Thursday, November 26, 2020

 

Thưa Bà Con,

Nhân Ngày Lễ Tạ Ơn năm nay 2020, người viết xin gửi một bài về một nét sống, một hình thức văn hóa đặc biệt của người Thụy Điển và các quốc gia Bắc Âu. Một lối sống:” Not too little. Not too much. Just right.” đã là “kim chỉ nam” cho họ hàng ngàn năm qua.

Xin Bà Con một chút lắng lòng nhìn lại chính mình đã sống, đã nghĩ, đã làm gì …cho chính mình, người than của mình, và tha nhân từ khi hiện diện trên cõi Ta Bà nầy…

***

Lagom – Một nét văn hóa đặc biệt của Thụy Điển

 


Thưa Bạn,

Nếu có một từ định nghĩa cuộc sống hiện đại của chúng ta như thế nào? Câu trả lời là: dư thừa. Chúng ta sở hữu quá nhiều thứ, quá nhiều thứ tranh giành sự chú ý của chúng ta. Và cũng có quá nhiều áp lực để có một cuộc sống hoàn hảo (?) mà mọi người lên mạng toàn cầu tìm kiến thì cũng có ngay(!). Thật là choáng ngợp.

Và trong khi nhiều người đang theo đuổi chủ nghĩa tối giản dị để chống lại sự kiệt quệ của cuộc sống hiện đại, điều đó có thể hơi đi quá giới hạn trong cuộc sống thực tế. Đó là lý do tại sao bạn cần biết về khái niệm ‘Lagom’ của Thụy Điển, khái niệm này tôn vinh ý tưởng “vừa đủ”. Đó là không gian giữa chủ nghĩa tối giản dị và một cuộc sống thừa thải.

Trong một thế giới với nhịp độ sinh hoạt rất nhanh nhẩu và vội vã, nếu bạn thử nghiệm sống chậm lại một chút và tận hưởng một cuộc sống với ít áp lực hơn, ít căng thẳng hơn và dành nhiều thời gian hơn cho mọi thứ bạn thích và yêu thích?

Như vậy, điều đó có tuyệt vời không bạn?

Lagom (phát âm là “lar-gohm”) có lẽ là lý do tại sao Thụy Điển là một trong những quốc gia được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh và mức sống cao.

Lagom là một phần quan trọng của nền văn hóa ở Thụy Điển.

1-    Ý nghĩa của Lagom Thụy Điển

Nó có nghĩa là:“Không quá ít. Không quá nhiều. Đúng rồi."- “Not too little. Not too much. Just right.”

Ba “suy nghĩ” đơn giản trên đã gói gọn toàn bộ triết lý dân chủ xã hội của Thụy Điển về cuộc sống nhằm khuyên mọi người nên có đủ nhưng không quá nhiều:

·       Tại văn phòng, các chuyên gia làm việc chăm chỉ nhưng không làm tổn hại đến các phần khác trong cuộc sống của họ, tức là họ đang tuân theo lý tưởng lagom đó.

·       Thay vì đốt cháy bản thân với một tuần làm việc 60 giờ hay hơn nữa và sau đó bị căng thẳng, lagom khuyến khích sự cân bằng và sống ở đâu đó ở giữa (living somewhere in the middle).

·       Các cá tính khác của bạn bao gồm tiết kiệm, giảm căng thẳng, tạo ra sự cân bằng hoàn hảo giữa công việc và giải trí và tập trung vào các mối quan tâm về môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Tục ngữ cổ của Thụy Điển có câu: “Lagom är bäst” - “Lượng vừa đủ (right amount) là tốt nhất”.

Đọc đến đây, chắc bạn đang tập thể dục về Lagom nhiều mặt trong cuộc sống của bạn rồi đó…khi mang khái niệm Lagom vào trong đầu…

Đối với người Thụy Điển, Lagom là một lối sống, một thói quen của tâm trí. "Có một tư duy trong nội tâm về sự chấp nhận và hài lòng với chính mình. Đó là một phần của bí quyết để trở nên hạnh phúc và đừng nghĩ gì thêm nữa.

