vì còn cây đa cổ thụ, còn lũy tre làng che chở.
3/2008






                                                                                                                    http://khoahocnet.files.wordpress.com/2011/09/sachtubauxitdenuranium-gross.gif?w=109&h=150

Trung Quốc không khai thác Bauxite mà là khai thác quặng mỏ Uranium. Trung Quốc đồng thời xử dụng dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án khai quặng mỏ bauxite khác qua âm mưu chính trị tiến chiếm Việt Nam dưới tình trạng “Không có tiếng súng nổ ngòai biên cương, không có tiếng kêu cứu trước công luận quốc tế… “. Thảm họa Tây Nguyên, do Chinalco của Trung Quốc thực hiện gây ô nhiễm và độc chất sẽ đi vào sông Sérépók, di chuyển xuống thượng nguồn sông Đồng Nai và đặc biệt là thành phố Sài Gòn gây hại không khí và nguồn nước cung cấp cho 30 triệu cư dân, đưa đến những chứng bệnh như mô não bị hủy họai (encelopathy), bị lõang xương, thiếu máu, và có thể bị chứng Parkinson…Bụi đỏ gây ung thư phổi và làm biến dạng tử cung…”
TỪ BAUXITE ĐẾN URANIUM
của
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
UYÊN HẠNH giới thiệu
TỪ BAUXITE ĐẾN URANIUM không chỉ là một quyển sách có mục đích nói về tiến trình đơn giản của việc khai mỏ 2 quặng chất, mà là tiếng chuông thức tỉnh ròn rã ngân vang âm thanh cảnh báo của những nhà khoa học, thức giả Việt Nam trước tai biến trầm trọng hiên thời của đất nước chúng ta. Những bài viết có tính cách chuyên môn lồng trong dữ kiện chính trị hiện thời. Tác giả đi vào tất cả mọi vấn đề của hiện tình đất nước qua nhiều thời điểm sôi động, đặc biệt của hai năm nay, như các vấn đề Biển Đông, Bauxite, Uranium, Tình báo Trung Quốc, Âm mưu thôn tính Việt Nam, Tự do ngôn luận và báo chí, thái độ của nhà nước Việt Nam với vấn đề tranh đấu cho Tự do Dân chủ…

TỪ BAUXITE ĐẾN URANIUM là một quyển sách dày gần 600 trang, do Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Giáo sư  Trần Minh Xuân và  Tiến sĩ Phan Văn Song cùng viết. Với nội dung của 36 bài viết giàu sự kiện, đặc biệt với tính cách chuyên môn, tấm lòng sôi sục cho an nguy đất nước, cùng những nhận định sắc bén đã chỉ rõ, vạch trần, phân tích, dẫn chứng và bình luận về hiện trạng gay go nguy hiểm của Việt Nam.
Sách viết rất chi tiết về nhiều sự kiện thực tiễn để chúng ta đạt được cái nhìn khó thấy. Sách trình bày những hư chiêu, chiến thuật dương đông kích tây được sử dụng như “liên hòan chiêu thức” tung hỏa mù, mục đích che đậy những hành động mờ ám để đẩy Việt Nam vào một cái chết tàn nhẫn. Qua những bài viết về hiện trạng tại Việt Nam, nhất là thời gian của năm 2009 với nhiều đề tài cập nhật về quá trình BAUXITE và URANIUM, các chuyên gia cho ta thấy rõ hiểm họa nặng nề đang phủ lên đất nước Việt Nam, và dấu giày xâm lăng của Bắc Kinh đang âm thầm hiện diện tại Việt Nam. Qua những chứng minh và phân tích của sách, chúng ta thấy rõ cuộc xâm lăng âm thầm của Trung Quốc đang dần dần bành trướng mọi nơi: đất liền, biển cả, quân sự, chính trị, tình báo, kinh tế, công nghiệp…

“Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng” của Trung Quốc qua các lãnh vực: Tiến sĩ Mai Thanh Truyết với những chứng liệu cụ thể trong bài “ĐỘC TỐ ĐỎ…” đã nêu rõ thảm họa Tây Nguyên, do Chinalco của Trung Quốc thực hiện gây ô nhiễm và độc chất sẽ đi vào sông Sérépók, di chuyển xuống thượng nguồn sông Đồng Nai và đặc biệt là thành phố Sài Gòn gây hại không khí và nguồn nước cung cấp cho 30 triệu cư dân, đưa đến những chứng bệnh như mô não bị hủy họai (encelopathy), bị lõang xương, thiếu máu, và có thể bị chứng Parkinson…Bụi đỏ gây ung thư phổi và làm biến dạng tử cung…” Một người dân sống gần lò luyện nhôm của Chinalco ở Tây Tạng, đất nuớc bị Trung Quốc cưỡng chiếm và là nơi bị Trung Quốc xả rác phóng xạ kể rằng: “Khói bao phủ sườn đồi. Nếu chúng tôi để lừa hay cừu ra gặm cỏ, răng của chúng trở nên vàng khè và giòn, rồi rụng hết…” Ngòai sự kiện ô nhiễm môi trường sống của người dân tại Việt Nam, dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án khai quặng mỏ bauxite khác ẩn tàng một âm mưu chính trị của Trung Quốc, đó là việc tiến chiếm Việt Nam dưới tình trạng “Không có tiếng súng nổ ngòai biên cương, không có tiếng kêu cứu trước công luận quốc tế… “

Một trong 36 bài viết trong sách, là bài  “Phải Thắc Mắc và Đừng Im Lặng” đã được Giáo sư Trần Minh Xuân đưa ra sự kiện “700 tờ báo và 1 Tổng Biên Tập” và những vấn đề xảy ra trong giới báo chí, rõ rệt nhất trong vụ việc tháng 4/2009. Sách cũng cho chúng ta cơ hội cùng nhìn lại những sự kiện như vụ Nguyễn Tiến Trung, Trần Kim Anh, Lê Thị Công Nhân, Lê Chí Quang, Lê Trần Luật, Lê Công Định và rất nhiều người khác nữa đã bị quy trách vi phạm điều 88. Điển hình là vụ việc ngày 22.6.2009 luật sư Lê Công Định bị xóa tên khỏi danh sách Luật sư đòan, không còn quyền “kiện Bắc Triều trước Tòa án hình sự Quốc tế” và luật sư Lê Chí Quang không còn có thể kêu gọi người dân “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều”, đã thấy rõ lý do vì sao lại không có tiếng kêu cứu trước công luận quốc tế. Sách đi sâu vào vấn đề Bát Nhã, vấn đề vi phạm điều 88, vấn đề báo chí như một phối hợp tung hỏa mù, giúp cho công cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung Quốc được trôi chảy. Tất cả các hư chiêu nhằm mục đích đánh lạc hướng đấu tranh của nhân dân Việt, chống lại vụ khai thác Bauxite và sự việc Trung Quốc đưa một nhân lực hùng hậu cùng “khí cụ, dụng cụ khai thác quặng mỏ” (?!) tràn ngập đồi núi thị thành Việt Nam.

Bắc Kinh với sự đồng thuận của Hà Nội đã và đang thực hiện một bước triển khai mang thực chất của đôi hia bảy dăm qua tầm vóc rộng lớn trong sự kiện “hợp thức hóa” đội ngũ công nhân và binh lính Trung Quốc được đưa vào đóng chiếm vùng Cao nguyện Trung phần. Muốn biết hiện tình Việt Nam rõ ràng hơn xin mời đọc “Từ Bauxite đến Uranium”. Hãy cùng tìm hiểu để cùng họat động hướng về một giải pháp cứu nguy đất nước, chận đứng gót giày xâm lăng của Trung Quốc. Nguyện cầu anh linh tiền nhân, hồn thiêng non nước Việt phù hộ những kẻ lầm đường lạc lối nhận chân sự thật, để không còn mê lầm làm kẻ bán linh hồn cho quỷ dữ.
Trong bài “Việc Khai Thác Quặng Bauxite Ở Việt Nam: Lợi Hay Hại?” Tiến sĩ Mai Thanh Truyết chứng minh và vạch rõ thêm mưu đồ trên đây. Theo tin cập nhật được đăng trong sách nầy, chỉ riêng tại hiện trường khu khai thác Tân Rai ở xã Lộc Thắng hiện có trên 1.000 công nhân chuyên viên Trung Quốc. Được biết tính đến nay tổng số người Trung Quốc có khỏang 100.000 người, đã hiện diện khắp các khu vực khai mỏ. Chúng ta cũng đồng thời nhận thấy được sự kiện công nhân Trung Quốc tràn vào các công nghệ khác như Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh với trên 4.000 nhân công. Công ty Nhiệt điện Hải Phòng với trên 2.000 nhân công. Công ty than Nông Sơn trên 600 công nhân. Công ty Điện Đạm Cà Mau có trên 1.000 công nhân .v.v… Thật đáng lo ngại!

