Wednesday, December 20, 2023

 

Trải nghiệm sau 27 năm trong lãnh vực Quản lý Phế thải

và Sự Hâm nóng Toàn cầu

 

   Sau 27 năm làm việc, người viết nhận thấy cho đến hôm nay, tất cả phế thải do con người tạo ra chưa hề được giải quyết một cách rốt ráo như:

PHẾ THẢI à Phải làm “HẾT” PHẾ THẢI



Mà chỉ giải quyết “nửa chừng” như dưới đây:

Phế thải – Thanh lọc – Tạo ra Phế thải mới ít độc hại hơn!

·       Phế thải gia cư à Ra thẳng bãi phế thải – Landfill

·       Phế thải độc hại à Cho vô lò thiêu đốt – Incineration

·       Phế thải độc hại à Cô lập thành khối – Micro and Macro-encapsulation

·       Phế thải hạch nhân à Nhốt trong hầm kín (Hoa Kỳ) – Ultra-macro-encapsulation

·       Phế thải hạch nhân à Nhốt dưới đại dương (Nga)


·       Phế thải y tế à Thiêu đốt hay dùng lại – Incineration and Recycling



·       Vân vân…

Trong lúc đó, “Sự Thay đổi Khí hậu – The Climate Change” vẫn đang còn là một giả thuyết tranh cãi giữa các nhà làm khoa học và chính trị dựa theo những “kết luận” căn cứ theo các mô hình toán – model lập trình từ những dữ kiện thời tiết trong vài chục năm, thậm chí xa nhứt là trăm năm.

 

Xin thưa, chu kỳ tự nhiên Ấm – Lạnh của Trái đất là khoảng 10-11 thế kỷ. Gần đây nhứt, có thể kể dấu mốc là cuộc di cư của giống dân Viking từ Iceland xuôi Nam chấm dứt chu kỳ Ấm của trái đất trước đó vào cuối thế kỷ thứ 7. Trước đó, người Viking ở Iceland sống được nhờ trồng củ quả và trồng cỏ, chăn nuôi…

Sau đó, bắt đầu chu kỳ Lạnh. Việc đóng băng tăng dần ở Bắc cực và Nam cực.

Và vào thế kỳ 20 trở đi…lại bắt đầu chu kỳ Ấm…

Đó là sự vận hành của chu kỳ tuần hoàn trong thiên nhiên.

Khảo sát sự biến thiên nhiệt độ trên mặt đất trong vài chục năm/trăm năm không thể nào đưa đến kết luận CHÍNH XÁC được.

***

Qua nội dung những tin tức và các thông điệp của xã hội dân sự trong suốt tám năm qua, sau Thượng đỉnh COP21 tại Paris năm 2015, và sau Thượng đỉnh COP28 tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Á Rập vào tháng 11, 2023, chúng ta thấy gì?

·       Phải chăng, có một cái gì không ổn trong vấn đề ràng buộc và tính áp đặt trong Thỏa thuận COP21?

·       Phải chăng, trong tâm khảm của 196 đại diện cho 196 quốc gia đi phó hội Thượng đỉnh COP21 có lấn cấn một “cái gì” (cho tình trạng riêng của mỗi nước), để rồi, khi Thỏa thuận được đúc kết trong “gượng ép” mà vẫn phải gọi là “Thỏa thuận lịch sử” hay “Thỏa thuận bước ngoặt”?

Có phải 196 đại diện tuy đồng sàng nhưng dị mộng?



Theo thống kê, chúng ta đều biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, sự tăng trưởng của khí thải nhà kính tăng nhanh hơn trong giai đoạn 1980 đến 1990. Và hiện tượng trái đất nóng nhứt so với quá khứ xảy ra vào năm 2014, và nhiệt độ không khí tăng lên trung bình ở mặt đất cho thập niên nầy là 0,90C, cao hơn sự tăng nhiệt độ từ thập niên 1880 trở đi.

Vì vậy, với điều kiện công nghệ hiện có và văn minh hiện tại, cũng như suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu, thiết nghĩ, cần phải chuyển hướng và sáng tạo một phương cách mới trong việc hạn chế sự hâm nóng toàn cầu, mà ngày hôm nay, được định nghĩa lại là “Sự biến đổi khí hậu – The climate change”.

Phải chăng lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã đồng  ý trên những kết ước không thực tế trên phương diện thực hiện, thiếu nhiều căn bản pháp lý cũng như khoa học trong việc kết luận về vấn đề thay đổi khí hậu, và chịu ảnh hưởng và áp lực chính trị của nhiều hệ thống quyền lực hữu hình như Trung Cộng và vô hình như Nhóm Globalists đang khuynh đảo thế giới, nhứt là ở Hoa Kỳ hiện tại?



Trên thế giới hiện nay có hai khuynh hướng khoa học có tỷ lệ ngang ngửa, hoàn toàn trái ngược trong việc giải trình hiện tượng “thay đổi khí hậu toàn cầu” nầy:

* Khuynh hướng thứ nhứt cho rằng: Trái đất chuyển vận theo chu kỳ Ấm – Lạnh tự nhiên. Khi dân Viking bắt đầu di cư về hướng Nam và định cư ở các quốc gia Bắc Âu, và Ireland cuối thế kỷ thứ 7 vì…chu kỳ Lạnh đã bắt đầu vì đất đã bị đóng băng không còn thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Và thế kỷ 20, phải chăng thời điểm nầy là buổi bình minh của chu kỳ Ấm?

* Khuynh hướng thứ hai nhứt định: Trái đất nóng lên là do sự phát thải khí Carbonic do kỹ nghệ và nhu cầu phát triển của nhân loại. Hạn chế bớt việc phát thải khí CO2 tức là hạn chế được sự hâm nóng toàn cầu. Theo ước tính của IPCC, từ nay cho đến năm 2038, toàn cầu chỉ có thể phát thải tối đa 1.000 tỷ tấn khí Carbonic vào khí quyển mà thôi. Trong quá khứ 140 năm về trước, có 1.900 tỷ tấn CO2 đã bao phủ bầu khí quyển của chúng ta rồi, căn cứ vào nghiên cứu của Khoa Vật lý, Đại học Oxford, Anh.

Nhưng dù sao đi nữa, dù có khuynh hướng nào đi nữa, chúng ta vẫn nhận thấy việc phát thải khí CO2 vào không khí là một trong nhiều nguyên nhân khác nữa làm cho bầu khí quyển “nóng” lên trong hiện tại, và mỗi quốc gia (và chúng ta) đều có trách nhiệm liên đới.

Vì vậy, cần phải động não nhiều hơn nữa về những phương pháp hạn chế (vì không thể nào chấm dứt được) việc phát thải trên:

         Tiền: Thay đổi công nghệ sạch, cần đầu tư nguồn vốn vào nghiên cứu cũng như chấp nhận chậm phát triển trong giai đoạn chuyển tiếp;

         Chấm dứt hẳn việc xử dụng năng lượng hóa thạch: Điều nầy không dễ vì, nếu lấy Hoa Kỳ làm thí dụ, lượng than đá của xứ nầy còn đủ dùng cho 250 năm nữa, Mỹ không thể chấm dứt việc dùng than trong một sớm một chiều được, nhưng kỹ nghệ nầy đã được thay thế bằng phương pháp “hóa khí” – “gasification” than đá trước khi biến thành điện năng, giảm hơn 90% việc phát thải khí CO2 so với phương pháp cổ điển bằng cách đốt than đá trực tiếp;

         Việc áp dụng các loại năng lượng tái tạo (renewable energies) cũng cần phải cân nhắc lại vì, năng lượng tái tạo như thủy điện sẽ không phát thải khí nhà kính, nhưng lại hủy hoại hệ sinh thái toàn vùng. Chính vì vậy mà Ngày Môi trường Thế giới năm 2021 cổ súy cho việc phục hoạt hệ sinh thái toàn cầu;

         VIệc cải tiến công nghệ thực phẩm và lương thực để thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn nữa trong tương lai nhằm giảm thiểu nguồn nước tiêu thụ cũng như phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật. Cân bằng nguồn lương thực động vật và thực vật sẽ là một tác động không nhỏ trong việc giảm thiểu việc phát thải khí Carbonic;

Phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần phải xét lại thói quen và cung cách ăn uống của chúng ta nhứt là đối với những người sống trong những quốc gia có nguồn lương thực dồi dào và ăn quá nhiều “thịt” như ở Hoa Kỳ?