Triết lý của Lagom rất đơn giản và cung cấp một giải pháp thay thế cho ý tưởng ‘luôn tìm kiếm điều tốt nhất tiếp theo.

Khái niệm này khuyến khích sự cân bằng tổng thể trong cuộc sống của chúng ta: mọi thứ ở mức độ vừa phải.

Nó đối lập với chủ nghĩa duy vật – materialism và chủ nghĩa tiêu dùng - consumerism.

2-    Cần nắm vững nghệ thuật điều độ - Art of moderation

Hãy tiết chế một phầm của sự ham muốn cá nhân, nhờ đó bạn có thể nếm trải những niềm vui trong cuộc sống.

Chìa khóa để trải nghiệm sự thỏa mãn và vui vẻ thực sự là điều độ. Marcus Tillius Cicero nói: “Đừng bao giờ làm quá mức, hãy để sự điều độ hướng dẫn bạn”.

Trong một thế giới bận rộn mà giờ đây chúng ta có thể truy cập vào hầu hết mọi thứ bất cứ lúc nào, Lagom giới thiệu một cách đơn giản và cân bằng để sống và làm việc mà không bỏ lỡ bất cứ điều gì.

Lagom là một loại chủ nghĩa tối giản (minimalism) mới dành cho những ai mong muốn sống với ít tài sản vật chất hơn nhưng hướng đến vui sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Nhưng Lagom còn vượt xa hơn cả việc theo đuổi chủ nghĩa tối giản nữa. Trên thực tế, chủ nghĩa nầy có thể dạy chúng ta những bài học quý giá về cách sống một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Anna Brones viết trong cuốn sách mới của mình, “Live Lagom: Sống cân bằng theo cách Thụy Điển”, “Áp dụng ý nghĩa Lagom vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta - trong lúc chúng ta ăn, những gì chúng ta mặc, cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc – “có thể chỉ là một mẹo nhỏ vì chấp nhận một lối sống cân bằng, bền vững hơn, chào đón những thú vui của sự tồn tại hơn là những thú vui tiêu dùng” (might just be the trick for embracing a more balanced, sustainable lifestyle that welcomes the pleasures of existence rather than those of consumption).

Niki Brantmark nhận định trong quyển sách ‘Nghệ thuật Sống đời sống cân bằng và hạnh phúc - Thụy ĐiểnThe Swedich Art of Living a Balanced, Happy Life’ rằng: “Trong thời đại mà chúng ta đang sống ngày càng bận rộn và cảm thấy dính liền với 24/7, tôi nghĩ chúng ta nên chuyển hướng người Thụy Điển, sống chậm lại và dành nhiều thời gian hơn để thư giãn. Đây có thể là thưởng thức uống trà - fikas với đồng nghiệp, bạn bè hoặc gia đình, có thể là nghỉ trưa để thư giãn và chuẩn bị cho buổi chiều, xử dụng cuối tuần để đi ra ngoài trong một ngày đến rừng, bãi biển hoặc công viên địa phương hoặc tận hưởng một hoạt động tương tự như nướng bánh trong lò, đọc sách hoặc làm thủ công”.

Lagom còn là một phong cách tạo dựng ra hạnh phúc thích hợp cho từng đối tượng khác nhau. Jaime Kurtz, Tiến sĩ, Giảng sư tâm lý học tại Đại học James Madison viết trên tạp chí Psychology Today:”Để có một cuộc sống hạnh phúc và cân bằng hơn, hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân, "Đây có phải là Lagom không?"

·       Hãy hỏi điều nầy khi bạn nhìn vào bên trong tủ quần áo chật chội của mình, hoặc khi bạn xem xét mối quan hệ của mình với công việc.

·       Hãy hỏi điều nầy khi một phần lớn thức ăn được đặt trước mặt bạn hoặc khi bạn tự nghĩ xem có nên ăn ly kem thứ hai không?

·       Hãy hỏi điều nầy về cuộc sống của bạn nói chung. Giữa những câu hỏi điển hình hơn về cuộc sống của người Mỹ. Tại sao tôi ngồi ở đây? Tôi có vui không?" và "Tôi có thể làm tốt hơn không?" thêm vào những câu hỏi hợp lý hơn nhiều sau: "Tôi có hài lòng không?" "Điều này đã đủ tốt chưa?"