Theo những nêu dẫn cùng nhận định của các khoa học gia tác giả, Trung Quốc được nhà cầm quyền Việt Nam giao khóang việc khai thác quặng mỏ Bauxite tại Cao nguyên Trung phần, với những đặc quyền ngọai hạng. Bài viết nêu rõ mọi thủ tục tiến hành để thực hiện một công trình khai thác và sản xuất đều vượt ra ngoài khuôn khổ của Bộ Luật Môi Trường của Việt Nam. Các bài viết diễn bày rõ ràng các dữ kiện tại Việt Nam sẽ đem lại một kết quả tai hại nặng nề là chúng ta đang mất Việt Nam, gói trọn trong câu bình phẩm của tiến sĩ Mai Thanh Truyết: ”Việc làm nầy chắc chắn sẽ được khắc ghi vào những trang sử đen tối nhất của Việt Nam thời Hiện Đại! ”

Theo ước tính của Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council), trữ lượng Uranium trên thế giới là 13,792 triệu tấn, trong đó Việt Nam chứa 1,7% tức 237.300 tấn. Trung Quốc không khai thác bauxite mà là khai thác quặng mỏ uranium. Trung Quốc sử dụng hai vùng khai thác bauxite nầy như một âm mưu để hợp thức hóa sự hiện diện của công nhân, chuyên viên, và thậm chí những  quân nhân tình báo chiến lược để chiếm đóng và khai thác tất cả lợi điểm của vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Qua công ty Chinalco, nhà cầm quyền Việt Nam đã tạo ra cơ hội cho Trung Quốc đem nguồn nhân sự đóng cùng khắp ở Việt Nam. Dự án khai thác quặng mỏ bauxite chỉ là nuớc cờ Trung Quốc cố tình đánh lạc hướng thế giới, để thôn tính Việt Nam.
Làm thế nào để chận đứng gót giày bạo hành xâm lăng của Trung Quốc? Muốn bảo vệ một đất nước phải biết nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Khi độc lập và tự do được mọi người qúy trọng giữ gìn, các cường quốc với ý đồ xâm lăng khó có thể diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc. Một quốc gia khư khư giữ nguyên chế độ độc quyền lãnh đạo, thẳng tay đàn áp đối lập, đầy đọa người dân trong cảnh nghèo đói, chậm tiến và thất học, để không còn ai có thể chống đối lại họ được, sẽ là một chính thể đưa dân tộc đến họa diệt vong. Bởi vì một chính thể chuyên chế hay độc tài sẽ là lợi khí cho kẻ ngoại xâm. Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng. Suốt giòng lịch sử Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng tiêu diệt lọai người lãnh đạo chuyên chế có thể thực hiện, nhưng tiêu diệt ý chí quật cường của cả một dân tộc là vấn đề không đạt được.

Nhiệt huyết và sự dũng mãnh can cường của dân tộc Việt đã chứng minh rõ ràng qua các giai đọan lịch sử của công cuộc chống ngọai xâm. Từ nhà Trần đánh đuổi quân Mông Cổ, cho đến nhà Lê đánh bại quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh. Lãnh đạo yêu nước thương dân, tòan dân yêu chuộng tự do và độc lập là khí cụ bền vững sắc bén nhất phá tan sự bạo hành và ý đồ cưỡng chiếm của ngọai bang.
Với những nhận xét nêu rõ trong sách, chúng thấy rõ qua tình hình hiện thời, Việt Nam phải biết vận động giới truyền thông và dư luận thế giới. Phải khéo léo cho thế giới thấy được rằng đây là một hiểm họa chung của các nước, không riêng gì Việt Nam. Chúng ta phải biết sử dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc để tạo hỗ trợ cho Việt Nam, vận động quốc tế cùng hợp lực ngăn chặn sự bành trướng và mộng bá chủ hòan cầu của Trung Quốc. Ngòai việc chúng ta sẽ cứu thóat đất nước Việt Nam khỏi sự xâm lăng của Trung Quốc, sẽ còn đẩy lùi được bước chân tàn độc của chiến tranh, bóng tối của nghèo đói, của ô nhiễm bệnh họan, để kiến tạo nên một kỷ nguyên của hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới.

Đọc TỪ BAUXITE ĐẾN URANIUM đi qua bao sự kiện chúng ta không khỏi dấy lên niềm thương nỗi hận. Nhưng chính từ trong niềm xót xa đau cho một Việt Nam đang bị đọa đày bị chà đạp, sẽ là ý hướng quật khởi. Chúng ta phải đồng lòng phản kháng chống lại móng vuốt và âm mưu cùng mánh khóe của nhà cầm quyền Trung Quốc trong manh tâm xâm chiếm Việt Nam. Chúng ta sẽ đạp đổ mộng xâm lăng của Trung Quốc. Chúng ta không khuất phục, không chấp nhận cho Trung Quốc tiếp tục thực hiện việc chiếm đọat Việt Nam bằng một “Cuộc Xâm Lăng Không Tiếng Súng”.

Đọc “Từ BAUXITE đến URANIUM” để thấu rõ tình hình đất nước. Đọc để hun đúc tình yêu tổ quốc và trách nhiệm của con dân nước Việt. Đọc để có cùng một nhận định, rằng, chúng ta là người dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất mình phải tri ân suốt cuộc sống, chúng ta phải đồng tâm sát cánh ủng hộ những người đang xả thân cứu nước, tranh đấu chống bạo quyền, để bảo vệ một Việt Nam không bị Trung Quốc làm ô nhiễm và dũng mãnh đạp đổ ý đồ xâm lược của họ. Chúng ta phải tranh đấu và giữ vững một Việt Nam của chúng ta và cho thế hệ con cháu chúng ta.
Trong mỗi trang sử, trong ký ức, trong tim óc chúng ta còn ghi rõ các thời kỳ thống trị tàn khốc của giặc Tàu. Chúng ta không cúi đầu buông xuôi, chấp nhận cho Trung Quốc gian xảo ngang nhiên bạo ngược cưỡng đọat Việt Nam.

UYÊN HẠNH
29.10.2009




Đọc sách: “Những vấn đề môi trường Việt Nam” của tiến sĩ Mai Thanh Truyết
Phạm Xuân Đài

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEim0FepDd6j_GP3t_KSPfaLS_CTq2HGUA4kYgmM_78TDLA2cx67TBl7twujoKlTpdSzQBamBRS2ctN_x01FSAcyEc1l6I5WTVMQym9guXnjX392w1lR7k1OowOjaPnpxW0GzUQ03VGKow/s1600/M%25C3%25B4i+Tr%25C6%25B0%25E1%25BB%259Dng+Vi%25E1%25BB%2587t+Nam_thum.jpg
“Những vấn đề môi trường Việt Nam”, biên khảo của tiến sĩ Mai Thanh Truyết, 481 trang, do Vietnamese Amerian Science and Technology Society (VAST) xuất bản. Liên lạc: VAST, 2210 S. Azusa Ave., West Covina, CA 91792 – USA. Tel: (562) 896-8035. E-mail: EnviroVN@gmail.com

Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam của tác giả Mai Thanh Truyết là một cuốn sách có chủ đề về khoa học liên quan mật thiết đến đời sống của dân chúng Việt Nam.


