Thursday, July 28, 2022

 

Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy 

 Anh Ba Huy đã ra đi 25 năm qua.

Nhìn lại suốt đoạn đường anh đã đi, chúng ta thấy được gì?

Rút ra được những gì trong suốt thời gian nầy?

Chúng ta, những Đại Việt tiếp nối con đường anh đi có thực hiện đúng với những gì anh Ba đã từng ấp ủ và xây dựng không?

 

1 - Đại Việt và Con Đường Đang Đi.

Lại thêm một năm nữa, hôm nay chúng ta lại cùng nhau làm Lễ Tưởng niệm Gs Nguyễn Ngọc Huy lần thứ 25, nhưng với một tâm trạng khác thường khá đặc biệt.

(1)  Đặc biệt trong tình hình Trung Cộng đang xâm thực lần lần Biển và Đất Việt Nam qua sự kiện đặt dàn khoan HD 981 lần thứ hai vào trong hải phận Việt Nam và thành lập khu tự trị tại cảng sâu Sơn Dương

(Vũng Áng) chiếm một vùng Hà Tỉnh rộng 228 km2 (lớn hơn Ma Cao) đã được Phó Thủ Tướng CS Hoàng Trung Hải ký giấy phép ngày 10/7/2014.

 

(2) Đặc biệt, tuổi trẻ Việt Nam đã chuyển tải chủng tử “sợ” trong tâm khảm sang những người đang cầm quyền, bằng cách nêu lên quyết tâm chống sự áp bức của Trung Cộng, với các cuộc biểu tình ở khắp cả nước từ 5/3 cho đến hôm nay 1/7/2017.

 

Một lần nữa tinh thần Nguyễn ngọc Huy lại được rực sáng khi thấy những hành động vừa nói của tuổi trẻ!

 

Vậy Đại Việt phải suy nghĩ, hành động & có những trách nhiệm gì với Việt nam hôm nay & trong những thập niên sắp tới?

 

2 - Tiếp Nối Con Đường Nguyễn Ngọc Huy

Với tư cách một đảng viên Đại Việt, chúng tôi rất tự hào đứng dưới danh nghĩa đảng chính trị Đại Việt, đã do một thiên tài của đất nước là Cố Đảng trưởng Trương Tử Anh khai sáng và xây dựng khi vừa mới 25 tuổi, nhưng đã có khả năng lập thuyết "Dân Tộc Sinh Tồn" (DTST):

(a)  Để làm khung cho nền tảng lý luận,

(b)  Để điều hướng hoạt động đấu tranh vững mạnh cho các mục tiêu chiến lược lâu dài, và

(d) Để tạo điều kiện cho Đại Việt trường tồn đến ngày nay.

Trên trận tuyến đấu tranh chống CSBV hiện tại, Đại Việt có thể giương cao ngọn cờ DTST, đặt trên căn bản đầy tình tự dân tộc và nhân bản, làm đối lực đương đầu với chủ nghĩa CS vô thần, mị dân, với ảo tưởng dựng nên một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà ngay cả những người đề xướng ra cũng không xác định được xã hội chủ nghĩa cụ thể là gì.

 

Mỗi người trong chúng ta, dù có những suy nghĩ nào dị biệt đi nữa, cũng khó có thể phủ nhận được tính cách mạng đầy nhân bản của chủ thuyết DTST. Chính chủ thuyết nầy, theo quan điểm của riêng tôi, cho đến ngày hôm nay, vẫn còn là một đối trọng vững chắc, đối với ý thức hệ của chủ thuyết Cộng sản, để từ đó áp dụng vào các điều kiện thực tế Việt Nam, hầu thúc đẩy nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

 

Đó là một xác quyết.

Chúng tôi muốn lập lại một lần nữa, trước tiến trình tòan cầu hóa hiện nay, cùng với vai trò của từng quốc gia trên thế giới, dù muốn dù không, Việt Nam cần phải hôị nhập vào cộng đồng nhân loại, trong đó chủ thuyết DTST có khả năng không phải để chuyển hóa, nhưng để xóa tan chủ nghĩa CS hiện đang cai trị Việt Nam. 

3 - Quan Điểm Ban Đầu của Darwin

Bây giờ, xin nói qua quan điểm ban đầu của Darwin, nhà tiến hóa đầu tiên khởi mở ra thuyết tiến hóa. Trong cuốn “On the Origin of Species” của ông, ngay từ những trang đầu tiên, chúng ta say mê, cảm khoái trước sự khám phá kỳ thú về sự khác biệt gene của loài vịt nuôi trong nhà và vịt hoang dã. Rồi từ đó, đưa đến sự khác biệt về môi trường sống của vịt ở các trại chăn nuôi tại hai nước Anh và Đức. 

Tiếp theo là sự khám phá về trực giác của con chó đưa đến những điều kiện làm cho chúng sống chung với nhau v.v… Như vậy, khoa học từ đó, đã là một sự tiến hóa rồi, và sẽ tiến hóa mãi, cho đến khi con người chấm dứt sự hiện hữu trên hành tinh nầy …Và biết đâu một giống người nào khác sẽ tiếp tục sự tiến hóa sau đó. 

Từ những suy nghĩ trên, có thể nói rằng, sự tiến hóa là một khái niệm về sự thay đổi của vạn vật, và khoa học, mà con người nhờ sự thay đổi và phát triển đó, đã lần lần khám phá ra…một vài sự hiểu biết trong sự tiến hóa. Do đó, sự tiến hóa thì vô cùng, mà khoa học chỉ có khả năng rất giới hạn trong việc hệ thống hóa, những kiến thức đã khám phá và những chứng minh về sự tiến hóa. 

Con người, qua khoa học, cố truy tìm nguyên nhân của sự hâm nóng toàn cầu, qua nhiều cách suy nghĩ khác nhau, từ sự phát triển khoa học, và từ sự mưu cầu cho phúc lợi của con người v.v… 

Tất cả những nguyên nhân vừa nói đều do “sự tiến hóa” của con người. Trong một chừng mực nào đó, phải chăng vấn đề hâm nóng toàn cầu, chỉ là một giai đoạn mới khác của sự tiến hóa? 

4 - Đại Việt và Sự Biến Cải Học Thuyết DTST

Qua luật tiến hóa của Darwin, GS Nguyễn Ngọc Huy, người đã đề ra một lối nhìn mới, được biến cải từ học thuyết DTST, để thấy rằng sức mạnh của con người, chưa phải là một yếu tố then chốt, để đưa đến thắng lợi sau cùng, nhưng cần phải có nhiều yếu tố khác của môi trường chung quanh, mới quyết định sự thắng lợi tòan vẹn. 

Do đó, Gs Huy đề xướng ra sự biến cải vừa nói, tức là khả năng thích nghi tùy theo hoàn cảnh, lúc tiến, lúc lùi để ứng phó với những thuận lợi cùng bất lợi. Để rồi, sau cùng, tranh thủ phần thắng lợi trước mọi tình huống, dù là bất lợi, cho đoàn thể của mình. Khái niệm DTST biến cải, trong giai đoạn nầy, sẽ được hiểu theo ý nghĩa và chiều hướng của sự tiến hóa và sự tiến bộ của loài người. 

Điều vừa nói đó, là một sự chuyển hướng lớn về luận thuyết của Đại Việt. Tên tuổi của GS Huy đã đựợc nằm trong danh sách những người khai sáng và tiếp nối truyền thống Đại Việt. GS Huy còn đã đưa ra một số điều kiện cho sự sinh tồn trong luận thuyết biến cải cùng 2 hình thức tranh đấu dựa theo hai nguyên tắc đối nội và đối ngoại. Đó là hai hình thức tranh đấu bên ngoài thân và tranh đấu bên trong, với chính nội tâm của mình. 

· Từ suy nghĩ trên, công cuộc tranh đấu của GS Huy được thể hiện dưới hình thức ôn hòa hay bạo động tuỳ theo trường hợp và tùy theo diễn biến của hòan cảnh chính trị quốc gia trong từng thời điểm vừa nói.

