Monday, July 29, 2019



50.000 TÀU ĐÁNH CÁ TRUNG CỘNG Ở BIỂN ĐÔNG LÀM GÌ?

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2015, Tập Cận Bình (TCB) tuyên bố sẽ giải ngũ 300.000 quân nhân trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) của TC. Ông ta tuyên bố ngay vào lúc có cuộc diễn binh lớn ở Bắc Kinh trong ngày tưởng niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ II.
Câu hỏi được đặt ra là giữa lúc tình hình ở Biển Đông đang căng thẳng, TC đang tiếp tục xây dựng và trang bị vũ khí ở các đảo chiếm được ở Hoàng Sa và Trường Sa, tại sao TCB lại ra lịnh giảm quân số?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần quan sát những động thái của TCB ngay sau quyết định giảm quân số:
·         Theo báo Business Insider bình luận thì chế độ đãi ngộ hào phóng cho những ông Tướng về hưu non là nằm trong kế hoạch cắt giảm quân số cũng như biện pháp triệt hạ những Tướng đối kháng với chính sách của ông để phòng bị và ngăn ngừa nguy cơ bất ổn xã hội. Trong quá trình cải tổ, dường như ông TCB đang củng cố sự lãnh đạo đối với PLA bằng cách bổ nhiệm các tướng lĩnh tin cậy vào vị trí cao, triệt hạ các Tướng không nằm cùng chung “nhóm quyền lực” hay “nhóm lợi ích kinh tế” của ông. Song hành với cải tổ, quân đội TC còn là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng.
·         Nhìn xa hơn nữa, đây không phải là việc ông tuyên bố “đây là một động lực để đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm đội quân 2,3 triệu người của TC hiện nay xuống còn hai triệu người, trong một kế hoạch tái cấu trúc lớn nhất mà quân đội TC (PLA) trải qua kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.

1.    Mục tiêu tiềm ẩn thực sự của việc “giải ngũ” 300.000 quân nhân nhằm mục đích gì?

Một số sự kiện tiếp theo chứng minh hùng hồn tính xác tín của hai suy nghĩ trên. Đó là, vào tháng 8, 2015, giới quan sát cho biết hàng loạt vụ tự tử xuất hiện kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình bước vào giai đoạn thứ hai. “Tự tử là cách tốt nhất để những người bị cáo buộc tham nhũng hay thậm chí mới bị nghi ngờ bảo vệ gia đình, bạn bè và các đồng sự” - một quan chức giấu tên nói. Qua tin tức ngày 6/5/2016, hiện có 50.000 tàu cá TC mang vũ khí được huấn luyện sắp tràn xuống biển Đông, mỗi tàu có 7 đến 10 người. Như vậy số tàu cá này có 350.000 đến 500.000 quân, áp đảo hoàn toàn ngư dân Việt, tương đương tổng số quân của Việt Nam (cả hải quân, lục quân, không quân là 480.000 quân).

