Tuổi trẻ hội nhập vào vận hội mới
Thưa Bà Con,
Hôm
nay là ngày 28/4. Nhớ lại ngày nầy năm xưa thứ hai 28/4/1975, tên phản bội dân
tộc Nguyễn Thành Trung khoảng 5 giờ chiều lái may bay dội bom Sài Gòn…nhằm ghi
công với cái gọi là “cách mạng”. Để rồi 45 năm sau, hôm nay phải sống trong âm
thầm lặng lẽ kéo lê kiếp sống nhục nhằn với lương tâm cắn rứt(?).
Tuy
nhiên, ngày nầy sau 45 năm, người viết vẫn thấy trước mặt tương lai của một
Việt Nam mới qua Tuổi Trẻ, niềm tin tưởng sẽ tiếp nối tiền nhân đi làm
lịch sử nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV.
Thưa
Bà Con,
Nhìn hình trên, Bà Con có nhìn thấy rõ Tuổi trẻ Việt Nam ở hải
ngoại không? Đó là những vị tướng của Quân đội Hoa Kỳ trong mọi binh chủng, hiện
đang giữ nhiều vai trò lãnh đạo trong vùng Biển Đông. Họ là ai? Họ là con
cháu, hậu duệ của những người lính oai hùng Việt Nam Cộng Hòa.
Đó là mầm móng cho một tương lai rực rỡ cho Việt Nam ngày mai…
Đó là hiện thân của hồn thiêng sông núi Việt…
Và đó cũng sẽ là những người con Việt mang gót giày về xây dựng
lại Bức Dư Đồ rách do CSBV dày xéo.
Niềm tin nầy khiến cho người viết muốn nói về sự hội nhập của
tuổi trẻ Việt hải ngoại.
Tuổi
Trẻ Hội Nhập
Nói về hội nhập của giới trẻ,
người ta thường nói “mất gốc” áp đặt cho tuổi trẻ hải ngoại, điều đó phải cần suy
nghĩ lại!
Xin
tạm chia làm hai loại giới trẻ: - Ở lứa tuổi từ 15 trở lên, ngay sau 30/4/1975,
có thể
tạm gọi là thế hệ 1,5, - Còn lứa tuổi dưới đó hoặc sinh sau 75, tạm gọi là
thế
hệ thứ hai. Sở dĩ phân hai loại trên để chúng ta thấy toàn cảnh tương đối
dễ hơn.
- Ở
thế hệ 1,5, các em đã học tiểu học và trung học đệ nhứt
cấp ở miền Nam và sống trong căn bản gia đình theo cung cách Việt Nam. Do
đó. dù muốn dù không các em cũng hấp thụ được phần nào văn hóa, phong tục,
và giáo dục Việt Nam. Qua hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ, phần lớn, các bậc
phụ huynh đang lần hồi hội nhập vào xã hội mới một cách khó khăn vì nhiều
nguyên do, mà chánh yếu là do hội chứng “sau chiến tranh”. Các
em ít bị hội chứng nầy, nhưng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng vì sống chung
trong gia đình. Nhưng các em may mắn hơn, thứ nhứt vì còn trẻ, thứ hai còn
đi học tiếp tục bậc trung học và đại học (chúng tôi chỉ nhìn khía cạnh các
em tiếp tục đi học mà thôi). Từ đó, các em hấp thụ một nền văn hóa mở hơn
của cha ông. Và suy nghĩ của các em có nhiều khác biệt so với các bậc phụ
huynh.
Từ đó,
các em dù muốn dù không cũng phải đối mặt với hai luồng “hội nhập” khác
biệt, một của phụ huynh, và một của xã hội các em tiếp cận qua giáo dục
và cuộc sống trong xã hội mới.