         Một gợi ý khác nữa là, nếu chúng ta không giảm thiểu được nguồn phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển do điều kiện đặc thù của từng quốc gia, một giải pháp khác được nêu ra là “làm nguội trái đất bằng cách đưa vào bầu khí quyển một lớp mây muối tinh thể - Salt crystal clouds…để ngăn chặn bớt tia sáng mặt trời do hiện tượng phản chiếu gây ra. Đây là một ý tưởng độc đáo của một số khoa học gia ở Trung tâm Colorado Springs, CO nghiên cứu về neo-energie (năng lượng tương lai). Từ đó, trái đất sẽ bớt…nóng lên!

Chừng ấy suy nghĩ thiết nghĩ cũng quá đủ cho các lãnh đạo toàn cầu và những nhà khoa học có viễn kiến của nhân loại suy gẫm.

Còn riêng đối với mỗi người trong chúng ta, với tư cách của một người dân toàn cầu, ý thức bảo vệ môi trường cần phải phát xuất từ trong TIM và hành động do Ý CHÍ, chứ không qua …LỜI NÓI!

Qua kết quả của các thương thảo trong Thượng đỉnh COP28 vừa qua ở Dubai, chúng ta thấy rõ ràng là sau nhiều ngày thương lượng chậm chạp và khó khăn, các nước trên toàn thế giới nỗ lực tìm kiếm một đồng thuận để chống lại tốt hơn hiện tượng biến đổi khí hậu theo khuôn khổ thỏa thuận Paris 2015. Ngay từ đầu, Chủ tịch Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của LHQ năm 2023 COP28, tuyên bố ngày 3/12 là:”việc giảm dần mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ cản trở sự phát triển bền vững và kéo loài người quay trở lại thời kỳ Đồ đá cũ.   Ông cho rằng “không có cơ sở khoa học” nào cho thấy rằng việc cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo từng giai đoạn sẽ giảm nhiệt độ toàn cầu. VÀ kết luận trong bảng đúc kết, tất cả cuối cùng rồi cũng …lững lơ Vũ Như Cẩn sau 13 ngày phó hội với 190 nguyên thủ quốc gia cùng trên 97.000 dự khán trong suốt thời gian nhóm họp.

COP28 đã đưa ra một dự thảo thảm hại nói về việc xử dụng các công nghệ vô lý để thu giữ carbon dioxide để các quốc gia dầu mỏ và ngành công nghiệp dầu mỏ có thể tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch. “Dầu bền vững” “Sustainable oil”… thật là một trò đùa. Những gì chúng ta phải làm không thể thực hiện được nếu có sự tham gia của các nước dầu mỏ rõ ràng đã chọn sai mặt của lịch sử. COP28 này sẽ chấm dứt mọi khả năng đàm phán với các quốc gia dầu mỏ.

Vì vậy, xin được kết luận là:” Năn nỉ những nhà làm chính trị có dự mưu, những nhà làm khoa theo theo chiều hướng của quyền lực “ngầm” cần nên nghĩ lại và tập trung vào việc giải quyết một cách rốt ráo việc quản lý phế thải cho toàn cầu. Nên nhớ, hiện tại có một bãi rác nổi khổng lồ lớn hơn 2,5 diện tích tiểu bang Texas ở Thái Bình Dương giữa Hawaii và San Francisco.”

MONG ĐƯỢC LẮNG NGHE!

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS

Noel - 2023

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuesday, December 19, 2023

 



Những Nghị Trình Toàn Cầu Toàn Kiểm


Liên Hiệp Quốc đã đưa ra các nghị trình “Agenda 21” cho thế kỷ 21, “Agenda 30” để cô lập 30% đất đai trước năm 2030, và  “Agenda 50” để cô lập 50% đất đai trước 2050. Tập thể những kẻ trọc phú bất lương toàn cầu muốn cô lập những vùng đồng bằng phì nhiêu và núi rừng sông hồ khắp nơi, cấm người ta lai vãng. Để làm gì? Cho các mưu đồ gì riêng tư? Các nghị trình này đặt chương trình ứng dụng cho các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, để đối phó với “các thử thách về môi sinh, xã hội, sức khoẻ, và kinh tế”. Theo đó, chế độ Biden đưa ra Agenda 30x30 để ép Hoa Kỳ đi vào khuôn khổ toàn cầu là bảo tồn 30% môi trường sống trên mặt đất (terrestrial habitat), và bảo tồn 30% môi trường sống ở dưới biển (marine habitat).

Có phải như vậy nghĩa là những nơi đó sẽ trở thành khu vực bảo tồn, cấm loài người sinh sống, săn bắn, khai thác hải sản, đốn cây, cất nhà, trồng cấy, chăn nuôi, hay thành lập các khu kỹ nghệ sản xuất? Chúng ta thử đánh dấu hỏi xem tại sao tỷ phú Bill Gates chiếm hữu đất nông nghiệp lên tới 275,000 mẫu (acres), trãi rộng xuyên qua 18 tiểu bang ở Hoa Kỳ? Tại sao ông trùm truyền thông Ted Turner mua 2,000,000 (2 triệu) mẫu đất ruộng, tức là 3125 miles vuông? Jeff Bezos, người sáng lập Amazon cũng chiếm 420,000 mẫu đất ruộng! Có phải họ muốn xây dựng các bãi wind farm hay solar farm cho năng lượng gió và mặt trời?

Chưa kể là có tới 384,000 mẫu/acres đất nông nghiệp của Hoa Kỳ đã bị bán cho nhà nước Trung cộng, theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ năm 2021. Con số này cao hơn trong năm 2023, dưới chế độ Biden “pro-China” ! Có phải các tỷ phú đó vẫn để cho nông dân Mỹ tiếp tục làm ruộng và chăn nuôi ở đó? Hay họ đã biến các ruộng đồng và các trại gia súc đó thành kỹ nghệ chế tạo điện lực bằng năng lượng gió và mặt trời ? Mọi sự đều có vẻ bí mật khó hiểu. Chúng ta cần tiếp tục để ý tìm hiểu và quan sát !



Chế độ thiên tả Biden và các tỷ phú kiêu căng bất lương đó, chính là đồng bọn yểm trợ nhau trong chủ nghĩa toàn cầu (globalism) toàn kiểm.  Họ lặng lẽ tiến chiếm khối lượng farm lands khổng lồ trên toàn quốc Hoa Kỳ, đồng nhịp với các nghị trình xanh toàn cầu và  “green deal” “build back better” của chế độ Joe Biden. Nnhư tình cảnh quốc gia nông nghiệp Hòa Lan đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Dưới áp lực của Liên Hiệp Âu Châu, chính phủ Hòa Lan ban hành luật lệ gây khó khăn cho nông dân, rồi gạ mua, tước lấy ruộng đất của họ.

