Saturday, June 16, 2018

Vài Suy Nghĩ Về Ngày Tổng Biểu Tình Toàn Quốc 10/6


Trong khi bắt đầu viết những chữ dưới đây, Quốc hội CS Việt Nam đã phê chuẩn Luật An ninh mạnh với tỷ lệ bầu là 423/466 đại biểu, bắt đầu cho sự kiện “bức màng sắt” kiểm duyệt trên mạng lưới toàn cầu cho gần 96 triệu người con Việt sống trong nước. Có 423 cái đầu chỉ biết “bấm nút” như con cừu ngoan cúi đầu làm theo lịnh trên. Chỉ có 15 đại biểu đủ “chút nhứt điểm lương tâm” dám nói lên tiếng nói “không”, và 28 đại biếu chống đối “tiêu cực, e dè” bằng cách bỏ phiếu trắng!

Đây là một vấn đề lớn người Việt hải ngoại cần gấp rút suy nghĩ và tìm phương cách để giúp bà con trong nước có thể tiếp nhận thông tin thực tiễn từ bên ngoài để tiếp tục đấu tranh cho một Việt Nam tự do, đẩy nhanh tiến trình giải thể cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV.

Trở lại câu chuyện tổng biểu tình ở toàn quốc ngày 10/6, chúng ta thấy gì? Trên mạng từ ngày 10/6 trở đi, nhiều tít lớn loan tin:
·         Tin vui không hề tưởng tượng nổi – Lực lượng CSCĐ Phan Rí phải cởi áo hạ vũ khí;
·         Dân chúng xâm nhập UBND Bình Thuận v.v…

Ngày nầy đã thành một ngày lịch sử nhất trong lịch sử kể từ sau 30/4/75, cuộc tổng biểu tình phản đối Luật Đặc khu cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc cùng Luật An ninh mạng đã bùng nổ trên suốt tử Bắc chí Nam.

Dĩ nhiên những diễn biến ngày 10/6 làm chúng ta phấn khởi, chúng ta vui, nhưng sau những tin vui đó, một vài hạt bụi vướng mắt làm người viết buồn và lo
Vì sao?

·         Chúng ta vui vì có thể nói chưa bao giờ từ sau ngày 30/4/1975 có sự đồng thuận đứng lên của người dân toàn quốc từ thành thị đến những vùng xa xôi của đất nước;
·         Chúng ta vui vì quốc nội và hải ngoại cùng hòa hợp trong ý thức trách nhiệm của toàn dân trong và ngoài;
·         Vui vì người dân thể hiện đặc biệt tinh thần của cuộc cách mạng bất tuân dân sự là biết xử dụng cocktail Molotov, gạch đá để tự vệ và đối chọi với bom cay, đạn khói của CSCĐ của bà con Phan Rí;
·         Nhưng “buồn” vì người viết đã quan sát tận tường những clips suốt mấy ngày qua, thấy bên cạnh những đoàn, nhóm biểu tình đang tuần hành…thì vẫn có rất nhiều người “đứng bên lề” quan sát, chụp hình, quây phim v.v… như những người bàng quan! Điều nầy nói lên rằng, vẫn còn không ít người “vô cảm” đối với sự tồn vong của Đất và Nước. Nhìn và nghe phát biểu của một khách du lịch người Hòa Lan trong đoàn biểu tình mà thấy …buồn thêm;
·         Và lo là sau ngày 10/6, chuyện gì sẽ xảy ra. Người dân sau khi tình hình êm dịu lại. Người dân Phan Rí cũng đã làm sôi động trưa ngày 11/6, nhưng rồi quốc lộ I được giải tỏa. Công nhân giày da Cty Pouchen vẫn còn tiếp tục biệu tình ngày 12/6.
Tất cả những cảm xúc trên nói lên tương lai của công cuộc chiến đấu xóa ta cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV còn nhiều khó khăn.

Để tìm hiểu và trong tinh thần biện giải những hiện tượng trên sau ngày 10/6, người viết xin lui về quá khứ để truy lùng những sự kiện lịch sử tương tự nhằm rút kinh nghiệm   để ngõ hầu tránh được sai lâm trong hiện tại và tương lai. Xin chia xẻ cùng bạn đọc.

1-    Hiện tượng Đông Đức sụp đổ

Dựa theo bản dịch của tác giả Trần Quốc Việt (DLB) trích dịch từ phần phụ lục của tác phẩm "Nonviolent Struggle and the Revolution in Eastern Germany" của Roland Bleiker, The Albert Einstein Institution xuất bản, 1993.

