Sunday, October 31, 2021

 

Thưa Quý vị,

Bây giờ là 9PM ngày 31/10/2021 tại Texas, HK. Chỉ còn 4 giờ nữa là đúng 1 giờ trưa ngày 1-11-2021 ở Đô thành Saigon, cách đây 58 năm, nhóm quân đội bắt đầu nả súng tấn công Dinh Độc Lập, biểu tượng của Đệ Nhứt Cộng Hòa Việt Nam. Mời Quý vị đọc lại những gì đã xảy ra….

 

***

 

Thưa Quý vị,

Hàng năm vào tháng 10 chúng ta sẽ nhận được rất nhiều bài việt trên mạng toàn cầu, trên các diễn đàn, email qua lại…nói về Cố TT Ngô Đình Diệm. Kẻ binh cũng lắm. Người chống cũng nhiều. Tất cả cũng vì cảm tính, chủ quan, định kiến mà quên đi những yếu tố khách quan của lịch sử, sự kiện được diễn dịch theo chiều hướng riêng tư “có định hướng” của người viết.

 

Bài viết dưới đây nêu ra những dữ kiện, tin tức, và thành quả đạt được ở nền Đệ Nhứt Cộng Hòa từ năm 1955-1963 dưới  thời Cố TT Ngô Đình Diệm nhằm một mục tiêu duy nhứt là dùng những thành quả trên để làm đối trọng trong cuộc chiến một mất một còn với CSBV mà thôi.

 

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm:

Một Người Con Việt Bị Lãng Quên

 

 

 

 

Lời nói của Cố TT Ngô Đình Diệm trong buổi lễ             khánh thành  Đập     Đồng Cam, Tuy Hòa ngày 17/9/1955 như một lời tiên tri cách đây 66 năm.

 

 

 

 

Thưa Ban tổ chức,

Thưa Quý Quan khách,

 

Cách đây ba năm cũng tại nơi nầy, nhân ngày tưởng niệm Cố TT Ngô Đình Diệm, chúng tôi đã trình bày một số thành quả của Đệ nhứt Cộng hòa do Cố TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Trong buổi bình minh của nền dân chủ sơ khởi ở miền Nam, TT đã khơi dậy lý tưởng cứu quốc và kiến quốc của Cụ Phan Chu Trinh như “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh” qua các thành quả dưới đây:

 

·       Xây dựng nền móng giáo dục miền Nam qua ba tiêu chuẩn Dân tộc – Nhân bản – Khai phóng, mở màn cho tiến trình giáo dục dự trị, xóa tan chính sách học thuật cổ điển phong kiến trước kia;

·       Về dân sinh TT đã cải tổ chính sách người cày có ruộng bằng cách truất hữu ruộng đất của đại điền chủ và phân phối lại cho nông dân, tạo điều kiện cho thành phần sau nầy sở hữu chủ mảnh đất của chính mình khai thác;

·       Thiết lập chương trình ấp chiến lược để hữu hiệu hóa quốc sách chống CSBV và bảo vệ người dân;

·       Khởi xướng và xây dựng nền móng dân chủ qua việc ban hành hiến pháp với ba quyền phân lập gồm: Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp.

         

   Qua bốn chính sách căn bản trên, Đệ nhứt Cộng hòa đã vững mạnh và phát triển cho đến khi chấm dứt nền  Đệ I Cộng hòa  ngày 2/11/1963. Đây là một dấu mốc lịch sử sẽ được các nhà sử học trong tương lai phán xét.  

 

  Thưa Quý vị,

 

  Cụ Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Vì vậy, vẫn có một số sử gia coi Cụ là công cụ chống cộng trong tay người Mỹ, một số thì lại coi Cụ là độc tài và gia đình trị, trong khi đó một số sử gia khác coi Cụ là nhà chính trị mang nặng truyền thống phong kiến Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng Cụ Ngô Đình Diệm là người tự cho rằng mình đang gánh vác một "Thiên mệnh", ông cũng có các kế hoạch riêng về nền chính trị ở miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1963, ông Lý quang Diệu, Thủ Tướng. Singapore thăm VN. đã nói rằng:‘’ 20 năm nữa Singapore sẽ có thể bằng VNCH.

 

  Có thể Quý vị chưa biết?

  Khi được tin hai anh em Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm bị thảm sát, tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch đã thốt lên: "Cả 100 năm nữa Việt Nam mới có Ngô Đình Diệm thứ hai. Biết đến bao giờ Việt Nam mới sản sinh ra được Ngô Đình Nhu thứ hai! Ông ta là Khổng Minh của Việt Nam."

  

  Và nhận xét trên đã được chứng minh trong suốt thời gian vừa chống cộng phỉ vừ xây dựng và phát triển miền Nam.

 

Hôm nay, ngân ngày giỗ Cụ, chúng tôi xin được lần lượt nêu lên vài khía cạnh vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi về Cụ, trong đó chúng tôi xin phép được mang đề tựa cho bài tưởng niệm về Cụ hôm nay là “Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm: Một người con Việt bị lãng quên”.