Chính
vị vậy các em luôn luôn bị khó xử vì hai nguồn hội nhập “đối kháng” nhau. Vì vậy,
việc hội nhập của em của thế hệ 1,5 nầy tuy có
nhiều khó khăn so với thế hệ thứ hai, nhưng cuộc sống của các em tương đối ổn định
hơn.
- Ở thế hệ 2,
các em hội nhập vào xã hội nhanh hơn, vì các em học tiểu học ở Hoa Kỳ hay
sinh đẻ tại đây. Lợi điểm về sinh ngữ Anh, lợi điểm về văn hóa xã hội HK
trong việc học, giúp các em hòa nhập vào xã hội dễ dàng. Đa số các em “dường như”
nghĩ rằng không có biên giới màu da, không có biên giới chủng tộc ở đây.
Các em tự cho mình là …người Mỹ!
Chính vì có suy nghĩ đó, cho nên khi về nhà, các em có xung đột với gia đình, với
những bậc phụ huynh hay các anh lớn. Đôi khi, chính vì sự hội nhập “một chiều”
(không hấp thụ văn hóa “Việt Nam” trong gia đình) cho nên nhiều sự đáng tiếc xảy
ra cho thế hệ nầy trong gia đình.
Do đó, có thể tóm tắt tùy theo
gia phong của mỗi gia đình, các em trong hai thế hệ trên hội
nhập theo các
hướng dưới đây:
-
Tùy khả năng hội nhập của từng em, nhanh hay chậm
tùy “tính khí” mỗi đứa, và không có sự khác biệt về thế hệ ở mục nầy;
-
Tùy nguồn gốc gia đình của các em. Một gia đình
có phụ huynh làm lao động hay nông dân, chắc chắc, các em hội nhập vào xã hội,
nhiều phần đi theo hướng khác, không đặt trọng tâm giáo dục làm căn bản cho việc
tiến thân của con cái;
-
Việc hội nhập của các em có thể tùy theo mức độ
của “hội chứng chiến tranh” của cha mẹ. Nếu phụ huynh buông xuôi, chắc con cái
sẽ hội nhập theo một cách khác, tôi muốn nói cung cách hội nhập “đường phố”;
-
Và một yếu tố tôi suy gẫm là sự hiểu biết về nguồn
gốc lịch sử dân tộc, nước non Việt Nam (địa lý). Trong gia đình, nếu phụ
huynh giải thích cho con cái lý do tại sao các em có mặt ở Hoa Kỳ, nguồn cội
cách xa của các em qua lịch sử hào hùng của ông cha, của tổ tiên v.v…các em
trong trường hợp nầy dể đi vào dòng chính lưu mà không bị mặc cảm một dân tộc
da màu, hay thiểu số.
Nhưng, theo một nghiên cứu của
người Nhật, các trẻ em Nhật tự nhận mình là người Mỹ trong giai đoạn đầu, Mọi
việc tiếp tục được “hội nhập” như thế cho đến thế hệ thứ ba. Và từ đó, cháu của
các em Nhựt Bổn ngày hôm nay, sẽ bắt đầu tìm hiểu về cội nguồn của mình, và sự
hội nhập trong/vào xã hội Hoa Kỳ sẽ biến thành một phong trào …trở về nguồn.
Chưa biết con cháu mình sẽ biến
thái như thế nào? Trong 30 năm nữa? Hay 60 năm? (nếu cho một thế hệ kéo dài 30
năm).
Thưa
Quý Bà Con,
Qua các
phân tích trên về tuổi trẻ ở hải ngoại và tuổi trẻ trong nước, (chiếm hơn 60% tổng
số dân ở Việt Nam), chúng thấy gì? Người viết vẫn lạc quan tin tưởng vào tuổi
trẻ ở cả hai nơi. Tin tưởng vì dù có bưng bít, có kìm kẹp như thế nào đi nữa,
CSBV cũng không thể khỏa lấp hết tội ác họ đã mang đến cho mọi từng lớp dân tộc
suốt 45 năm qua.