· Từ sự nhận định những khả năng tranh đấu vừa nói, GS Huy đã khai triển thêm thành ba bước khác nhau như 3 định luật, để rồi căn cứ theo đó mà hành xử, tuỳ theo tình huống đang xảy ra. Đó là luật sức mạnh, luật biến cải, luật hợp quần và giáo dục. 

1 . Luật sức mạnh, đứng trước thế phân cực mới trên thế giới, quả thật sức mạnh ngày hôm nay không còn căn cứ theo khả năng quân sự nữa, mà khả năng kinh tế mới là thước đo quyền lực tòan cầu. Thí dụ như TC với khả năng kinh tế vừa vượt qua Nhựt Bổn chiếm vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ. 

2 . Luật biến cải, cũng được GS giải thích là khả năng thích nghi theo hòan cảnh và điều kiện trong tình trạng xã hội lúc bấy giờ. Trước tình thế mới ngày hôm nay, cần phải vận dụng trí óc để thẩm định tình hình, để biến cải mọi hợp tác quốc gia, thì phải dựa theo quan điểm đồng thuận và đồng lợi cho đôi bên cùng có lợi (win-win situation) mà vẫn giữ được tính chất độc lập dân tộc. 

3 . Luật hợp quần và giáo dục. Đây là một yếu tố nhập môn rất sơ đẳng, đã được giảng dạy từ những ngày đầu tiên của trẻ con miền Nam, trong chương trình giáo dục tiểu học, qua những câu chuyện ngụ ngôn trong sách quốc văn giáo khoa thư. Nhưng để thực hiện và áp dụng luật trên không phải dễ. 

Nhìn lại chính chúng ta, hiện tại bao nhiêu hệ phái của Đại Việt, đã thực sự làm suy yếu tiềm lực lớn lao của một Đảng, đã có quá trình tranh đấu lâu dài, và một thời đã được sự ngưỡng mộ và ủng hộ của đại khối dân tộc Việt Nam. 

Tại sao lại như vậy?

Xin mỗi thành viên trong các hệ phái Đại Việt tự suy nghĩ và tìm ra lời giải cho chính mình!

Kể từ ngày thành lập đảng Đại Việt cho đến ngày nay, thế giới đã hoàn toàn biến đổi, đi từ một thế giới với những quốc gia khép kín đến hình thái một thế giới mở như ngày hôm nay. Tiến trình toàn cầu hóa, hẳn nhiên là một tiến trình phải hướng tới, vì sự phát triển chung của toàn cầu. Đây là một tiến trình tự nhiên trong phát triển, để cùng đưa các quốc gia đến gần nhau hơn và bổ túc cho nhau hơn, để đôi bên cùng được lưỡng lợi. 

Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế - kỹ thuật - khoa học và môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang thành hình. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng mọi người đều có trách nhiệm. 

Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long. Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam. Và dĩ nhiên đảng viên Đại Việt cũng phải có trách nhiệm trước dân tộc. 

Nhưng, trách nhiệm đó sẽ được thể hiện như thế nào?

Đó là câu hỏi của tất cả đảng viên Đại Việt cùng phải hợp lực để có câu trả lời. Việc ứng dụng chủ thuyết DTST ngay từ bây giờ sẽ là một đề tài để mỗi đảng viên cùng suy nghĩ. 

5 - Đại Việt và Sự Toàn Cầu Hóa

Chính vì vậy, tinh thần của đảng cách mạng ngày hôm nay không còn là một tinh thần "kín" nữa, mà phải là một đảng "mở". Đảng phải mở, để cho người dân thấy hướng đi tích cực và rõ ràng của đảng để có thể tạo ra được sự đồng thuận nhiều hơn. Sự gìn giữ bí mật trong nội bộ, chỉ còn là những kế hoạch hành động trước khi thi hành để cho đối phương không phòng ngừa trước mà thôi. 

Người Đảng viên Đại Việt ngày nay, đứng trước tiến trình toàn cầu hóa, phải là một nhân sự đầy năng động, có khả năng phục vụ quần chúng trong một xã hội mở, chứ không còn là một đảng viên bí mật, sống trong bóng tối và chỉ lộ diện ra ngoài xã hội trong những trường hợp bất khả kháng mà thôi. 

1 . Người Đảng viên ngày nay, cần phải chuyển hóa bản năng vị kỷ thành một tinh thần hòa đồng cho cái chung của dân tộc, không còn tính vị kỷ trong ý nghĩa thấp nhất là phục vụ cho chính "cái ta" của mình. 

2 . Người Đảng viên trong suy nghĩ mới ngày nay, cần phải chối bỏ mọi rào cản ngăn cách giữa đảng viên và đảng viên cũng như giữa đảng viên và đại chúng, để có được một sự hỗ tương sinh tồn, để tạo ra thế đứng vững mạnh, và để làm đối trọng cho mọi giao tiếp với các quốc gia khác. 

Từ đó sẽ có rất nhiều quốc gia cùng đi tới tiến trình liên đới về cung và cầu, để đạt được sự đồng thuận chung. Đó là thế quân bằng và lưỡng lợi cho Việt Nam và thế giới, trong sự hòa đồng lý tưởng “bình thiên hạ”, cùng nhau đạt được một sự hỗ tương sinh tồn toàn cầu ngày nay. (Global economics). 

Thêm vào đó, người Đảng viên Đại Việt hôm nay, ngoài tinh thần đòan kết, củng cố xây dựng đảng, phát triển sự đồng thuận nôị bộ, còn phải nỗ lực lấy lạị uy tín của Đảng đối với quốc nội và hải ngoại đã bị sứt mẻ trong hiện tại vì hiện tượng phân hóa. Làm được những điều đó, Đại Việt Dân Tộc Sinh Tồn mới hy vọng đẩy mạnh được tinh thần đấu tranh dành lại độc lập dân tộc, cũng như thuyết phục được sự hậu thuẫn của quốc tế trong công cuộc đấu tranh chung này. 

6 - Đại Việt và Thế Giới Mở

Thế giới ngày nay là một thế giới hòan tòan mở: mở để đối thoại, mở để đi đến sự đồng thuận trong thế tương quan bổ túc hổ tương lẫn nhau. Đảng Đại Việt trước sau, thiết nghĩ, cũng phải đi theo tiến trình nầy. 

Đảng Đại Việt phải công khai lộ diện trước đại chúng. Thời đại của một đảng cách mạng kín, sống và làm việc trong bóng tối, đảng viên phải ẩn danh hay chỉ dùng bí danh để giữ bí mật về đảng tịch… đã qua rồi. 

Đảng Đại Việt sẽ không còn là một đảng của cán bộ, mà phải là một đảng của cán bộ và quần chúng, công khai tranh đấu trên chính trường, nghị trường. Như vậy mới mong được toàn dân tin tưởng và hỗ trợ.

Đảng Đại Việt sẽ không còn giữ hình thức lãnh tụ trong mô hình hình tháp và trong đó chủ tịch đảng có tòan quyền hành động và nắm quyền lực tuyệt đối. 

Đảng Đại Việt trong quan niệm của ngày hôm nay phải là một tập thể lãnh đạo phân quyền khoa học và phân minh. Trong đó ban lãnh đạo cùng nhau trao đổi với tinh thần đồng chí và tương kính để "quản lý" và "điều hành" đảng, mà hình thức giống như một công ty tư nhân tây phương, với tổ chức chính danh phân quyền hành chánh và quản trị dựa trên tam hợp nhân bản phân minh: hợp pháp, hợp lý, và hợp tình. 

Thực hiện được những điều trên, chúng ta, người Đảng viên Đại Việt ngày hôm nay, mới có khả năng phục hoạt lại thế mạnh của Đảng trong thời kỳ chống Pháp giành lại độc lập. Do đó:

(a)  Chúng ta cần phải xem xét lại những khuyết điểm trong thời gian nắm giữ quyền lực thời Đệ Nhị Cộng hòa.