Thiếu đất ruộng là thiếu thực phẩm. Thì làm sao đối phó với dân số toàn cầu ngày càng tăng? Tương lai của cường quốc Hoa Kỳ đầy rủi ro, có thể lâm vào những trận đói nhân tạo, y như ở dưới các chế độ cộng sản vậy.  Nông dân bị chỉ trích là làm hại môi trường sống: gia súc của họ thải ra các hỗn hợp khí độc nitrogen oxides (NO, NO2, NO5, N2O) và ammonia. Họ nói khí nitrogen làm hại thiên nhiên và sức khoẻ con người.

Dưới áp lực của các nghị trình toàn cầu bảo tồn 30% môi sinh, nông dân Hòa Lan bị ép tuân hành luật mới: giảm phân bón, giảm nuôi bò. Họ nói bò thải ra nhiều phân, làm hại môi trường, dù phân bò được dùng làm phân bón rất tốt, giúp cho đất ruộng được phì nhiêu trở lại sau mỗi vụ mùa. Mấy ngàn năm nay, ngành chăn nuôi và nông nghiệp bổ túc cho nhau tự nhiên và lành mạnh vậy. Nhưng người ta muốn cho nền văn minh nhân loại đi lùi. Họ nói: các nhà máy và xe cộ giao thông thải ra nitrogen oxides nhiều nhất.

Chính sách bảo vệ môi sinh ở Hoa Kỳ không cho phép các dòng sông bị đục ngầu quánh đặc ô nhiễm bẩn thỉu như ở Trung Quốc. Việc phát triển kinh tế và kỹ nghệ vẫn đi song song được với việc bảo vệ môi sinh. Nhưng chính sách “xanh” của Biden vẫn tiến hành, dù kềm kẹp đời sống tự do ở Mỹ. Đã có nhiều khu vực  bị cấm trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, câu cá hay lai vãng du ngoạn. Nhiều thửa ruộng phì nhiêu và các nông trại chăn nuôi sung túc ở Hoa Kỳ dần dà lâm vào cảnh “dân làm chủ, nhà nước quản lý”. Nhà nước Biden làm chủ đất hay bán lại cho Trung Cộng? Hay bán lại cho các tỷ phú nói trên? Ai mà biết được!

Họ lấy danh nghĩa bảo vệ môi trường, để ban hành các đạo luật như:

 

Endangered Species 1973 (bảo vệ sinh vật tuyệt chủng)

Water of the U.S. Act (bảo vệ sông biển)

Antiquities Act (bảo vệ các cổ vật)

Các đạo luật này được thi hành tích cực, nhằm cải cách ruộng đất và tái phối trí nước Mỹ. Cơ quan bảo vệ môi sinh Evironment Protection Agency (EPA) và các tổ chức tư nhân như The Nature Conservancy đang được chính quyền Joe Biden cùng Đảng Dân Chủ tài trợ dồi dào. Ruộng đất trên toàn quốc Hoa Kỳ bị lặng lẽ quốc hữu hóa, hoặc rơi vào tay các tỷ phú Mỹ hay Tàu cộng. Trung Quốc trở thành chủ nhân nhiều đất đai ở Hoa Kỳ. Từ lâu, họ làm chủ các trại chăn nuôi heo, bò, gà…Họ xẻ thịt đóng gói bán ra các siêu thị Mỹ.

Nhiên Liệu giúp Nhân Loại Văn Minh



Những kẻ globalists theo chủ nghĩa toàn cầu hóa cũng mạnh mẽ chống đối việc khai thác nhiên liệu dầu hỏa và khí đốt (fossil fuels). Tuy nhiên, trong đại hội COP28 (United Nations Climate Change Conference) đông đảo gần 100,000 người tham dự  ở Dubai hai tuần lễ từ 11/30 tới 12/12/2023, các nhà trí thức đã bất ngờ phản đối và tranh cải rằng: lấy cớ “thay đổi khí hậu” để cắt giảm xăng dầu là phản khoa học và không hợp lý. Cắt xăng dầu là làm hại nền văn minh nhân loại, là đẩy con người trở về hang động tiền sử!

Liên Hiệp Quốc đưa ra nghị trình yêu cầu các quốc gia thành viên phải cắt giảm dầu hỏa và khí đốt, sử dụng các loại năng lượng sạch (điện, gió, mặt trời) – dù chắc gì những thứ này bảo vệ môi trường? Họ đòi hỏi phải bảo vệ đất đai sông ngòi và thú hiếm: điều này thì thông cảm được! Mọi quốc gia đều cần có chính sách bảo vệ môi trường sống: nước, đất, không khí. Chúng ta có bổn phận tiết kiệm nước ngọt, bớt xả rác, tái dụng, bớt phá rừng, tiết kiệm điện. Nói chung là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (natural resources). Ta có trách nhiệm gìn giữ trái đất tốt đẹp cho con cháu mai sau.
Tuy nhiên, có phải vì vậy mà nhân loại phải bị ràng buộc trong các lối sống kém văn minh? Khi điện bị cúp vài giờ trong ngày, thì phải thắp đèn cầy hay đèn dầu hay sao? Các nhà hàng ở New York gặp khó khăn nấu nướng vì bị cấm xài bếp gas!. Hoa Kỳ có trữ lượng dầu hỏa và khí đốt dồi dào nhất nhì thế giới, rẻ và tiện lợi, dễ khai thác và lọc dầu với kỹ thuật cao. Tại sao chế độ Biden lại nài nỉ mua dầu từ các nước Ả Rập Trung Đông hay Venezuela? Bởi vậy mà xăng dầu ở Mỹ đắc đỏ dưới chế độ Biden, theo đó, vật giá leo thang.

Những kẻ quá khích và thiên tả còn muốn giảm thiểu dân số toàn cầu, và kiểm soát các xã hội Âu Á bằng kỹ thuật hi-tech. Họ tài trợ những bọn trẻ quá khích la hoảng rằng: trái đất đang bị con người hãm hại. Họ ầm ĩ cỗ võ sự "phát triển bền vững" (sustainable development) và "cứu trái đất" (save the earth). Họ nói “trái đất trở mình đau đớn khi có một người sinh ra đời”. Có phải vì vậy mà cánh tả luôn luôn đòi quyền phá thai (abortion) dù nhẫn tâm giết chết trẻ em trong bụng mẹ! Họ gọi đấy là “birthing rights”, quyền sinh đẻ.

Có những cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga….đang bị lão hóa, mà phụ nữ tân thời không chịu đẻ con và phá thai! Tính từ năm 1073, có tới 63 triệu 458,761 đứa trẻ bị giết chết trong bụng mẹ!

Đàng Sau Biden là Thế Lực Ngầm


Mọi kế hoạch quốc tế toàn cầu theo lịch trình tuần tự nhiều năm, được thúc đẩy và thực hiện bởi các Thế Lực Ngầm (Deep State)-- trong đó có diễn đàn World Economic Forum (WEF) mà chủ tịch là nhà trọc phú Klaus Schwab người Đức (cố vấn thân cận là Henry Kissinger), Council on Foreign Relations (CFR) quy tụ các chính trị gia từ nhiều nước và các ủy ban Liên Hiệp Quốc (UN/United Nations). Họ là một thế lực nhà giàu kiêu căng, muốn khuynh đảo thế giới bằng tiền bạc và quyền lực. Họ gồm các lãnh tụ chính trị, các kỹ nghệ gia, kinh tế gia …từ Klaus Schwab, George Soros, Bill Gates, tới lãnh tụ Marxist Tập Cận Bình.