Từ những câu hỏi trên, bạn có thể tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân - cho bản thân có thêm thời gian để làm những điều bạn yêu thích – và về lâu về dài, bạn sẽ tìm thấy sự cân bằng đó.

Nếu bạn hoàn thành công việc đúng hạn, bạn dành cho mình nhiều thời gian hơn cho gia đình và các mối quan hệ của mình.

Hãy cho bản thân nhiều thời gian cá nhân hơn để làm những điều bạn yêu thích, bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn trong quá trình nầy.

3-    Chúng ta có thể học được gì từ Lagom Thụy Điển?

 

Nếu bạn hình dung những người hạnh phúc nhất thế giới, bạn có thể hình dung một quốc đảo ở đâu đó, nơi mọi người ngồi trên bãi biển uống nước dừa cả ngày. Nhưng thực tế hơn, bạn có thể hình dung ra một anh chàng mặc quần ”xà lỏn” mỏng manh, tám tháng không làm việc sau thời gian sinh con, đạp xe đưa hai đứa con nhỏ đến quán cà phê dưới bầu trời lạnh giá.

Đó là cuộc sống của người Bắc Âu - Scandinavia với Lagom của họ!

 

Trên thực tế, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên hiệp quốc (The UN’s World Happiness Report) hiện xếp các quốc gia như Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển đứng đầu trong danh sách các quốc gia hạnh phúc. Ngược lại, nước Mỹ, một quốc gia tiến bộ nhứt thế giới về mọi thứ, ngoại trừ sự khiêm tốn (humility) đang nằm trong giai đoạn trượt dốc hạnh phúc (happiness slippage), từ vị trí thứ ba xuống thứ 19 chỉ trong vòng 10 năm ngắn ngủi.

 

Các lý do giải thích cho sự giảm sút đó là "sự hỗ trợ xã hội giảm sút" (declining social support) và "gia tăng tham nhũng." Nhìn chung, bạn có thể không làm được gì nhiều về các hợp đồng xã hội, nhưng nếu bạn đang cố gắng để có được hạnh phúc như người Đan Mạch hoặc người Phần Lan hay Thụy Điển, bạn có thể tự hỏi: “Họ biết gì về hạnh phúc mà người Mỹ không biết?

 

·       Điều số 1 mà người Bắc Âu Scandinavi xem nguồn gốc của hạnh phúc là sự cống hiến quyết liệt của họ để thực sự tận hưởng cuộc sống của mình. Thời gian nghĩ làm mà chính phủ dành cho công dân là vô lý dựa theo tiêu chuẩn của Mỹ. Dorte Riggelsen, Tổng lãnh sự Đan Mạch tại New York cho biết: “Chúng tôi đang làm việc rất hiệu quả. “Nhưng chúng tôi cũng tôn trọng thời gian nghỉ ngơi dành cho gia đình bạn. Bạn thấy Đan Mạch đạp xe sớm để đi làm, sau đó họ đi làm về vào buổi chiều muộn để dành thời gian cho gia đình - điều đó tạo nên một môi trường tốt hơn cho trẻ em và người lớn

·       Catherine Gilmore-Lawless, một chuyên gia y tế người Mỹ gốc Canada từng du học ở Stockholm và sau đó chuyển đến đó ở luôn cho biết: “Họ có những kỳ nghỉ rất dài. “Năm tuần, và có thể để dành thời gian tích lũy”.

·       Trong một thế giới có nhịp độ nhanh, điều đó sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thể sống chậm lại và tận hưởng một cuộc sống ít áp lực hơn, ít căng thẳng hơn và dành nhiều thời gian hơn cho những điều mình yêu thích, phải không bạn.

 

4-    Thay lời kết

 

Lagom là triết lý sống mà bạn có thể áp dụng vào gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống thường ngày.

Lagom không chỉ là đơn giản hóa mọi thứ, mà nó còn giúp bạn giảm bớt căng thẳng và khiến bạn tìm thấy bình an và hạnh phúc trong sự cân bằng.