Nhà cầm quyền đảo Hải Nam xác nhận với Reuters rằng đội tàu cá này được cấp dầu và nước đá miễn phí nhằm để bảo vệ biển cho TC. Thậm chí nhiều ngư dân tại Hải Nam còn khẳng định các tàu này được trang bị vũ khí hạng nhẹ, cũng như thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để dễ dàng liên lạc với Hải cảnh TC với mục đích đối phó tàu nước ngoài.
Mặc dù tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao TC là Lục Khảng khẳng định: Không bao giờ có chuyện TC huy động ngư dân để khẳng định chủ quyền biển đảo”. Tuy nhiên trên thực tế, hàng chục ngàn tàu cá được trang bị vũ khí, hệ thống truyền tin, ngư phủ học tập quân sự trở thành dân quân phục vụ trên vùng Biển Đông.
Khóa huấn luyện đầu tiên gồm cứu hộ, chiến đấu và thu thập thông tin tình báo được tổ chức trên bộ và sẽ thực tập trên biển từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2016. Ông Hình Cẩm Trình (Xing Jincheng), Chính ủy Lực lượng võ trang TC trên đảo Hải Nam, chịu trách nhiệm quản lý Biển Đông cho biết trả tiền cho các ngư dân đi học quân sự. Khoảng 50.000 tàu đánh cá được trang bị hệ thống liên lạc với lực lượng tuần duyên, báo cáo tình hình, sự hiện diện của hải thuyền nước ngoài. Ngư dân TC được tài trợ thay thế thuyền gỗ bằng thuyền vỏ thép và có trang bị súng phóng lựu.
Kết luận, đây chỉ là một cuộc thanh trừng tướng lãnh không thuần phục TCB, và là một cuộc chuyển quân vào những vị trí chiến lược khác chứ không phải thực hiện chính sách giảm quân số cho quân lực Tàu.
Qua các tin tức trên chúng ta thấy rõ ràng hơn nữa là con số 300.000 quân lính giải ngũ đã đi về đâu rồi!
2.    Những bước kế tiếp của TCB
Trong thông điệp năm mới dương lịch ngày 31/12/2016, lãnh đạo Bắc Kinh TCB đã tuyên bố sẽ không để bất kỳ ai” tranh giành chủ quyền biển đảo và lợi ích hàng hải của TC. Thông điệp đầy tính đe dọa này đã được xác định một cách cụ thể trong trường hợp Biển Đông. Trước ông Tập Cận Bình ít lâu, một lãnh đạo quân sự cao cấp tại đảo Hải Nam, đã nhắc nhở các thành viên dân quân biển nước này rằng họ đều là những cột mốc chủ quyền di động”.
Những tuyên bố đầy tính hăm dọa và hiếu chiến trên đây lại một lần nữa chứng minh âm mưu của TC là biến đội tàu đánh cá trên danh nghĩa là dân sự (nghĩa là của ngư dân), nhưng thực tế là một đội tàu quân sự, dùng việc đánh cá để che mắt thế giới của TC, biến lực lượng nầy thành vũ khí bảo vệ bản đồ 9 điểm ở Biển Đông, điều mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.
Ts. Rajaratnam, Chuyên gia nghiên cứu về TC thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore tuyên bố: Các quan chức TC coi các ngư dân và tàu cá là những công cụ quan trọng trong việc mở rộng sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của TC trong các vùng biển tranh chấp.
Thêm nữa, trong một phiên điều trần của Quốc Hội Mỹ vào tháng 09/2016, TS Andrew Erickson, một chuyên gia hàng đầu về dân quân biển TC nhận định rằng: “Không nên ngộ nhận, đó là một lực lượng được Nhà Nước thành lập, phát triển và kiểm soát, hoạt động dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đội; như vậy  khi thúc đẩy việc phát triển dân quân biển, một lực lượng mà nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là hoạt động bán quân sự, còn đánh cá chỉ là thứ yếu”.
3.    Thay lời kết
Kể từ năm 2010, từ khi Bắc Kinh tuyên bố Đường Lưỡi bò, Biển Đông đã bắt đầu dậy sóng. Tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam luôn bị “tàu lạ” (đây chính là cái hèn của CS Bắc Việt không dám nêu đích danh “tàu TC” mãi cho đến hôm nay (2017) vẫn còn tiếp tục hèn hạ!) gây hấn như:
·         Rượt đuổi và cướp bóc;
·         Đâm cho gãy tàu;
·         Thậm chí cả việc giết hại ngư dân nữa!
Thế mà:
CS Bắc Việt, thái thú biết nói tiếng Việt của TC vẫn tiếp tục “an nhiên tự tại” với 4 Tốt và 16 Chữ Vàng, vẫn cam tâm cúi đầu làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc!
Câu chuyện Formosa vẫn còn đang tiếp diễn, Cty Gang thép Hưng Nghiệp Vũng Áng vẫn tiếp tục xây cất giai đoạn II, xây lò cao nhiệt để chuẩn bị kết hợp sắt và than coke theo quy trình sản xuất gang và thép. Giai đoạn đi vào sản xuất thực sự nầy sẽ phát thải phế thải độc hại gấp nhiều lần hơn những vụ xả thải vào tháng 4 năm 2016.
Thêm nữa, nhà cầm quyền Cà Ná lại chấp thuận cho TC xây dựng thêm một Cty gang thép khác ở đây vào năm 2017 nầy!
Chính Trung Cộng, qua sự tiếp tay của CS Bắc Việt đã cố tình triệt tiêu nguồn protein cá của dân tộc!
Tất cả không phải vì ngu dốt!
Tất cả không phải vì thiếu kiến thức!
Mà tất cả chỉ vì nhằm bảo vệ quyền lực và quyền lợi của những người không còn nhân tính và lương tri của con người!
Hơn lúc nào hết, tất cả những người con Việt trong và ngoài nước cần phải tiêu diệt “cơ chế chuyên chính vô sản” của CS Bắc Việt ngay từ giờ phút nầy.
Giờ hành động đã điểm!
Con cháu Vua Hùng, con cháu Đc Thánh Trn há làm ngơ sao!