Có lẽ môi trường là chuyện chúng ta rất thường nghe trong thời đại chúng ta, nhưng ít khi có dịp cảm nhận hoặc đối diện trực tiếp. Một sự kiện tất cả chúng ta thường gặp nhất liên quan đến vấn đề môi trường là việc đi làm smoke check cho chiếc xe của chúng ta, nhưng việc đó mấy năm mới xảy ra một lần. Còn trong đời sống bình thường của chúng ta ở vùng Quận Cam hiền lành này thì hầu như chẳng bao giờ có cảm nhận gì đặc biệt về vấn đề môi trường.

Thế nhưng một số quý vị về Việt Nam thăm gia đình khi quay lại Mỹ thường than là Sài Gòn bây giờ nóng bức, đầy khói xe và bụi, quý vị đó đang mô tả bầu không khí bị ô nhiễm của thành phố xưa kia là Hòn Ngọc Viễn Đông, nhưng nay đang là một hòn ngọc dính đầy vết bẩn. Một kinh nghiệm khác của chính chúng tôi: cách đây mấy năm tôi có dịp đi 
cruise trên sông Dương Tử ở Trung Quốc, suốt bốn ngày đi trên con sông dài nước xanh bát ngát. Một lần tàu dừng tôi ngỏ ý với nhân viên trên tàu muốn xuống sông bơi lội một lúc thì được trả lời: tuy trông nước nó trong xanh đẹp đẽ như vậy nhưng không thể tắm được, vì ô nhiễm rất nặng. Các nhà máy chế tạo xe hơi ở miệt Trùng Khánh và vô số nhà máy khác đã xả xuống sông tất cả nước thải công nghệ, khiến nước một con sông lớn và đẹp đẽ như thế không thể dùng cho sinh hoạt con người được nữa. Mà không chỉ sông Dương Tử, từ vài ba thập niên trước báo chí Tây phương đã báo động con sông mà ai cũng biết ở châu Âu là sông Danube với nhạc phẩm lừng danh Le Beau Danube Bleu – Dòng Sông Xanh, cũng đã hoàn toàn bị ô nhiễm vì chất thải kỹ nghệ của tất cả các quốc gia mà nó chảy qua.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh7xd4jcn86XT2y2Q3Z97HiRLjq4Gt9hYx_xDCfA-X6bpbu61K7Rc8gktRxKsBlTkJJYX0pVLYBudvshVNnvdHXxrPeysfy6tK_tCp2v8F3JK9AkyKqxenmDmUHMDJybRGYJ3wmfBp9qw/s320/M%25C3%25B4i+Tr%25C6%25B0%25E1%25BB%259Dng+Vi%25E1%25BB%2587t+Nam.jpg

Những ví dụ trên cho thấy, nhiều thứ đẹp đẽ, trong lành quanh chúng ta đang bị hủy hoại, không còn lành mạnh, và tình hình nói chung đã rất nguy cập cho cuộc sống của con người trên trái đất. Nhiều hiện tượng thiên nhiên bất lợi cho cuộc sống đã xuất hiện một cách trầm trọng khiến các nước lớn trên thế giới đã phải nhiều lần họp bàn cách cứu vãn trái đất này. Môi trường đã thành một vấn đề trọng đại nhất trong thời đại của chúng ta.

Đất nước Việt Nam của chúng ta từ khi mở cửa đón nhận đầu tư của ngoại quốc từ hơn 20 năm nay cũng đang trải qua thách đố rất nặng nề về môi trường. Đầu tư của ngoại quốc có nghĩa là những công ty nước ngoài đem vốn liếng và kỹ thuật vào mở hãng xưởng sản xuất công nghệ trên đất Việt Nam, vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, nhân công rất rẻ. Các nhà máy khi vận hành thì phải thải ra những chất phế thải, thường là độc hại, ở dạng khí, dạng chất lỏng hoặc chất rắn. Thải đi đâu? Chất khí thì phun thẳng vào bầu khí quyển, chất lỏng thì cho xuống sông ngòi, chất rắn thì đổ vào các bãi rác. Đúng quy luật thì các chất thải độc hại phải được xử lý để loại chất độc đi, nhưng hầu hết các nhà máy ở Việt Nam đã không theo đúng quy trình này nên không khí, đất và nước của chúng ta bị ô nhiễm rất nặng nề. Và lần đầu tiên, một nhà khoa học Việt Nam, tiến sĩ Mai Thanh Truyết, đã bỏ công sức thu thập tài liệu, nghiên cứu kỹ để cho ra đời một cuốn sách về một vấn đề sống còn của nước ta hiện nay, đó là vấn đề môi trường bị ô nhiễm.

Với 480 trang sách, qua 25 chương trình bày nhiều chủ đề khác nhau, chúng ta có thể đúc kết nguy cơ ô nhiễm môi trường Việt Nam trong mấy dạng chính: đó là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm mặt đất và ô nhiễm không khí.

Trước hết về ô nhiễm nguồn nước, tác giả cho thấy chất thải lỏng của các nhà máy kỹ nghệ đang là một vấn nạn lớn cho quốc gia, vì các chất này được thải thẳng xuống các dòng sông mà không qua xử lý. Cho đến hôm nay, tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông Việt Nam đã tăng đến một mức độ kinh khủng và không có phương cách nào cứu chữa được nữa. Ở những vùng tập trung nhiều nhà máy, các dòng sông trước 
kia là nơi giặt giũ tắm rửa, nước sông được sử dụng như một nguồn nước sinh hoạt chính của gia đình người dân, nay hoàn toàn không thể dùng được nữa. Đó là các vùng:

- Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. Lượng chất lỏng được thải vào lưu vực sông Cầu ước tính khoảng 40 triệu mét khối một năm, gây mầm mống bệnh ung thư cho người và tôm cá hầu như không còn hiện diện nơi đây nữa.

- Lưu vực sông Nhuệ, có lượng nước thải công nghệ ước tính khoảng 120 triệu mét khối/năm, thêm vào riêng thành phố Hà Nội trung bình 20 triệu mét khối/năm. Hai hạ lưu ô nhiễm nặng nhất là sông Nhuệ và sông Tô Lịch không còn điều kiện cho tôm cá sống, và vào mùa khô nhiều đoạn trên hai sông này chỉ là những bãi bùn, được xem là các bãi rác lộ thiên.

- Lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Hàng năm sông ngòi trong khu vực này tiếp nhận khoảng 50 triệu mét khối nước thải công nghiệp, chưa kể chất thải của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất trong thành phố Sài Gòn. Những hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân v.v... và vô số loại thuốc bảo vệ thực vật đã được thải thẳng xuống sông Sài Gòn. Sông Thị Vải trong khu vực này đã bị chất phế thải nhà máy bột ngọt Vedan của Đài 
Loan làm hư hỏng hoàn toàn.

- Lưu vực sông Tiền giang và Hậu giang: Hai sông này bị ô nhiễm là do hóa chất trong dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, kết quả của việc khai thác tối đa nguồn đất cho nông nghiệp. Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hóa chất độc hại là mầm bệnh ung thư hiện diện trong nước hai sông này. Ô nhiễm nước cũng gây trở ngại cho việc nuôi thủy sản trên sông, khiến cá bè có khi chết hàng loạt.