Lagom cũng giúp bạn nhận ra rằng đôi khi những điều đơn giản nhất lại mang đến cho bạn nhiều niềm vui nhất.

Và để kết luận, đề nghị vài điều dưới đây sẽ giúp chúng ta có thể có một cuộc sống cân bằng:

·       1- Chăm sóc và nuôi dưỡng chính bản thân mình: Bạn không thể hoàn thành bất cứ điều gì nếu bạn không khỏe mạnh. Nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục và ăn uống hợp lý. Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể đốt nến ở cả hai đầu, ăn đồ ăn vặt (junk food), tập thể dục rất ít mà vẫn hoạt động đầy đủ. Bạn có thể thoát khỏi điều này một thời gian khi bạn còn trẻ, tuy nhiên, tại một số thời điểm nào đó, cách sống nầy sẽ đưa chúng ta đến kiệt sức. Tốt nhất, hãy dành thời gian mỗi ngày cho một hoạt động mà bạn yêu thích, chẳng hạn như đi bộ, tập thể dục hoặc nghe nhạc. Hoặc, cho phép bản thân thư giãn sau một ngày bận rộn bằng cách đọc sách, thiền định hoặc tắm nước nóng.

·       2- Biết ưu tiên của bạn là gì: Sự cân bằng không đòi hỏi sự nhồi nhét trong mọi hoạt động có thể. Xem xét các giá trị của bạn và quyết định điều gì quan trọng đối với bạn, và sau đó thiết lập ranh giới giới hạn của bạn.

·       3- Tạo ra một sự suy nghĩ chính chắn và có hiệu quả: Hãy tổ chức và lập kế hoạch trước. Hãy dành thời gian vào đầu mỗi tuần để đánh giá những việc cần phải làm. Lập danh sách việc cần làm trong một kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn…

·       4- Mong đợi và chấp nhận điều bất ngờ xảy đến: Thay vì căng thẳng và khó chịu, hãy học cách lăn xả khi có điều gì đó mà bạn không thể kiểm soát xảy ra. Bạn có thể bị kẹt xe, máy tính của bạn có thể bị hỏng hoặc con bạn có thể bị bệnh thủy đậu. Sự việc xảy ra. Tất cả chúng ta đã trải qua những điều không mong đợi. Nếu bạn chấp nhận rằng bất cứ điều gì có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thì sẽ ít có khả năng khiến bạn chệch hướng khi nó xảy ra.

·       5- Duy trì một thái độ tinh thần tích cực: Bắt đầu mỗi ngày với ý định làm tốt nhứt và hiệu quả nhứt. Nó có thể không phải lúc nào cũng diễn ra theo kế hoạch, nhưng nó có thể diễn ra suôn sẻ hơn nếu bạn đặt nó vào một trường hợp bất lợi nào đó!

Làm được những điều như trên, bạn đã đạt được một phần của cuộc sống cân bằng và học luôn cách đối phó với nghịch cảnh, những sự kiện không tiên liệu trước.

Mặc dù chúng ta không thể đoán trước và lập kế hoạch cho tất cả mọi thứ trong cuộc sống của mình, nhưng chúng ta có thể quyết định cách thức, địa điểm và thời gian để tập trung năng lượng của mình vào một việc gì đó cần làm.

Hy vọng những suy nghĩ góp nhặt trên sẽ gơi ý cho bạn chuẩn bị môt lối sống mới về cung cách sống cân bằng – ít nhu cầu – giản dị…nhứt là đối với những người đã bước qua tuổi…thất thập!