Theo nghị trình Great Reset, chế độ Biden tiến hành chính sách “Green Deal” và “Build Back Better” một cách vô trách nhiệm, vô luật lệ, rộng tay xài tiền thuế của dân, tỷ này qua tỳ kia. Ông ta và tập đoàn đảng Dân Chủ thiên tả và tham nhũng ngang nhiên sử dụng luật pháp và các cơ quan liên bang như các công cụ áp bức, gọi là vũ khí hóa (weaponizing).  Bộ Tư Pháp, các cơ quan tình báo FBI, công an cảnh sát, súng, luật pháp, tòa án, nhà tù và báo chí giả dối dưới chế độ Biden được bố trí để trở thành những công cụ khủng bố và đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Nhưng họ không trừng phạt những bọn côn đồ đốt phá các binh đinh, cửa tiệm, nhà thờ. Bọn lưu manh mỹ đen BLM (Black Life Matters) đã đốt cháy nhà hàng Wendy ở Atlanta, Georgia, nhưng chỉ có 2 tên bị phạt $500 và không bị giam tù. Trong khi trên 1000 người Mỹ yểm trợ tổng thống Trump ở Washington DC ngày 6 tháng giêng 2021 bị bắt bớ và giam tù không xét xử. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ dưới thời Biden có tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, ở một quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Đạo đức và công lý bị xáo trộn dưới chế độ Biden. Các lực lượng tình báo FBI trở thành “công an mạng”  kiểm duyệt các mạng xã hội, bằng hệ thống tình báo và trí tuệ nhân tạo (AI). Có khác gì chế độ Trung Cộng hay Việt Cộng? Họ ngồi trên luật pháp, cho phép bọn côn đồ giỡn mặt với pháp lý. Hệ thống truyền thông đại chúng được chính quyền tài trợ, trở thành công cụ tuyên truyền cho nhà nước và đảng. Các thế lực quốc tế dùng Đảng Dân Chủ, bạo lực, bọn côn đồ và những đám đông “ngu xuẩn hữu dụng” phá hoại nước Mỹ nhiều cách.

20 cửa hàng buôn bán ở Hoa Kỳ bị đóng cửa, ở 2847 địa điểm thường xuyên bị đánh cắp và hôi của. Nhiều nhất là ở California. Điển hình là: CVS, Rite Aid, Amazon, Walmart, Walgreens, Bed Bath & Beyond, Starbucks, Foot Locker, Banana Republic, Best Buy, Target, Macy, JC Penney…Phần vì bị quấy phá bởi bọn côn đồ ăn cắp hàng hóa, phần vì người ta thà mua hàng online an toàn hơn xuống phố. Bọn côn đồ thời Biden lộng hành, vì họ biết họ không bị nhốt tù. Luật California cho phép vào cửa tiệm lấy hàng hoá dưới $1000, đi ra cửa khỏi trả tiền, không bị cảnh sát rượt đuổi.

Chính quyền Biden và phe đảng Dân Chủ lộng hành ngồi trên luật lệ. Họ quấy rối các cuộc bầu cử, thâm hiểm đánh tráo phiếu bầu điện từ, đánh cắp kết quả cuộc bầu cử tổng thống 2020, đưa Joe Biden già yếu kém tài đức lên ngôi, độc tài cai trị. Chế độ “công an trị” (police state) này tiếp tục đàn áp tổng thống Donald Trump và khối người Mỹ công chính.

Ông già lãng trí Joe Biden là một trong những công cụ “ngu xuẩn hữu dụng” (useful idiot), tiếp tay với các Thế Lực Ngầm phá hoại Hoa Kỳ, trong lúc ông ta ở tuổi già sức yếu, ngơ ngẩn như thế này:

https://www.freepressfail.com/2023/11/01/yikes-joe-biden-proves-he-is-unwell/

Chế độ Joe Biden và đảng Dân Chủ là công cụ đắc lực của chính sách toàn cầu “New World Order” (trật tự mới) và “The Great Reset” (cuộc tái phối trí vĩ đại). Chủ nghĩa toàn cầu toàn kiểm này áp đặt các chính sách “bảo vệ trái đất”, quá khích đè lên mọi kỹ nghệ, mọi cơ sở công tư và đời sống dân Mỹ. Chế độ Biden áp dụng chính sách “cải cách ruộng đất” làm khổ nông dân. Hơn 70 triệu dân Mỹ đang chờ đợi tổng thống Donald Trump trở lại, để cùng đảng Cộng Hòa điều hành quốc gia trong Tự Do, trách nhiệm, trật tự và ổn định-- trong đạo đức Thiên Chúa Giáo là nền móng Hoa Kỳ lập quốc.

Lưới trời lồng lộng, ăn ở gian ác thì ắt sẽ có ngày bị trừng phạt. Hạ viện đã khởi sự luận tội gia đình tội phạm Biden, “Biden Crime Family”. Nữ dân biểu Elise Stefanik của New York, chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện (House Republican Conference) lên tiếng khẳng định: Tổ phụ Hoa Kỳ Thomas Jefferson nói rằng nghĩa vụ thiêng liêng nhất của chính quyền là phải bảo vệ nền công lý công bằng và không thiên vị đối với mọi công dân Mỹ. Joe Biden tham nhũng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Bà Elise nói rằng nền chính trị Hoa Kỳ cần “sự trong sáng, sự thật và trách nhiệm” (transparency, facts, accountability).

Chế độ Joe Biden, Bộ Tư Pháp, FBI và tay chân họ đã có những nỗ lực tuyệt vọng tố cáo tổng thống Trump, và lấp liếm các tội phạm lớn lao của họ. Không thể lấy thúng úp voi. Bàn tay không che được bầu Trời. Cây kim trong bọc lâu ngày sẽ lòi ra. Joe Biden không thể tiếp tục nói láo trước quốc dân Mỹ. Khi ở chức vụ phó tổng thống, Joe Biden và công tử Hunter đã vi vu làm “áp phe” (affairs) với Trung Cộng, Nga, Ukraine, Romani…và đã cho vào túi 20 triệu mỹ kim, qua 150 mối giao dịch tài chánh! Các chứng cớ rất rõ ràng.

“Climate Change” là Dối Trá

Những kẻ nhà giàu kiêu căng quốc tế globalists đó áp đặt các nghị trình quốc tế xuống từng quốc tham gia. Khẩu hiệu chính yếu nhất mà họ lãi nhãi hiện thời là “climate change” (khí hậu thay đổi) hay “global warming” (hâm nóng toàn cầu). Đó là tuyên truyền dối trá! Có phải ta chỉ thấy khí hậu thay đổi đều đều 4 mùa xuân hạ thu đông rất bình thường? Kể từ năm 1880 tới nay, nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng lên có 1 độ C (Celsius) thôi, hay 1.7 độ F (Fahrenheit). Theo tiên liệu, nhiệt độ toàn cầu sẽ chỉ tăng 1.5 độ C trước năm 2050! Nghĩa là trong gần 150 năm nay, từ 1880 tới 2023, nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng lên có 1 độ C mà thôi.

Mọi tuyên truyền về thay đổi khí hậu hay nhiệt độ toàn cầu, đều chỉ là giả dối, là ba xạo ! Nông dân trên khắp thế giới từ Hòa Lan, Sri Lanka tới Hoa Kỳ phải gánh chịu các áp lực từ những tuyên truyền ba xạo đó. Khối nông dân có trọng trách làm ra thực phẩm nuôi cả nước, lại bị quy trách là làm tăng khí methane từ nông nghiệp. Dù methane chỉ chiếm 16% “khí thải nhà kính”. Nitrous oxide từ nông nghiệp và kỹ nghệ chỉ chiếm 6% khí thải toàn cầu, trong khi CO2 chiếm 76%. Nhưng tất cả chỉ thể hiện sự sinh sống lành mạnh của con người, muôn thú và cây xanh! Ban ngày thì cây xanh nhả ra Oxigen, ban đêm thải ra CO2.