Sau ô nhiễm nước là vấn đề ô nhiễm mặt đất. Những nguồn chính tạo ra ô nhiễm mặt đất tại Việt Nam hiện nay là việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật quá tải và bừa bãi, cùng với việc thải chất phế thải lỏng và rắn của các nhà máy sản xuất. Tất cả đều độc hại khi xâm nhập vào đất. Các hóa chất không tan sẽ nằm trong đất, cây cỏ sẽ hấp thụ vào rễ, thân, lá hay quả, con người hay súc vật ăn các thảo mộc này có nghĩa là đưa chất độc vào người, tích tụ dần dần để thành thứ bệnh thường nghe trong thời đại này, là bệnh ung thư. Còn những phế thải lỏng cho chảy trên mặt đất thì sẽ thẩm thấu vào đất, hòa nhập với dòng nước ngầm cũng sẽ tác hại vào đời sống và sự sản xuất của con người. Ngoài những nguồn trên, chính rác do sinh hoạt của đô thị thải ra, nếu không được xử lý đúng mức cũng trở thành nguồn ô nhiễm đáng kể. Tại Việt Nam hiện nay tuy luật lệ về môi trường có quy định khá rõ ràng về việc xử lý các chất phế thải, nhưng đại đa số chỉ hiện diện trên giấy tờ, vì thiếu nhân lực kinh nghiệm, thiếu ngân sách, việc kiểm soát và quản lý quá kém và quan trọng hơn hết là nạn tham nhũng.

Vấn đề ô nhiễm không khí dễ cảm nhận nhất là số xe cộ tăng gia quá mức tại các đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Mỗi thành phố đều có hàng triệu xe lưu thông hàng ngày, xả khói và tung bụi mịt mù vào không khí, và không khí ấy lại đi vào những lá phổi của người sinh sống ở đó. Lượng bụi ở những nơi này cao bốn lần hơn mức độ cho phép, cộng với khói xe sẽ gây nhiều chứng bệnh đường hô hấp cho dân chúng.

Đó là nói một cách tổng quát về ba nguồn ô nhiễm, nước, đất và không khí. Tác giả Mai Thanh Truyết trong tác phẩm của mình còn đi sâu vào một số vấn đề đặc biệt, như việc ô nhiễm arsenic, vấn đề phế thải y tế, về thực phẩm Việt Nam và vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam, về việc khai thác quặng Bauxite ở cao nguyên v.v... Với cái nhìn của một người nghiên cứu khoa học nghiêm túc, vấn đề nào ông đưa ra cũng đầy đủ chứng cứ và luận cứ rõ ràng, chắc chắn, giúp chúng ta những độc giả bình thường biết được tình trạng đáng lo lắng thực sự về ô nhiễm trên đất nước của chúng ta. Ví dụ vấn đề chất thải y tế: các bệnh viện luôn luôn có những dịch vụ y tế như chữa trị, mổ xẻ và thử nghiệm, từ đó có nhu cầu thải đi quần áo của bệnh nhân và y công, bác sĩ sau khi chữa trị có dính máu và chất thải của người bệnh, cũng như các loại vi khuẩn, các bộ phận của con người bị cắt bỏ, các hóa chất, thuốc men cùng các dụng cụ dùng cho các sinh hoạt trên. Phế thải y tế dễ bị lây nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không được xử lý thích đáng.

Với ý thức trách nhiệm của một người trí thức đối với đất nước và dân tộc của mình, ông đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể để giải quyết các vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam. Cuốn sách này không những chỉ giúp chúng ta hiểu biết về tình hình ô nhiễm của Việt Nam trong hiện tại mà còn cung cấp nhiều kiến thức về vấn đề ô nhiễm nói chung mà toàn thể nhân loại đang phải đương đầu. Tác giả cho chúng ta biết rằng, vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam tuy có những đặc thù của nó nhưng nhìn chung thì cũng chỉ là một phần nhỏ của một tình trạng nguy hiểm chung của cả thế giới. Với tư cách một nhà khoa học, ông đã chỉ ra những phương pháp mà các chuyên viên của thế giới đã đề ra để cứu chữa các nguy hại do ô nhiễm gây ra cho đời sống con người, và cho thấy dù sao đó chỉ là các phương cách vá víu chứ không hoàn toàn giải quyết được vấn đề. Với các phương cách giải quyết “duy lý” như phương pháp hóa học, sinh hóa học hoặc các cách xử lý khác đều để lại các phụ phế phẩm và chính những chất này có thể gây ra nhiều vấn đề khác, cho thấy là dùng khoa học hay kỹ thuật thuần túy chỉ giải quyết vấn đề nhất thời, trước mắt. Một hướng giải quyết mới là dùng thiên nhiên để giải quyết và điều chỉnh những gì con người đã gây ra cho thiên nhiên, với quan niệm cơ bản là mọi sinh vật, kể cả cây cỏ đều có một đời sống riêng góp phần vào sự hài hòa của thiên nhiên, và nếu hủy diệt một mầm sinh vật nào đó có thể làm đảo lộn sự hài hòa ấy. Trong chiều hướng ấy các nhà khoa học đã tìm về thiên nhiên để suy nghiệm và lý giải từ các chu kỳ tuần hoàn của cây cỏ để đưa ra những phương pháp thích nghi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường.

Quan niệm cơ bản của phương pháp mới này là, thay vì hủy diệt thiên nhiên, con người phải quay về và dựa vào thiên nhiên để nhờ thiên nhiên giúp giải quyết các vấn nạn cho mình. Từ nhận thức này của các nhà khoa học, tác giả Mai Thanh Truyết đã hé lộ cho chúng ta thấy giải pháp căn bản nhất nằm ở chỗ nào để giải quyết tận gốc rễ vấn đề ô nhiễm cho cả nhân loại hôm nay và cả cho các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai nữa.

Giải pháp mà ông nhìn thấy không nằm trong khoa học cũng như trong chính trị, mà nằm ở trong ĐẠO LÝ của con người. Con người sinh ra sống trên trái đất này đã để lòng tham của mình chế ngự, đã khai thác trái đất không chút nương tay, làm cho trái đất kiệt quệ, làm hỏng bầu không khí trong lành, làm bẩn dòng nước mà mình cần để ăn uống, tắm giặt, làm cho cây trái, súc vật thành bệnh hoạn, do đó thực phẩm không còn an toàn, làm cho khí hậu nóng lên, làm cho băng tan ra, làm cho mưa bão lụt lội ngày càng khốc liệt chứ không còn thuận hòa như xưa... Dĩ nhiên đời sống của con người đã đạt được văn minh tiến bộ nhiều mặt về vật chất, nhưng đồng thời con người phạm phải nhiều lỗi lầm khiến bà Mẹ Trái Đất phải bị thương tích quá nhiều, không che chở được cho đàn con của bà đang sống trên mặt đất được nữa. Vấn đề là đáng lẽ con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên để có được cuộc đời lành mạnh, trái lại, con người đã để cho lòng tham sai khiến, cật lực khai thác thiên nhiên không cần biết những hậu quả tai hại về sau.

Sau một quá trình tiến như vũ bão của khoa học kỹ thuật dựa vào sự khai thác vô tội vạ Bà Mẹ thiên nhiên, loài người giờ đây đã ý thức rằng sự tiến bộ vẫn là không thể đảo ngược được, nhưng phải hoàn toàn điều chỉnh lại cách thức mà mình phải áp dụng để duy trì sự tiến bộ ấy. Đó là phải bảo vệ và tái tạo sự tuần hoàn nguyên thủy của thiên nhiên, phải tạo ra những công nghệ sạch để thay thế các nguồn năng lượng đang sử dùng hiện tại, và phải tìm cho ra các giải pháp thiên nhiên để giải quyết nạn ô nhiễm trên thế giới.

Hướng giải quyết này đang được tích cực nghiên cứu và ứng dụng. Ví dụ, thảo mộc có nhiều loài có thể “hóa giải” ô nhiễm, như cây hướng dương có khả năng hấp thụ phóng xạ, một loại cỏ ở vùng Alpine hấp thụ kẽm trong đất, cây bạch dương (poplar) hấp thụ TCE, tetrachloro methane, một loại bèo tên là duckweed hấp thụ nitrate, cây mù tạt (mustard) có khả năng hóa giải nickel v.v... Nói chung, khả năng sẵn có của thiên nhiên rất nhiều, vấn đề là phải khám phá ra và ứng dụng để làm sạch không khí, nước và đất. Và sự chuyển hướng này ngày càng có tính thuyết phục cao để tạo lại sự hài hòa trong chu kỳ của vạn vật. Con người chỉ có thể “sống yên” trong chu kỳ ấy, phá vỡ nó là lãnh mọi thứ tai họa cho mình.