(b)   Và trong tương lai, chúng ta phải đẩy mạnh công cuộc tháo gỡ những bế tắc của dân tộc, do sự cai trị sai lầm của những người cộng sản chuyên chính Việt Nam. 

7 - Đại Việt Hôm Nay - Ngày Mai và Chủ Nghĩa DTST

Ngày hôm nay, bất cứ người Đảng viên Đại Việt nào cũng phải được trang bị kiến thức, và phải có đỡm lược để phát huy tiếng nói của Đại Việt Dân Tộc Sinh Tồn. Phát huy không phải là nói suông là phải biết nói, biết viết.

·  Nói lên, viết lên chính nghĩa của chúng ta;

· Nói và viết lên những sai trái của chế độ về những việc làm hiện tại của họ trong công cuộc quản trị đất nước Việt Nam;

· Nói lên để tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc hiểu rõ hơn bộ mặt thật dưới bất cứ hình thức nào của chế độ độc đảng cai trị của CSBV. 

Đó là Trách Nhiệm của Đại Việt Hôm Nay và Ngày Mai. 

Thêm nữa, trong giai đọan nầy, người Đảng viên ĐV- DTST phải biết hy sinh cho đại cuộc bằng việc đóng góp vật lực, tài lực, và sự đóng góp dấn thân chân chính cho nhu cầu dành lại dân chủ, tự do và hạnh phúc chân thật cho người Việt Nam. 

Đảng viên ĐV DTST của Việt Nam phải lên đường, bắt đầu ngay từ bây giờ, cùng nhau điều chỉnh hướng đi để có thể ứng hợp với khuynh hướng toàn cầu hóa trên thế giới, hầu tạo được một chất keo kết dính, để hình thành một hình thức “think-tank” và hy vọng rút ngắn tiến trình mang lại dân chủ, tự do cho Việt Nam. 

Tóm lại, trong hiện tình chánh trị, Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn là luận thuyết duy nhất lấy dân tộc và ý thức nhân bản làm trung tâm nên có đủ điều kiện làm đối lực với chủ nghĩa cộng sản phi nhân, vô thần, đang đội lốt chủ nghĩa xã hội, lại còn đang qua giai đoạn "quá độ" xây dựng giai cấp tư bản bản đỏ cần thiết để phát triển. 

Từ đó, chuyển qua di sản Nguyễn ngọc Huy với "xu hướng biến cải" kết hợp nhịp nhàng với bài phát biểu lịch sử của GS Nguyễn văn Bông tại Trường Ðại học Luật khoa, lót đường cho sự hình thành lực lượng đối lập cần thiết cho chế độ dân cử Việt Nam Cộng Hòa, trong đó, có Khối Dân Quyền  như là một thành tích không nhỏ trong thời điểm Đệ Nhị Cộng Hòa trước kia. 

8- LỜI KẾT:

Khi miền Nam mất, khi sang Mỹ, Gs. Huy, đã đi trong con đường hầm chưa thấy ánh sáng của Dân tộc Việt Nam, tuy nhiên, anh Ba đã bền bĩ, cô đơn, bôn ba khắp thế giới ngõ hầu quy tụ Đồng chí, Chiến hữu, và Đồng bào. Kết quả là Anh Ba đã được sự ủng hộ đồng tình khắp nơi qua phương trình Nguyễn Ngọc Huy với đáp số như sau: 

Lực Lượng Quốc Nội + Lực Lượng Hải Ngoại + Yểm Trợ Thế Giới = Việt Nam 

Và Anh Ba đã xây dựng được tổ chức "Ùy Ban quốc tế yểm trợ Việt Nam Tự Do". 

Do đó, để tiếp tục phát triển công trình Nguyễn Ngọc Huy, chúng ta cần vận động, nhen nhúm lại ngọn lửa đấu tranh theo các phương hướng vừa nói, mà chính GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu và kiểm nghiệm, thật thích hợp với bối cảnh chánh trị hiện tại, và được xác định rõ ràng rằng, đường hướng cách mạng bạo lực chống CSBV không còn thích hợp trong tương lai nữa. 

Cho nên, để có cơ hội và triển vọng tương lai phát triển quốc gia, cùng đời sống kinh tế và tâm linh của mỗi người dân Việt được nâng cao hơn và hoà nhập với cộng đồng nhân loại, con đường ĐẠI VIỆT đang đi phải là sự nối tiếp tinh thần và chiến lược chính trị của Trương Tử Anh & Nguyễn Ngọc Huy đã vạch ra, và đã được xây dựng cùng rất nhiều Đồng Chí Đại Việt nằm xuống vĩnh viễn vì Dân Tộc Việt Nam. Đại Việt khẳng định con đường đó là: 

1.    Thuyết DTST của cố CT Trương Tử Anh đã mở rộng không gian sinh tồn của chúng ta và đã bảo vệ người Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Pháp. 

2.    Luật Biến cải về thuyết DTST mở rộng đến không gian sinh tồn của Gs Nguyễn Ngọc Huy đang mang đến một Đại Việt mở cho chúng ta. 

3.    Ngày nay, chúng ta phải cùng nhau thực hiện thành công kế hoạch và chương trình cho MỘT ĐẠI VIỆT NHÂN BẢN MỞ, từ đó mới có thể bảo vệ được đất nước và nòi giống Việt Nam thoát khỏi Hán thuộc và Hán hóa do những thái thú biết nói tiếng Việt là CSBV tiếp tay! 

Mong tất cả thành viện còn lại ngày hôm nay cần xem và nghĩ lại tinh thần Nguyễn Ngọc Huy. Đó chính là hình ảnh một người quốc gia chân chính, lúc nào cũng lạc quan và tin tưởng vào tương lai rạng rỡ dân tộc Việt. Vì vậy, chúng ta cương quyết tâm nguyện: 

Một Đại Việt Nhân Bản Mở

Phải Hoàn Thành Trách Nhiệm với Dân Tộc cho cả Hôm Nay và Ngày Mai. 

Kỷ niệm về Anh Ba

Houston, Hiệu đính 28-7-2017



Tuesday, July 26, 2022

 

Kintsugi: Nghệ thuật hàn gắn những rạn nứt tâm hồn

Trong bốn khái niệm về triết học trong nền văn hóa của Nhựt là Kaizen, Ikigai, và Moai, và Wabi-sabi.

·       Kaizen: Một triết lý kinh doanh của Nhật Bản về cải tiến liên tục trong việc thực hành làm việc nhằm đạt được hiệu quả cá nhân hay đoàn thể;

·       Ikigai:Thường được sử dụng để chỉ nguồn gốc giá trị trong cuộc sống của một người hoặc những điều làm cho cuộc sống của một người có giá trị;

·       Moai: Ý nghĩa: Trong ngôn ngữ Rapa Nui, các bức tượng trên đảo Phục Sinh được gọi là Moai Aringa Ora, có nghĩa là khuôn mặt sống của tổ tiên chúng ta. Lý giải phổ biến nhất là những bức tượng này được tạo ra để bảo tồn năng lượng của người bản địa sau khi chết. Hơn nữa, họ còn tin tưởng rằng năng lượng này kiểm soát mùa màng và động vật; 

·       Wabi-sabi: Đại diện cho sự chấp nhận sự bất toàn (imperfection). Khái niệm này có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo và bao gồm việc công nhận sự bất đối xứng, bất thường, và khiêm tốn như các thuộc tính của sắc đẹp tùy theo nhản quan của mỗi người.

Và, từ thế kỷ thứ 15, người Nhựt đã cũng nghĩ ra một nghệ thuật tên là Kintsugi ( , "vàng mộc"), còn được gọi là Kintsukuroi ( , có nghĩa là "sửa chữa vàng". Nghệ thuật Nhựt Bản sửa chữa đồ gốm bị phá vỡ với một sơn mài đặc biệt phủ bột vàng, bạc, hoặc bạch kim, một phương pháp tương tự như kỹ thuật maki-e. Các đường nối vàng rực rỡ trong các vết nứt của đồ gốm, tạo ra một ngoại hình độc đáo cho mảnh ghép.