Sunday, July 21, 2019




Tôi Nói Với Tôi

Hàng năm, vào tháng 11, tôi đều chụp hình cây phong trước văn phòng của tôi ở đường Azusa, West Covina, CA. Cứ mỗi độ đầu tháng 11, lá cây phong bắt đầu chuyển màu. Tôi thường chụp hình vào tuần lễ thứ hai của tháng để nhìn một phần lá đổi màu mà thôi.
Vì sao tôi để tâm nhiều đến tháng 11?
Vì trong suốt thời gian còn tồn tại trên cõi ta bà nầy, tháng 11 là tháng mang đến cho tôi hai dấu ấn mà tôi vẫn mang theo trong suốt cuộc hành trình truy tìm…Cái Tôi!
Thưa Quý Bạn,
Phần trên của thân cây ngả qua màu cam đậm và chừa phân nửa phía dưới vẫn còn màu xanh, tuy không còn là màu xanh biếc lúc còn “thanh xuân, nhưng màu xanh đã có một vài điểm “sương” sang màu ngà ngà. Căn phòng nầy là nơi tôi “trụ trì” trong suốt 17 năm trời. Nếu bạn nhìn bức hình trên, có tất cả 13 hình in dấu thời gian tháng 11 hàng năm ở vùng West Covina nầy. Tuy chụp vào cùng một thời điểm mỗi năm, nhưng thời tiết thay đổi, có khi sang thu sớm hay mùa hè kéo dài, do đó có khi Bạn thấy lá xanh còn nhiều hoặc lá vàng và lá đổ sang màu hổ phách nhiều hơn…
Và vào cuối tháng, tôi lại chụp một lần nữa, lần nầy lá cây đã hoàn toàn thay màu chuyển sang màu “gạch đỏ tím xậm” (mauve), sắp sửa chuẩn bị cho một chuyến ra đi…mùa lá rụng!
Từ đó,
Thưa các Bạn,
Cái đẹp của màu lá cây ở tuần lễ thứ hai được tôi nhìn như đời người cuối tuổi trung niên, tóc đã ngã qua màu muối tiêu, đầy kinh nghiệm chính chắn cũng như đã trải qua một đoạn đường “chiến binh” khá dài.
Còn cái đẹp của lá vào tuần lễ thứ tư của tháng thể hiện nét dày dạn phong sương của cuộc đời, có những lúc lên bổng xuống trầm để rồi kết tinh lại thành từng chiếc lá khô.
Cuối cùng, từ từ lìa khỏi thân cây như, giống như tâm trạng của một người sắp sửa chấm dứt thời gian dong ruổi trên đường hoat động.
Sở dĩ tôi không muốn nói tới giai đoạn sắp sửa lìa đời của con người, vì với tôi, làm sao chúng ta có thể từ bỏ cõi tạm dung nầy được một khi nợ trần chưa trả dứt? và nợ nước chưa đền xong?
Sống ở giai đoạn cuối của cuộc đời, ta không thể làm như chiếc lá “an nhiên tự tại” chờ một cơn gió thoảng để xa lìa thân cây, mà là cần phải cô đọng những suy tư, toan tính để làm một chuyến tàu cuối cùng trước khi…đi qua bờ giác.