Các
mạng lưới toàn cầu còn đó, một phương tiện hữu hiệu nhứt khiến cho tuổi trẻ sẽ
so sánh hai hình ảnh tương phản giữa Thế giới
tự do điều hành đất nước đặt trên căn bản Dân tộc – Nhân bản – Khai phóng – Khoa
học. Trong lúc đó, ngược lại, Quê hương hiện tại đang chịu một sự
quản lý
bằng bạo lực, bằng bốc lột, và bằng biết bao đàn áp người dân tàn khốc không đặt trên một căn bản pháp lý nào cả,
nghĩa là luật của rừng xanh, luật của con người thời Trung cổ.
Chính
vì vậy, nhằm ứng phó với hai thái cực trên chắc
chắn Tuổi trẻ Việt Nam biết phải chọn con đường nào rồi!
Thưa
Bà Con,
Trong
niềm tin đó, Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng, thân mời Bà Con và Tuổi trẻ Việt
Nam nghe tâm tình của một người con Việt, anh Việt Kiến, sinh trưởng ở miền Bắc
sau 1975…nhìn về Quê hương hiện tại với đề tựa: “NGÀY 30/4, NÊN VUI HAY
BUỒN”
*** Tôi sinh ra sau ngày 30/4 ở một
thành phố miền Bắc. Ký ức về tuổi thơ của tôi là một thành phố xám xịt, và
nghèo. Cái nghèo khiến cho cuộc sống ít niềm vui, không bánh kẹo, không đi
chơi. Lớn lên một tí thấy một vài nhà có xe Cub 81, Honda 67 hay những chiếc xe
Simson của nước Đức cộng sản là cả xóm đã râm ran, nhìn đã thấy sướng mắt, thèm
muốn.
Vậy mà hồi đó, sau này tôi mới biết Sài
Gòn đã có một đô thị văn minh, phát triển với nền kinh tế đa dạng, sôi động,
cấu trúc đô thị hiện đại. Bây giờ nhìn lại những bức ảnh tôi thấy một sự nối
tiếc dâng trào. Bởi cho tới hôm nay, cái thành phố Hồ Chí Minh so Sài Gòn
năm xưa chỉ là một bãi rác so với một vườn hoa. Cái gì mang tới sự khác
biệt ghê gớm vậy, sau bao nhiêu năm xây dựng mà chúng ta chỉ có một thành phố
ngập trong nước hỗn loạn, tắc đường và người dân rất nhếch nhác, nghèo khổ. Với
đô thị Sài Gòn và những người miền Nam ở lại, họ bị tước mất một đô thị trật
tự, văn hóa, và nền kinh tế hài hòa và thay vào đó là một xã hội độc đoán, sự
chiếm đoạt nhà cửa, đất đai của những người cầm quyền từ miền Bắc đi vào.
Ngày 30/4 đã hủy diệt những văn hóa,
nếp sống và lối sống đô thị quy củ mà người Việt được kế thừa và hội nhập với
các nước phương Tây phát triển như Pháp và Mỹ để trở về với sự độc tài, tăm tối
của tư duy của xã hội Nho Giáo, thứ đã kìm kẹp người dân Việt gần 2000 năm. Trong
chỉ 1,2 năm sau khi chiếm đóng Sài Gòn, chế độ CS đã phá hủy hoàn toàn nền kinh
tế, xã hội hài hòa, cùng với giáo dục, văn hóa, pháp luật của miền Nam.
Thưa Bà Con,
Sau cùng, xin phép cho người viết Nói với Đất và
Nước: Đất
và Nước cũng là biểu hiện của Tổ Quốc, Non Sông.
Đất cũng là nơi sinh sống của cả dân
tộc.
Nước cũng là nguồn sống
nuôi dưỡng dân tộc.