·         7 tháng Năm Hơn 100 người biểu tình chống gian lận bầu cử bị bắt ở Leipzig.
·         18 tháng Chín: Hơn 100 người biểu tình bị bắt sau buổi lễ cầu nguyện vào ngày thứ Hai tại Nhà thờ Thánh Nicholas ở Leipzig.
·         25 tháng Chín: Cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai ở Leipzig: 6.000 người xuống đường đòi quyền tự do đi lại và tự do ngôn luận.
·         2 tháng Mười: Cuộc biểu tình lớn lần đầu tiên ở Leipzig: 25.000 người xuống đường đòi cải cách và công an giải tán họ bằng bạo lực.
·         7 tháng Mười: Nhân ngày lễ 40 năm thành lập Đông Đức, hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra nhiều nơi. Công an dùng bạo lực và bắt rất nhiều người.
·         9 tháng Mười: Sau buổi lễ cầu nguyện vào ngày thứ Hai tại các nhà thờ ở Leipzig, cuộc biểu tình lớn nhất lần đầu tiên ở Leipzig: 70.000 người xuống đường đòi cải cách và họ hô vang "chúng tôi là nhân dân". Cuộc biểu tình diễn ra hoàn toàn ôn hòa.
·         16 tháng Mười: Hơn 120.000người biểu tình ở Leipzig, 10.000 người ở Dresden và Magdeburg, 5.000 người ở Halle, và 3.000 người ở Berlin.
·         18 tháng Mười: Bộ Chính trị buộc Erich Honecker từ chức.
·         20 tháng Mười: 50.000 người xuống đường ở Dresden đòi tự do bầu cử.
·         21 tháng Mười: Biểu tình diễn ra nhiều nơi. Ở Plauen, một thành phố công nghiệp có 80.000 dân có 35.000 người xuống đường.
·         24 tháng Mười: 12.000 người biểu tình tình ở Berlin.
·         26 tháng Mười: Các cuộc biểu tình diễn ra ở Rostock (25.000 người), Erfurt (15.000 người) và Gera (5.000 người).
·         28 tháng Mười: Biểu tình ở Plauen (30.000 người) và tại nhiều nơi khác.
·         30 tháng Mười: Hơn 400.000 người biểu tình tại nhiều thành phố đòi cải cách, tự do bầu cử, và tự do đi lại. Riêng ở Leipzig 200.000 người xuống đường, 50.000 người ở Halle, 40.000 người ở Schwerin.
·         31 tháng Mười: 15.000 người biểu tình ở Wittenberg.
·         2 tháng Mười Một: Biểu tình ở Gera (10.000 người), Erfurt (30.000 người), Halle (10.000 người), và Guben (15.000 người).
·         4 tháng Mười Một: Cuộc biểu tình lớn nhất toàn quốc từ trước đên nay. Riêng ở Đông Berlin ước tính khoảng độ từ 500.000 đến 1.000.000 người xuống đường đòi cải cách. Hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ hơn diễn ra ở nhiều nơi.
·         6 tháng Mười Một Biểu tình đông người càng nhiều: ở Leipzig (500.000 người), Karl Marx-Stadt ( 50.000 người), Schwerin, Halle (60.000 người). Ở Dresden các đảng viên lãnh đạo bất đồng chính kiến lãnh đạo 70.000 người tuàn hành phản đối.
·         7 tháng Mười Một: Toàn bộ chính quyền Đông Đức từ chức.
·         8 tháng Mười Một: Toàn thể Bộ Chính trị từ chức.
·         9 tháng Mười Một: C ác cuộc biểu tình ở Erfurt (80.000 người) và Gera (10.000 người). Tối hôm ấy Bức tường Berlin sụp đổ!
Tiến trình làm cho Bức tường Bá Linh sụp đổ bắt đầu từ tháng 5/1989, và tiếp tục hầu như liên tục cho đến ngày N là ngày 9/11/1989. Một chuổi tranh đấu của toàn dân trong 6 tháng liên tiếp.
Chúng ta thử tìm hiểu xem những yếu tố nào đưa đến sự thành công của người dân Đông Đức?
Đó là:
·         Ý thức dân chủ và dân tộc của người dân cao;
·         Lý tưởng cộng sản của Tây phương dù sao vẫn còn hé mở (nhìn về phương Tây) chứ không khép kín và cực đoan kiểu Mao Trạch Đông;
·         Không bị áp lực bên ngoài trực tiếp ảnh hưởng kinh tế - quân sự lên chính quốc (Liên Xô trong giai đoạn nầy đang “ngất ngư” về kinh tế do cuộc chạy đua vũ khí chiến lược dưới thời TT Reagan của Hoa Kỳ);
·         Quan trọng nhứt là, chỗ dựa và là nơi yểm trợ “LỚN” của người dân Đông Đức là Tây Đức, một quốc gia hùng mạnh về kinh tế.