 

Thưa Quý vị,

 

Cái chết của TT NĐD tuy kết thúc nền Đệ I CH nhưng dư âm của suốt 9 năm lãnh đạo, một giai đoạn lịch sử đã được khắc ghi và có nhiều tranh cãi về công và tội của người lãnh đạo thời bấy giờ. Hôm nay, sau 58 năm, có thể nói, cuộc lật đổ TT NĐD là một trong những nguyên nhân đưa đến ngày 30/4/1975 cho miền Nam Việt Nam. Cũng có thể nói, sự mất niềm tin vào chủ quyền quốc gia của VNCH và biểu tượng của miền Nam đã bị đánh mất vào ngày 2/11 năm 1963! Điều đó khiến cho TT Nixon khi hồi tưởng lại đã nhận định:” Không giống Hồ, (CTT) Diệm là một người yêu nước chân chính”.

 

Ngay từ đầu, vào năm 1962, Đại sứ Harryman đại diện của TT Kennedy đã ký thỏa ước Trung Lập Lào tại Vientiane, Cụ đã chống lại quyết định trên vì:“…Từ nay, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội vào miền Nam”. Có dư luận cho rằng cuộc đấu khẩu giữa NĐ Nhu và Harryman cũng là một nguyên nhân làm chấm dứt Đệ I VNCH qua cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 và cuộc đổ bộ trực tiếp của quân đội Mỹ vào Đà Nẵng năm 1965.

 

Qua nhận định trên, những mâu thuẫn bắt đầu trong chính sách can thiệp vào miền Nam của Hoa Kỳ đưa đến cái chết của Cụ. Và việc đánh giá lại lịch sử trong giai đọan quyết liệt nầy ở miền Nam đòi hỏi một sự tỉnh táo và khách quan để tránh có những nhận định chủ quan do hàng trăm nhà sử học Tây phương và nhứt là Hoa Kỳ đã lệch lạc phê phán và lên án Đệ I CH qua Cố TT NĐD, nhằm thực hiện chính sách ngăn chận TC bằng cách đổ quân vào miền Nam, làm mất đi tính cách dân tộc tự quyết mà Cụ từng cổ súy.

 

Nói về Đệ I CH, sẽ còn thiếu nếu chúng ta không nêu lên những khó khắn ban đầu của chế độ. Đó là:

 

* Vấn đề chống đối kịch liệt của những nhân sự đã từng phục vụ trong các chính phủ trước có khuynh hướng thân Pháp;

* Vấn đề mâu thuẫn giữa các địa phương Bắc Trung Nam;

* Về vấn đề kỳ thị tôn giáo và Bắc Nam trong giai đọn Đệ I CH có thể nói là một vết nứt dai dẳng nhứt trong suốt 9 năm của Đệ I CH. Xin đan cử thành phần chính phủ thời Đệ I CH dưới đây để chúng ta nhận rõ đâu là sự thật và tự thẩm định: Việc thành lập Nội Các trong đó có 18 Bộ Trưởng gồm 5 Bộ là người Công Giáo, 8 Bộ người Phật Giáo và 5 Bộ thuộc Khổng Giáo. Trong 38 vị tỉnh trưởng thì có đến 26 vị tỉnh trưởng Phật Giáo chỉ có 12 vị thuộc Công Giáo, còn tướng lãnh thì có 16 tướng lãnh thuộc các tôn giáo khác chỉ có 3 tướng thuộc Công Giáo. Ngay Chánh Văn Phòng của Tổng Thống là ông Võ Văn Hải, người Phật Giáo và Chánh Văn Phòng của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là Trung Tá Phạm Thư Đường cũng là người Phật giáo”.

 

Riêng hôm nay, nhân ngày kỵ thứ 38 của Cụ NĐD, xin đan cử vài thành quả độc đáo khác, nền tảng chánh nhằm un đúc hạ tầng cơ sở trong việc kiến thiết và phát triển quốc gia Việt Nam Cộng Hòa trong 9 năm vừa xây dựng vừa chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt:

 

·       Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam Cộng hòa, qua 20 năm trung bình đạt 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8% mỗi năm). Thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền là giai đoạn kinh tế của Việt Nam Cộng hòa tăng trưởng tương đối nhanh (giai đoạn 1955-1960) và tăng trưởng vừa phải (1960-1963), song vẫn giữ được mức độ lạm phát vừa phải.

·       Ngân sách Nhà nước thời gian đầu cân đối thậm chí có thặng dư, song từ năm 1961 trở đi bắt đầu chuyển sang thâm hụt.

·       Năm 1955, chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa thời Ngô Đình Diệm quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Viện Hối đoái, phát hành đơn vị tiền tệ mới thay cho tiền Đông Dương, ấn định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam Cộng hòa và dollar Mỹ là 35:1.

·       Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa ban hành hiến pháp trong đó có nêu rõ việc thành lập và vai trò của Hội đồng Kinh tế Quốc gia do Phó Tổng thống làm chủ tịch. Cũng năm 1956, Việt Nam Cộng hòa gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

·       Tháng 3 năm 1957, Cụ đọc "Tuyên ngôn của Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa" trong đó có kêu gọi đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, cam kết về những quyền lợi họ và những khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, thuế lợi tức). Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, chính phủ đã thành lập Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ để giúp đỡ các doanh nhân lập nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp về công nghệ và tín dụng, hỗ trợ công nghệ và hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp.

