Friday, August 30, 2019


Nạn Cháy Rừng Amazon và Hệ Lụy
                                                                              Bài nói chuyện trên VOA ngày 30/8/2019

Sông Amazon được gọi là Rio Santa Maria de La Mar Dulce ở Brasil do người Tây Ban Nha đặt tên vào thế kỷ 16. Những vùng đất chung quanh sông tạo thành một khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới. Lưu vực sông Amazon - nơi sinh sống của khoảng ba triệu loài thực vật và động vật, và một triệu người bản địa - rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự nóng lên toàn cầu, với những khu rừng hấp thụ hàng triệu tấn khí thải carbon mỗi năm. 
Do sự phá rừng và đốn gỗ với nhịp độ lũy tiến, rừng Amazon ngày càng thưa dần. Ước tính với tỷ lệ Sử dụng tỷ lệ phá rừng vào năm 2005, rừng nhiệt đới Amazon sẽ giảm 40% sau hai thập kỷ sau đó. Nhờ thế giới qua Chương trình Môi trường (UNEP), tốc độ phá rừng hiện đang chậm lại. Và tỷ lệ mất rừng năm 2012 là mức chậm nhất trong quá trình mất rừng ở Amazon.
Tuy nhiên, rừng vẫn đang thu hẹp.
Các nhà khoa học lo ngại nếu rừng Amazon tiếp tục bị phá hủy thì nó sẽ đi vào chu kỳ chết rừng kéo dài. TS Carlos Nobre của Brazil tin rằng nếu cứ tiếp tục theo đà phá rừng trong hiện tại, quá trình tiêu hủy rừng sẽ diễn ra 30 tới 50 năm sắp đến. Trong thời gian đó, sẽ có thê 200 tỉ tấn CO2 sẽ bị thải vào khí quyển.
1-    Cháy rừng Amazon
Những sự thật về cháy rừng Amazon - 2  Hàng ngàn đám cháy đang tàn phá rừng             nhiệt đới Amazon ở Brazil dữ dội nhứt là từ    hai tháng nay. Đây là các vụ cháy lớn nhứt trong gần một thập kỷ nay.
Các bang miền bắc Roraima, Acre, Rondônia và Amazonas cũng như Mato Grosso do Sul đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Câu hỏi được đặt ra là những gì thực sự đang xảy ra và các đám cháy gây ra thảm cảnh tệ hại tới mức nào?

Rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đã chứng kiến con số vụ cháy kỷ lục trong năm 2019, Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE) cho đưa ra dữ liệu của vệ tinh cho thấy mức tăng 85% so với cùng kỳ năm 2018.
Các số liệu chính thức cho thấy hơn 75.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong tám tháng đầu năm - con số cao nhất kể từ năm 2013. So với 39.759 vụ trong cả năm 2018.
Chart showing the number of fires in Brazil each yearCháy rừng thường xảy ra ở Amazon trong mùa khô, kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Mười. Chúng có thể bùng phát do các hiện tượng tự nhiên như sét đánh, hay do nông dân và tiều phu dọn đất để trồng trọt hoặc chăn thả.
Các nhà hoạt động môi trường nói rằng một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng cháy rừng trầm trọng trong năm nay là do những lời hoa mỹ chống lại môi trường của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Chính những điều nầy  đã khuyến khích và thúc đầy việc phát quang và đốn rừng. Tổng thống Bolsonaro bị cáo buộc đã dung túng các công ty khai thác mỏ và gỗ, những người cố ý đốt lửa để phá rừng lấy đất. Hầu hết nguyên nhân của các vụ cháy rừng đều đến từ quá trình sản xuất nông nghiệp, do các nhà sản xuất nhỏ thường tiến hành đốt các gốc rạ sau mỗi vụ thu hoạch, hoặc do các hoạt động đốt rừng lấy đất canh tác của nông dân. Ngoài ra, những người chiếm đất bất hợp pháp cũng phá hủy rừng nhằm tăng diện tích khai thác nông nghiệp mà họ chiếm đoạt.