Trong một tình hình như thế, quyển sách “Những vấn đề môi trường Việt Nam” của tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã giúp soi sáng rất nhiều cho những kẻ có trách nhiệm cũng như tất cả chúng ta hiểu rõ tầm mức trầm trọng của vấn đề ô nhiễm, nhìn chung trên thế giới, và đặc biệt trên quê hương Việt Nam của chúng ta. Có thể nói đây là một cuốn sách không những lợi ích trong hiện tại mà còn nhắm tới một tương lai rất xa, cho nhiều đời con cháu của chúng ta về sau này.







TẬP SAN SỬ ĐỊA VÀ BẢN TỰ KHAI CỦA TS NGUYỄN NHÃ

Lời người viết: Bài viết nầy được viết vào tháng 5/2014. Nhưng vấn đề Biển Đông vẫn là một điểm nóng cho Việt Nam. Vã lại sau khi bị đổ bể ở hải ngoại, Nguyễn Nhã “đi vào bóng tối” nghĩa là không còn xuất hiện ở hải ngoại nữa (ít nhứt ngoài công cộng ở hải ngoại), CSBV lại cho lưu diễn “Tuồng Biển Đông: Hoàng Sa – Trường Sa” bằng cách cho xuất hiện một GS khác, TS Đinh Kim Phúc ở Đại học Hà Nội với thành tích “có trên 10.000 học trò” để đi …du thuyết về Biển Đông và đã từng dừng chân tại Houston ngày 24/5/2015. Luận điệu cũng rập khuôn không khác gì với luận điệu của Nguyễn Nhã đã chuyển tải trước đây. Rất tiếc, câu chuyện Biển Đông rõ ràng như ánh mặt trời là “Trung Cộng là kẻ cướp biển” mà vẫn còn nhiều người ở hải ngoại tiếp tục…đưa đường dẫn “mối” cho những người cán bộ Cộng sản BV đi rao giảng và bào chữa cho Tàu Cộng làm thân tôi đòi. Đó chính là Hán ngụy, ĐCSBV. 11/9/2017

Trong những ngày đầu Tháng Tư dương lịch, 2014 vừa qua, trên báo chí và qua các điện thư được phổ biến, người đọc có nhận được một bản tự khai viết từ năm 1977 của Tiến Sĩ Nguyễn Nhã, một “trí thức” từ trong nước được gửi ra hải ngoại từ nhiều năm qua để diễn thuyết về vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Bài “tự khai” này cho thấy là đương sự đã nằm vùng và hoạt động cho Cộng Sản ngay từ năm 1966 khi ông làm công việc nhận thư từ bài vở cho tờ Tập San Sử Địa do Nhóm Sinh Viên Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon chủ trương với sự bảo trợ về ấn loát của Nhà Sách Khai Trí.  Vì là một nhân viên của Ban Giảng Huấn của trường Đại Học Sư Phạm Saigon và là một người luôn luôn đọc và theo dõi Tập San Sử Địa, tôi thấy trong bản tự khai này ông Nguyễn Nhã đã đưa ra nhiều điểm sai lầm cần phải được làm sáng tỏ, đặc biệt là những dòng ông tự nhận là đã làm trong những ngày đầu sau năm 1975 có phương hại tới danh dự của Đại Học Sư Phạm, trường tôi đã giảng dạy. 

Tiểu sử của Tiến sĩ Nguyễn Nhã

1966-1975: Chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
1974-nay: Trưởng Nhóm Nghiên cứu & Phát huy Truyền thống Việt Nam
1975: xuất bản Tập San Sử Địa số 29, Đặc khảo Hoàng Sa & Trường Sa và tổ chức triển lãm trưng bày sử liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1993-2001: sáng lập viên và Trợ lý Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Hùng Vương.
1996-nay: Trưởng Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Ăn uống Việt Nam
1997: Trưởng ban tổ chức Hội nghị khoa học về Bản sắc Việt Nam trong ăn uống tại Khách sạn Majestic
1999: Hội thảo khoa học ẩm thực trị liệu, Tiệc cưới tiệc đãi quốc khách Việt Nam tại Khách sạn Kỳ Hòa
2000-nay: Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù & Hát thơ Hùng Vương (sau đổi Lạc Việt)
2003: bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM).
2007-2012: Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam
2009-nay: Trưởng Đề án Bếp Việt; chủ biên bộ sách ẩm thực Việt Nam: "Bản sắc ẩm thực Việt Nam" (2009), "Độc đáo ẩm thực Thăng Long - Hà Nội" (2010), "Độc đáo ẩm thực Huế" (2011), "Phở Việt" (04/2014).
2013: xuất bản sách "Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa" (Nhà Xuất bản Giáo dục)
2013-2014: Chủ nhiệm CLB Âm nhạc Dân tộc Hương Sắc Ba Miền của Trung tâm Văn hóa Tp.HCM. Tiểu sử nầy do chính Nguyễn Nhã cung cấp trên web.
·         Mở đầu tôi sẽ nói tới tiểu sử của ông Nguyễn Nhã do chính ông ghi ra và phổ biến trong cuốn Những Bằng Chứng Về Chủ Quyền Của Việt Nam Đối Với Hai Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam xuất bản năm 2013 và những sự bất thường của bàn tiểu s này. 
·         Tiếp theo là chuyện ông Nhã tiếm danh Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút  của Tập San Sử Địa mà nhiều người đã nêu ra và sau đó là những công lao ông tự nhận là đã làm trong thời gian từ năm 1966 đến năm 1975 như một người nằm vùng trong tờ Sử Địa.
·         Cuối cùng là chuyện tại sao Nguyễn Nhã lại cho phổ biến bản tự khai ông viết từ năm 1977 vào thời điểm 2014 này, cũng như Nguyễn Nhã muốn gì khi làm việc phổ biến này?

·         Và nhà cầm quyền Cộng Sản muốn gì khi để Nguyễn Nhã làm công việc này?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEghD27i3wMsHwNA2xQD90NDyWQvFOWCnmLmIbYajOBt6ZH2pMn96sXOa1W2s8uFwv6AKXh8RlfxAsmVQbUJ1Y_K5ZEiOTYjJlQqpxW9y91xtjp_9smzVg8vwGHVNcgGLj2oa46OT1CvGMtG/s1600/NNH4.jpg
Cá nhân Nguyễn Nhã: Trong bản tiểu sử ghi trên bìa sau của sách viết về hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa kể trên, Nguyễn Nhã khai là Tốt nghiệp Trường Quốc gia Sư phạm Saigon (1962-1965). Cử nhân Văn khoa Saigon (1966). Cao học giáo dục Saigon (khóa 1). Tiến Sĩ Sử Học (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003). 

 Đọc bản tiểu sử này, những ai đã biết ông thời trước năm 1975 đều có ngay nhận xét là ông đã ghi sai tên của trường ông đã theo học ba năm (1962-1965) và tốt nghiệp từ đó, vì tên chính thức của trường này là Đại Học Sư Phạm Saigontrường đào tạo giáo sư trung học, chứ không phải là Quốc Gia Sư Phạm, vì trường nầy là trường tọa lạc bên cạnh trường Đai Học Sư Phạm, (nằm ở góc đường Thành Thái và Công Hòa) là trường đào tạo giáo viên tiểu học.
           
1-    Tại sao lạo có sự lầm lẫn vô cùng tệ hại như vậy?

Có ba lý do:
·         Thứ nhất, Nguyễn Nhã đã không biết hay đã quên tên trường mình đã trải qua cả ba năm theo học;
·         Thứ hai, Nguyễn Nhã đã cố tình chối bỏ nền giáo dục mà ông đã nhận được trong thờii còn đi học ở miền Nam trước đó, mà sau này trong bản tự khai ông đã mạt sát lên án;
·         Thứ ba, Nguyễn Nhã cố tình thêm hai chữ “quốc gia” với ý nói là trường này là trường nhà nước mà không biết là còn có trường kế bên mang tên này.