Nhưng người ta vẫn lập kế hoạch toàn cầu từ thập niên 1990s, để giảm thán khí carbon dioxide CO2, để “cứu trái đất”. Chính sách “Net Zero” ở Hoa Kỳ đòi hỏi các công ty kỹ nghệ và các cơ sở thượng mại cắt giảm thán khí CO2 xuống còn zero! Chẳng lẽ giết chết hết sự sống của con người, muôn thú và cây xanh hay sao? Chẳng lẽ phải phá bỏ hết rừng xanh?

Chẳng lẽ con người nín thở? Con người hít vào dưỡng khí Oxigen O2và thở ra thán khí CO2, cũng như cây xanh vậy! Tầng khí quyển rất lạnh, và khí CO2 làm ấm trái đất chứ không “hâm nóng” trái đất. Trong 150 năm, nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng lên có 1 độ C mà thôi! Các chính trị gia thiên tả đã lý luận lẩn quẩn ba xạo về tình trạng hâm nóng toàn cầu!

Thâm ý của các thế lực ngầm toàn cầu là cắt giảm các nhà máy nhiệt điện (power plants), cắt khí thải C02, nitrogen, ammonia. Họ nêu các lý cớ là phải bảo vệ trái đất (save the planet), phải phát triển bền vững (sustainable development), phải đối phó với khí hậu thay đổi. Các hiệp định “Paris Climate Agreement” được ký kết để o ép Hoa Kỳ cắt giảm C02, nhưng thả lỏng cho Trung Quốc và Ấn Độ cứ sử dụng than đá mù mịt, bất kể những ràng buộc quốc tế.

Thâm ý của các thế lực ngầm toàn cầu là làm suy yếu đại cường quốc Hoa Kỳ. Họ muốn Hoa Kỳ dẹp bỏ năng lượng dầu hỏa và khí đốt. Hoa Kỳ có trữ lượng dầu hỏa và khí đốt dồi dào nhất nhì thế giới, nhưng họ muốn dân Mỹ xài xe điện-- dù rằng việc sản xuất và thải bỏ pin điện làm độc hại môi sinh. Họ muốn dân Mỹ xài năng lượng mặt trời, qua các bảng solar panels cung cấp năng lượng bấp bênh. Hễ thiếu mặt trời là thiếu điện. Các thành phố Mỹ dọc biển đã cắm lên những quạt gió (wind mills) kềnh càng, made-in-china, cao nghệu trên các bãi đất hoang vu không còn cây cối chim chóc.

Cướp Đất của Tư Nhân

Chế độ Joe Biden và đảng Dân Chủ thiên cộng đã cỗ võ chính sách “Green Deal” “Build Back Better” với “Agenda 30x30” ban hành. Nó làm đảo lộn đời sống dân chúng mọi mặt: kinh tế, tài chánh, giáo dục, xã hội, nông nghiệp, kỹ nghệ. Theo chính sách toàn cầu “green” của Biden, Cục Quản Lý Đất Đai (Bureau of Land Management / BLM) sử dụng đủ mọi phương cách để quản lý đất đai của tư nhân một cách hợp pháp.

Hiện thời, Wyoming là tiểu bang bị chính quyền liên bang Hoa Kỳ quản lý đất đai nhiều nhất. Ở tiểu bang Nevada thì 87% đất đai sông ngòi và rừng xanh đã bị rơi vào tay chính quyền Biden để quốc hữu hóa. Dân Mỹ bắt đầu nhận ra là đất đai tư nhân bị chính quyền tóm thu từ từ. Nó diễn ra bất ngờ và rõ ràng, như ở Hòa Lan và Sri Lanka là hai nước chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi. Ở tiểu bang Texas, hiệp hội tư nhân Blue Ribbon Coalition đang kịch liệt phản đối chế độ Biden quốc hữu hóa các tài sản điền địa của tư nhân.

Xem cuộc phỏng vấn của ký giả Roman Balmakov / The Epoch Times Cattle Rancher exposes Agenda 21 in U.S. Heartland.

https://www.youtube.com/watch?v=6HvuulCwTrY

Người ta nhận ra chính sách cướp đất (land grabs) của chế độ Biden, nhịp nhàng tuân theo các nghị trình toàn cầu, có tính toán, có kế hoạch -- được yểm trợ bởi Liên Hiệp Quốc gồm nhiều nhà lãnh đạo thiên tả, có thành tích theo đuổi chủ nghĩa Mác-xít. Hiện thời là Agenda 30. Trước đó là các nghị trình Agenda 15, Agenda 21 để từ từ khống chế các quốc gia toàn cầu! Theo đó, chính phủ Biden đã đưa ra chính sách Agenda 30x30 của liên bang, cho chính quyền có thẩm quyền pháp lý mà chiếm hữu 30% đất đai sông ngòi núi non rừng xanh ở Hoa Kỳ (private land acquisitions)

Ở Hoa Kỳ, đã có những khoảng đất thiên nhiên (natural resources) nay bị lock-up, khoá lại, đóng lại, không được phép sử dụng làm nơi sản xuất. Có những khu vực đã bị cấm lai vãng, vì đã bị đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Luật pháp nghiêm ngặt áp đặt xuống dân chúng, dưới danh nghĩa là vì “bảo vệ đất đai” (protect the lands), vì “khí hậu thay đổi”. Họ nói đó là chính sách toàn cầu để bảo vệ loài người, để bảo vệ trái đất xanh. Cái gì cũng có thể nằm trong chính sách “green earth”, để tước lấy các “quyền sinh sống, quyền tự do và theo đuổi hạnh phúc” -- như hiến pháp Hoa Kỳ hằng quy định từ mấy trăm năm trước, thời lập quốc: Life, Liberty and The Pursuit of Happiness.

Hiện nay ở Hoa Kỳ, nhiều khoảng đất đai rộng lớn “cò bay thẳng cánh” của tư nhân nông dân và điền chủ Mỹ đang bị bán đi, bị quốc hữu hóa về tay nhà nước Biden quản lý. Cho dù nông dân vẫn còn có thể được sinh sống trên miếng đất tài sản gia truyền đó. Tàu cộng tiếp tục thu mua ruộng đất và các trại chăn nuôi ở Mỹ. Bàn tay cộng sản Trung Quốc đang thọc sâu vào nước Mỹ.  Nếu có chiến tranh hay những trận đói nhân tạo, thì dân Mỹ có thể đói. Nhưng dân Tàu sẽ không đó, vì họ đã trữ nhiều thực phẩm bên Tàu!

Phong trào hữu khuynh lớn mạnh

Nước Mỹ có phong trào MAGA của tổng thống Donald J.Trump mạnh mẽ chủ trương “Make America Great Again”, “America First”, cứu nước Mỹ trước nhất. Đây là một nền chính trị đảo điên dưới chế độ Biden ngồi trên luật pháp. Công lý đảo lộn, đạo đức suy đồi. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ có tù nhân chính trị. Dưới chế độ độc tài này, nội địa bất an, thế giới bất ổn và lâm vào cảnh khủng bố và chiến tranh tang thương. Đáng sợ nhất: là chế độ Biden mở toang biên giới cho những kẻ tội phạm tràn vào! Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Dân là “nước”. Nước nâng thuyền và nước có thể lật thuyền. Mọi chính quyền đều có thể bị lật đổ bởi sức mạnh của dân.