Ông Bà ta ngày xưa đã có những cuộc sống cân bằng, ít nhu cầu, đã thực hiện …Lagom Thụy Điển mà chúng ta chưa hay không để ý vì cuộc tranh đấu vội vã cho đời sống không giống như Cụ Nguyễn Khuyến với:


  

 

 

Hay Tản Đà qua bài thơ:



Thân chúc Bà Con một ngày an bình…

Mai Thanh Truyết

Mùa Lễ Tạ Ơn 2020

 

 

 



 



 

 



 

   



 



 


 

 

 


Wednesday, November 25, 2020

 

Thưa Bà Con,

YourStory kỳ nầy nói đến một người trẻ ít người biết đến ngoài các anh chị em trong Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California niên khóa 2004-2005 mà anh là một thành viên trong đó. Biết được anh qua sinh hoạt với Tổng hội có trụ sở ở đường Western, Westminster, CA. Anh đã ra đi thình lình sau một cơn bạo bịnh đột ngột mang theo những ước mơ thiên thần…

Cũng chính anh đã giúp tôi một phần trong dụ án thanh lọc Arsenic – Thạch tín ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, hiện đang được thử nghiệm ở một số tỉnh từ năm 2018…

Nhân mùa Tạ Ơn năm nay, 2020, xin có lời cầu nguyện cho linh hồn Nguyễn Ngọc Phú được siêu thoát…

Mời Bà Con chia xẻ câu chuyện dưới qua bài viết dưới đây:

***

Nguyễn Ngọc Phú Và Tôi


 

Vào tháng sáu năm 2010, bầu trời Orange không còn



rực rỡ nắng ấm như những năm qua. Năm nay thời tiết bất thường. Cái bất thường của Trời Đất dường như chia xẻ những điều nghịch lý thường xuyên xảy ra cho công đồng người Việt hải ngoại tại quận Cam trong thời gian gần đây.

Các đường phố không còn rộn ràng với sắc màu của hoa phượng tím, nhứt là ở ngã giao lộ của xa lộ 22, 5 và 57, vì bầu trời xám xịt không làm tăng được sắc sáng rực màu tím hoa cà của màu hoa của tuổi mộng mơ.

Sở dĩ tôi viết những dòng chữ trên không phải vì còn lưu luyến với tuổi học trò trong khi "chập chững" bước vào tuổi thất thập. Tôi viết ra đây, chính vì để nhớ và nhắc nhở các bạn trẻ một tấm gương sáng của cộng đồng, của một người con Việt hải ngoại và nhứt là một tấm lòng sắc son với Đất và Nước đang còn điêu linh và còn chịu dưới ách thống trị của cường quyền.

Đôi dòng hôm nay, tôi thực sự dành cho Nguyễn Ngọc Phú vì đã gần đến ngày kỷ niệm 5 năm ngày Phú ra đi ngày 7 tháng 6 năm 2005.

Phú thân mến,

Tôi biết Phú qua những sinh hoạt cộng đồng và tôi cũng đã gặp Phú một năm trước đó tại trụ sở của Tổng hội sinh Viên Nam California đường Western. Phú gọi tôi bằng Bác, nhưng tôi vội sửa lại là nên gọi tôi bằng Chú, thân mật và gần gũi hơn, vì chữ Bác cách xa quá.

Phú dáng người mảnh khảnh, tướng đi khoan thai chậm rãi nhưng vẫn lộ nét tự tin. Đầu luôn ngước thẳng về phía trước. Sau khi Phú ra trường, tôi được biết và chúc mừng Phú đã được nhận thẳng vào trường Y khoa.

Trong thời gian tiếp xúc với nhau, tôi thường chia xẻ với Phú về những trăn trở đối với đất nước. Phú lắng nghe và không có phản ứng. Tuy nhiên, trong Phú tôi đọc được những nỗi ưu tư qua sự thay đổi của ánh mắt của Phú.

Còn nhớ, trong một tiểu luận ra trường của Phú với tựa đề: “Ảnh hưởng chất Da cam-Dioxin trong chiến tranh Việt Nam”, tôi đã từng giúp Phú qua việc cung cấp những tài liệu chứng minh rằng:

·       Dioxin đã được Hoa Kỳ phun xịt từ năm 1961 đến 1970 vào những vùng không hay thưa dân cư từ vỹ tuyến 17 trở vào;

·       Thời gian bán hủy (50% tự hủy) của Dioxin là 7 ½ năm; (có nghĩa là cho đến thập niêm 1980, không còn vết tích của Dioxin trong môi trường nữa. (Xin đọc Câu Chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam, xuất bản 2008 do MTT).