Hình chụp tại Cty BKK vào ngày 7/11/2012

Và tôi đang làm điều đó cho đến hôm nay - 2018.
Cuối tháng 3/2018 vừa qua, tôi vừa hoàn tất quyển sách (hy vọng là cuối cùng trong đời), đó là quyển “LỐI THOÁT CHO VIỆT NAM” trong đó tôi đã trang trãi và đúc kết tất cả những suy nghĩ của chính mình về Đất Nước trong suốt 30 năm thực sự nghĩ, viết, và “làm” cho Quê Hương.
Bây giờ, tuy nói như thế, nghĩ như thế, nhưng hàng năm, mỗi lần nhìn lá phong vào tuần thứ tư của tháng 11, tôi vẫn cảm thấy có gì lâng lâng trong đầu. Đó là:
·         1 - Những hình ảnh cũ đã hiện về, hình ảnh từ lúc tuổi thơ choáng ngợp ánh đèn của thủ đô Sài Gòn thời cuối năm 1945 khi vừa “chạy giặc” từ dưới quê ở Bàu Trai, Hậu Nghĩa cùng với gia đình;
·         2 - Hình ảnh từ thưở thanh xuân hoa mộng với bao mối tình học trò, sinh viên, cùng với biết bao thêu dệt của mộng giang hồ;
·         3 - Và cuối cùng, hình ảnh cùng dư âm còn lại của những quyết định thành bại trong tuổi trung niên và gần cuối đời.
Có nhiều quyết định tôi làm đúng, mà cũng có không ít quyết định sai.
Nhưng trong giờ phút nầy, cung cách suy nghĩ nhị nguyên “đúng – sai” trong tôi không còn có ý nghĩa gì nữa!
Khi lá đã sắp sửa rời thân cây thì…có nghĩa gì đâu của sự thành bại
Một khi đã chấm dứt cuộc đời, tất cả chỉ là môt chữ KHÔNG
Nói như thế!
Nghĩ như thế!
Nhưng mỗi lần tháng 11 qua đi, lòng tôi vẫn cảm thấy bồi hồi. Thêm một năm trôi qua, đường về Việt Nam ngày càng dài thêm và tuổi đời lại đồng biến với thời gian và sức người sinh học cũng có giới hạn trong cõi ta bà nầy...
Đường xa chi mấy!
Càng đi, tuy vẫn một lòng sắc son với Đất Nước nhưng dạ vẫn chưa yên vì quê hương còn quá xa, vói tay không tới.
Nhìn lại suốt chặng đường đã qua, bè bạn cũng lắm, cùng khắp năm châu.
Nhưng bây giờ, ở buổi hoàng hôn của cuộc đời, bước đi của tôi dường như nặng hơn, chậm hơn, và cô đơn hơn. Nhìn bên tay mặt, liếc qua tay trái, tôi hình như chẳng còn thấy ai bên cạnh, có chăng là những hình ảnh mờ mờ ảo ảo, ẩn ẩn hiện hiện chung quanh.
Tôi có bị quáng gà hay không?
Thưa không. Chắc chắc là không!
Một người bạn thân của tôi đã từng ví von đất Bolsa là đất “thần kinh”, nhưng không phải là đất của vua chúa, của những cô gái Huế thướt tha, mà là đất của những người bị bịnh thần kinh! Tôi hoàn toàn chia xẻ suy nghĩ sarcastic nầy của bạn. Gần tròn 6 năm chuyển qua Houston, tôi vẫn phải chiêm nghiệm tình trạng gió tanh mưa máu của cộng đồng, mất đoàn kết giữa những người nói cùng một tiếng nói mà dường như…quá cách xa?
Ngoài ra, tôi còn nhận thấy thêm rằng con người hôm nay quá mau thích ứng với hoàn cảnh dù trong điều kiện tốt hay xấu, đổi màu nhanh hơn kắc kè!
Phải chăng đây cũng là một hình thức “sinh tồn” trong chủ thuyết sinh tồn của Cố Đảng trưởng Trương Tử Anh, hay xu hướng “Biến cải” của Cố GS Nguyễn Ngọc Huy?
Hay đây là một loại sinh tồn của của thời kỳ trước cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thế kỷ 18?
Từ Chủ thuyết dân tộc sinh tồn, rồi Xu hướng biến cải cố gắng mang đến một lộ đồ cho dân tộc tiến về một nước Việt có tự do, nhân quyền, và còn giữ được truyền thống dân tộc, chứ nào phải như cung cách hành xử của nhiều “bậc thức giả” vẫn còn …đong đưa trong chính cái vô minh của mình hiện tại!
Tôi đã từng viết những bài về tháng tư buồn, bây giờ lại thêm tháng 11 buồn nữa.
Suốt hơn 30 năm qua, tôi vẫn nghĩ mình như là thân con én, dù không mang lại mùa xuân, nhưng cũng có thể báo hiệu mùa xuân.
Nhưng ngày hôm nay, tôi đã hoàn toàn sai lầm, thân con én nầy đã không hoàn thành nhiệm vụ “báo hiệu mùa xuân” vì… đêm đen mùa đông của Dân tộc vẫn còn mịt mù trước mắt!
Biết đến bao giờ tôi nhìn thấy được mùa Xuân Dân Tộc đây?
Mong các bạn trả lời giúp cho.
Phổ Lập Mai Thanh Truyết
Cuối Thu 2018


Saturday, July 20, 2019

Đấu tranh thay đổi hay thay thế chế độ CSBV?