Bốn yếu tố thành công căn bản của Đông Đức, tiếc thay không hiện hữu cho trường hợp Việt Nam:

·         Ý thức dân chủ và dân tộc của người Việt chưa cao (cả trong lẫn ngoài nước) từ đó những cuộc tập hợp, biểu tình có tính cách “bầy đàn” nhiều hơn quyết tâm đứng dậy chấp nhận hy sinh, ngay cả mạng sống. Hy vọng Tuổi Trẻ Việt Nam nhận thức được điều nầy và điều chỉnh hướng hoạt động trong những ngày sắp đến;
·         CSBV vẫn khư khư ôm lấy lý thuyến cứng rắn của Đệ tam CS QT, cộng thêm việc phải bảo vệ quyền lợi và quyền lực cho nên càng có quyết tâm …ĐÀN ÁP để bảo vệ sự sống còn của chế độ và của chính bản thân. Chỉ hy vọng quân đội, nhứt là tầng lớp sĩ quan trẻ còn chút hùng khí dân tộc, không bị ô uế vì tham nhũng, bốc lột …, “ít” chịu ảnh hưởng của áp lực BCT và TƯ đảng, sẽ đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc;
·         Việt Nam luôn bị áp lực của phương Bắc, tức là Trung Cộng, một quốc gia luôn luôn có mục tiêu tiêu diệt Việt Nam ngay từ buổi sơ khai của dân tộc. Đây cũng là một cột mốc khó gở cho bài toán tự do của Việt Nam trong tương lai;
·         Và sau cùng, chỗ dựa của người Việt trong nước là hải ngoại trong cuộc chiến đấu loại trừ CSBV. Nhưng xin người Việt ở hải ngoại, trong tận tâm thức của mỗi người trong chúng ta, chúng ta có đóng được vai trò của người Tây Đức trong công cuộc thống nhứt quốc gia hay không? (trong trường hợp Việt Nam là loại trừ CSBV).

Xin thêm một yếu tố sau cùng làm cho cuộc cách mạng dân tộc qua tiến trình bất tuân dân sự càng thêm khó khăn cho người con Việt , chính là chính sách đối với Việt Nam CS của Mỹ. Hoa Kỳ chủ trương chuyển hóa Việt Nam qua tiến trình thay đổi từ từ bằng giáo dục để chuyển hóa CSBV. Đây là một tiến trình dài lâu, nhưng chưa chắc HK đạt được ý muốn vì…hơn 10 năm áp dụng chính sách nầy, CSBV ngày càng cứng rắn hơn, bốc lột và đàn áp người dân tàn khốc hơn. Và chắc chắn, mỗi người con Việt đều thao thức muốn thúc đầy tiến trình giải thể CSBV càng nhanh hơn…vì đã gần hết sức lực và hết giờ rồi.

73 năm chịu đựng ở ngoài Bắc, 43 năm trong Nam!
Đã quá mức chịu đựng dù người Việt cũng đã thuộc lòng chữ NHẪN trong luân lý và đạo đức.

2-    Trường hợp Liên Xô sụp đổ 

Có thể nói ngắn gọn là Liên bang Xô viết sụp đổ vì những nguyện nhân dưới đây:

·         Các tiểu bang trong liên bang là những quốc gia độc lập, có nguồn gốc khác với dân tộc Nga, do dó, sự ràng buộc liên bang là do CS Nga áp đặt chứ không do nguyện vọng của các dân tộc trên;
·         Khi Liên Xô sụp đổ, họ vẫn là chủ tịch nước, tổng thống quốc gia mà họ đã từng là Tổng Bí thư trước đó, cho nên quyền lợi và quyền lực không thay đổi;
·         Liên Xô sụp đổ cuối cùng là do kinh tế kiệt quê của liên bang do cuộc chay đua vũ khí với Hoa Kỳ.

3-    Những khó khăn cho cách mạng Việt Nam

Theo nhận định của tác giả Long Điền trên mạng về những ngày biểu tình đầu tháng 6, 2018 của đồng bào Việt Nam chống Dự Luật Đặc Khu Kinh tế và An Ninh Mạng:
·         1-Về số lượng người tham dự: đông đảo chưa từng thấy tại Việt Nam trước đây, nhiều nơi khắp cả nước, ngày lẫn đêm. Đã trực tiếp ảnh hưởng đến hàng triệu người dân.
·         2-Ôn hòa có, bạo động để tự vệ cũng có. Lần đầu tiên tại Phan Rí trên 100 CSCĐ đầu hàng bỏ vũ khí, quân khục, áo giáp, khiêng và leo tường chạy trốn. Theo tin tức của “Phong trào Dân trị”, tại thành phố Nha Trang khách TC bị đánh tét đầu ở Tháp Bà Ponagar. Kết quả là hơn 2.000 du khách Tàu bỏ chạy tán loạn và CSBV phải kêu Vietnam Airlines và VietJet để di tản số khách nầy về Tàu…
·         3-Có sự tham gia của các tôn giáo: Phật Giáo, Công Giáo có tính cách lẻ tẻ. Đáng lý ra các vị Giám Mục, Linh Mục bên Công Giáo, Hòa Thượng, Thượng Tọa Phật Giáo, Chức sắc Cao Đài, Hòa Hảo “cần” đi đầu như các cuộc biểu tình của Đông Âu 1989.
·         4-CSBV đã rất lo sợ, hầu hết công chức xả, ấp, huyện, tỉnh thảy đều không được về nhà, túc trực tại trụ sở để ứng phó mọi tình huống.
Nói chung cuộc biểu tình rất thành công về cả số lượng và nhiều nơi đồng loạt. Nhưng cần phải có sinh hoạt đoàn thể, Xã Hội Dân Sự, các nhóm chí nguyện quân của các Tôn Giáo, đảng phái không Cộng Sản để hỗ trợ, nuôi dưỡng tinh thần Cách Mạng lật đổ chế độ.
Bằng không thì những cuộc xuống đường làm tn hao sinh mạng (có người chết), hao tốn công sức, tài sản của người dân, và tất cả sẽ bị chìm trong dòng thời gian.