·       Chủ trương của Cụ là "Trong địa hạt kỹ nghệ, nỗ lực trước hết của chúng ta là lập những kỹ nghệ nhẹ, để cung cấp cho thị trường trong xứ, và kỹ nghệ chế biến nông sản" và "nguyên tắc căn bản để phát triển là tiết kiệm ngoại tệ nhờ gia tăng xuất cảng và giảm nhập cảng”. “Ưu tiên trong chương trình kỹ nghệ hóa dành cho việc chế tạo những sản phẩm tiêu thụ thông dụng". Cụ cùng em trai là Ngô Đình Nhu chủ trương phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội theo con đường thứ ba là sự kết hợp những ưu điểm của kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường, là sự dung hòa giữa chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân. Chính vì thế vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế thể hiện rõ qua việc triển khai kế hoạch kinh tế 5 năm (Việt Nam Cộng hòa gọi là Ngũ niên Kinh tế Kế hoạch do Tổng nha Kế hoạch thiết kế) từ năm 1957 đến năm 1962 (Kế hoạch Ngũ niên I) và từ năm 1962 tới 1966 (Kế hoạch Ngũ niên II).

·       Chính phủ Việt Nam Cộng hòa còn thành lập khu khu kỹ nghệ để tạo thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực chế tạo. Cụ thể, Khu kỹ nghệ Biên Hòa được thành lập vào tháng 5 năm 1963, và Công ty Quốc gia Khuếch trương Khu Kỹ nghệ (SONADEZI - Société nationale du Dévelopment dé zones industrielles) được thành lập vào tháng 12 năm 1963 để quản lý và phát triển các khu công nghiệp, Khu kỹ nghệ Phong Dinh (Cần Thơ ngày nay) được thành lập vào năm 1967, và Khu kỹ nghệ An Hòa - Nông Sơn (Quảng Ngãi) được thành lập từ trước đó. NHững chính sách hay chương trình, kế hoạch kể trên vẫn được CS Võ Văn Kiệt duy trì trong suốt thời gian cầm quyền của ông ta.

·       Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư tư nhân, Việt Nam Cộng hòa có các biện pháp hỗ trợ về tín dụng, chẳng hạn như thành lập Quốc gia Doanh Tế Cuộc vào năm 1955 mà sau đó được thay thế bằng Trung tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ vào năm 1958, để hỗ trợ các doanh nghiệp mới, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về mặt công nghệ và tài chính, cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp.

·       Từ 1957 trở đi nhờ lượng vốn đầu tư tăng vọt bao gồm viện trợ của Mỹ, tiền bồi thường chiến tranh của Nhật, vốn của giới tư sản công thương nghiệp di cư từ miền Bắc nên công nghiệp Việt Nam Cộng hòa phát triển mạnh. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập cảng. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy tại miền Nam; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961.

·       Quan trọng hơn cả là đứng về việc bang giao quốc tế, uy tín của VNCH đối với thế giới, có hai Viện nghiên ứu khoa học đặt trụ sở tai miền Nam. Đó là: 1- Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế - International Rice Research Institute, đặt trụ sở tại Cần Thơ gồm sứ mạnh chánh là xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe của nông dân và người tiêu dùng lúa gạo, và đảm bảo tính bền vững về môi trường thông qua nghiên cứu hợp tác, đối tác và tăng cường hệ thống nghiên cứu và khuyến nông quốc gia. Ngay sau ngày 30/4/1975, Viện đã dời trụ sở về Manilla. 2- Viện Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế - International Rubber Research and Developoment Institute có trụ sở và các phòng thí nghiệm đặt tại Hớn Quản, cũng đã dời về Kualar Lumpur, Mã Lai ngay sau mất miền Nam.

·       Về bang giao quốc tế, cần phải kể là sau khi VNCH được thành lập vào năm 1955 và thay thế quyền lãnh đạo miền Nam của Quốc Gia Việt Nam, Hoa Kỳ và các đồng minh Tây phương tiếp tục công nhận tính chính danh của VNCH. Đến năm 1966, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thống kê là có 60 quốc gia trên thế giới công nhận chính thể VNCH của Nam Việt Nam. Còn CSBV, ngoài các nước CS, chỉ có Thụy Điển công nhận vào năm 1969 mà thôi.

·       Trước tháng 4, 1975, chỉ có VNCH là thành viên của các định chế tài chính quốc tế. Đó là Ngân hàng Thế giới – World Bank-WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International Monetary Fund-IMF, và Ngân hàng Phát triển Á Châu - Asian Development Bank-ADB.

·       Và các định chế quốc tế khác như: Tổ chức Quốc tế Lao động - International Labour Organization-ILO, Tổ chức Khí tượng Thế giới – World Meteorological Organization-EMO, Hiệp hội Viễn thông Quốc tế - International Telecommunication Union-ITU,  Công đoàn Bưu chính Toàn cầu - Universal Postal Union-UPU, Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa - United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization-UNESCO,  và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - International Atomic Energy Agency-AEA.

 

Thưa Quý vị,

 

Trước khi dứt lời thiết nghĩ cũng cần nêu ra đây về những ngộ nhận về “tính kỳ thị tôn giáo” của Cố TT Ngô Đình Diệm là:

 

·       Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, cho biết trong cuốn “Phật Giáo tại Việt Nam” của ông:”Trong thời gian ông Diệm lên cầm quyền, số chùa tại miền Nam là 2206 ngôi chùa. Khi ông Diệm bị lật đổ, số chùa lên đến 4776 chùa, tức đã tăng 2570;

·       Trong cuốn “Our Vietnam Nightmare” của ký giả Marguerite Higgins ghi nhận rằng:”Chính phủ Ngô Đình Diệm đã đóng góp 9 triệu đồng VN để trùng tu và xây cất chùa chiền. Có tất cả 1295 ngôi chùa đã được trùng tu. Riêng chùa Xá Lợi, Tổng Thống đã tặng 2 triệu đồng và sau đó cho sử dụng thêm 7 lần tiền tổ chức giải đua ngựa để xây cất”.