Đó là một nét văn hóa Nhựt, như một triết lý, kỹ thuật nầy xem việc vỡ và sửa chữa như một phần lịch sử của một vật thể, chứ không phải là thứ để ngụy trang

Phương pháp sửa chữa bảo tồn kỷ niệm lịch sử độc đáo của mỗi tạo tác bằng cách nhấn mạnh lịch sự "gãy xương" và bị phá vỡ của nó, thay vì che giấu hoặc ngụy trang những nét gẩy. Kintsugi thường làm cho mảnh được sửa chữa thậm chí đẹp hơn bản gốc, làm sống lại nó với cuộc sống mới.

Những kỹ thuật này họ học từ thiền học, cái cũ và cái mới có thể sống chung với nhau để tạo nên cái gì đẹp hơn.

Sơn mài là một truyền thống lâu đời ở Nhựt và ở một số quốc gia khác như Trung Hoa và Việt Nam, nhưng kintsugi có thể đã được kết hợp với maki-e để thay thế cho các kỹ thuật sửa chữa đồ gốm khác. Trong khi quá trình này được kết hợp với các thợ thủ công Nhựt, Kintsugi trở nên gắn bó mật thiết với các bình gốm dùng cho chanoyu (trà đạo Nhật Bản). Có một giả thuyết cho rằng kintsugi có thể bắt nguồn từ khi Shōgun Nhật Bản Ashikaga Yoshimasa gửi một chiếc bát trà bị hư hỏng của Trung Hoa về Tàu để sửa chữa vào cuối thế kỷ 15.

Rốt ráo là, Kintsugi là nghệ thuật sửa chữa đồ gốm bị hỏng của Nhật Bản nhằm nhắc nhở chúng ta quý trọng vẻ đẹp là cách sống và nhận thức thế giới, với mục đích chấp nhận chu kỳ tự nhiên một cách hòa bình. Hay đi xa hơn nữa, Kintsugi là… Nghệ thuật hàn gắn những vết nứt tâm hồn.

Kin = vàng

tsugi = hàn gắn.

  Triết lý về Kintsugi 

Về mặt triết học, kintsugi tương tự như triết lý wabi-sabi của Nhật Bản, bao hàm những khuyết điểm hoặc không hoàn hảo.  Mỹ học Nhựt - Japanese aesthetics coi trọng các dấu hiệu hao mòn từ việc xử dụng một vật dụng nào đó. Đây có thể được coi là một căn bản lý luận để giữ một vật xung quanh ngay cả khi nó đã bị vỡ; nó cũng có thể được hiểu đó là sự biện minh của kintsugi, làm nổi bật các vết nứt và sửa chữa là các sự kiện trong vòng đời của một đồ vật (as events in the life of an object) thay vì chấm dứt sự hiện hữu của nó kết thúc vào thời điểm nó bị hư hỏng hoặc bể ra. Triết lý của kintsugi cũng có thể được coi là một biến thể của câu ngạn ngữ, "Không lãng phí, không muốn” - Waste not, want not.

Kintsugi có thể liên quan đến triết lý Mushin (無心 - Vô tâm) của Nhựt, bao gồm các khái niệm về sự không ràng buộc (concepts of non-attachment), chấp nhận sự thay đổi và số phận như mọi khía cạnh khác của cuộc sống con người.

 Kintsugi không chỉ không có nỗ lực che giấu thiệt hại, mà việc sửa chữa còn được soi chiếu, một loại biểu hiện vật chất của tinh thần mushin ... Mushin thường được dịch theo nghĩa đen là "vô tâm" – “no mind”, nhưng mang hàm ý của đầy đủ sự hiện hữu trong chính thời điểm, không dính mắc, an nhiên giữa các điều kiện thay đổi. (Mushin carries connotations of fully existing within the moment, of non-attachment, of equanimity amid changing conditions bên ngoài). 

Những bước thăng trầm của sự hiện hữu theo thời gian, mà tất cả con người đều dễ mắc phải, không thể rõ ràng hơn là những lần đổ vỡ, va chạm, và sự đổ vỡ mà các đồ gốm sứ cũng phải chịu. Ở Nhựt, sự cay độc hay thẩm mỹ của sự tồn tại đã được biết đến như một sự đơn độc không nhận thức, một sự nhạy cảm từ bi, hoặc có thể là sự đồng nhất với, [những thứ] bên ngoài chính mình, (This poignancy or aesthetic of existence has been known in Japan as mono no aware, a compassionate sensitivity, or perhaps identification with, [things] outside oneself. 

Bạn có thể tự hỏi, Kintsugi là gì? 

Kintsugi là nghệ thuật của Nhựt đặt các mảnh gốm sứ vỡ lại với nhau bằng vàng - được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng “khi nắm lấy những sai sót và không hoàn hảo, bạn có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thậm chí còn đẹp hơn, xắc cạnh hơn”. Mỗi lần phá vỡ là duy nhất và thay vì sửa chữa một món đồ như mới, kỹ thuật 400 năm tuổi thực sự làm nổi bật những "vết sẹo" như một phần của thiết kế (the "scars" as a part of the design). Xử dụng kỹ thuật này như một phép ẩn dụ để chữa lành bản thân (as a metaphor for healing ourselves), dạy cho chúng ta một bài học quan trọng: Đôi khi trong tiến trình sửa chữa những thứ đã bị hỏng, chúng ta thực sự tạo ra một thứ độc đáo, đẹp đẽ và nổi bật hơn (resilient). 

Kumai, người mang dòng máu Nhựt, lần đầu tiên biết đến Kintsugi khi còn nhỏ từ mẹ và bà của cô, nhưng phải đến gần đây, cô mới phát hiện ra sự liên quan của nó. “Kintsugi là thứ mà tôi đã học được khi còn rất nhỏ, nhưng nó đã mang lại cho tôi khi tôi trải qua một khoảng thời gian thực sự khó khăn trong cuộc đời,” Kumai nói:”Đó là khi Kumai quyết định thực hiện một chuyến đi đến Nhựt và học tập dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy Kintsugi ở Kyoto. Tôi chợt nhận ra rằng mọi người cần phép ẩn dụ và đồ vật để hiểu nghệ thuật chữa bệnh. Kintsugi tiết lộ cách chữa lành và cho bạn thấy rằng bạn tốt hơn với những vết nứt vàng của mình”. 

Trong ba năm Kumai tập trung viết, chỉnh sửa và chụp ảnh cho cuốn sách, cô đã đến thăm Nhựt 10 lần, tìm hiểu thông điệp của Kintsugi có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào. Cho dù bạn đang trải qua sự mất mát của một người thân yêu hay một công việc, hoặc đang hồi phục sau chấn thương, ly hôn hoặc bi kịch cá nhân khác, Kintsugi có thể là một cách để kiềm chế những khó khăn để nhắc nhở bản thân rằng bạn không phải là nạn nhân của hoàn cảnh của mình - và để giúp bạn bước qua nghịch cảnh mạnh mẽ hơn. (Kintsugi can be a way to reframe hardships to remind yourself that you’re not a victim of your circumstances — and to help you come out the other side stronger).

Kintsugi là một nghệ thuật của người Nhựt dùng vàng để ghép những mảnh gốm sứ vỡ lại với nhau - một phép ẩn dụ để ôm lấy những khuyết điểm và sự không hoàn hảo của chính bạn. (a metaphor for embracing your flaws and imperfections). 

Bạn sẽ không nhận ra hết tiềm năng của mình cho đến khi bạn trải qua những giai đoạn khó khăn. Như đã nói, tinh thần Kintsugi là phải vận dụng trí óc và nhận thức để từ một khái niệm tuy trừu tượng nhưng nó thực sự có thể chữa lành những bất toàn trong đời sống của chính bạn. 