Có thể nói, cuộc tổng biểu tình đã thành công vì huy động được dân chúng khắp nơi cả ở trong và ngoài nước.

4-    Nhưng rồi sao nữa?

Ngoài những cuộc chạm trán giữa công an, CSCĐ, côn an, và quân đội (ở Phan Rí ngày 11/6) và Cty giày da Puchen, Tân Lập. Nghe nói cũng có sự hiện diện của biệt kích chống biểu tình của TC nữa. Trong những ngày sắp tới (hiện đang xảy ra 13/6) có nhiều nơi CSCĐ đã ổn định lại được trật tự…và ở những nơi nầy, hùng khí cách mạng đang chìm dần.

Vấn đề được đặt ra là, là làm thế nào để nuôi dưỡng, tiếp tục khơi động liên tục những cuộc xuống đường khắp nơi như trường hợp cuộc cách mạng ở Đông Đức nói ở phần trên?

Đó là vấn đề của tất cả chúng ta trong và ngoài nước.

Có những khó khăn mà  dân chúng và tuổi trẻ Việt chạm phải và có thể bị mất đi cao trào cách mạng đang dâng lên và có nhiều xác xuất nhấn chìm đảng CSBV trong giai đoạn hiện tại. Những vấn nạn đó là:

·         Người Việt trong nước chưa có hậu phương yễm trợ đúng mức và ở quá xa, không giống như Tây Đức. Đó là người Việt hải ngoại;
·         Người Việt hải ngoại chưa thực đóng vai trò “hỗ trợ tích cực” trong công cuộc tiếp sức với người trong nước vì: - Còn phân tán, chia rẻChưa định hình cụ thể mục tiêu và phương pháp tranh đấu cùng phối hợp trong-ngoàiChính cá tính tự cao, tự tôn, cao ngạo cố hữu của đa số làm cho cuộc tập hợp thành một khồi rất khó khăn – Và sau cùng, chính nghị quyết 36 đã làm lũng đoạn hàng ngũ người Việt hải ngoại.

Nếu nhận thức được những khuyết điểm trên, người Việt hải ngoại có thể điều chỉnh lại được và sẽ đóng góp tích cực hơn trong những ngày sắp tới. Nên nhớ, người Việt hải ngoại cũng là một thành tố của dân tộc, cũng dự phần trách nhiệm và bổn phận trước cơn quốc phá gia vong nầy.

5-    Thay lời kết

Câu chuyện ngày 10/6 rõ như ban ngày, thế mà, ngoài suy nghĩ trái chiều của những đảng viên CSBV, những thành phần ăn cơm cộng sản, vẫn còn thấy xuất hiện trên các diễn đàn một số nhận định “không giống ai” như sau đây:”Tôi không đồng tình với những hành động quá khích, đập phá, tấn công của một số bộ phận người dân Bình Thuận trong hai ngày qua. Tuy nhiên, sau sự việc đó chúng ta cũng phải đặt câu hỏi tại sao cuộc biểu tình ngày 10/6 diễn ra trên cả nước với hàng chục, hàng trăm ngàn người dân xuống đường khắp nơi mà chỉ có ở Bình Thuận xảy ra bạo loạn? Người dân Bình Thuận xưa nay vốn nổi tiếng là hiền lành chất phác, đa phần là dân lao động chân tay, quanh năm bám biển và làm nương rẫy kiếm sống, chẳng bao giờ biết quan tâm đến chính trị, tại sao bỗng chốc bị kích động như vậy?"

Điều đó cho thấy rằng có một số không nhỏ người Việt đã sẵn sàng đứng về phía CSBV để làm thân khuyển mã cho TC như một bản năng của một đứa trẻ không bình thường!