Những sự thật về cháy rừng Amazon - 3Đã có bao nhiêu diện tích rừng bị mất đi?
Vào tháng Bảy vừa qua, tình trạng chặt phá rừng đã đạt đến mức độ lớn chưa từng thấy trong hơn 1 thập kỷ. Theo các dữ liệu ban đầu từ cơ quan không gian Brazil, số lượng cây xanh bị mất đi đang đạt tỉ lệ ngang với 5 sân bóng đá sau mỗi phút. Chỉ trong có 1 tháng, 2.254 km vuông rừng đã bị mất đi, tăng 278% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà khoa học cảnh báo năm nay sẽ là thời điểm đầu tiên có tới 10.000 km vuông rừng Amazon bị mất đi.
2-    Các đám cháy đang phát ra một lượng lớn khói và khí carbon
Hiện tại, (29/8/2019), khói đã lan khắp khu vực Amazon và xa hơn nữa. Theo Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu (CAMS), khói đã bay đến tận bờ biển Đại Tây Dương, thậm chí đã che phủ một phần São Paulo - cách đó hơn 3.200km.
Cháy rừng ở Pará, BrazilCác vụ hỏa hoạn đã phóng thích một lượng lớn carbon dioxide – CO2, tương đương với 228 triệu tấn trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2010.
Chúng cũng đang thải ra carbon monoxide – CO, một loại khí độc cây cỏ bị đốt cháy và không được tiếp cận nhiều với oxy.
Các bản đồ từ CAMS cho thấy carbon monoxide - rất độc hại - được di chuyển xa hơn ra ngoài bờ biển Nam Mỹ.
3-    Brazil đang làm gì?
Hôm thứ Sáu 23/8, trước sức ép ngày càng tăng từ nước ngoài, Tổng thống Bolsonaro ra lệnh cho quân đội vào cuộc hỗ trợ dập lửa. Bộ trưởng quốc phòng Brazil nói 44.000 quân sẵn sàng tham gia vào hoạt động dập lửa và các quan chức nói hôm Chủ nhật 25/8, quân đội đã được triển khai ở bảy tỉnh. Phi cơ chiến đấu cũng được điều động tới để phun nước ở các vùng có cháy rừng.
Chính quyền Brazil đã điều động 44.000 binh sĩ tới các bang Roraima, Rondonia, Tocantins, Para, Acre và Mato Grosso để đối phó với cháy rừng. Vận tải cơ C-130 Hercules hôm 24/8 cũng dội hàng nghìn lít nước vào đám cháy ở Rondonia trong nỗ lực kiểm soát ngọn lửa.
4-    Các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn
Chart showing the number of fires in other countries in the Amazon regionMột số quốc gia khác trong lưu vực sông Amazon - một khu vực trải rộng 7.4 triệu km2   cũng chứng kiến một số lượng lớn các vụ cháy trong năm nay. Venezuela đứng thứ hai, với hơn 26.000 vụ hỏa hoạn, kế đó là Bolivia, với hơn 17.000 vụ cháy rừng.
Chính phủ Bolivian đã thuê một máy bay chữa cháy để giúp dập tắt các đám cháy ở mặt phía đông. Cho đến nay, các đám cháy đã lan rộng trên khoảng 6 km vuông rừng và đồng cỏ.
Các nhân viên ứng phó tình trạng khẩn cấp cũng đã được điều đến khu vực và các khu bảo tồn đang được thiết lập giúp cho động vật tránh khỏi ngọn lửa.