Những
ngày đầu đời, tôi được nuôi lớn bằng nước sông Vàm Cỏ, sống trên
vùng đất cằn cỗi, và phải rời nơi chôn nhau cắt rốn khi chưa đầy 3
tuổi. Do đó, tôi hầu như không có một kỷ niệm nào về quê tôi
dù chỉ là trong ký ức.
Ngược
lại, trong hơn 30 năm qua, tôi chỉ nói về Đất và Nước Việt Nam của
xứ tôi với nhà cầm quyền đang nằm dưới ách thống trị bởi “ngoại bang”.
Đất tôi đã và đang bị dày xéo vì những quyết định “vô cảm, vô hồn và vô trách nhiệm” với những công
cuộc xây cất các đặc khu “giải trí” cho du khách quốc tế, những công trình cốt
chỉ để thu lợi và mang lại lợi ích cá nhân cho một thiểu số cầm
quyền.
Đất đang bị đem rao bán cho ngoại bang!
Nước đang bị ngoại bang làm vẩn đục!
Và
Thưa Bà Con,
Thân
mời Bà Con lắng nghe KTS Trần Thanh Vân, một người con của chế độ,
đã từng được đào tạo ở Trung Cộng với chế độ ăn uống và nhà ở hơn cả thầy cô của
Bà, nhưng cuối đời cũng phải thốt ra những lời dưới đây:
“Hiện nay họ (TC) đang làm nhiều việc ghê gớm hơn như xây dựng đại hàng
không mẫu hạm trên Biển Đông và các căn cứ hải quân... tôi nghĩ họ cũng sẽ làm
được đủ để doạ nạt chúng ta và các nước trong vùng.
Có điều, một thảm hoạ đông dân mà Nhà nước không vì dân, thì Nhà nước
sẽ khốn đốn vì sự phản ứng của dân. Có ai biết rằng trên đất nước Trung Hoa vĩ
đại đang có 200 triệu người sống lang thang không nhà cửa và đặc biệt hệ thống
băng đảng Mafia ở hầu hết các thành phố lớn như Thâm Quyến, Thượng Hải, Quảng
Châu... đang chia cắt quyền lực của đất nước họ hay không? Việc tầy trời này
thiết nghĩ cũng không cần nhiều lời và chính là việc của các nhà chiến lược.
Vậy thì mọi nỗ lực của họ có thể có một
kết thúc có hậu hay không?”
Và…
Xin
chia xẻ cùng Bà Con lời cuối trong giây phút “giao thừa” trước khi …tưởng niệm
Ngày Quốc Hận 30-4 năm nay, ghi lại suy nghĩ của một cư dân Việt ở Lausanne, Thụy
Sĩ, người viết lượm lặt trên mạng toàn cầu nhận định về chính sách của
CSBV về tuổi trẻ Việt Nam ở trong nước như sau:
” … Cái gọi là “hoà hợp-hoà giải” của nhà cầm
quyền trong nước là nước cờ lâu dài. Họ kiên nhẫn chờ đợi và chờ đợi cho đến
khi những chiếc lá già cỗi sau cùng rơi về cội. “Cực đoan” của
“những người bại cuộc” không còn nữa, thay vào đó là một thế hệ khác trẻ hơn, chán ghét hận thù,
muốn quên quá khứ đau thương của cha ông, muốn vui chơi, muốn sống theo lời ru
ngủ, vỗ về của nhà cầm quyền. Chính thế hệ đó là mục tiêu của chế độ
để hợp thức hoá tính chính danh của họ, của đảng cộng sản với hy vọng dập tắt
luôn những làn sóng đối lập bên ngoài.
…
Những chiếc lá sau
cùng đang dần dần rơi về cội, trở về với cát bụi và đem theo những nỗi niềm tha
hương buồn thăm thẳm của đời người. Có lẽ chẳng có dân tộc nào chịu nhiều đau
thương và hận thù như dân tộc Việt.”
Nhóm Chống
Tàu Diệt Việt Cộng
No comments:
Post a Comment