Chúng ta đã rõ, 5 với 5 chẳn 10 thì căn bịnh mãn tính của tất cả các chế độ độc tài trên thế giới là đàn áp người dân, để rồi dẫn tới bạo loạn. Đây mới chính là nguyên nhân chính yếu cho câu chuyện tổng biểu tình, đình công hàng loạt ngày 10/6. Vì vậy, CSBV không được đổ lỗi cho người dân, không vũ khí gây rối, làm mất trật tự xã hội, hay bạo hành gây ra đổ máu như nhận định của Vũ Đông Hà:”Chính bạo quyền cộng sản mới là phía kích động bạo lực. Đảng CSVN mới chính là cái nôi, là nguồn cơn, là thủ phạm của mọi bạo động trên đất nước này. Không ai khác, tập đoàn cộng sản là những kẻ đã dùng bạo động làm phương châm và kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong suốt thời gian tồn tại của họ
Nghe nói, Nguyễn phú Trọng đã hình thành Liên Minh Cờ Đỏ tương tự Hồng Vệ Binh của Mao trước đây. Trong cuộc Tổng Biểu Tình Chủ Nhật 10/6 vừa qua, một số Người Dân Biểu Tình bị trấn áp đã nhận ra sự hiện diện của thành viên Tàu Cộng trong LMCĐ.

Thưa Bà con,
Vận nước đã đến rồi - Thế nước đã tới nơi!
Hiểm họa mất Nước gần kề trong gang tấc!
·         Đừng nghe theo kế "HOẢN BINH" của TT CS Nguyễn Xuân Phúc dời ngày cho thuê xuống còn 70 năm. Xin thưa, 1 ngày cũng không được mất một tất Đất của Tiền nhân. 
·         Đừng nghe lịch trình dời ngày cứu xét của Quốc hội của CT Nguyền Thị Kim Ngân.
Không còn dịp nào hết Bà Con ơi!
Đây là cơ hội cuối cùng cho Dân Tộc.
Chúng ta, tất cả những người con Việt kể từ giờ phút nầy hãy đứng lên làm cuộc cách mạng toàn dân:
·         Thi hành chính sách bất tuân dân sự trong tình huống nào có thể làm được;
·         Phản đối tới cùng nghị quyết cho thuê Đặc Khu Kinh tế;
·         Đuổi Tàu Cộng về Tàu;
·         Xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV.
Chúng ta không còn thì giờ nữa. 

Phải chấp nhận hy sinh - Phải chấp nhận đổ máu.
Vì sao?

TỔ QUỐC TRÊN HẾT!
Người con Việt há phải cúi đầu chấp nhận 3 Đặc khu Kinh tế Vân Đồn, Bắc Nam Phong, và Phú Quốc bán cho Bắc phương hay sao?
Kế hoản binh nầy rất độc:
·         Làm dịu đi hùng khí dân tộc của toàn dân sau ngày từ 6/6 trở đi;
·         Sau đó, CSBV sẽ tiếp tục đàn áp và phân tán cuộc tổng biểu tình toàn quốc ngày 10/6, xé nhỏ ra và thanh toán từng nơi một sau khi tập trung lực lượng có khả năng đàn áp áp đảo;
·         CSBV đã "cầu viện" TC và TC đã cho đội quân chống biểu tình và đã tràn qua biên giới từng đoàn xe mang nhản hiệu Toyota. Đội quân công an cờ đỏ đã sẳn sàng ...giết người biểu tình.
Tuy nhiên, có một điểm son của những người con Việt trong đoàn biểu tình ở Phan Rí là, khi CSCĐ tự động giải tán, cởi bỏ áo giáp, vũ khí, thậm chí giầy nữa…vẫn có những người trong đám biểu tình đứng ra giúp họ nhảy qua khỏi hàng rào. Người dân đã không có hành động trả thù nào mà chỉ có những lời an ủi, khuyên bảo, tiếp nước dành cho những người lính CSCĐ một khi đã “bỏ chạy. 
Hình ảnh nầy nói lên được đức tính khoan dung của người miền Nam. Vì vậy, những người lính CSBV cứ an tâm, một khi đã trở về với cộng đồng dân tộc thì sẽ không bào giờ có những cuộc tắm máu (lẻ tẻ tại địa phương) và những trại cải tạo (hay tù khổ sai) như đã xảy ra sau ngày 30/4/1975 như CSBV đã làm cho miền Nam.
Trong một tương lai gần, Bà con quốc nội sẽ thấy một vài hành động tích cực ở hải ngoại đế khích động và đẩy mạnh cuộc Tổng Khởi Nghĩa 10/6/2018 đi đến ngày thành công! Cuộc Tổng biểu tình trên toàn thế giới sẽ xảy ra trong cùng một ngày vào tháng bảy tới đây.
Lời cuối cho những người Cộng sản Việt Nam,
Thời điểm cáo chung của các chế độ cộng sản và độc tài sắp chấm dứt trong một ngày không xa, các anh chị không còn nhiều thời gian để suy nghĩ và hãy trở về với Dân Tộc. Người dân miền Nam với bản chất nhân hậu sẽ “mở” đường cho các anh chị hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa trên thế giới. Các anh chị chắc chắn sẽ không còn con đường nào khác hơn nữa ngoài tính mạng của chính các anh chị!