Tóm lại, Kintsugi dạy chúng ta điều gì về cuộc sống? 

Kintsugi dạy bạn rằng những chỗ bị “khiếm khuyết” nơi bạn sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn và tốt hơn bao giờ hết. Khi bạn nghĩ rằng bạn đã bị đổ vỡ, bạn có thể nhặt các mảnh vỡ lại, ghép chúng lại với nhau và học cách đón nhận những vết nứt - When you think you are broken, you can pick up the pieces, put them back together, and learn to embrace the cracks. 

Kintsugi cho bạn một bài học là những chỗ bị hỏng khiến bạn trở nên mạnh mẽ và tốt hơn bao giờ hết - your broken places make you stronger and better than ever before. 

Dưới đây là những cảm nhận lượm lặt được từ những góp ý trên mạng: 

·       Kintsugi dạy bạn đối xử tốt với chính mình: Tinh thần của Kintsugi nói về sự tha thứ. Đó là một thực hành của tình yêu bản thân. Chấp nhận những rạn nứt của bạn có nghĩa là chấp nhận và yêu thương bản thân. Bạn phải tha thứ cho chính mình trước, trước khi bạn có thể tha thứ cho người khác. Khi làm việc theo hướng này, bạn sẽ thấy rằng những phần đẹp nhất, có ý nghĩa nhất của bản thân là những phần đã bị hỏng, được hàn gắn và được chữa lành.

·       Nó đánh dấu sự tiến bộ của bạn: Giống như một tấm bản đồ của trái tim bạn, Kintsugi cho chúng ta thấy những bài học và tiết lộ nhiều sự thật ẩn dấu trong tâm tư của bạn. Bao nhiêu cuộc đấu tranh, nỗi đau, thử thách và gian truân, ngay cả khi mọi thứ không phải là lỗi của bạn, tất cả những tổn thương trong cuộc sống đều có thể được hàn gắn thông qua việc sửa chữa bằng vàng. Khi chúng ta thay đổi suy nghĩ về quá khứ của mình, chúng ta bước ra khỏi những cuộc đấu tranh như một phiên bản đẹp hơn và tinh tế hơn của chính mình. Các vết nứt Kintsugi của bạn trở thành vàng bằng cách thực hiện công việc.

·       Kintsugi thúc đẩy một tư duy học tập: Học tập là chìa khóa của Kintsugi, và chúng tôi không bao giờ ngừng học hỏi. Tôi đã liên tục nói những lời nhẹ nhàng này với trái tim cứng rắn của mình, "Candice, bạn còn nhiều điều để học." Để rèn luyện sức khỏe của người Nhựt, bạn phải tiếp cận nó với một trái tim cởi mở và trung thực. Tôi cam kết thực hiện những phương pháp này và cam kết không ngừng cải thiện mỗi ngày. Nhưng tôi hứa với bạn, tất cả những gì cần là sự cởi mở và bạn có thể học hỏi.

·       Kintsugi nhắc nhở bạn rằng không hoàn hảo là vàng: Nỗi đau sâu sắc nhất, nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn - tất cả những khó khăn mà bạn đã trải qua - đã thay đổi bạn mãi mãi. Nếu bạn có thể nhìn thấy trái tim tôi, bạn sẽ thấy có những vết nứt vàng trên khắp nó. Một số chạy sâu, một số vẫn đang bị phong tỏa, và nhiều nơi khác vẫn đang tiếp tục diễn ra. Trái tim của bạn trông rất giống nhau. Kintsugi là cách nói trong cuộc sống, “không ai hoàn hảo cả”. Đường đi không thẳng. Trên thực tế, những thử thách khó khăn nhất, vết thương sâu nhất và nỗi sợ hãi lớn nhất thực sự là một trong những phần đẹp nhất, quý giá và đáng ngưỡng mộ nhất của bạn. Những thử thách khó khăn nhất, vết thương sâu nhất và nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn thực sự là một trong những phần đẹp nhất, quý giá và đáng ngưỡng mộ nhất của bạn.

·       Kintsugi cho biết: Dù bạn đang ở đâu ngay bây giờ, tôi khuyên bạn hãy nhìn lại thật kỹ về tất cả những gì bạn đã trải qua, và tất cả những gì bạn đã chữa lành và niêm ấn từ đó. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa nơi chúng ta mong đợi sự hoàn hảo và lên án bản thân khi chúng ta không hoàn hảo hoặc khi mọi thứ không theo ý mình. Nhưng đôi khi, phải mất nhiều năm kiên nhẫn, làm việc chăm chỉ và cống hiến trước khi bạn có thể nhìn thấy bức tranh lớn hơn. Bạn đã có nhiều vết nứt đã được tôn vinh và niêm phong. Hãy suy nghĩ về điều đó và ghi công cho bản thân vì đã vượt qua cuộc hành trình này của cuộc đời. Đó là một cảm giác khá tuyệt vời khi bạn cuối cùng nhận ra rằng bạn đang ở đúng nơi bạn muốn. 

Đọc đến đây, xin hỏi mỗi người trong chúng ta, trong đó có chính người viết, chúng ta tự nghĩ gì về tinh thần Kintsugi nầy?

 Con người từ khi hiện diện trên cõi ta bà nầy vốn dĩ đã bất toàn…làm sao tìm được sự hoàn hảo trên đời nầy. 

Xin ghi nhận một nét văn hóa lớn của người Nhựt, từ đó tạo ra một dân tộc luôn mang nặng tinh thần học hỏi, bao dung, và chấp nhận lẫn nhau dù trong bất cứ hoàn cảnh bế tắc nào. Kintsugi là một bài học lớn cho người Việt cả trong và ngoài nước cùng suy gẫm. 

Xin hãy chấp nhận những gì hiện có và sống chung trong tinh thần dung chứa “hiện tại” với trái tim từ ái và tha thứ cho nhau. 

Tôi viết cho tôi và cho người. 

Nào anh em ta cùng nhau lên đường… 

Phổ Lập – Mai Thanh Truyết

Viết trong tâm trạng “mở”

Houston – Tháng 7- 2022

 

 

 


Friday, July 15, 2022

 

Liên Âu Tự Lật Tẩy - Hâm Nóng “Hù” và Biến Đổi “Bịp”

Hôm thứ Tư ngày 6 tháng 7 năm 2022, Hội Đồng Lập Pháp Liên Âu đã bỏ phiếu chấp thuận chính quyền Liên Âu đề nghị xác định năng lượng khí đốt và nguyên tử là “xanh lá cây” (green) và thân thiện với môi trường.

Đây là một bước quay ngược 180 độ về các chính sách mà Liên Âu và Liên Hiệp Quốc đã thúc đẩy mạnh trong nhiều năm qua để loại bỏ năng lượng hóa thạch như than đá, dầu lửa và khí đốt cùng năng lượng nguyên tử bị cho là nguy hiểm và làm hại môi trường của địa cầu.

Mọi sự bắt đầu vào đầu Thế Kỷ thứ 21 khi TT Mỹ Bill Clinton và Thủ Tướng Anh đưa ra các chủ trương Toàn Cầu Hóa Kinh Tế. Sau đó họ thúc đẩy sự thành lập khối Liên Âu gồm các nước kỹ nghệ Tây Âu để cạnh tranh với sức mạnh thương mãi của Mỹ, Trung Cộng và Nhật Bản. Vào năm 2006, cựu PTT Mỹ Al Gore tung ra phim tài liệu Một Sự Thật Bất Tiện (An Inconvenient Truth) trong đó ông dùng vài bằng chứng khoa học thật, cọng với khoa học nửa vời (quasi-sciences) và cả khoa học giả tưởng (fiction) để kết luận rằng địa cầu đang bị hâm nóng do thặng dư thán khí (CO2) từ các máy móc kỹ nghệ và xe cộ dùng dầu lửa. Ông Gore cảnh cáo là trong mười mấy, hai mươi năm núi sẽ không còn tuyết phủ vạn niên, Bắc Băng Dương và Nam Băng Dương sẽ tan và mặt nước biển sẽ dâng lên nhấn chìm nhiều thành phố và nhà cửa dọc các bờ biển v.v…. Giải pháp tốt nhất là tránh dùng xăng dầu, khí đốt để làm giảm lượng thán khí trong khí quyển.