Đấu tranh thay đổi hay thay thế chế độ CSBV?

Câu hỏi cho hôm nay:”Ngày mai, tương lai Việt Nam có tươi sáng, có trở thành một cường quốc hay không tùy thuộc vào thể chế chính trị có thay đổi thành dân chủ hay không?”
Đây là một sự thật rất rõ ràng mà có lẽ không người dân Việt Nam nào không thấy. Nhưng trước khi có dân chủ thì phải thoát khỏi ách độc tài toàn trị của cộng sản và chính vì vậy mà có phong trào đấu tranh với ĐCSBV. Tuy nhiên, công cuộc đấu tranh với ĐCSBV thường xảy ra với những cuộc vận động chưa dứt khoát mà thường hay giao động giữa hai mục tiêu: thay đổi và thay thế chế độ CSBV.
“Thay đổi” và “Thay thế” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau vì nó đòi hỏi những phương pháp đấu tranh khác nhau. Vì thế hai vấn đề mang tầm vóc chiến lược này cần phải được phân định rõ ràng và suy xét cẩn thận. Một khi mục tiêu đã được thống nhất thì phong trào đấu tranh sẽ cùng hướng về một điểm và sẽ tạo sức mạnh tổng hợp.
Một phương cách để tìm hiểu hai khuynh hướng là bằng cách đối chiếu quan điểm và lập luận giữa hai khuynh hướng thay đổi và thay thế. Từ sự đối chiếu sẽ hiện ra những điểm khôn ngoan hay sai lầm trong những hành động thực hiện. Phần tiếp theo được xếp theo hình thức đối đáp giữa hai khuynh hướng trong từng vấn đề hay quan điểm:
1-    Quyền lực của ĐCSBV quá lớn chưa thế lực nào có thể đánh đổ 
Khuynh hướng thay đổi:
Chế độ CSBV hay quyền lực của ĐCSBV quá lớn, quá bao trùm chưa thể lật đổ họ được. Những vấn đề căn bản trong khuynh hướng thay đổi có thể liệt kê như sau:
·         Về chính trị, ĐCS có mặt, chi phối và kiểm soát mọi ngõ ngách trong cuộc sống của người dân Việt Nam. ĐCS tuy ngày nay bị thoái hóa nhưng “uy tín” và thành phần cảm tình với ĐCS vẫn còn quá đông.
·         ĐCS đã ý thức được những mầm mống có thể gây nguy hại cho họ nên đã tìm cách nắm giữ tất cả các thành phần có thế lực trong xã hội như giới trí thức, giới doanh gia tư nhân, giới xã hội dân sự, báo chí.
·         ĐCS đã học được những bài học cách mạng hoa lài và nắm giữ quân đội rất chặt, đồng thời cũng học từ TC về việc thành lập những cơ quan đặc biệt chống biểu tình hùng hậu và đánh trả một cách sắt máu.
·         Tinh thần đối kháng của người dân Việt Nam chưa thấy thể hiện. Số lượng người dân thờ ơ và an phận còn quá nhiều. Đối diện với tất cả những trở ngại này, người dân tay không làm sao có thể chống lại? Cho dù có cả triệu người biểu tình cũng sẽ chẳng làm đổ được một nhà cầm quyền có quân đội chống lưng.
Khuynh hướng thay thế:
Chế độ độc tài nào cũng nắm gọn mọi quyền lực trong tay để có thể kiểm soát dân chúng.
·         Họ chỉ có một phương pháp cai trị duy nhất là bằng bạo lực vì quyền cai trị của họ không đến từ dân chúng.
·         Chính sự độc đoán này là yếu điểm của họ. Yếu điểm đó là không danh chính ngôn thuận và không hợp lòng dân, hay nói cách khác ĐCSBV không có chính nghĩa.
·         Họ chỉ có thể đánh lừa dân chúng qua tuyên truyền hay mua chuộc dân chúng qua việc ban phát đặc quyền đặc lợi cho một tầng lớp nào đó để làm hậu thuẫn.
·         Tất cả những cách thức lấy lòng dân này là sự cố gắng gượng ép cần luôn luôn phải có động lực thúc đẩy. Và nếu động lực thúc đẩy yếu đi thì những thành phần đi theo sẽ giảm đi hay biến mất.
Phương pháp đấu tranh dùng để lật đổ chế độ CS là bất bạo động. Với phương pháp này, việc sở hữu bạo lực chẳng đem lại lợi thế nào cho nhà cầm quyền vì bạo lực chỉ có thể chống lại bạo lực.
-       Làm sao có thể đem xe tăng ra bắt người công nhân phải đi làm việc?
-       Làm sao cảnh sát có thể bắt bỏ tù những người rút tiền của mình ra khỏi nhà băng?
-       Sức mạnh của quân đội sẽ không góp gì được cho thế lực của nhà cầm quyền nếu phương pháp bất bạo động được sử dụng khôn khéo.
-       Vì thế quyền lực của nhà cầm quyền sẽ không lớn khi cuộc đấu tranh được chuyển sang môi trường bất bạo động và việc lật đổ một nhà độc tài là chuyện khả thi.