Để tạm kết luận, xin mượn lời người xưa, Cụ NGUYỄN TRÃI ...đúng như tình trạng của Đất Nước ngày hôm nay. Quan quân (CSBV) vô đạo, đồng thuận với giặc Bắc phương (TC) tàn ác. 

Thế NƯỚC như thế đó.
Hởi những người con VIỆT.
Chỉ còn một con đường duy nhứt cho chúng ta :
TIẾN VỀ SÀI GÒN, TA QUÉT SẠCH CỘNG THÙ

Đây là thế gậy ông đập lưng ông.
Cần động não thêm:
Sau những màn biểu tình khắp nước, chuyện gì sẽ xảy ra?
Và chúng ta phải làm gì nữa?

Không còn câu trả lời nào khác hơn là...
NƯỚC DƠ PHẢI RỬA BẰNG MÁU (lời vua Trần Nhân Tôn)
Cầu Xin Hồn Thiêng Sông Núi phò hộ cho tộc Việt.

Tinh thần Quang Trung - Trần Quốc Toản - Lê Lợi - Trần Hưng Đạo.
Hội nghị Diên Hồng đang thể hiện khắp đường phố từ Bắc chí Nam.
Và sau cùng, lời Cụ Phan Bội Châu:

Dân không DUY VẬT
Dân không DUY TÂM
Dân chỉ
DUY DÂN.
Mai Thanh Truyết
Đi cùng vi Bà con quc ni trong nhng ngày tháng ti
Ngày Tng Khi Nghĩa 10/6/2018








Friday, June 8, 2018

Tinh Thần Quang Trung

Thân tặng Gia đình Bến Cũ
Tôi vốn là một nhà hóa học, chuyên về môi trường, vốn liếng lịch sử chỉ ở trình độ trung học thời Việt Nam Cộng Hòa. Do đó, nói về Quang Trung, tôi chỉ muốn nói lên tinh thần Quang Trung qua cái nhìn của một học sinh trung học, để từ đó thử tìm một đối chiếu với tình trạng tuổi trẻ VN ở hải ngoại cũng như ở trong nước. 
Từ xa xưa, tiền nhân của chúng ta phải bao phen chống giặc phương bắc. Sau bao lần thành công trong việc đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, quan vua VN đều ra sức cầu hòa và tuân phục triều cống Bắc phương. Thái độ đó được nhiều sử gia cho là khôn ngoan và cung cách ứng xử của tiền nhân được xem như là kim chỉ nam trong thuật giữ nước khi nước còn yếu so với Bắc phương.
Nhưng, chúng ta hãy nhìn tình hình chánh trị đặc biệt của Đại Việt vào giữa thế kỷ 18 khi đang lâm vào tình trạng bế tắc vào giai đọa cuối của thời Trịnh Nguyễn phân tranh. 
 Đất nước bị chia đôi: 
  • Ngoài Bắc, chánh quyền vua Lê chúa Trịnh tham nhũng thối nát.
  • Trong Nam, chánh quyền chúa Nguyễn bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng, dân chúng lầm than đói khổ.   
Sự xuất hiện của phong trào Tây Sơn đã mở ra một lối thoát mới cho dân tộc Việt, đột phá tình trạng trì trệ của tình hình, và đặt nền móng căn bản cho sự thống nhất đất nước.  Ngoài nhà lãnh đạo đầu tiên của phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, vị phụ tá của Nguyễn Nhạc, tức Nguyễn Huệ lúc khởi nghĩa mới khoảng 18 tuổi, là một ngôi sao vụt sáng và tỏa chiếu rạng rỡ trong lịch sử Việt Nam.   
Tinh thần của Nguyễn Huệ là tinh thần dấn thân không ngừng, sẵn sàng chiến đấu liên tục để xây dựng sự ổn định cho đất nước. Nhiều lần vào Nam chẳng những để chống nhau với chúa Nguyễn mà còn để chống ngoại xâm Xiêm La.  Nhiều lần ra Bắc cũng không phải để giải quyết chúa Trịnh mà còn để bảo vệ đất nước khỏi cuộc xâm lăng của nhà Thanh.  Tôi muốn nhấn mạnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, Nguyễn Huệ cũng đã tận lực cống hiến cả tuổi thanh xuân của đời mình vì công cuộc thống nhất đất nước, để phục vụ dân tộc, chỉ tiếc cuối cùng căn bệnh ác nghiệt đã ngăn cản sự nghiệp của Ngài năm 1792, lúc Ngài mới 40 tuổi. Tôi muốn nói đến tinh thần Quang Trung không là "chống giặc, giữ nước" mà là "đánh giặc, giữ nước". Đánh giặc, giữ nước nói lên tinh thần chủ động và không còn xem Bắc phương là một nước lớn cần phải tùng phục.
Vì vậy, tôi muốn đem tinh thần Quang Trung soi chiếu vào tình trạng của tuổi trẻ Việt Nam. Nếu ai hỏi rằng "Tương lai Việt Nam 43 năm sau cuộc chiến, và tuổi trẻ Việt Nam đang làm gì trong hiện tại và sẽ làm gì trong tương lai"?  Xin thưa, đây là một câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta tự hỏi nhau hàng ngày, không cứ gì phải đợi sau 43 năm.  Tôi muốn trình bày nơi đây với tư cách của một người con Việt bình thường, một người Việt "tout court" không cần học vị, không chức vụ kèm theo. Tôi hy vọng nói ra đây những suy nghĩ cùng nhận định của tôi về hiện tại và tương lai.
Như chúng ta đã biết, yếu tố con người là một trong những yếu tố quyết định trong mọi chuyển dịch của sinh vật trên quả địa cầu nầy, trong đó thế hệ trẻ hiện tại càng là một thành tố quyết định cho tương lai của từng quốc gia. Tôi muốn thưa với tất cả nhận xét của riêng tôi về các chuyển biến tư tưởng và sinh hoạt của người Việt, nhất là tuổi trẻ trong quá trình 38 năm sau cuộc chiến để có một dự phóng về tương lai Việt Nam. Tôi không muốn nhắc đến cuộc chiến Việt Nam đã qua, không phải vì đã quên hay vì mặc cảm, mà chỉ muốn chia sẻ qua trao đổi nầy những thay đổi tâm lý, hành động, cùng các suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện tại trong suốt thời gian 38 năm  qua. 
  • Trước hết, tại hải ngoại người Việt đã hình thành nhiều nhiều cộng đồng hiện diện rải rác trên khắp thế giới, tiếp thu những nền văn minh tiến bộ cùng cung cách tổ chức xã hội từ các quốc gia tạm dung để được hội nhập vào môi trường đang sống hiện tại. Đôi khi có những cọ sát vì sự khác biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa... nhưng tựu trung đa số đã hòa nhập vào các xã hội tây phương tương đối nhịp nhàng và hài hòa trong cuộc sống. Những hiện tượng tiêu cực nơi cá nhân, gia đình, và môi trường chung quanh vì ảnh hưởng của các lề lối cổ xưa, phong cách phong kiến, hủ nho.... lần lần được thay thế từng bước bằng những tư tưởng tiến bộ và tinh thần hướng thượng ngày càng in đậm nét trong mỗi chúng ta.