Hù dọa Hâm Nóng Toàn Cầu có rất nhiều người tin và sinh hoảng sợ. Báo chí tuyên truyền rồi tài phiệt lợi dụng để mọi người phải chuyển qua dùng năng lượng từ thủy điện, gió, mặt trời etc….nhưng lại cấm dùng nguyên tử mặc dù không thải thán khí chỉ vì….sợ tai nạn phóng xạ. Ông Gore được giải Nobel, trở nên giâu có do đầu tư vào các kỹ nghệ “xanh” (lá cây) mặc dù trong thập niên kế tiếp những điều hù dọa về thảm họa Hâm Nóng Toàn Cầu đã không xảy ra. Các tay giàu có, sừng sỏ như các tỷ phú Bill Gates, Zuckerberg, ông bà cựu TT Obama và cả ông Gore đều mua hay xây biệt thự lâu đài có bãi biển tư. Tại sao họ không sợ bị nhấn chim vì hâm nóng như họ hù dọa giới binh dân???

Từ năm 2015 đến nay sự thật đã hiển nhiên là Hâm Nóng không xảy ra. Do đó giới thượng lưu tài phiệt và tay sai đổi phương sách từ hù dọa Hâm Nóng Toàn Cầu sang Biến Đổi Khí Hậu mặc dù từ thuở khai thiên lập địa đến nay khí hậu địa cầu luôn luôn biến đổi theo thiên nhiên. Kỳ này, họ ngang nhiên đổ lỗi cho các xứ kỹ nghệ dùng nhiều năng lượng dầu khí thải ra nhiều thán khí khiến khí hậu biến đổi. Họ bắt buộc giảm sản xuất và dùng dầu khí để cứu địa cầu trước khi quá trể. Điều lạ là Trung Cộng và Ấn Độ là hai xứ đông dân, kỹ nghệ hóa thải thán khí nhiều nhất lại được cấp ngoại lệ để bảo vệ phát triễn kinh tế??? Năm 2016 ông Donald Trump đắc cử TT Mỹ, trong nhiệm kỳ của ông, nước Mỹ theo chinh sách sản xuất thêm năng lượng dầu khí đến thặng dư xuất căng lần đầu tiên từ thập niên 1950s. Với giá năng lượng rẻ, kinh tế phát triển, dân giàu nước mạnh chỉ có giới thượng lưu Toàn Cầu Hóa không thích vì họ không kiếm thêm lời từ các kỹ nghệ “xanh” nên TT Trump bị đả kích và phá hoại kịch liệt bởi bọn Quyền Lực Ngầm và báo chí truyền thông tay sai cho đến cuối năm 2020 khi chúng đoạt lại quyền lực sau một cuộc bầu cử với nhiều khúc mắc bí ẩn. TT kế nhiệm Joe Biden lập tức ban hành các biện pháp hạn chế sản xuất dầu lửa, khí đốt và than đá ở Mỹ đưa đến giá xăng dầu tăng vọt và kinh tế lạm phát khiến giới bình dân lao động Mỹ thêm điêu đứng.

Công bằng mà nói chuyển hướng năng lượng kỹ nghệ từ động cơ nổ dùng toàn xăng dầu sang động cơ điện là tiến bộ hợp lý và nên được khuyến khích. Quá trinh trên 200 năm của Cách Mạng Kỹ Nghệ cho thấy gần 100 năm đầu, các máy chạy bằng hơi nước rất phung phí nhiên liệu và nhiệt lượng. Sang Thế Kỷ thứ 20, động cơ nổ dùng xăng dầu bớt phung phí nhiệt hơn nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm. Động cơ điện không phung phí nhiệt lượng như các loại động cơ trước nhưng phải cần nguồn tạo điện và chứa điện. Nếu chỉ tạo điện từ gió và mặt trời thì sẽ không cung cấp đủ điện cho nhu cầu. Hù dọa Hâm Nóng Toàn Cầu do thặng dư thán khí không hoàn toàn có căn cứ khoa học vững vàng. Khí quyển của địa cầu cùng các đại dương bao la và các góc độ cùng hoạt động của mặt trời không thể nào so sanh với thán khí gây nhiệt trong nhà ươm cây. Vã lại, cái gọi là  nguồn năng lượng “xanh” như quạt gió, bảng hứng mặt trời gây điện v.v…. lại không “xanh” hoặc lành mạnh cho môi trường như báo chí và kỹ nghệ tuyên truyền. Nhà làm phim tài liệu thuộc nhóm cực Tả Micheal Moore đã sản xuất phim “Hành Tinh Của Loài Người” (Planet Of The Humans) cho thấy rõ các tác hại môi trường khá trầm trọng từ các nguồn năng lực gây điện “xanh” nói trên. Phim được nhiều người xem và lập tức bị cấm chiếu sau khi số khán giả đạt đến hơn 8 triệu bất kể nước Mỹ và Tây Âu là các xứ tự do.

Điều đáng nhớ là năm 2019, giá đầu thô xuống thảm hại vì Mỹ dư dầu, Nga và Ả Rập Saudi cạnh tranh bơm dầu phá giá khiến TT Trump phải can thiệp hòa giải hai bên để giử giá dầu thô trên 35 đô la một thùng, tránh gây nên kinh tế khủng hoảng cho kỹ nghệ năng lượng do giá quá thấp. Cùng lúc, Đại Sứ Mỹ ở Đức chuyển lời khuyên của TT Trump đến bà Angela Merkel lãnh tụ nước Đức là Đức nên bớt nhập căng nhiên liệu dầu và khí đốt từ Nga mà nên mua thêm từ Mỹ và Gia Nã Đại. Bà Merkel và tay chân cười chế nhạo ông Đại Sứ và chọn mua thêm nhiên liệu từ Nga.

Hôm nay (14/07/2022) giá dầu thô lên đến 78 đô la một thùng. Giá dầu lên sau khi TT Biden ban sắc lệnh hạn chế khai thác dầu khí và bãi bỏ hệ thống ống dầu Keystone XL ở Mỹ vào thăng Giêng năm 2021. Một năm sau, Nga tấn công Ukraine khiến giá dầu lại tăng thêm nữa gây phân ứng dây chuyền xấu cho kinh tế thế giới.

Trong 6-7 năm vừa qua, giới lãnh đạo Ả Rập Saudi đã sáng suốt thấy được buổi giao thời của kỹ thuật động cơ nổ sang thời đại đa nguyên điện nên họ đã cải cách kinh tế Saudi không chỉ từ chỉ sản xuất dầu lửa sang đa dạng với canh nông, kỹ thuật điện toán cao mà cả kỹ nghệ phim ảnh giải trí nữa. Ngày nay, dùng kỹ thuật từ người Do Thái để đưa nước vào trồng trọt thành công trên sa mạc, Saudi xuất cảng nhiều nông sản đến khắp nơi. Cùng lúc, Putin và nước Nga bị kẹt trong chinh trị và kinh tế phe nhóm (oligarchy) ích kỷ nên không cải tiến với nguồn lợi chinh vẫn là khoáng sản dầu khí. Putin tấn công Ukraine một phần cũng để tăng thêm giá dầu và khí đốt để giải tỏa áp lực kinh tế và chinh trị ở Nga.

Khối Liên Âu và nhóm Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) chống lại bằng cách tẩy chay mua nhiên liệu từ Nga nhưng bị thế kẹt về thiếu nhiên liệu và điện lực cho mùa Đông năm nay. Đó là lý do Liên Âu phải muối mặt tự lật tẩy khi xác nhận là năng lượng nguyên tử và khí đốt là “xanh”, không làm hại môi trường. Rõ ràng là Hâm Nóng “HÙ” và Biến Đổi “BỊP” vì biến đổi khí hậu là hiện tượng thiên nhiên mà vai trò con người chỉ là rất nhỏ.