Dân chúng ở nhiều quốc gia đang chống chủ nghĩa Marxism toàn cầu. Ở Nam Mỹ, Argentina sôi nổi với phong trào MAGA “Make Argentina Great Again” để thoát khỏi xã hội chủ nghĩa và sự khống chế của Trung Cộng ở Nam Mỹ. Tân tổng thống Argentina, giáo sư kinh tế, cầu thủ Javier Melei đã thắng lớn. Ecuador mới bầu lên một tổng thống 35 tuổi Daniel Noboa hữu khuynh, bảo thủ, chống xã hội chủ nghĩa và Trung cộng. Chile nổi lên phong trào quần chúng hữu khuynh, cỗ võ chủ nghĩa quốc gia, chống chống tội phạm và sự phản đạo đức luân lý (woke). Quốc gia El Salvador ở Trung Mỹ có tổng thống Nayib Bukele bảo thủ, cứng rắn phục hồi luật lệ và trật tự.

Các phong trào hữu khuynh và chủ nghĩa quốc gia (nationalism) đang nổi lên khắp thế giới. Nổi bật nhất ở Âu Châu là nữ thủ tướng Ý Đại Lợi (Italy) Giorgia Meloni, thường mạnh mẽ lên tiếng chống chủ nghĩa toàn cầu, chống Trung cộng và chỉ trích cánh tả. Ý Đại Lợi là quốc gia đầu tiên nghiêm cấm mọi thức ăn giả, cá thịt giả (lab-grown meat, cultured meat, cultivated meat) chế tạo từ phòng thí nghiệm. Hiện nay trên thế giới có tới 156 công ty chế tạo cá thịt giả từ phòng thí nghiệm. Dồi dào nhất là ở tiểu bang California.

Tự ngàn xưa càn khôn vũ trụ bao la, trong xã hội loài người luôn diễn ra những trận chiến ác liệt giữa thật/giả, thiện/ác, xấu/tốt, vô thần/hữu thần, ma quỷ/thiên thần…. Dù là những trận chiến ý thức hệ hay bằng bạo lực. Giữa một thế giới náo loạn xấu tốt, thiện/ác nối nhau bằng Internet, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia yêu chuộng tự do đang phấn đấu để bảo vệ lối sống theo đạo đức Thiên Chúa Giáo. Trong mọi nghị trình toàn cầu, sự ngu dốt không là yếu tố phát triển bền vững.

Lòng tôn kính thờ phượng Thiên Chúa, lối sống nhân ái, sự hợp lý đời thường (common sense), lòng yêu chuộng Tự Do, lòng yêu nước, chủ quyền quốc gia và tinh thần độc lập dân tộc….thúc đẩy người ta tập hợp và phản kháng những kế hoạch hành động bất lương. Những người công chính toàn cầu đang đứng lên để cứu nước, để bảo vệ lối sống (way of life) trong Đức Tin, Gia Đình và Tự Do (Faith, Family, Freedom).

Ngọc Yến                     Xem bán nguyệt san The New American
10/27/2023                   https://thenewamerican.com

Xem cuộc phỏng vấn của ký giả Roman Balmakov / The Epoch Times

Cattle Rancher exposes Agenda 21 in U.S. Heartland

https://www.youtube.com/watch?v=6HvuulCwTrY

Facts Matter / with Roman Balmakov / The Epoch Times

Exposing the Government's Secret Plan to Grab 30% of America's Land

https://www.youtube.com/watch?v=XqPkEd45CeM (VIDEO)

https://thenewamerican.com/  (text/video/audio)

Thursday, December 14, 2023

 

Tất cả là Một

Oneness - Once and for All  



Lời sau cùng của Cố GS Nguyễn Ngọc Huy:

‘Lúc tắt hơi mới biết được mạng trời

Khi nhắm mắt mới đành thôi hoạt động'

 

Oneness còn có thể hiểu như: - trạng thái hợp nhứt (state of being united), - thỏa thuận (agreement), - trạng thái hay phẩm chất thành một (?) (the state or quality of being one), - tính độc đáo (uniqueness), - sự đơn độc (singleness), - tính tương tự (sameness).

Đối với người Hindi, Oneness còn có nghĩa là phẩm chất của sự hợp nhất thành một - the quality of being united into one.

Cũng có có quan niệm rằng, chúng ta có thể bắt đầu với ý tưởng nếu chúng ta đến từ ngôn từ Oneness, thực sự chỉ có một người trong chúng ta (one of us) ở trong từ nầy.

“Nhất thể” hay "Ý thức thống nhất" – Oneness or Unity Consciousness là một khái niệm cuối cùng nhận được sự lưu tâm và chấp nhận trong lãnh vực khoa học rộng hơn sẽ được diễn giảng ở phần dưới đây.

1-    Về quyển sách Oneness của John Griven

Chương trình Tinh thần Toàn cầu trong quyển sách của John Greven cho rằng sự Đồng nhất gồm một bức tranh lớn trong đó có tác giả và bác sĩ chữa bệnh tâm hồn (mind-body healing) Deepak Chopra cùng với tác giả và nhà khoa học xã hội Riane Eisler cùng có chung một suy nghĩ…

Bạn đã bỏ lỡ điều gì?



Trong Oneness, tác giả John Greven mời độc giả nhìn thế giới như hiện tại, ngay lúc này, không có suy nghĩ riêng của phản ảnh những ẩn dấu bí mật bị che khuất qua nhiều mặt - without the mind’s own reflections obscuring its multifaceted mystery.

Bạn đã bỏ lỡ điều gì?

Trong Oneness, tác giả John Greven mời độc giả nhìn thế giới như nó thực sự, ngay bây giờ - the world as it really is, right now.

Oneness đưa người đọc, từng bước một, đến thực tế không thể chối cãi đó là bản thân - self. Nội dung của cuốn sách nầy là tìm kiếm một trải nghiệm hàng ngày của một người, để chỉ ra điều gì đó mà tâm trí có thể đã lướt qua. Nó không chỉ ra bất cứ điều gì mới, hay bất cứ điều gì bạn có thể đạt được, hoặc bất cứ điều gì bạn có thể mang thêm vào chính mình. Nó không chỉ ra những việc tốt bạn đã làm trong cuộc sống của bạn để nhấn mạnh bạn phải là một người tuyệt vời như thế nào. Nó đang chỉ ra một cái gì đó rất đơn giản, một cái gì đó quá rõ ràng, khi nó được chỉ ra và nhìn thấy; để rồi, bạn tự hỏi làm thế nào và vì sao nó đã bị bỏ lỡ được?

Làm thế nào tâm trí có thể có một cái gì đó quá rõ ràng như đã được đãi ngộ sẵn (for granted)?

Làm thế nào tâm trí dễ dàng ném ra viên ngọc quý giá thuận lợi cho những phản cảm  của tâm trí?

Hoặc:

·       Bạn có thể đã tìm kiếm qua sự tự giác – self-realization, sự giác ngộ - enlightenment, hoặc tư tưởng của Đức Phật, hay Thượng đế hoặc một số mục tiêu khác có chung hay ngụ ý một điều tương tự.

·       Bạn có thể đã tìm kiếm trong nhiều năm hoặc bạn có thể bắt đầu tìm kiếm. Cho dù bạn đã đi du lịch trên cùng một lối đường trong một thời gian dài hay bạn chỉ cần thực hiện bước đầu tiên. Hai việc trên cũng không có gì khác biệt.

Cuốn sách nầy mời bạn hãy nhìn vào một không gian đã bị lướt qua, để xem điều gì là hiển nhiên và đưa cuộc tìm kiếm đó đến một kết thúc…ngay bây giờ.

2-    Giác ngộ



Trong hàng ngàn năm, các thầy giác ngộ từ các tín ngưỡng khác nhau, các nhà triết học tiếng tăm, nhà huyền bí – mystics, pháp sư - shamans, và nhà hiền triết – sages… đã cố gắng chia xẻ một thông điệp quan trọng với chúng ta: nhận thức của chúng ta về sự chia ly là một ảo ảnh - our perception of separation is an illusion

Trong mạng lưới của cuộc sống phi thường này, chúng ta được kết nối với mọi thứ. Chúng ta là một - In this extraordinary web of life, we are connected to everything. We are one.