  • Trọng tâm là tuổi trẻ hôm nay, ở cả quốc nội và hải ngoại, vì tôi nhận thức rằng đã có nhiều báo hiệu cho thấy tuổi trẻ đã chuyển mình rất lạc quan. Tại hải ngoại, tuổi trẻ đã có tầm nhìn khai phóng, can đảm cáng đáng việc cộng đồng trong tinh thần vô vị lợi, ví dụ một việc tuy nhỏ nhưng quan trọng là việc tổ chức Hội chợ Tết ở Cali trong những năm vừa qua. Thật phấn khởi vì nhìn đâu cũng đều thấy sự hiện diện của tuổi trẻ. Nhìn qua các trung tâm dạy tiếng Việt ở rải rác khắp nơi có đông người Việt cư ngụ, tuổi trẻ chiếm đa số, năng động và bền bĩ theo đuổi công cuộc bồi đắp và gìn giữ tiếng Việt tại hải ngoại. Tôn chỉ "Tiếng Việt còn, nước Việt còn" chắc chắn vẫn là một nền tảng bền vững để bảo tồn văn hóa Việt Nam.  Ở quốc nội, mặc dù phải chịu đựng khó khăn muôn vàn về mọi mặt, mất nhiều thì giờ cho sinh kế, tuổi trẻ cũng nêu lên ý chí vươn lên trong học tập, và tinh thần từ bi bác ái trong các công tác từ thiện. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của nhiều người từng về Việt Nam, vẫn tiếp tục cố bám lấy việc học và xem đó là cánh cửa đầu tiên và quyết định để bước vào tương lai dù đang sống trong tình trạng kinh tế rất hạn hẹp.
  • Dù sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong nước hay đứng trước những cám dỗ của một xã hội thiên về cá nhân và vật chất trên thế giới, tuổi trẻ Việt Nam ở hai nơi đều thể hiện nghị lực phấn đấu với một tinh thần quả cảm và một ý chí tuyệt vời. Tuổi trẻ Việt Nam không ngại những phiêu lưu trong hành xử dù phải chịu nhiều vấp ngã. Học hỏi trong kinh nghiệm, trong thất bại,tuổi trẻ Việt Nam đã và đang mạnh dạn đi tới tương lai.
Tuổi trẻ Việt Nam trong sáng hội nhập vào xã hội với niềm tinh vững mạnh cho tương lai, không mặc cảm, không vướng bận quá khứ, không có những rào cản, vết hằn từ các oan nghiệt của lịch sử như các tuổi cha anh, không ràng buộc vào những thành kiến bảo thủ và ý tưởng cực đoan. Với tinh thần dân chủ cao độ đã được un đúc do học tập và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, tuổi trẻ càng cho chúng ta thêm niềm tin khi dự phóng về tương lai. 
Có lẽ chúng ta không quên rằng quá trình tiến lên dân chủ của con người là do kết quả của bao thế hệ, kéo dài hàng bao thế kỷ.  Những hiện tượng phân hóa trong cộng đồng ở hải ngoại, những hình ảnh tiêu cực thường thấy ở quốc nội...chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn lột xác của một thế hệ mới để rồi hội nhập vào một xã hội trong đó mọi người đều bình đẳng. Để đến hôm nay, tự do cá nhân được mọi người trong chúng ta tương đối tôn trọng trong tinh thần tương kính. 