Trong khi đó các sai lầm của Angela Merkel, Joe Biden và Vladimir Putin gây tang thương và nghèo đói cho nhân loại. Các biện pháp “xanh” cực đoan vô căn cứ đang bị phãn đối bởi giới binh dân nạn nhân như ta thấy từ tài xế vận tải Gia Nã Đại, nông dân Hòa Lan và nhân dân Tích Lan hiện nay. Giao thời từ Nhiên Liệu Động Cơ Nổ sang Đa Nguyên Điện Lực vẫn sẽ xảy ra nhưng các chinh sách hà khắc về môi trường cần được xét lại để giới binh dân lao động tiếp tục được an cư lạc nghiệp trong tự do.

Phạm Hiếu Liêm









 


 

 

Thân chuyển bài viêt về “Không đi trễ không phải người Việt” của Giáo sĩ Huỳnh Quốc Bình. Người chuyển cũng định viết từ ngày …mới định cư ở Mỹ nhưng thấy mình cũng là nạn nhân của nạn "đi trễ" từ trong nhà cho nên thôi. Cho đến bây giờ, mỗi lần đi dự tiệc tùng của các Hội đoàn, hay đám cưới …vẫn đến đúng giờ mặc dù đã biết phải chờ đợi ít nhứt là 1 tiếng hay 2 tiếng (ở các đám cưới, buổi tiệc mới …bắt đầu). Hơn 40 năm qua, câu chuyện …trễ giờ đã trở thành một “nét văn hóa” của người Việt Nam. Thật đáng buồn thay! 

Nhưng tại sao, khi đi làm việc thì luôn luôn đúng giờ, đôi khi đến sở làm trước giờ làm việc nữa? - Vì sợ bĩ đuổi việc!

 

Thói Quen Trễ Giờ 

Huỳnh Quốc Bình

 Nhiều người Việt Nam rất đúng giờ cho những trường hợp quan trọng liên quan đến quyền lợi riêng tư của mình. 

Nhiều người Việt Nam than phiền về tình trạng trễ giờ của “phe ta”, nhưng ngay những người than phiền về điều này cũng không tránh khỏi thói quen mà chính họ không ưa. Người viết cho rằng, trễ giờ là một thói quen không ích lợi, cần phải bỏ đi. Nhiều bằng chứng cho thấy, những ai thường trễ giờ, hay trễ hẹn là vì do tánh lè phè hoặc họ muốn như thế, chứ không do hoàn cảnh khiến họ phải trễ giờ. Khi cần, người Việt Nam rất đúng giờ. Ít ai thấy người Việt Nam đến muộn trong những vụ hẹn hò có tính cách ảnh hưởng đến “nồi cơm” của họ, hay những gì họ đang mong chờ. 

Tôi nghĩ, người bản xứ cũng biết cái “bệnh trễ giờ”, hay thói quen trễ giờ của người Á đông hoặc người Việt Nam chúng ta. Có một thành ngữ bằng tiếng Anh, “Better late than never, but never late is better”. Tạm dịch: Trễ giờ vẫn còn tốt hơn không bao giờ, nhưng không bao giờ trễ giờ vẫn tốt hơn trễ giờ.

 Trong những cuộc hẹn hò giữa đôi tình nhân, người trễ giờ không cảm thấy lâu, nhưng người chờ đợi thấy thời gian nó dài lắm. Thi Sĩ Hồ Dzếnh có mấy câu thơ cho vụ hẹn hò: 

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.

Để lòng buồn anh dạo khắp quanh sân.

Trên tay anh điếu thuốc cháy lụi dần.

Anh khẻ bảo: gớm, sao mà nhớ thế. 

Đó là sự trễ giờ giữa đôi trai gái yêu nhau, và sự trễ hẹn đó không sao; có khi còn là chuyện hay hay, nhưng trong sinh hoạt của con người, tình trạng trễ giờ cần phải được xem lại. Sự trễ giờ thật sự đã tạo thêm nhiều rắc rối cho nhau; có khi là những hệ lụy khôn lường. Trong những cuộc vượt biên tìm tự do, người đến điểm hẹn không đúng lúc, đã bị bỏ lại. Có người phải mất hằng chục năm mới gặp lại người thân, hoặc họ chẳng bao giờ gặp nhau sau lần trễ hẹn đó. 

Trong truyện cổ tích Việt Nam có một vụ trễ giờ đến “mất dịp cưới vợ đẹp”, đó là truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Thủy Tinh để cho Công Chúa Mỵ Nương lọt về tay của Sơn Tinh chỉ vì mang lễ vật đến nhà gái trễ giờ. 

Tại hải ngoại, sự trễ giờ một cách triền miên của người Việt Nam đã làm mất thì giờ của nhau một cách vô lý trong những tiệc cưới hay những buổi hội họp. Vì thế, có người đặt câu vè để trêu chọc về sự trễ giờ của “phe ta” rằng: “Không ăn đậu, không phải Mễ. Không đi trễ không phải Việt Nam.” 

Có lần tôi tổ chức tiệc vui trong ngày “Tết Nguyên Đán” tại Salem, Oregon, nơi tôi khởi đầu mục vụ rao giảng về sự cứu rỗi của Chúa vào cuối thập niên 90. Trong bữa tiệc đó, có khoảng 30% quan khách là người bản xứ. Vì biết rõ “cái tật của phe ta” nên trong thư mời, tôi ghi giờ mời người Mỹ trễ hơn người Việt Nam một tiếng đồng hồ. Dù đã ghi trong thiệp như thế, tôi vẫn chưa an tâm. Gần đến ngày tổ chức, tôi đích thân gọi từng gia đình Việt Nam. Tôi xin họ cố gắng đến đúng giờ để ban tổ chức khỏi phải áy náy với người bản xứ. Vì thấy tôi “năn nỉ” tha thiết quá nên có khoảng 40% khách Việt Nam đến trước giờ khai mạc khoảng 15-30 phút, và 60% còn lại đến rất đúng giờ. Rốt cuộc, tất cả người bản xứ đều đến buổi tổ chức sau người Việt Nam. Lần chờ đợi đó, phe ta vui lắm, vì đó là lần đầu tiên “bất chiến tự nhiên thành”. 

Như đã nói, nhiều người Việt Nam than phiền về tình trạng trễ giờ của những người Việt Nam khác, nhưng tại sao nhiều người Việt Nam vẫn cứ trễ giờ? Thực tế, người Việt Nam rất đúng giờ, có khi còn đến sớm cả giờ để ngồi chờ trong những trường hợp sau đây: Hẹn thi quốc tịch hay tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ. Ra phi trường đón người yêu hay đón vợ từ Việt Nam mới sang. Hẹn phỏng vấn cho công việc làm. Hẹn phỏng vấn xin tiền trợ cấp xã hội v.v… 

Nếu vì thiếu giờ nên chúng ta trễ giờ, không nói chi, nhưng còn dư thừa thì giờ mà cũng trễ một cách triền miên, dứt khoát chúng ta phải tìm cách thay đổi. Nhiều trường hợp cho thấy, không ít người bị tai nạn xe cộ chỉ vì hối hả trong lúc lái xe. Có những trường hợp người ta gây ra hoả hoạn chỉ vì vội ra khỏi nhà, nên quên kiểm soát điện đài hoặc không nhớ tắt đèn, lò sưởi, hoặc tắt bếp. 

Trở lại câu hỏi tại sao người Việt Nam hay trễ giờ? Xin thưa, tại vì người Việt Nam muốn trễ giờ trong các tiệc cưới hay sinh hoạt trong cộng đồng. Người viết từng thăm dò về tình trạng này. Hầu hết ai cũng nghĩ: Mình có đến trước cũng phải chờ người khác, tại sao mình phải đúng giờ? Mặt khác, thì giờ dự trù ra khỏi nhà để đến điểm hẹn quá khít khao nên luôn luôn trễ. 