 

Vào những năm 1980 và sau đó, CSBV kiện 37 Cty hóa chất Hoa Kỳ vì đã gây ra hơn 4 triệu nạn nhân mà tuyệt đại đa số là ở miền Bắc. Cáo buộc nầy đã được ông Tòa Jack Weinstein, New York bác bỏ vào tháng 3 năm 2005 và Tối Cao Pháp Viện phán quyết hủy vụ kiện năm 2008.

Tình thân thiết giữa Phú và tôi ngày càng thắm thiết hơn qua những chia xẻ về hiện tinh đất nước, do đó, tôi mới mạo muội nhờ Phú lấy những mẫu nước ở Việt Nam ở những nơi Phú đi qua, trong một dịp Phú về thăm viếng quê nhà cũng như quan sát trực diện những niềm đau của đất Mẹ.

Phú đã hoàn thành việc tôi nhờ, và cũng nhờ đó tôi có thêm một số tài liệu về tình trạng ô nhiễm Arsenic ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trầm trọng thêm. Cho đến năm 2004 (tôi bắt đầu lấy mẫu nước và đất từ năm 1999 và có cảnh báo tình trạng ô nhiễm arsenic ổ Việt Nam vào năm 2002), một số tỉnh ở miền Nam có nồng độ arsenic đã vượt qua định mức cho phép trong nước uống là 10 phần tỷ do WHO ấn định mức an toàn của arsenic trong nước.

Niềm vui của Phú khi được chấp nhận vào Y khoa của đại học UCLA chưa kịp phôi pha, Phú vội vã ra đi sau cơn đột ngụy thình lình trong khi sinh hoạt cùng với các bạn sinh viên trong Tổng hội.

Phú ra đi để lại một sự mất mát lớn cho gia đình, cho Tổng hội sinh viên còn đang trên đà lớn mạnh, và nhứt là đối với giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại. Cuộc dấn thân, nhập cuộc của Phú tuy ngắn ngủi nhưng tôi tin chắc là đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét cho các bằng hữu và cộng sự viên trong thời gian Phú sinh hoạt trong công đồng.

Nơi Phú, tôi đã nhìn thấy được một niềm tin sắc son của Tuổi trẻ trước đại cuộc. Phú không mang nặng một quá khứ đau buồn cùng nhiều mặc cảm của tuổi cha chú trong khi hội nhập vào xã hội mới.

Trên lưng của Phú chỉ có một hành trang "tích cực" và lao thẳng vào đời.

Chấp nhận làm và chấp nhận thất bại để từ đó học thêm được một kinh nghiệm mới và tiếp tục Đi Tới nữa. Tôi đã nhìn thấy điều nầy rõ hơn sau khi Phú từ Việt Nam trở lại Hoa Kỳ.

Tôi hy vọng tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại rút được một bài học lớn về trường hợp của Nguyễn Ngọc Phú.

Xin nhắc lại, tuổi trẻ Nguyễn Ngọc Phú là có thật!

Và những việc làm của Phú là có thật!

Những lời chân tình của tôi đối với Phú là những lời chân thật, không khách sáo, và những lời tôi viết ra đây chỉ là một vài suy nghĩ mà tôi đang nghĩ đến Phú, về Phú.

Nguyễn Ngọc Phú là hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam chứ không là hình ảnh trong tưởng tượng của "anh hùng" Lê Văn Tám của cường quyền CSBV hiện tại.

Xin đốt một nén hương nhân ngày kỷ niệm ngày ra đi của Nguyễn Ngọc Phú.

(Trích sách “TÔI” của cùng tác giả, xuất bản năm 2019)

Westminster 7/6/2010

 


Friday, November 20, 2020

 Tiếng Nói Người Con Việt - Phần I


https://youtu.be/_C-e13UsmJg

 Chương trình Tiếng Nói Người Con Việt: "Sự tương tác giữa su75thay đổi khí hậu và Đại dịch Covid Wuhan - Phần 2-Kết 


https://youtu.be/_C-e13UsmJg





Thursday, November 19, 2020

 

 

THưa BÀ Con, YourStory kỳ nầy xin giới thiệu BS Lương Vinh Quốc Khanh, một vị bác sĩ chủ trương chữa trị bằng Vit D. BS ra đi vì một cơn bịnh hiếm (chỉ có 1/50.000 trường hợp xảy ra). Đó là một loại “ung thư phổi” do một siêu vi “chưa được định hình (?)” (lời do BS Hoàng Lan, vợ của bs Khanh cho biết).