2-    Tại sao Nguyễn Nhã lại thêm hai chữ quốc gia như vậy?

Lý do là vì Nguyễn Nhã muốn nói trường ông tốt nghiệp có tầm vóc quốc gia khác với các trường Đại Học Sư Phạm khác, giống như trường sau này ông lấy bằng tiến sĩ (Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh) để lòe bịp người không biết. 

Nhưng dù vì lý do nào đi chăng nữa, cả ba điều trên không thể chấp nhận được nếu người ta dùng chúng để định giá bản tự khai viết năm 1977 của Nguyễn Nhã, vì nó chứng tỏ sự vừa tối dạ, vừa kém trí nhớ, vừa gian trá, lừa đảo, khôn mà không ngoan và thiếu lương thiện của nhân vật này.

Tất cả làm cho những gì ông viết trong bản tự khai của ông trở thành bất khả tín, từ đó vô giá trị, coi khinh người đọc, trong đó có những cán bộ Cộng Sản cao cấp. Đó là chưa kể tới văn bằng Cử Nhân Văn Khoa của ông, vì muốn được bằng này ông phải lấy bốn chứng chỉ kể từ năm ông học năm thứ hai ĐHSP vì một sinh viên xuất sắc học hai trường một lúc mỗi năm học và đậu thêm một chứng chỉ ở trường kia là rất giỏi. Sau đó, năm 1965, khi ra trường rồi, vừa đi dạy toàn thời gian, vừa đi học, Nguyễn Nhã, như một sinh viên sức học tầm thường, ngoại ngữ kém, khó có thể lấy hai chứng chỉ để được cấp bằng Cử Nhân Văn Khoa được chỉ sai một năm khi ra trường Sư Phạm. Vì vậy chuyện ông có bằng Cử Nhân Văn Khoa cũng là nhiều điều cần phải được phối kiểm.

Cũng nên để ý là việc thi Tú Tài của Nguyễn Nhã rất trắc trở. Ông phải thì rớt Tú Tài I rồi Tú Tài II rất nhiều khóa (mỗi năm hai khóa) nên mãi đến năm 1962 ông mới vào được ĐHSP (Nguyễn Nhã sinh năm 1939, mãi đến năm 1962 mới đỗ Tú Tài II và thi tuyển vào trường Đại học Sư Phạm Saigon). Học lực kém, trí nhớ không tốt hay thiếu lương thiện là ba yếu tố khiến người ta không thể tin vào lời khai của Nguyễn Nhã được. Đó là chưa kể tới những lỗi lầm sơ đẳng về văn phạm mà ông mắc phải khi liệt kê các tác phẩm bằng ngoại ngữ trong tác phẩm về Hoàng Sa và Trường Sa mà ông rất hãnh diện. Chỉ có việc chép tên tác giả và nhan đề sách thôi mà Nguyễn Nhã còn làm không xong thì nói chi đến chuyện đọc và hiểu các văn bản, nói riêng, nội dung của tác phẩm, nói chung cũng như chuyện ông khoe làm Chủ Bút Tập San Sử Địa từ năm 1966, năm ông mới ra trường mà ta sẽ bàn ở phần dưới.

3-    Tiếm nhận vai trò Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Tập San Sử Địa:
           
Trong lời tự khai cũng như trong video riêng của mình và ở nhiều nơi, Nguyễn Nhã luôn luôn tự nhận là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Tập San Sử Địa, một tập san do các sinh viên ĐHSP Saigon thực hiện với sự cố vấn của các giáo sư trường này và các học giả nổi tiếng đương thời, dưới sự bảo trợ ấn loát của Nhà sách Khai Trí, ngay từ năm 1965-1966, lúc ông mới có 26 tuổi.  Điều này hoàn toàn không có vì nhiều lý do:

·         Thứ nhất: Trong phần liệt kê nhân sự của tờ báo in ở trang sau, bìa trước, Nguyễn Nhã không có tên trong danh sách Ban Chủ Biên và những người cộng tác,  Ông chỉ có tên trong Ban Trị Sự và là người liên lạc (Thư từ, bài vở, ngân chi phiếu, xin đề: NGUYỄN NHÃ).  Không có tên trong Ban Biên Tập, Nguyễn Nhã không thể là Chủ Bút được.  Lý do là vì chủ bút phải rành về chuyên môn và bài vở, người không đủ hiểu biết để đọc và định giá trị tài liệu, bài vở không thể làm được. Còn danh vị Chủ Nhiệm, tên Nguyễn Nhã có ghi một cách kín đáo ở mặt trong bìa sau. Điều này có thể được vì tờ báo cần có người đứng tên để xin phép và lo những chuyện ngoài chuyên môn và bài vở.
·         Thứ hai: Nguyễn Nhã lúc đó mới ra trường, học lực không được là bao làm sao dám nhận là Chủ Bút khi ban biên tập gồm có những học giả lão thành như các Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Khắc Kham, Lâm Thanh Liêm, Phạm Cao Dương, Vương Hồng Sển, Nguyễn Đăng Thục, Bửu Kế, Tạ Chí Đại Trường, Đông Hồ, Lê Thọ Xuân, Sơn Nam, Trương Bá Cần, Nguyễn Khắc Kham, Thái Công Tụng, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Thế Anh, Bửu Cầm, etc… đều là những bậc Thầy hay cũng là Thầy dạy Nguyễn Nhã học! … Không những thế, ngay trong danh sách ban biên tập và cộng tác viên, Nguyễn Nhã cũng không dám ghi tên mình vào giống như các bạn cùng lớp thời đó như Trần Anh Tuấn, Trần Quốc Giám…

·         Thế nhưng, trong lời tự khai năm 1977 và luôn luôn trong những năm sau này, Nguyễn Nhã không những đã khai hay tự nhận là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút mà còn giải thích thêm “tức là Tổng Biên Tập” của Tập San Sử Địa để loè bịp người các cán bộ Cộng Sản một cách thiếu lương thiện. Thêm nữa, từ Tập san Sử Địa Số 1 (1,2,3/1966) cho đến số cuối cùng là Số 29 (1,2,3/1975), Nguyễn Nhã ngoài 2 bài trên viết về Hoàng Sa (Số 29), ông chỉ viết một bài ở số 13, đó là bài “Tài dùng binh của Nguyễn Huệ”. Chúng ta thử tưởng tượng “Ông Chủ Nhiệm” (?), một tờ báo biên khảo về Sử Địa, Nguyễn Nhã, trong suốt gần 9 năm trời từ 1966 tới 1975 mà chỉ viết “được” 3 bài biên khảo mà thôi!

4-    Nguyễn Nhã khoe khoang và kể công những gì với “Cách Mạng” trong bản tự khai 1977?

Ngoài chuyện khoe khoang bằng cấp và chức vị Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút Tập San Sử Địa một cách hồ đồ, thiếu thận trọng đến nỗi để lộ chân tướng của mình như trên, Nguyễn Nhã còn khoe và kể công với “Cách Mạng” nhiều thành tích khác khiến những ai quen hay biết ông thời trước 1975 phải nhăn mặt.  Chỉ cần đọc sơ qua bàn tự khai năm 1977 của ông mà ông mới cho phổ biến, người ta có thể thấy ngay chân tướng của một kẻ nằm vùng của ôngmột chân tướng chưa chắc đã có thật.

Xin đan cử:

·         Thứ nhất: Với tư cách góp phần làm Tập San Sử Địa, Nguyễn Nhã đã được móc nối và hoạt động cho Mặt Trận từ rất sớm, từ năm 1965-66 (?), đã mời GS. Tôn Thất Dương Kỵ, người đã bị Chính phủ VNCH bắt và tống xuất qua Sông Bến Hải vì tội thân Cộng làm Chủ Bút cho tờ Tập San Sử Địa.  Nguyên văn lời Nguyễn Nhã:“Về chủ biên, lúc đầu nhờ giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ phụ trách chủ bút, nhưng báo chưa ra, thì giáo sư Dương Kỵ bị chính phủ Sài Gòn trục xuất ra Miền Bắc và tham gia cách mạng”.