Và hiện nay, vật lý lượng tử đang cung cấp cho chúng ta cùng một thông điệp là mô tả cách các dạng nguyên tử (subatomic), một khi được nối với nhau và sau đó tách ra, vận hành theo cách không liên kết tức thời, truyền thông tin và tác động lẫn nhau trên các khoảng cách lớn. (And now quantum physics is providing the same message… describing how subatomic particles, once joined together and then separated, behave in a nonlocal way instantaneously communicating information and impacting each other over great distances).

Những dạng nguyên từ vướng mắc về căn bản vẫn là một thực thể duy nhất, mặc dù chúng đã được tách ra.

Nguyên tắc vướng mắc nầy giúp chúng ta đóng khung được những trải nghiệm không bình thường của mỗi chúng ta về việc …biết được ai đang nghe điện thoại trước khi chúng ta trả lời hoặc nhận biết điều gì đó về một người ở cách xa ngàn dặm.

Kết nối phi tiêu điểm (nonlocal connections) tồn tại bởi vì chúng ta bị vướng mắc lẫn nhau!

Làm thế nào điều này có thể xảy ra? Tất cả hình thức và vật chất trong vũ trụ đều bắt nguồn từ cùng một điểm kỳ dị đặc biệt (singularity).

Tất cả chúng ta đều vướng mắc. Chúng ta được kết nối bởi cả nguồn gốc của ý thức và bởi các dạng nguyên tử (subatomic) tạo ra hình dạng vật lý (physical forms) của chúng ta.

Vật lý lượng tử cho thấy hành động tập trung sự chú ý của chúng ta thay đổi cách thế giới hành xử xung quanh chúng ta. Hành vi của các dạng nguyên tử, các khối vật chất chung quanh chúng ta bị thay đổi bởi hành động quan sát của chúng ta (the act of our observation).

Như thí nghiệm hai khe (double slit experiment) cho thấy, photon và electron có một cách tương tác (behaving) khi chúng không được nghiên cứu cặn kẽ (chúng có các dạng tác động giao thoa của sóng di chuyển đồng thời qua cả hai khe hở). Tuy nhiên, chúng có mô hình tác động hoàn toàn khác nhau khi chúng được đo để xác định thông qua hai lỗ mở mà chúng di chuyển. Khi chúng được quan sát, sóng lượng tử sụp đổ và các photon và electron chọn một lỗ mở để di chuyển, tạo ra mô hình tác động của các hạt riêng lẻ đập vào màn hình.

Khoa học đang cung cấp bằng chứng về bản chất có sự tham gia của vũ trụ mà chúng ta đang sống. Ý thức là một lực lượng sáng tạo làm thay đổi thực tế chúng ta đã và đang trải nghiệm.

Mỗi suy nghĩ chúng ta có là năng lượng có thể tạo ra hình thức và giúp thể hiện thực tế mà chúng ta mong muốn.




Như vật lý lượng tử tiết lộ, các dạng nguyên tử tồn tại ở nhiều vị trí trong sóng lượng tử cho đến khi quan sát được thực hiện và kết quả được chọn.

Trong mỗi suy nghĩ, nếu chúng ta đã chọn một điểm lựa chọn vì sự chú ý, ý định, hoặc trọng tâm của chúng ta, vô hình chung, chúng ta làm sụp đổ biển khả năng (sea of possibility) thành một kết quả duy nhất (single outcome). Nói chung, khi chúng ta cùng nhau tập trung và các ý định được đặt thẳng hàng (aligned), chúng ta sẽ phóng đại sự chọn lựa một khả năng mong muốn. (Khoa học phía sau Bí mật - The Science Behind the Secret, Travis Taylor).

Trong nhiều năm, một tổ chức có tên là Viện Khoa học Noetic đã nghiên cứu bản chất của ý thức và khả năng kết nối với nhau và với vũ trụ theo những cách chúng ta chưa hiểu được trong hiện tại.

Nghiên cứu xử dụng các tập hợp số ngẫu nhiên đã ghi lại sức mạnh của suy nghĩ và cảm xúc tập thể của chúng ta trước và trong các sự kiện quan trọng trên thế giới. Những nghiên cứu này đang cung cấp bằng chứng về nhận thức tập thể của chúng ta trước khi các sự kiện thế giới xảy ra ...

Các nghiên cứu nghiêm ngặt khác cũng đang cung cấp bằng chứng có ý nghĩa thống kê về sức mạnh mà chúng ta phải xử dụng suy nghĩ của mình để tác động đến thế giới vật chất chung quanh chúng ta.

Điều này sẽ có ý nghĩa gì khi chúng ta thức dậy khỏi giấc mơ chia tay tập thể?

Chúng ta sẽ bắt đầu nhận ra rằng khi chúng ta hướng những suy nghĩ, lời nói và hành động có hại cho người khác, chúng ta sẽ tự nhận chúng vì không có "cái khác".

Vì sao?

Vì, chúng ta là một. Và vì suy nghĩ của chúng ta là năng lượng có thể tạo ra hình thức, chúng ta có sức mạnh tập thể để cùng tạo ra (co-create) thế giới mà chúng ta mong muốn có.

Như nhiều người khôn ngoan đã chia xẻ, chìa khóa chính là tưởng tượng tới các cảm xúc đã có rồi, thứ mà chúng ta mong muốn, như thể chúng đã ở ngay đây.

Chúng ta hãy tưởng tượng một hành tinh hòa bình và yêu thương, phong phú, lành mạnh và an toàn cho tất cả mọi người.

Khi chúng ta tưởng tượng thực tế chúng ta chọn với cảm xúc đã tồn tại xung quanh chúng ta, chúng ta chọn nó từ một từ trường lượng tử của các khả năng. Khi chúng ta chọn khả năng của một hành tinh lành mạnh, hòa bình và từ bi, chúng ta sẽ cùng tạo ra thực tế này.

3-    Tính bất nhị - Nondualism

Trong tâm linh, chủ nghĩa vô song, còn được gọi là bất nhị, có nghĩa là "không hai" (not two) hoặc "nhất bất phân chia trong một sát na"- “one undivided without a second” Nondualism nguyên ủy là đề cập đến một trạng thái ý thức trưởng thành, trong đó sự phân đôi của Tôi - Người khác (I-Other) là "vượt qua - transcended" hay không phân biệt, và nhận thức đó được mô tả là "vô tâm - centerless" và "không có sự phân đôi – without dichotomies ".



Mặc dù trạng thái ý thức này dường như có vẻ như tự nhiên, thường tuân theo sự chuẩn bị kéo dài thông qua thực hành khổ hạnh (ascetic) hoặc thiền định, hoặc chiêm niệm (contemplative)…từ đó có thể bao gồm các mệnh lệnh đạo đức (ethical injunctions).

Trong khi thuật ngữ "chủ nghĩa bất nhị" có nguồn gốc từ Advaita Vedanta, những mô tả về ý thức bất nhị không được tìm thấy trong Ấn Độ giáo - Hinduism, Phật giáo (Tánh Không – Emptiness - Nyata), Hồi giáo – Islamic, và các truyền thống Kitô giáo phương Tây và Tân Platonic – Henosis - Hiệp hội huyền bí). (Advaita Vedanta (/ ʌðˈvaɪtə vɛˈðɑːntə /; tiếng Phạn: अद वैत वैत có nghĩa là non-duality nhằm thể hiện tâm linh trong một truyền thống bản địa ở Ấn Độ).