Xin ghi lại vài hang để tưởng nhớ một người bạn cùng chia xẻ “câu chuyện Việt Nam” gần 10 năm.

***

Tiếc Thương Một Người Bạn

Người Bạn tôi muốn nói nơi đây vừa mất ngày 6 tháng 10 năm 2013 lúc sau 10 giờ sáng. Tôi nghe tin Bạn đau nặng do một chứng bịnh rất hiếm là ung thư xương do một siêu vi lạ(!) qua một người bạn thân, bạn Chu Tất Tiến (CTT).

Nghe tin Bạn bịnh, nhiều lần tôi ngồi thừ ra…bao nhiêu câu hỏi được đặt ra là tại sao lại là Bạn mình? Tại sao với những nghiên cứu khoa học giúp đời còn dang dỡ mà Trời cao lại đưa Bạn đi xa…?

Khi nghe tin, tôi vội liên lạc với “phân nửa” của Bạn cũng là một bác sĩ, chia xẻ mối quan tâm về Bạn. Một điều tôi khâm phục “phần nửa” của Bạn tôi là giữa lúc sự sống và sự chết của chồng mình chỉ còn trong gang tấc như thế mà chị vẫn bình tỉnh, an nhiên tự tại khám bịnh nhân, vẫn nói chuyện cùng tôi trong tình bạn bè. Tôi không thấy nơi chị sự mất bình tỉnh hay đau thương trong đối thoại.

Đó không phải vì không thương chồng.

Đó không phải vì “vô cảm” trước sự ra đi của chồng.

Đó chính là chị đã NGỘ được sự tuần hoàn của Trời Đất, lẽ đương nhiên của cuộc sống.

Chị đã đứng trên nỗi đau khổ riêng tư để tiếp tục con đường mang tình yêu thương cứu giúp những người cần được giúp trong vấn đề y tế.

Xin cám ơn chị đã soi sáng cho tôi thêm một lần nữa tấm gương giúp đời vô vị lợi của chị.

Trở về người Bạn của tôi.

Tôi quen Bạn từ đầu năm 2002, sau khi Bạn đọc được bài báo của tôi trên Orange County Register nói về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long sau hai năm thâu thập mẫu nước và đất ở Việt Nam và phân tích ở Cali. Từ đó chúng tôi quen nhau, thân nhau, đồng cảm và chia xẻ cùng nhau về những vấn đề của Đất và Nước.

Bạn tôi, tuy không mở phòng mạch hay khám bịnh, chỉ chuyên tâm về nghiên cứu và điều hành Cơ quan Nghiên cứu Y khoa Việt Mỹ (Vietnamese American Medical Research Foundation – VAMRF). Và cũng tại Cơ quan nầy, trong suốt hơn 10 năm qua, tôi thường được lên tiếng nói về những vấn nạn môi trường ở Việt Nam, trao đổi cùng một cử tọa chuyên môn trong ngành y khoa.

Mối thâm tình giữa hai chúng tôi không ngừng ở đây. Bạn hầu như chưa bao giờ từ chối những yêu cầu của tôi trong việc “vác ngà voi”, giúp tôi hết mình trong mọi sinh hoạt. Đặc biệt, trong buổi ra mắt sách “Trận đánh An Lộc”, Bạn đã “chìu” tôi tổ chức một buổi ra mắt rất trang trọng nhằm mục đích vinh danh những người lính chiến tham dự vào cuộc chiến thắng An Lộc. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh chiến trường vừa viết xong lời tựa cho cuốn sách, nhưng chưa kịp in thì ông đã ra đi.