·         Thứ hai: Nguyễn Nhã đã can đảm nhận và giữ hàng ngàn tài liệu cộng sản ở trong nhà bất chấp sự thắc mắc của cán bộ Việt Cộng . Nguyên văn lời Nguyễn Nhã: Tôi cũng đã trao đổi tư tưởng, chủ yếu là phạm vi văn hóa với Ông Đông Tùng, một người được phái khiến vào Nam hoạt động năm 1954, bị  bắt đến năm 1963 được thả ra, tiếp tục hoạt động cách mạng. Chính tôi đã tàng trữ nhiều tài liệu về lịch sử cách mạng (hàng ngàn trang đánh máy) do Ông Đông Tùng trao, cũng như tôi cũng từng cho ông mượn các sách xuất bản ở Miền Bắc do tôi mua được từ Paris. Vào năm 1974, tôi đã trao một số thuốc men cho ông khi Ông từ biệt tôi vào khu giải phóng một thời gian lâu mà ông nói về Bắc”.

·         Thứ ba: Nguyễn Nhã đã đăng thơ của Hồ Chí Minh trên Tập San Sử Địa. Nguyên văn lời Nguyễn Nhã như sau:“Khi sửa soạn số 16, đặc khảo về Việt Kiều tại các lân bang Miên Thái Lào, ông Đông Tùng đưa đăng một số bài, trong đó ông cho biết có đoạn kể chuyện và trích thơ của Hồ Chủ Tịch (dưới bí danh Tín Thầu ở Thái Lan), nếu tòa báo sợ liên lụy thì cứ đục bỏ. Tôi (Nguyễn Nhã) đã quyết định giữ đăng đoạn đó (Sử Địa số 16, trang 333)”.

·         Thứ tư: Nguyễn Nhã đã khóc khi thấy bộ đội chết nhiều trong Tết Mậu Thân. Nguyên văn lời Nguyễn Nhã:  Tôi đã xúc động không cầm được nước mắt khi thấy xót xa nhục nhã, khi lần đầu tiên thấy nhiều xác chết của bộ đội giải phóng hồi tết Mậu Thân, tôi cũng không cầm được nước mắt. 

·         Thứ năm: Nguyễn Nhã làm Trưởng Ban Ủy lạo đón tiếp các chiến sĩ cách mạng của tập thể giáo sư ĐHSP Saigon. Nguyên văn lời Nguyễn Nhã:  “vào những ngày đầu tiên Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi đã phấn khởi và hoạt động tích cực trong chức vụ Trưởng Ban Ủy lạo đón tiếp các chiến sĩ cách mạng của tập thể giáo sư Đại học Sư Phạm Sài Gòn”. ( Xin nhớ: Nguyễn Nhã không phải là nhân viên của Đại học Sư Phạm Sài Gòn, mà chỉ là giáo sư trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, được trình diện tại Trường Đại học Sư Phạm Saigon để “học tập chính trị”, và trong suốt thời gian “học tập chính trị” tại trường Sư Phạm, ngày từ ngày đầu tiên, tôi không thấy “mặt” Nguyễn Nhã xuất hiện. NN chỉ xuất hiện khi khóa học bắt đầu từ tháng 7/1975. Như vậy làm sao có “những ngày đầu tiên” mà NN làm Trưởng ban Ủy lạo.)
·         Thứ sáu: Khi ra Tập San Sử Địa  số 29 (Số cuối cùng 1,2,3-1975) về Hoàng Sa - Trường Sa, Nguyễn Nhã đã lái cho tập san này có chủ trương gần với CS Hà Nội hơn, không chống lại Trung Cộng, từ đó khác với chủ trương của Chính Phủ VNCH, chống lại Trung Cộng. Nguyên Văn lời Nguyễn Nhã:Trong khi chính quyền ngụy khai thác Hoàng Sa về chính trị, đả kích miền Bắc, Tập San Sử Địa lại chủ trương ngược lại, đặt vấn đề Hoàng Sa nghiêm chỉnh hơn. Đừng đổ lỗi cho nhau, đừng xa cách. Trong khi chính quyền ngụy có những luận điệu khích bác với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tập san Sử Địa trình bày một cách khoa học, khách quan vấn đề chủ quyền qua các công trình nghiên cứu giá trị, không bôi bác, đả kích”. Trong số nầy Nguyễn Nhã có 2 bài viết: Thử đặt “vấn đề Hoàng Sa” và Hoàng Sa qua vài tài liệu văn khố của Hội Truyền giao Ba Lê.

Điều nên biết là trong tác phẩm mới xuất bản năm 2013 về Hoàng Sa và    Trường Sa kể trên, khi đề cập đến văn thư Phạm Văn Đồng gửi Châu Ân Lai, Nguyễn Nhã chỉ dành cho có hơn hai dòng trong bản Niên Biểu (Phụ Lục 1) như một liệt kê mà thôi mà không có một lời nhận định nào cả trong khi Trung Cộng luôn luôn viện dẫn văn thư này của Phạm Văn Đồng để chứng tỏ chủ quyền của họ về hai quần đảo này.

·         Thứ bảy: Trong bản tự khai, Nguyễn Nhã viết: “Chính quyền ngụy (VNCH) không bảo trợ, lại gây khó dễ việc tổ chức triển lãm tài liệu chứng minh chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Nguyên văn:Đơn xin mở phòng triển lãm nộp trước đúng một tháng (20/12) mà 23 hôm sau, phải năn nỉ mới được giấy phép của Bộ Giáo Dục, Văn Hóa và Thanh Niên” “Ngoài ra, ngay sáng sớm hôm khai mạc, chính quyền ngụy đã sai mật vụ giả làm ký giả nhật báo Chính Luận đến dò xét”.

·         Cuối cùng, Nguyễn Nhã kết luận, lên án miền Nam thối nát, học đường miền Nam lạc hậu. Nguyên vănTôi xuất thân từ một sinh viên nghèo, thích sống tự lập, đã từng phải đi bán báo (nhật trình) rong để kiếm sống. Khi trưởng thành bắt đầu lăn lộn vào đời năm 1965, đúng vào lúc đất nước đang ở tình trạng chiến tranh đẫm máu, khốc liệt, tôi hoang mang, xót xa, băn khoăn về tình trạng trên, và lúng túng xử trí. Bất mãn với xã hội băng ngoại, thối nát và học đường lạc hậu, với sự hạn chế hoàn cảnh bản thân lúc bấy giờ, tôi đã dấn thân, hoàn toàn chủ động tự tạo cho mình một môi trường hoạt động đúng đắn, không xa đọa, bê tha như thanh niên cùng lứa tuổi, hoạt động văn hóa dân tộc thuần túy tại học đường và ngoài xã hội. Chẳng ai dẫn dắt tôi, xui khiến tôi khi còn làm sinh viên hay đi dậy học. tự mình mò mẫm tìm một con đường để phục vụ đất nước, dân tộc tôi, từ một sinh viên khi ra đời với bàn tay trắng hoạt động văn hóa đến chủ nhiệm một tạp chí(?), chắc hẳn có những vấp váp, nhưng đấy là cả một thành tâm, thiện chí của một con người muốn sống cho ra sống. Đến nay dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tôi lại còn nhận ra những vấp váp, mà trước đây, trong hoàn cảnh hạn chế, tôi không thể nhận ra”.

Nói cách khác Nguyễn Nhã với những cán bộ Cộng Sản đứng sau lưng đã biến Tập San Sử Địa thành tờ báo của Cộng Sản từ đầu đến cuối và người Quốc Gia chẳng có công lao gì hết.