Ngược lại, trong truyền thống Phật giáo, tính bất nhị được phát triển trong các triết lý Vệ Đà và hậu Vệ Đà - Veda and post-Veda Upanishad. Tính bất nhị nầy có liên quan đến giáo lý về Tánh không, và hai giáo lý chân lý, đặc biệt là giáo lý Madhyamaka về tính bất nhị của chân lý tuyệt đối và tương đối. Những giáo lý này, cùng với giáo lý về Phật tánh đã là những khái niệm có ảnh hưởng trong sự phát triển tiếp theo của Phật giáo Đại thừa - Mahayana Buddhism, không chỉ ở Ấn Độ, mà cả Phật giáo Đông Á và Tây Tạng, đặc biệt là ở Thiền (Zen) và Kim cương thừa - Vajrayana.

4-    Tâm linh nhất thể - Oneness spirituality - Chìa khóa của Hạnh phúc & Thay đổi Thế giới

Tâm linh nhất thể là gì?

Đó là để có một sự hiểu biết sâu sắc và có kinh nghiệm rằng tất cả chúng ta đều là MỘT trong tất cả các biểu hiện của cùng một Ý thức - Consciousness.

Chúng ta cần có điều này tức thì. Bởi vì xã hội chúng ta đang sống bị bệnh về mặt đạo đức, và chúng ta cũng vậy.

Điều trên do chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vật chất phóng đại, hầu hết mọi người được thúc đẩy để theo đuổi ham muốn của riêng họ bằng bất cứ giá nào. Không cần phải nói, điều này gây ra xung đột và đau khổ cho người khác, và cho cả hành tinh chúng ta đang sống. Và mọi người vẫn không lưu ý hay biết rằng đây không phải là một chiến lược thông minh ngay cả trong việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân của chính họ.

Tình huống này giống như nếu mọi tế bào trong cơ thể bạn quyết định tự hành động và tiêu thụ càng nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng càng tốt - thậm chí nhiều hơn mức cần thiết. Từ đó, các bộ phận trong cơ thể bạn sẽ sớm bị bệnh và điều đó sẽ gây hại cho sức khỏe của toàn bộ cơ thể - bao gồm cả các tế bào tham lam kia.

Thách thức ở sự nhất thể là làm cho các tế bào riêng lẻ hiểu rõ hai điều:

·       Mối quan hệ của chúng (tế bào) với nhau và toàn bộ cơ thể con người;

·       Những gì một cuộc sống tế bào tốt là thuộc về tất cả bộ phận trong con người.

Nếu Bạn, trong khi theo đuổi hạnh phúc cho chính mình, làm tổn thương những người khác cũng đang tìm kiếm hạnh phúc, sẽ không tìm thấy nó, dù ở thế giới này hay thế giới tiếp theo. Tâm linh nhất thể sẽ cung cấp cho chúng ta một cách khác để sống một cuộc sống đúng nghĩa và hạnh phúc.

Nguyên tắc mà chúng ta tìm thấy trong tất cả các truyền thống tâm linh, và điều đó có thể tạo ra một sự khác biệt căn cội (radical) cho thế giới là gì? Đó là sự Nhất thể - Oneness.

Điều này giống như mỗi tế bào tự chăm sóc lấy chính nó, nhưng cũng hợp tác với những tế bào khác, và đặt căn bản là lấy sức khỏe của tất cả bộ phận của cơ thể làm mục tiêu. Kết quả là, các tế bào có được tất cả thức ăn và năng lượng cần thiết, cùng với một môi trường tốt hơn và tuổi thọ dài hơn trong một cơ thể lành mạnh.

5- Làm thế nào để thực hành Oneness?

Có một cách để bắt đầu suy gẫm và cởi mở về việc thực hành tự Tánh nhất thể là xem xét những cách nào bạn mang lại sự tôn trọng đối với tất cả các sinh vật sống trong cuộc sống của bạn? Ví dụ về điều này có thể là: Bạn có thể dành thời gian để nhận diện mức độ quan trọng của một con nhện trong nhà mà bản năng bạn muốn giết, vì vai trò của nhện trong cuộc sống hàng ngày của bạn là bảo đảm trong nhà có… ít ruồi, kiến ​​hoặc côn trùng khác  có thể ảnh hưởng đến phẩm chất cuộc sống của bạn!

Có bao giờ Bạn có thể dành thời gian để suy ngẫm về những nỗ lực của tất cả mọi người, vật chất, tài nguyên có liên quan đến việc làm cho bạn có một ly nước không?

Bạn có thể suy nghĩ về sự độc đáo của những phẩm chất của cuộc sống mà bạn có mà bằng lời nói, sự hiện diện, hỗ trợ, hành động của bạn cho phép một người khác trong cuộc sống của bạn trải nghiệm chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Các cơ hội để phản ảnh, chiêm nghiệm sự Nhất thể là vô hạn. Nó cho bản thân chúng ta một khoảnh khắc để thấy các kết nối vô tận tồn tại trong mọi trải nghiệm và hành động mà chúng ta tham gia hàng ngày.

Khi bạn thực tập chánh niệm (mindfulness), chiêm nghiệm (contemplation), và suy gẫm (reflection) về tánh nhất thể, điều này có thể giúp bạn mang lại cái nhìn sâu sắc và nhận thức rõ hơn về hiệu quả của hành động của bạn và đánh giá cao hơn cho thời điểm hiện tại bạn đang trải qua. Và TẤT CẢ điều đó đòi hỏi trong chính ngay một sát na (khoảnh khắc) đó phát sinh.

 

5-    Kết luận

Con người cần có đức tin – spiritual faith. Mà đức tin là gì?

Một đức tin tôn giáo dù dưới bất cứ hình thức nào như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Bà la Môn, Ấn độ giáo, Cao đài, Hòa hảo, Islamic, Chúa Jesus, Đức Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Đức Mẹ Maria, Thánh Mohamed, v.v…Tất cả chì là MỘT, chí có khác tên gọi mà thôi. Nếu nghĩ như vậy, thế giới sẽ là Oneness – một nhất thể - Tất cả là Một và Một là tất cả.

Nếu nghĩ như trên, bạn sẽ thấy rằng nhận thức cá nhân của bạn không bao giờ thực sự tách rời khỏi ý thức lớn hơn khác. Bạn chỉ đơn thuần trải nghiệm nó như tách rời trong khi bạn có sẳn một cơ thể, một hình thể - a body, a physical form. Giống như một con sóng trên biển, bạn là một cá thể riêng biệt và độc đáo - a distinct and unique individual, nhưng đồng thời bạn không bao giờ tách rời khỏi biển, từ nguồn cội của bạn.

Bạn là MỘT và là TẤT CẢ.



Vì vậy, những ngôn từ như: Nhứt nguyên – Nhứt thể - Nghĩ cùng một hướng – Thần giao cách cảm – Nhị nguyên (Dualism) – Đa nguyên (Pluralism) – Tính độc đáo (Uniqueness) -  Sự đơn độc (Singleness), - Tính tương tự (Sameness).v.v…tuy là những “chữ” viết khác nhau, nhưng thiết nghĩ cho cùng là để diễn đạt cùng một ý niệm:”Một là tất cả - Tất cả là một”

Riêng suy nghĩ của người viết, sau khi góp nhặt cát đá, chuyển dịch những suy nghĩ trích từ mạng lưới toàn cầu, vẫn thấy rằng… đối với cá nhân người viết, phải chăng con sói cô độc (solitary) nhưng không cô đơn (lonely) trong rừng sâu là hiện thân của sự đơn độc hay là tất cả không gian chung quanh gộp lại cũng  chỉ là Một?

Tự tánh!

Mai Thanh Truyết

Một suy nghiệm sau cơn mộng du 81 năm dài - 2023