·       Về vụ tấn công chùa Xá Lợi ngày 20/8/1963, ý kiến chủ quan của cá nhân chúng tôi là do tính cực đoan và chủ quan của Ông Cố vấn NĐN đã trực tiếp ra lệnh cho Liên đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống tấn công chúa Xá lợi tiếm quyền Tổng tư lệnh quân đội của TT. Nếu chuyện nầy không xảy ra, không đưa đến cái chết của Quách Thị Trang, có lẽ miền Nam đã có một ngã rẽ khác hơn ngày 30/4/1975?

 

Thưa Quý vị,

 

Trong suốt 9 năm của Đệ Nhứt Cộng hòa, chúng ta thấy những thành quả nêu trên dù còn ít ỏi, nhưng cũng đã chứng minh được rằng, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến quốc cộng, và dân tộc vừa trải qua hơn 80 năm dưới ách đô hộ của người Pháp, Việt Nam Cộng Hòa non trẻ vừa mới được thành lập ở miền Nam sau vỹ tuyến 17 qua hiệp định Geneve ngày 20/7/1954 ở Thụy Sĩ, có thể nói Đệ Nhứt CH đã có cố gắng vượt bực để đưa miền Nam lần lần hội nhập vào cộng đồng thế giới. Từ đó, qua những nhận định trên, thiết nghĩ chúng ta có thể kết luận rằng Cố TT NĐD quả thật là một người con Việt bị lãng quên vì những định kiến của một số người mang sẵn chiếc hàm thiết của một con ngựa đã được đóng khung trong chủ quan và trong hận thù cá nhân…

 

Những suy nghĩ trên đây nhằm mục đích nói lên những lời công đạo cho vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa và kính xin dâng lên hương hồn Cố Tổng thống Ngô Đình DIệm nhân Ngày tưởng niệm 2 tháng 11 năm nay, 2021. VÀ cùng chia xẻ bài thơ của Cụ Phan Bội Chấu viết về Cụ Diệm trên báo Tiếng Dân năm 1933 dưới đây:

 

 

Xin trích lời của tác giả Phạm Lễ để chấm dứt như sau:” Sau 58 năm, bốn chữ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn là một văn bản hợp pháp và chính danh cho những người Việt Nam muốn dùng để đòi hỏi tự do, dân chủ ở trong nước cũng như nơi hải ngoại. Nhưng mấy ai nhớ đến ngày Quốc khánh 26 tháng 10 và Tổng Thống Ngô Đình Diệm – Người lãnh đạo, tạo dựng ra VIỆT NAM CỘNG HÒA.

 

Xin cảm ơn Quý vị đã lắng nghe.

 

Mai Thanh Truyết

Houston 2/11/2021

 









 

 

          

G20 pledge climate action but make few commitments

Các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế giàu nhất thế giới đã “đồng ý” theo đuổi nỗ lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu bằng "những hành động có ý nghĩa và hiệu quả".

Nhưng dự thảo thỏa thuận từ hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome đưa ra ít cam kết cụ thể, khiến các nhà hoạt động thất vọng.

Nước chủ nhà Ý đã hy vọng rằng các mục tiêu vững chắc sẽ được đặt ra trước hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow, hiện đã bắt đầu.

Nhóm G20, bao gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu, chiếm 80% lượng khí thải trên thế giới.

Thông cáo chung, hoặc tuyên bố chính thức do các nhà lãnh đạo công bố, cũng không đề cập đến việc đạt được số không ròng vào năm 2050.

Tuy nhiên, Thủ tướng Ý Mario Draghi đã nói trong tuyên bố kết thúc rằng tất cả các nước G20 đều cam kết thực hiện mục tiêu, điều mà các nhà khoa học cho là rất quan trọng để tránh thảm họa khí hậu.

Net zero có nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính càng nhiều càng tốt, cho đến khi một quốc gia đang hấp thụ lượng khí thải từ bầu khí quyển mà quốc gia đó thải ra.

Thông cáo này cam kết ngừng cấp vốn cho các nhà máy than mới, chưa suy giảm trên thế giới vào cuối năm nay - một thông điệp mạnh mẽ gửi đến các quốc gia phụ thuộc vào than như Trung Cộng, Nga và Ấn Độ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo G20 không đồng ý chấm dứt quyền lực than ở quốc gia của họ.

Các đại biểu từ khoảng 200 quốc gia đã có mặt để công bố cách họ sẽ cắt giảm lượng khí thải vào năm 2030 và giúp ích cho hành tinh.

Với tình trạng thế giới đang nóng lên vì lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch do con người gây ra, các nhà khoa học cảnh báo rằng cần phải có hành động khẩn cấp để tránh thảm họa khí hậu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hội nghị thượng đỉnh sẽ là "khoảnh khắc của sự thật thế giới".