Xin phép quý độc giả cho tôi được bày tỏ đôi điều với những người có đức tin vào Thiên Chúa giống như tôi: Nếu là con dân Chúa, chúng ta đi chơi, tham dự những buổi tổ chức trong cộng đồng, và các tiệc cưới hỏi trễ giờ đã đành, mà đến đến Nhà Thờ hay Thánh Đường để thờ phượng Chúa cũng trễ giờ là sao? 

Khoảng năm 1996, gia đình tôi từng thờ phượng Chúa và sinh hoạt với một Nhà Thờ Tin Lành tại Portland, Oregon. Tôi chứng kiến, có một số người luôn đến nhà thờ trễ giờ. Họ thường xuyên đến trễ cả nửa tiếng. Có khi họ bước vào nhà thờ là lúc ông mục sư đang giảng luận. Đáng lẽ họ phải giữ im lặng và tìm cho mình một chỗ ngồi, họ lại đi chậm chậm, tà tà như không chuyện gì xảy ra. Chưa hết, có người còn ung dung tấp bên này bắt tay người này, tấp qua bên nọ bắt tay hay chào hỏi người kia thật lớn tiếng, khiến người giảng luận và người nghe giảng luận cũng phải giật mình. 

Thử hỏi, là con dân Chúa, chúng ta có một cuộc hẹn với thị trưởng thành phố hay thống đốc tiểu bang, chúng ta có dám trễ giờ không? Vậy mà hằng tuần đến nhà thờ ra mắt Chúa, chúng ta luôn luôn hay thường trễ giờ là sao? Nếu chúng ta thật sự mong đợi và vui mừng cho việc chờ đến ngày Chúa Nhật để được cùng mọi người nhóm họp thờ phượng Chúa, khó cho chúng ta trễ giờ lắm. 

Tôi thấy trong các mùa lễ lớn tại Hoa Kỳ, có người vì muốn mua cho bằng được hàng hoá “on sales” nên phải đến trước các cửa tiệm xếp hàng cả giờ. Có người đến trước các trung tâm mua bán, dựng lều để chờ sáng sớm vào trước, hầu có thể mua được món hàng giá rẻ. Vậy mà, khi cần đúng giờ cho những việc quan trọng hay ý nghĩa khác, họ lại không quan tâm. Nói chung, tất cả sự trễ nải là do chúng ta tạo ra mà thôi. Trước khi kết luận bài viết “dễ mích lòng” này, tôi xin kể câu chuyện về sự “trễ giờ” của tôi. 

Khoảng năm 1998, tôi tham dự một buổi nói chuyện và giải đáp thắc mắc về chương trình “cải cách an sinh xã hội” (welfare reform) của chính phủ Mỹ tại Portland, Oregon, do Hội Người Việt Cao Niên tổ chức. Thuyết trình viên là một cựu Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa. Ông là tín hữu Tin Lành, làm việc trong sở an sinh xã hội. Buổi thuyết trình của ông nhằm mục đích giúp “phe ta” biết rõ những quyền lợi của mình. Đó là những điều mà lúc bấy giờ ai đang hưởng trợ cấp xã hội đều rất muốn nghe ông giải thích. Tôi nhớ là mình đã đến địa điểm tổ chức trước giờ khai mạc ít nhất 30-45 phút vì đây cũng là thói quen của tôi. 

Nhân tiện tôi cũng xin nói rõ: Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, tôi thường cố gắng đến trước giờ tổ chức để quan sát tình hình, tạo dịp tâm tình, và xã giao với đồng hương mình. Lần đó, tôi đến địa điểm vừa đậu xe xong, bước ra khỏi xe tôi gặp ngay một vài đồng hương Việt Nam gồm những vị rất cảm tình và luôn ủng hộ các việc làm của tôi. Các vị ấy đã giữ tôi lại và hỏi han nhiều vấn đề, từ chuyện cộng đồng cho đến chuyện cá nhân. Khoảng mười, mười lăm phút chuyện trò với nhau, tôi mới nói với các vị ấy rằng: Chúng ta cũng nên vào trong cho ấm hơn và để tiếp tay với ban tổ chức nếu họ có điều gì cần giúp. Khi chúng tôi bước vào hội trường, tôi mới “té ngửa” bởi vì mình lại trở thành kẻ “trễ giờ” so với hằng trăm người ngồi chật ních trong hội trường. 

Lần đó, tôi nhìn thấy những khuôn mặt thật xa lạ, những người tôi từng quen biết trong sinh hoạt cộng đồng, và tôn giáo. Trong số đó, có những người từng hùng hồn tuyên bố “không thích chuyện chính trị”, những ông bà rất kỵ đám đông, và ngay cả những thành phần không bao giờ tham dự những buổi tổ chức về văn hóa, giáo dục, hoặc ái hữu vì ngại “dính dấp đến chuyện chính trị”. Họ quá đúng giờ, nếu không muốn nói là họ đã đến quá sớm và đến thật đông bởi vì buổi nói chuyện đó thật sự có liên quan đến “nồi cơm” của họ. Họ không muốn nồi cơm của họ bị bể nên phải tới sớm cho chắc ăn. Tôi không nói điều này tốt hay xấu, nhưng tôi chỉ muốn nói, trễ giờ hay đúng giờ đều cho chúng ta quyết định cả. Tôi cũng từng trễ giờ, và nếu tôi phải đến trễ, tôi cố tìm cách thông báo cho ban tổ chức biết để họ hiểu rõ hoàn cảnh của tôi. Tôi càng ý thức rằng, không thể chỉ vì sự trễ nải của tôi mà tôi lại làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều người khác. 

Khi khởi sự viết về đề tài này hay nói chuyện về đề tài này, tôi cũng có cân nhắc cẩn thận. Tôi ý thức rằng, làm chuyện này giống như thể người đầu bếp đãi “một món ăn” tuy dễ nhai nhưng khó nuốt, hoặc y như mình tình nguyện bước chân vào ổ kiến lửa bởi vì nó không dễ dàng được người khác chấp nhận hay có cảm tình với mình. Thôi, xin phép cho tôi được kết thúc bài viết.

 

Kết luận

Luật pháp trong xã hội chắc không đó điều khoảng nào buộc tội người “trễ giờ”, nhưng sự trễ giờ thường tạo ra nhiều điều bất lợi cho chính người đó và những người chung quanh. Ai không tin, cứ thử đến trễ trong vụ hẹn thi quốc tịch Mỹ, tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ, cần phải có mặt trong một phiên tòa, hoặc cuộc phỏng vấn tìm việc làm thì biết. 

Thiết nghĩ, chúng ta đừng nên trễ giờ trong các sinh hoạt chung và cũng đừng nên trễ nải trong đức tin nếu người đó đang tìm kiếm một nơi vĩnh cửu cho linh hồn sau khi lìa trần. Ý tôi muốn nói là đừng trễ nải trong việc quyết định tiếp nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa, giống như tôi từng đề cập nhiều lần trong các bài giảng luận của tôi: https://huynhquocbinh.net/category/doi-song-an-binh/ 

Đừng chờ ngày mai vì ngày mai có khi không đến với chúng ta. Chỉ cần một trận động đất, một đợt sóng thần, một tai nạn, hoặc một cơn bệnh, chúng ta sẽ không còn cơ hội để đạt được những gì đáng lẽ chúng ta phải có khi còn hơi thở. Chúng ta có thể chậm trễ điều gì chứ việc chung, công việc Chúa, và vấn đề đức tin cho linh hồn mình, chớ nên trễ nải.

 

Huỳnh Quốc Bình

Viết Tháng 12, năm 2014. Hiệu đính ngày 14 Tháng 7, năm 2022

E-mail: huynhquocbinh@yahoo.com