2.    Dân chúng Việt Nam chưa đủ hiểu biết để có thể thiết lập một thể chế dân chủ ổn định
Khuynh hướng thay đổi:
·         Dân chúng Việt Nam chưa đủ ý thức, hiểu biết về dân chủ nên chưa biết tranh đấu cho quyền công dân.
·         Nếu thực hiện dân chủ ngay lập tức ở Việt Nam thì sẽ chỉ tạo nên đảng phái chia rẽ, xâu xé nhau và làm đất nước yếu kém đi.
·         Cách tốt nhất là thực hiện dân chủ từng bước để bảo đảm sự chuyển tiếp ổn định. Hơn nữa, trong giai đoạn khởi đầu phát triển kinh tế, Việt Nam cần phải có ‘một chút’ độc tài mới có thể phát triển được, như đường đi của các nước Nam Hàn, Đài Loan, Singapore.  
·         Về nhân quyền, các thứ quyền làm người này chỉ nên giao cho người dân từng bước với giáo dục và thông tin để người dân có thời gian thực tập, tránh khỏi việc lạm dụng và đưa đến tình trạng rối loạn xã hội. Các quốc gia Âu Mỹ cũng đã trải qua cả trăm năm mới có sự trưởng thành dân chủ ngày này. Phương cách thả lỏng dân chủ từng bước là cách thực hiện dân chủ ổn thỏa nhất.
Khuynh hướng thay thế:

Phan Bội Châu

Nguyên tắc dân chủ bảo đảm một thể chế chính trị của dân, do dân và vì dân. Đây là một thể chế đem công bằng đến cho mọi người dân và không ai, không đảng phái hay nhóm người nào đứng trên ý dân.
·         Nguyên tắc này đã được thực hiện tại đa số các nước trên thế giới và không thể sai lầm. Chỉ có thể chế độc tài CS là sai lầm và hiện còn tồn tại ở Việt Nam và 4 quốc gia trên thế giới.
·         Quan điểm dân chủ phải được thực thi từng bước để giữ cho xã hội ổn định và một cách chuyển đổi thích hợp cho phát triển kinh tế vững chãi của các nước chậm tiến là một ngụy biện.
·         Về thể chế chính trị, tất cả các cuộc thay đổi từ độc tài sang dân chủ đều là sự thay đổi tức khắc, không từ từ từng bước, vì sự mâu thuẫn giữa độc tài và dân chủ không thể có sự trộn lẫn, hoặc 100% dân chủ hoặc 100% độc tài mà thôi.
·         Về phát triển kinh tế thì một số nước như Nam Hàn, Đài Loan hay Singapore đã sử dụng quyền lực nhà nước để điều hướng kinh tế hầu tạo sức mạnh cạnh tranh cho các công ty quốc nội đối với các công ty quốc tế. Chuyện nhà nước nhúng tay vào kinh tế không thể được xem là độc tài nếu mục đích nhắm tới là đẩy mạnh tiềm lực kinh tế quốc gia. Chính sách điều hướng kinh tế của các chính phủ dân chủ là góp tay hỗ trợ, khuyến khích phát triển theo hướng hoạch định. Doanh nghiệp nào thuộc lãnh vực quan tâm của chính phủ sẽ được sự hỗ trợ. Chính phủ dân chủ không nhúng tay vào việc điều hành các doanh nghiệp như hình thức quốc doanh ở các chế độ độc tài.
·         Vấn đề trật tự xã hội liên quan tới nhiều lãnh vực khác như giáo dục, an ninh, luật pháp. Bảo vệ nhân quyền là bảo vệ cho mọi người dân được nhà cầm quyền tôn trọng và đối xử công bằng. Chỉ có một chính quyền dân chủ mới bảo đảm nhân quyền cho người dân. Một chính quyền độc tài không bao giờ cho người dân có quyền làm người vì khi cho người dân một vài quyền nào đó thì người dân sẽ không phục tùng chính quyền nữa.
Trong giai đoạn đầu của khuynh hướng thay thế, thiết nghĩ hãy khoan đòi những tiêu chuẩn dân chủ cao. Khi chưa có quyền Tự do thực sự mà muốn có Dân chủ toàn vẹn thì nền Dân chủ đó có thể đưa đến giả hiệu ngay. Trước hết hãy nâng cao Dân trí trong những nỗ lực giành các quyền Tự do hiến định: Quyền Tự do Thông tin-báo chí, và Quyền Tự do lập các Hội dân sự, nghề nghiệp, Ái hữu… mà tuy trên danh nghĩa đã có, nhưng nay phải dành cho có được thực chất.
Chính quyền “thay thế” cần phải dựa trên thế hợp pháp mà g từng bước, tiến tới quyền làm chủ đích thực của người dân. Có được hai loại Quyền nói trên mới mong tiến lên đòi Quyền thứ ba là Quyền ứng cử và bầu cử, để cải biến dần các cơ quan quyền lực tiến tới một chính thể Dân chủ pháp trị văn minh phù hợp với Dân tộc.
Một khi chưa có khả năng huy động quần chúng để làm “Cách mạng” lật đổ CSBV trực tiếp, thì đây là cung cách duy nhất để thoát khỏi đêm dài toàn trị. Đây chính là con đường HOÀ BÌNH.
Kiến tạo Dân trí và Xã hội dân sự làm nền tảng, chính là tích cực tạo điều kiện để thời cơ xuất hiện.
Con đường diễn biến như vậy tuy có chậm. Kkhông phải vì chúng ta muốn chậm mà không cách nào làm nhanh hơn được! Nhưng bù lại cũng có ưu điểm là vững bền và hợp với tình tự dân tộc và không có sự can thiệp của “thế lực thù địch” mà người dân phải lo sợ.
3.    Yếu tố ngoại lai hiện tại
Theo Hà Sĩ Phu:”Tôi đã nhận được câu hỏi rằng Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi chính phủ Việt Nam và tôi đã trả lời thẳng rằng đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Lợi ích của Mỹ là muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ”.
Qua chiều hướng trên, chúng ta thấy gì?
Rõ ràng là Hoa Kỳ không muốn tìm cách “thay thế” CSBV ở Việt Nam mà chỉ muốn “thay đổi” một số “chính sách cai trị” của ĐCS!
Về phía Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn chịu thuần phục Tập Cẩn Bình trong chuyến “triều cống” ngày 12 tháng giêng vừa qua, nói lên tính cách nộ lệ của CSBV qua 15 Hiệp ước từ quốc phòng, kinh tế, chính trị, và thương mại ký ngày 15/1/17.

Phan Chu Trinh

Như vậy, những người con Việt phải làm gì?
Trước khi tham gia vào bất cứ một cuộc đấu tranh nào, ngay cả trong cuộc sống, nếu không muốn thắng thì không nên bước vào. Sự quyết tâm ý chí quan trọng hơn tính khả thi của  vấn đề.
Và sự quyết tâm trong đấu tranh chống CS là:
Lật đổ, hủy bỏ chế độ CSBV, không phải tìm cách thay đổi nó.
·         Có sự quyết tâm dứt khoát trên sẽ giúp chúng ta loại trừ được tâm trạng mất tự tin hay yếm thế và dẫn đến tính ỷ lại.
·         Sự trợ giúp bên ngoài của ngoại quốc chỉ là phụ thuộc. Chúng ta phải tự lực cánh sinh.
·         Sự quyết tâm còn giúp những người con Việt tránh được những tư tưởng ủy mị, dễ tin như tin vào sự thành thật của ĐCSBV đối với quốc gia, dân tộc trong suốt hơn 70 năm qua!