Phát biểu trước hội nghị kéo dài hai tuần, ông Johnson kêu gọi các nhà lãnh đạo tận dụng tối đa thời điểm nầy:"Câu hỏi mà mọi người đang đặt ra là liệu chúng ta nắm bắt khoảnh khắc này hay để nó trôi đi". (lời người chuyển. Tất cả rồi cũng qua đi. Vũ Như Cẩn hay Vẫn Như Cũ….cũng rứa mà thôi)






 

2021 November Constitutional Amendment Special Election – November 2, 2021

Proclamation (PDF)

Ballot Certification (PDF)

November 2, 2021 Election Law Calendar

Explanatory Statements | Spanish

Sample Ballot (PDF)

Countywide Polling Place Program (CWPP)

Election Information & Turnout Data

Election Results 

Ngày bầu cử thống nhất vào tháng 11 của các năm được đánh số lẻ thường là ngày mà các sửa đổi hiến pháp được Cơ quan Lập pháp Texas thông qua trong phiên họp mới hoàn thành gần đây của nó được biểu quyết. Nhiều phân khu chính trị địa phương, chẳng hạn như các thành phố và khu học chánh, cũng tổ chức tổng tuyển cử thường kỳ để lấy các thành viên của cơ quan quản lý của họ hoặc các cuộc bầu cử đặc biệt để lấp chỗ trống vào ngày này. Các phân khu chính trị, bao gồm cả các quận, cũng có thể có các cuộc bầu cử biện pháp (đề xuất) vào ngày này. Do đó, lịch trình nầy được lập ra để đáp ứng nhu cầu của nhiều cơ quan chính phủ đa dạng. Nếu có thắc mắc về khả năng áp dụng của điều gì đó trong lịch này cho cuộc bầu cử cụ thể của bạn, đừng ngần ngại gọi cho Bộ phận Bầu cử của Văn phòng Ngoại trưởng Texas theo số 1-800-252-VOTE (8683).

 

On the ballot

Type   Title    Subject         Description

LRCA Proposition 1 Gambling      Authorizes professional sports team charitable organizations to conduct raffles at rodeo venues

LRCA Proposition 2 Bond issues  Authorizes a county to issue bonds to fund infrastructure and transportation projects in undeveloped and blighted areas

LRCA Proposition 3 Religion         Amends the Texas Constitution to prohibit the state or any political subdivision from enacting a law, rule, order, or proclamation that limits religious services or organizations

LRCA Proposition 4 State judiciary          Changes the eligibility requirements for the following judicial offices: a justice of the supreme court, a judge of the court of criminal appeals, a justice of a court of appeals, and a district judge

LRCA Proposition 5 State judiciary          Authorizes the Texas State Commission on Judicial Conduct to accept and investigate complaints and reports against candidates running for state judicial office

LRCA Proposition 6 Healthcare and Constitutional rights          Amends the Texas Constitution to state that residents of nursing facilities, assisted living facilities, or state-supported living centers have a right to designate an essential caregiver that may not be prohibited from visiting the resident

LRCA Proposition 7 Taxes Amends the Texas Constitution to allow the legislature to extend a homestead tax limit for surviving spouses of disabled individuals as long as the spouse is 55 years old and resides at the home

LRCA Proposition 8 Taxes and Veterans Amends the Texas Constitution to allow the legislature to apply a homestead tax exemption for surviving spouses of members of the military to those fatally injured in the line of duty

 



Saturday, October 30, 2021

 

Facebook đổi tên

Facebook đã đổi tên thành “Meta” qua cuộc họp báo của CEO Mark Zuckerberg ngày 28/10/2021 cùng với Logo “vô cực” – infinite – infini (hình số 8 nằm).

Được đưa ra lần đầu tiên trong "Snow Crash" - một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của nhà văn người Mỹ Neal Stephenson xuất bản năm 1992, metaverse là nơi hội tụ của thế giới vật lý, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR). Với metaverse, mọi người có thể dạo chơi với bạn bè, làm việc, tham quan các địa điểm, mua hàng hóa và dịch vụ và tham dự các sự kiện.

Mark Zuckerberg, Tổng giám đốc điều hành của Facebook, đã cam kết xây dựng “metaverse”, một vũ trụ tổng hợp kết hợp giữa thế giới trên mạng, ảo và tăng cường mà mọi người có thể đi qua một cách liền mạch - Mark Zuckerberg, Facebook’s chief executive, has been committed to building the “metaverse,” a composite universe melding online, virtual and augmented worlds that people can seamlessly traverse.

Zuckerberg cho biết anh thích Meta vì đó là một từ Hy Lạp "tượng trưng cho việc luôn có nhiều thứ để xây dựng" - symbolizes there's always more to build. Trong tiếng Hy Lạp, 'meta' có nghĩa là 'sau - after' hoặc 'xa hơn' – beyond -au-delà.

Sự thay đổi này đi kèm với một logo công ty mới được thiết kế giống như một biểu tượng hình vô cực hơi lệch. Facebook và các ứng dụng khác chẳng hạn như InstagramWhatsApp, sẽ vẫn tồn tại nhưng dưới sự bảo trợ của Meta.

Động thái này nhấn mạnh cách Mark Zuckerberg có kế hoạch tập trung lại công ty ở Thung lũng Silicon của mình vào thứ mà anh ấy coi là biên giới kỹ thuật số tiếp theo, đó là sự hợp nhất của các thế giới kỹ thuật số khác nhau thành một thứ gọi là metaverse (plans to refocus his Silicon Valley company on what he sees as the next digital frontier, which is the unification of disparate digital worlds into something called the metaverse).