Buổi Ra mắt quy tụ Chuẩn tướng Mạch Văn Trường, Trung tá Nguyễn Ngọc Ánh và cũng là hai diễn giả ngày hôm đó trình bày chi tiết trận đánh. Ngoài sự hiện diện của Bà Nguyễn Văn Minh và toàn thể gia đình đến từ San Diego, còn có mặt người hùng Biệt cách dù Đại tá Nguyễn Văn Huấn, Thiếu tá “diệt xe tăng Cộng” Châu Văn Tài, một người bạn đồng môn Petrus Ký của người viết. Cũng không quên nhà báo Lê Phát Được và Nguyễn Ngọc Quỳnh đến từ Houston. Viết ra đây nhằm mục đích nói lên tinh thần của người con Việt, luôn nghĩ về những người lính Việt Nam, dù Bạn và tôi chưa có một ngày được vinh dự “làm lính”.

Về lương tâm nghề nghiệp, Bạn luôn mở lòng để giúp đở bạn bè khắp nơi. Bạn đã từng cho tôi ngoài số điện thoại văn phòng, còn thêm điện thoại nhà, điện thoại cầm tay để tôi liên lạc mỗi khi cần đến. Bạn thường dặn tôi, hể có người bạn nào dù ở địa phương hay đến từ xa, có bịnh trạng ngặt nghèo nào cứ mang đến, để Bạn có thể giúp được gì không? Việc làm nầy hiếm thấy trong y giới của Bạn tôi, giữa một xã hội lấy vật chất cá nhân làm nấc thang “giá trị”.

Xin nguyện noi gương Bạn cho những ngày còn lại của cuộc đời.

Một chi tiết có lẽ ít người biết đến, ngay cả người sống bên cạnh của bạn tôi, đó là chuyện Bạn tôi đã khước từ…cộng tác với phía bên kia! Số là, một người “có liên hệ” với phía bên kia, đã đến văn phòng Bạn và có sự hiện diện của tôi. Mục đích cuộc nói chuyện là Bạn và tôi được lời gọi tiếp tay cộng tác với cường quyền. Và câu trả lời khẳng khái và dứt khoát của Bạn là KHÔNG.

Xin cảm phục tấm lòng sắt son của một người con Việt.

Trong số bạn bè ngoài y giới, có lẽ Chu Tất Tiến và tôi là hai người bạn trao đổi nhiều nhứt với Bạn. Chúng tôi nói về nhiều chuyện, từ chuyện Cộng đồng cho đến nhân sự, từ chuyện khoa học cho đến chuyện nước non, từ một bài publication cho đến những buổi xả “stress” sau công việc. Ba chúng tôi sống gần nhau, chia xẻ nhau, sửa chữa, phê bình nhau về nhiều khía cạnh.

Thưa Chị Nguyễn Thị Hoàng Lan,

Những lời trên đây là những lời đầu tiên và cuối cùng tôi viết cho Bạn tôi, viết giữa cơn xúc cảm cùng độ. Khi nghe bạn Tiến báo tin, tôi đã gọi điện thoại cho chị vì ở quá xa. Chị đã cho tôi số điện thoại của Bạn trong nhà thương và dặn:” Anh nên gọi cho “ảnh” vì ành nhắc đến anh”. Chị còn dặn thêm nếu anh gọi vào mà không có tiếng trả lời là ảnh đang được truyền máu Tôi đã gọi và không có trả lời.

Gọi lại cho bạn Tiến, dăn bạn Tiến đi đón tôi vì tôi muốn gặp Bạn khi còn ở dương trần để anh em chia tay nhau lần cuối, nhưng lại không đi được, đành phải lỗi hẹn với Bạn. Xin tạ tôi cùng Bạn.

Thưa Bạn,

Nếu Bạn còn chưa xa cõi ta bà nầy, xin Bạn nhận nơi đây tấm lòng kính phục của một người bạn, lớn tuổi hơn Bạn, nhưng nguyện xin theo con đường phục vụ cho tha nhân với một cung cách vị tha, một tinh thần từ bi, bác ái mà ngôn từ không thể hiện hết ý nghĩa so với TẤM LÒNG của Bạn.

Bạn tôi, chính là Bác sĩ, Giáo sư Lương Vinh Quc Khanh

Houston 8/10/2013