5-    Cộng Sản Bắc Việt muốn gì?

Và Nguyễn Nhã muốn gì khi cho công khai phổ biến những lời khai từ 40 năm trước đây?
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, ta cần phải hiểu là từ ngày 14 tháng 9, 1958, ngày Phạm Văn Đồng ký văn thư gửi cho Châu Ân Lai, công nhận hải phận mới của Trung Cộng, đặc biệt là trong những ngày sau đó, CSBV đã bị lên án nặng nề là đã bán hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa cho Trung Cộng. Ngược lại Quốc Gia Việt Nam và VNCH lại được tiếng là đã bo vệ hai quần đảo này ngay t đầu. 

Để rửa mặt cho mìnhCSBV đã phải làm ngược lại và cho công bố lời tự khai của Nguyễn Nhã về Tập San Sử Địa 40 năm trước là Tập San này đã bị Cộng Sản ảnh hưởng và làm theo sự chỉ đạo của Cộng Sản, bảo vệ chủ quyển của đất nước theo lối của Cộng Sản Hà Nội không lên án và mạt sát Trung Quốc

Đồng thời qua lời của chính Nguyễn NhãTập San Sử Địa là do các cán bộ CS làm, Nguyễn Nhã chỉ là bề nổi mà thôi. Nói cách khác CSBV đã làm hết còn VNCH chẳng làm gì cả mà nếu làm thì thiếu khôn ngoan, khích bác kẻ thù và ngăn cản người khác.

Còn câu hỏi thứ hai: Nguyễn Nhã muốn gì? Ta cũng cần hiểu là trước đây Nguyễn Nhã đã được phép cùng với vợ đi khắp thế giới, từ Mỹ qua Âu Châu rồi Úc Châu, đến đâu cũng được toà lãnh sự Hà Nội tại chỗ và những người thân Cộng lo liên lạc, tổ chức cho đương sự nói chuyện về Hoàng Sa, Trường Sa hay thăm bà con, gia đình. Bây giờ đương sự đã già, 77 tuổi rồi, có nhà có cửa do gia đình nhạc gia để lại, Viện Ẩm Thực (Chủ tịch Viện Ẩm thực) để hoạt động kiếm thêm chút tiền còm, sống thoải mái nhàn nhã, không cần ra nước ngoài nữa, nên đi tìm cái khác.

Và cái khác đó là cái gì?
Ta khó mà đoán được. Có thể đó là một tước vị nào đó như Nhà Giáo Ưu Tú, Nhà Giáo Nhân Dân, hoặc như Chủ Tịch Hội Nghiên Cứu Khoa Học Lịch Sử, vị trí của Giáo Sư Phan Huy Lê (người thú nhận chuyện ôm bom của Lê Văn Tám là “dỡm” không có thật) đã về hưu, hoặc Giải Thưởng Văn Học Hồ Chí Minh… chẳng hạn. 

Và cũng có thể, đó là Trường Đại Học Hùng Vương đã bị chiếm mất. Nhưng cũng có thể chẳng có gì hết mà là vì, nếu đương sự không công bố bản tự khai 1977, thì Đảng sẽ công bố, vì thế, đương sự đã công bố để được tiếp tục hưởng những ân huệ đã được Đảng ban cho và…yên thân hưởng tuổi già.

Nhưng dù gì đi chăng nữa, điều đáng buồn và đáng chê trách là sau hơn bốn chục năm trời sống dưới chế độ Cộng Sản hiện thời, trong khi biết bao nhiêu học giả, trí thức, chuyên viên, sinh viên, cựu tướng lãnh, cựu chiến binh trong quân Đội Cộng Sản…đã công khai lên tiếng tố cáo chế độ về đủ mọi phương diện, nhiều người đã bị tù đầy và bỏ mạng, trong khi bao nhiêu người đã bị mất nhà, mất đất để trở thành dân oan… thì một người tự nhận là tiến sĩ, là người nghiên cứu sử, luôn luôn chê bai những người không đồng ý với ông là “thiếu hiểu biết… thì Nguyễn Nhã lại hãnh diện kể công của mình đối với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Đảng Cộng Sản, và cho phổ biến lại tờ tự khai của mình.

Chưa hết, trên trang nhà của mình, Nguyễn Nhã, trong bộ đồ các đại gia của chế độ mặc lúc nhàn nhã may rất đẹp, màu sắc rất bắt mắt, với bộ mặt kiêu căng, tự đắc, đề cao ngày 30 tháng Tư, coi là ngày quan trọng, trọng đại ngàn năm mới có và rất vui đã giữ được những tài liệu liên hệ mà truyền thông quốc tế và người Việt Hải Ngoại đã phổ biến từ lâu rồi.

Không lẽ Nguyễn Nhã đã hoàn toàn không biết về cuộc di cư tị nạn của hàng triệu người Việt tị nạn, trong đó có gia đình nhạc gia của chính ông, với không dưới nửa triệu người đã vùi thân đáy biển hay làm mồi cho cá.

Trên đây, tôi chỉ đơn cử một vài nhận định sơ khởi về bản tự khai hay tự thú của Nguyễn Nhã và những khía cạnh bất khả tín của nó. Là một người luôn luôn tự nhận là chuyên nghiên cứu về lịch sử, có bằng tiến sĩ sử học nhưng Nguyễn Nhã vì những lý do nào đó đã không tôn trọng sự thực, không chịu trau giồi sở học, không chịu mở mắt ra mà nhìn, lóng tai mà nghe và làm việc nghiêm chỉnh.  Đó là một điều vô cùng đáng tiếc và đáng chê trách, chưa kể là phải lên án, đặc biệt là vì có một thời ông đã được thụ huấn ở Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, nơi đào tạo những người thày cho tuổi trẻ và phục vụ tại Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, ngôi trường được coi là kiểu mẫu cho các trường khác như tên gọi.  

Vì danh dự của toàn thể giáo chức, nhân viên và cựu sinh viên Đại học Sư Phạm Saigon, với tư cách một người đã có mặt trong trường ngay những giây phút đầu ngày 1 tháng 5 năm 1975, khi những “chị” du kích với khăn rằn và áo bà ba đen thực hiện công việc “tiếp quản” trường, tôi có trách nhiệm phải nói lên sự thực. Tôi cũng cần nói thêm là Giáo sư Khoa trưởng Trần Văn Tấn, cũng có mặt ở trường lúc đó. Sau này Giáo Sư Tấn đã rất hãnh diện về tư cách của các giáo chức và nhân viên Đại Học Sư Phạm của ông sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Rất tiếc Giáo Sư Trần Văn Tấn hiện nay không còn nữa.

Chúng tôi, người con Việt đã được đào tạo trong một môi trường giáo dục đặt  nền tảng Nhân bản – Dân tộc – Khoa học – Khai phóng, nhận thấy cần phải nêu lên những sự thực kể trên vì danh dự của trường Đại học Sư Phạm Saigon.

Ghi Chú: Bài viết không nhằm mục đích bôi lọ cá nhân, mà chỉ muốn nói lên Sự Thật về một con người có học vị Tiến sĩ, nghĩa là có tri thức, nhưng thực sự không thể nào là một “trí thức” đúng nghĩa cả. Đây cũng là một bài học cho nhiều người đã từng đóng góp cho miền Nam trước kia và trở cờ vì …một miếng đỉnh chung. Tiếc thay!

Mai Thanh Truyết
Tiến sĩ - Ging sư
Trưởng ban Hóa hc ĐHSP Saigon (trước 30/4/1975)

Phụ chú:
Tiến sĩ thân kính
Xin cảm ơn Tiến sĩ. Những ai để cho tên tuổi mình dính với chế độ Cộng sản và để cho cuộc đời mình bị nó lèo lái hay lợi dụng thì đều biến chất một cách thê thảm. Cộng sản chỉ có thể làm hư con người mà thôi.
Chúc Tiến sĩ an mạnh và viết khỏe để làm người canh giữ sự thật.
Thân kính
Lm P.Phan Văn Lợi