Zuckerberg nói: “Ngày nay, chúng tôi được xem như một công ty truyền thông xã hội, nhưng trong ADN của mình, chúng tôi là một công ty xây dựng công nghệ để kết nối mọi người và metaverse là biên giới tiếp theo giống như mạng xã hội khi chúng tôi mới bắt đầu”.

“Với tất cả các cuộc tranh luận kỹ lưỡng và công khai, một số người có thể tự hỏi tại sao chúng tôi lại làm điều này ngay bây giờ. Một số người sẽ nói rằng đây không phải là thời điểm để tập trung vào tương lai và tôi muốn thừa nhận rằng có những vấn đề quan trọng cần giải quyết trong hiện tại. Đối với nhiều người, tôi không chắc sẽ có thời điểm thích hợp để tập trung vào tương lai” - Mark Zuckerberg nói có phần mỉa mai.

Metaverse – The virtual universe – L’univers virtuel – Vũ trụ ảo




Thursday, October 28, 2021

 

OCEAN VUONG: MỘT NHÀ THƠ LỚN, THIÊN TÀI GỐC VIỆT

Tăng Quốc Kiệt

 

“Có những người con làm rạng danh cha mẹ

Có những con dân làm rạng danh Tổ quốc”.

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, có biết Ocean Vuong là ai không? Tất cả đều trả lời là không, vậy là tôi nằm trong khối đa số hơi hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ (genius prize) trị giá 625.000 đô la.

Thơ của em, Night sky with exit wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở VN, quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là “biến cố văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp. Đó là lý do vì sao tôi viết bài này.

XUẤT THÂN

Từ đây, tôi gọi tên em là Vương Hải, chứ không gọi Ocean Vuong như người Mỹ.

Em sinh năm 1988, bà ngoại tên Lan, mẹ tên Hồng, gốc người Gò Công, gia đình 6 người vượt biên qua trại tị nạn Philippines, ở đó 1 năm, định cư ở Mỹ năm 1990 lúc Hải được 2 tuổi. Gia đình 6 người cư ngụ trong một căn hộ chung cư có một phòng ngủ, ở vùng da đen Harford, Connecticut. Nơi đây đã để lại dấu ấn trong đời và trong thơ văn của Hải. Cho tới khi tiếp xúc với bên ngoài, em cứ nghĩ nước Mỹ là của người da đen.

Tên khai sinh do cha đặt là Vương Quốc Vinh, sau khi người cha đi tù vì tội bạo hành đánh vợ, ly dị mẹ em, bỏ nhà ra đi, người mẹ quyết định đổi tên em là Hải để cắt đứt với quá khứ.

Trong một lần phỏng vấn, được hỏi nguồn thơ của em từ đâu ra, em trả lời là mặc dù mẹ em mù chữ, nhưng khi đặt tên em, bà nghĩ đến Thái Bình Dương, là biển nối liền Mỹ với quê hương VN là có ý thơ rồi (phải chăng bà đã nghĩ đến câu hát: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào”). Hơn nữa, em được giáo dục bởi 3 người đàn bà: bà ngoại, mẹ và dì Mai, đã đọc thơ, kể chuyện, hát ca dao cho em nghe, do đó thơ, từ thuở nhỏ đã thấm vào hồn em.

Bà ngoại Lan, là người mù chữ, cũng như mẹ em và dì Mai, có lẽ trong gia đình có gen mang chứng khó đọc chữ (dyslexia) vì người em của Hải đã bị chứng này.

Thời trẻ bà ngoại bỏ nhà ra đi, làm me Mỹ, gặp ông ngoại là người Mỹ da trắng, tên Paul, gốc nông dân ở Michigan, cũng bỏ nhà, đăng lính hải quân, qua chiến đấu ở VN.

Bà ngoại sinh 2 cô con gái, giống Mỹ nhiều hơn giống Việt. Có lúc vì khó khăn, bà phải bỏ con vào cô nhi viện khi chồng về Mỹ năm 1971 và không trở lại.

Chính bà ngoại là người đã kể cho Hải nghe chuyện chiến tranh VN, do đó, dù đến Mỹ năm 2 tuổi, chiến tranh VN bàng bạc trong thơ văn của Hải. Có thể nói, Hải rời VN nhưng VN không rời Hải.

Mẹ Hải, bà Hồng, sống bằng nghề làm móng tay.

Hải là người đồng tính, năm 17 tuổi, lần đầu tiên em thổ lộ với mẹ và được bà chấp nhận.

Người tình đầu của em là Trevor, gốc da trắng, con của một nông gia trồng thuốc lá, là đề tài mà em đã viết trong thơ và trong quyển tiểu thuyết hết sức sống động. Sau đó Trevor chết vì chích ma túy quá liều.

Hình ảnh người cha vắng mặt trong đời em, được tả một cách nhạt nhòa bàng bạc trong thơ văn của Hải.

QUÁ TRÌNH HỌC VẤN

Hải đi học mẫu giáo hồi 5 tuổi, nhưng mãi tới năm 11 tuổi em mới đọc và hiểu được tiếng Anh một cách thông thạo.

Sau đó em thường đi thư viện và miệt mài trong sách vở. Em kể khi nghe băng bài diễn văn của mục sư Martin Luther King Jr “I have the dream” thì em bắt đầu có mộng lớn của riêng mình.