Từ hơn 25 thế kỷ trước, khái niệm tự do cá nhân mà chúng ta đang hưởng đã được manh nha ở Athens Hy Lạp. Trước đó chưa có xã hội nào nghĩ đến khái niệm công bằng và tự do! Quan niệm xưa lại cho rằng, nếu có tự do, xã hội sẽ đi đến hỗn loạn. Và qua bao nhiêu thế kỷ,tự do cá nhân và trật tự xã hội vẫn được xem như là hai thực thể đối kháng, không thể hiện diện hài hòa trong cùng một xã hội được.   
Người Hy lạp 25 thế kỷ trước đã nhận định sáng suốt rằng sự tự do vô giới hạn sẽ kéo theo những biến loạn cho trật tự xã hội. Nhưng cuối cùng cũng chính người Hy Lạp đã tự soi sáng rằng nếu con người cóđược tự do cá nhân, họ sẽ tự thích ứng và tự chế để ổn định trật tự mà không cần phải có một quyền uy tối thượng để ban bố và tái lập trật tự xã hội. Từ đó, trong việc hành xử quyền tự do cá nhân, cung cách tự chế của người Hy Lạp lên rất cao. Và thành phố Athens đã là căn cứ địa đầu tiên cho nền tự do trên thế giới, trong đó mọi cá nhân đều được tham gia vào guồng máy của chính phủ từ anh nông dân đến kẻ chăn chiên lẫn các thương gia, phú hào... Pericles đã thốt lên câu nói bất hũ "Mọi cá nhân đều đáng được tin cậy" (The individual can be trusted).  
Ngày nay, Đức Dalai Lamatrong diễn văn chào mừng thiên niên kỷ mới đã chia sẻ, tin tưởng và tôn vinh tuổi trẻ trong việc xây dựng và tái lập trật tự xã hội cho tương lai. Với kiến thức thu thập được từ những kinh nghiệm về xây dựng và hủy diệt của các bậc cha anh, cộng thêm niềm tự tin, tính cả quyết cùng nhận thức hướng thượng, tuổi trẻ sẽ biến cải xã hội tương lai thành một môi trường hạnh phúc hơn, hòa bình hơn trong đó con người sống hài hòa với nhau hơn. 
Để kết luận, có điều chắc chắn là tuổi trẻ Việt Nam, hậu duệ Vua Quang Trung, ở hải ngoại và quốc nội đã trưởng thành và đang mạnh dạn đi vào cuộc hành trình mới làm cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt thêm. Trong tiến trình dân chủ hóa tư tưởng và xã hội, dĩ nhiên tuổi trẻ cũng sẽ gặp phải muôn vàn cản ngại, thất bại vì thiếu kinh nghiệm. Nhưng những điều đó sẽ không làm tuổi trẻ chùng bước mà trái lại các rào cản trên chỉ là những thử thách ban đầu. 
Với cung cách tiếp cận lạc quan, tầm nhìn rộng mỡ và hướng về tương lai, chắc chắn tuổi trẻ có đủ tiềm năng và khả năng để tái lập một xã hội Việt Nam trong đó con người hành xử với nhau với tâm an bình, từ bi và nhân bản hơn. 
Vậy, câu hỏi tương lai Việt Nam 43 năm sau cuộc chiến đã được tôi trả lời bằng cái nhìn tích cực hướng về tương lai và rất tin tưởng vào Tuổi Trẻ Việt Nam sẽ làm được việc.  
Và tinh thần chiến đấu liên tục của Hoàng Đế Quang Trung đã thấm vào tâm thức của tuổi trẻ, và tuổi trẻ hôm nay không còn ở thế thụ động nữa mà ở thế tấn công. Đó là "đánh cường quyền, xây dựng đất nước". 
Tuổi trẻ Việt Nam đang đi tới với tinh thần Quang Trung như thế, chắc chắn chúng ta sẽ có ngày trở lại Quê Hương Việt Nam. 
Hy vọng là tôi không lạc quan quá đáng? 
BC Mai Thanh Truyết

Lễ Chiến sĩ Trận Vong - 2018