Chú bé cô đơn, bị hiếp đáp trên xe bus, trên đường đi học, tìm an ủi trong sách vở, bắt đầu làm thơ. Thầy giáo nghĩ là em đạo văn, ông không thể tưởng tượng một đứa học trò nghèo, xuất thân từ gia đình mù chữ, phát âm chữ THE cũng ngọng thì làm sao có thể làm thơ hay như vậy, nên phạt em về tội ăn cắp, ăn cắp thơ! Nhưng ông giáo đã lầm, một thiên tài vừa xuất hiện mà ông không biết!

Em kể: tôi viết rất chậm, xem từ ngữ như một vật thể, tôi luôn cố tìm từ ngữ trong từ ngữ:

              Tôi bước vào đời mình

             Cách từ ngữ

             Bước vào tôi

Nói về chuyện đọc sách, em viết:

              Ôi thằng con ngốc

             Con có thể lạc lối trong mọi cuốn sách

             Nhưng không bao giờ quên được chính mình.

Vào đại học, lúc đầu em chọn marketing vì hi vọng sẽ kiếm được nhiều tiền để giúp gia đình, nhưng sau 8 tuần thì em bỏ học vì biết mình đã chọn sai, nên đổi qua Brooklyn College của Đại học New York để theo học văn chương Anh thế kỷ 19. Em lấy bằng BA, sau đó tốt nghiệp MFA về thơ của Đại học New York, hiện nay làm giảng sư MFA ở Đại học Massachusetts, TP Amherst.

Quyết định chuyển ngành học từ marketing qua văn chương là điều may cho chính bản thân Hải, cho nước Việt và cho thế giới thi ca: một nhân tài có dịp để thăng hoa.

CÁC GIẢI THƯỞNG:

2010 (22 tuổi): Academy of American Poets University and College Poetry Prize.

2012 : Stanley Kunitz Prize for younger poets.

2013 : The Elizabeth George Foudation Fellowship.

2013 : Chad Walsh Prize, Beloit Poetry Journal.

2014 : Pushcart Prize.

2014 : Ruth Lily/Sargent Rosenberg Fellowship.

2015 : The Narrative Prize.

2016 : Whiting Award for Poetry.

2017 : Forward Prize for Poetry Felix Dennis Prize for Best First Collection

2017 : T. S Eliot Prize

2018 : Kundman Fellowship

2019 : Mac Arthur Fellow (625.000 US $) với lời bình: “kết hợp truyền thống dân gian với những thử nghiệm ngôn ngữ”.

2020 : Dylan Thomas Prize - Shortlist for On earth We’re Briefly Gorgeous.

2020 : NAAAP Pride Award

New Yorker bình luận: “Ocean Vuong là người sửa lại ngôn ngữ tiếng Anh”.

Tạp chí Foreign Policy bình chọn Ocean Vuong là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu của nhân loại, năm 2016.

SỰ NGHIỆP:

Viết tiểu luận cho các báo: Poetry, The Nation, TriQuarterly, Guernica, The Rumpus, Boston Review, Narrative Magazine, The New Republic, The New Yorker, and The New York Times.

* Đã xuất bản: Burning (2011), No (2013), Night sky with exit wound (2016), On earth we’re briefly gorgeous (2019).

 

LƯỢC QUA TẬP THƠ “TRỜI ĐÊM VỚI NHỮNG VẾT THƯƠNG XUYÊN THẤU”

HÌNH THỨC: Khổ nhỏ, dày 84 trang, xb năm 2016, nxb Copper Canyon Press, đề tặng mẹ [và ba tôi] sách đã được dịch sang tiếng Việt ở VN.

NỘI DUNG: gồm 35 bài thơ, tựa các bài thơ đôi khi khó hiểu cho người không rành thần thoại Hy Lạp, vài ví dụ: Tellemachus (tên người con của Ulysse & Penelope trong tập thơ Odysse của Homer), Trojan, Eurydice, Odysseus redux…

Có nhiều ẩn dụ khó hiểu ý tác giả, nhưng khi hiểu được thì ý nghĩa thâm trầm sâu sắc.

Vần điệu theo kiểu thơ tự do, rất du dương, rất thơ.

    Ví dụ:

    It’s hind legs croshed into the shine of white christmas

    In the square below, a nun on fire, runs silently toward her god

    Beneath sound of his own.

    (Hai chân sau của nó được tạo thành ánh sáng của cây giáng sinh trắng

Ở quảng trường bên dưới, một nữ tu đang bốc cháy, đang lặng lẽ chạy về phía vị thần của mình

    Bên dưới âm thanh của riêng mình).

Trong tập thơ, Hải viết bằng tiếng Việt nhiều lần, có cả dấu:

    tặng mẹ [và ba tôi]

    Ba

    Bà ngoại, Hạ Long bay, Củ Chi, Vietnam, Cà pháo, Gia đình

    Lan ơi, em khoẻ không. Giờ em đang ở đâu…

Theo Tupelo Quartely: Thơ buồn, đẹp. Sexy một cách dữ tợn, đụng chạm đến chính trị. Biểu lộ nỗi ám ảnh của người đồng tính luyến ái. Người Pháp nói: “traduire c’est trahir” (dịch là phản), do đó độc giả nên tìm đọc nguyên bản tiếng Anh mới cảm nhận được cái hay, cái du dương của ngôn ngữ mà tác giả đã dày công sáng tác.

Tôi xin trích vài bài dịch thơ, nói về các người thân của Vương Hải.

VỀ MẸ:

* Trong bài thơ Rồi có một ngày, ta sẽ yêu Ocean Vương

      Hải, bạn đang nghĩ gì?

    Phần đẹp nhất của cơ thể là bất cứ nơi đâu.

    Phủ hình bóng mẹ (trang 82)

* Trong bài thơ Đầu ra trước (head first)

     Nhưng chỉ có người mẹ, có thể bước đi, với sức nặng của nhịp đập của quả tim thứ hai (trang 20)

     Tôi nghĩ tôi thương mẹ nhiều lắm (trang 70)

     Con thương mẹ, mẹ ơi (trang 7)

     Không có gì bằng cơm với cá,

     Không có gì bằng má với con (thành ngữ VN, trang 20)

VỀ CHA:

     Đừng lo, cha mày chỉ là cha mày.

     Cho đến, khi một người trong nhà quên mất.

     Giống như cách mà xương sống,

     Không nhớ hai cánh tay.

VỀ BÀ NGOẠI :

    * Trong tập thơ Burning

    Ngoại tôi hôn.

    Như thể bom đang nổ sau nhà,

    Nơi mà bạc hà và hoa lài toả hương,

    Qua cửa sổ bếp,

    ……….

    Khi ngoại tôi hôn, sẽ không

    Có âu yếm cầu kỳ, không âm nhạc Tây phương

    Của đôi môi mím chặt, ngoại hôn như để hút lấy

    Bạn vào trong bà.

Vương Hải như đóa sen, mọc từ bùn, vươn lên và tỏa hương. Em đi từ no one (không là ai) trở nên anyone (bất cứ ai) rồi trở thành someone (một người hơn người).

Tôi theo dõi nhiều buổi phỏng vấn, các buổi đọc thơ của Vương Hải trên các chương trình TV Mỹ, Canada, Pháp, Đức. Điều đập vào mắt tôi là cách em chào cử tọa, em cúi mình thật thấp. Người Nhật bảo: những hạt lúa chín là những hạt lúa cúi đầu - thái độ thật khiêm tốn, ăn mặc giản dị, giọng nói nhẹ nhàng của phái nữ, trầm bổng đầy chất thơ.

Thật khó tưởng tượng một chú bé, thuở nhỏ nói thứ tiếng Anh của người da đen ít học, một lần ở tiệm Sears, người bán hàng hỏi có phải em là con nuôi của mẹ em (vì mẹ là con lai Mỹ rất trắng), em trả lời không, tôi từ asshole của mẹ tôi ra. Ngày nay, em sử dụng thứ tiếng Anh hết sức trau chuốt của giới trí thức khoa bảng.

Em kể lại, thuở nhỏ, bài học đầu tiên mà bà ngoại và mẹ em dạy để sinh tồn ở nước Mỹ là coi chừng, đừng để ai chú ý tới mình. Vì mình là người Việt da vàng đã khác họ rồi, mục đích là mình phải làm sao để trở nên vô hình, mẹ dạy con phải tự biến mất. Em hiểu là người lớn muốn cho em được yên thân, được an toàn (ngày nay với phong trào bài Á, những lời khuyên đó có còn đúng không?)

Có sự khác biệt giữa thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ hai muốn người ta biết đến mình, để vươn lên: có chúng tôi đây, chúng tôi tự hào về mình. Thế hệ thứ nhất dạy con mình biến đi, tự vệ bằng cách tự xóa mình.

Theo Vương Hải, để được biết đến em phải trở thành nghệ sĩ.

Tôi mong em sẽ đi xa hơn nữa (vì em còn quá trẻ, 33 tuổi) trong sự nghiệp sáng tác của mình để đạt được Nobel văn học.

Tiếc cho em, khi đã đạt được vinh quang, thoát khỏi cảnh nghèo, thì những người thân lần lượt ra đi: bà ngoại, người đã dạy văn chương bình dân VN cho em, kể cho em nghe về cuộc chiến tàn khốc, đã chết vì ung thư xương giai đoạn cuối, mà em đã tả một cách sống động trong quyển tiểu thuyết.

Người mẹ mà Hải hết lòng thương yêu (Con thương mẹ, mẹ ơi) cũng đã ra đi vì ung thư vú di căn. Người mẹ, làm việc trong tiệm nail, suốt ngày phải cúi đầu giũa móng tay, móng chân cho khách, luôn miệng nói sorry, sợ làm đau khách sẽ không được tip.

Một bữa, sau khi dự buổi ra mắt sách của Hải, nghe con đọc thơ tiếng Anh mà bà chẳng hiểu gì, chỉ quan sát cử tọa, bà mẹ bật khóc nức nở vì sung sướng. Bà nói với Hải: “Má không bao giờ nghĩ là mình sẽ sống để nhìn thấy ngày những người da trắng, đứng tuổi, vỗ tay tán thưởng con của má”.

Hải đã trả hiếu cho mẹ rồi: bằng sự thành công của em, khi em được đánh giá là thiên tài của nước Mỹ. Có chăng một chốn gọi là chín suối? Nếu có, chắc mẹ em đang nở nụ cười mãn nguyện: nhiệm vụ của bà đã hoàn thành.

Cám ơn Vương Hải, đã cho tôi niềm hãnh diện của người Việt Nam.

“Summer in the mind,

God opens his other eye:

Two moons in the lake”.

Vương Hải