5-    Trợ giúp quốc tế
Vì tính cách trầm trọng của vấn đề, các lãnh đạo thế giới đang họp tại thượng đỉnh G7 nhất quyết hỗ trợ về tài chính và và giúp hậu cần nhằm dập tắt các vụ hỏa hoạn đang hoành hành ở rừng nhiệt đới Amazon. Các lãnh đạo khối G–7 đều đã mạnh mẽ lên án tình trạng chặt phá rừng gia tăng trong thời gian gần đây, và thúc giục Brazil khôi phục các biện pháp bảo vệ rừng vốn từng đưa nước này trở thành “thủ lĩnh” môi trường trên toàn cầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố các nước G7 sẽ chi 22 triệu USD.
Tuy nhiên, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro từ chối và và phê phán kế hoạch lập "liên minh" để "cứu" rừng Amazon của ông Macron xem “đất nước Brazil như là một thuộc địa hay một vùng đất không người."
Và Ông tuyên bố trên mạng xã hội Twitter rằng chủ quyền của Brazil cần phải được tôn trọng - và nói ông đã bàn với tổng thống Colombia về sự cần thiết phải có một 'kế hoạch chung" từ các nước trong khu vực Amazon.


Hồi tuần trước, ông Macron mô tả nạn cháy rừng là một "cuộc khủng hoảng quốc tế" và thúc giục ưu tiên thảo luận vấn đề này tại thường đỉnh G7.
6-    Một vệt cháy trong rừng Amazon tại bang Mato Grosso, Brazil hôm 26/8. Ảnh: Reuters.Sự hiện diện của Thiên nhiên: Mưa
Giới chuyên gia cho biết chỉ có mưa mới có thể dập tắt những đám cháy lớn trong rừng Amazon và những nỗ lực của chính phủ Brazil, bao gồm triển khai quân đội và máy bay, sẽ chỉ đối phó được với các ngọn lửa nhỏ và ngăn những vụ cháy mới bùng phát mà thôi.
Mùa mưa tại rừng Amazon thường bắt đầu vào cuối tháng 9 và mất nhiều tuần mới có mưa trên bình diện rộng. TS Maria Silva Dias, giáo sư về khí quyển tại Đại học Sao Paulo, cho biết lượng mưa trong 15 ngày tới được dự báo tập trung ở các khu vực không cấp thiết, còn các khu vực đang cháy dữ dội nhất trong rừng Amazon dự kiến sẽ đón lượng mưa không đáng kể. 
Dữ liệu của công ty Refinitiv cho thấy cực tây và tây bắc rừng Amazon sẽ có nhiều mưa hơn trong những tuần tới, nhưng các khu vực phía đông có khả năng vẫn rất khô. Ngay cả những nơi có mưa thì cũng chỉ là những cơn mưa rào rải rác. 
Cháy lớn tiếp tục càn quét rừng Amazon "Chắc chắn mưa sẽ dập tắt lửa tại một số điểm, nhưng chúng chỉ là những điểm nhỏ lẻ, không phải toàn bộ khu vực. Cần có mưa thường xuyên hơn trên diện tích rộng và điều này sẽ chỉ xảy ra vào khoảng tháng 10", TS Dias cho biết, giải thích thêm rằng mưa lớn phải tập trung trong khoảng thời gian đủ ngắn mới có thể dập lửa, nếu không nước sẽ bị bốc hơi. 
Acre, bang miền tây của Brazil giáp biên với Peru, dự kiến là nơi đón nhiều mưa nhất tại khu vực Amazon. Số đám cháy ở bang này hiện cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, với 90 vụ được ghi nhận từ ngày 21 đến 25/8, theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE). 
7-    Thay lời kết
  Một vấn đề làm cho thế giới quan tâm là nạn cháy rừng ở Amazon sẽ làm cho lượng Oxy trong khí quyển giảm vì rừng Amazon sản xuất tới 20% lượng oxy trên Trái Đất; nhưng thật sự chúng ta vẫn chưa kiểm chứng được số liệu này bắt nguồn từ đâu! Theo các nhà khoa học khí hậu nổi tiếng như Michael Mann and Jonathan Foley, con số chính xác lượng oxy ở khu vực nấy không vượt quá 6%. Kể cả khi số liệu trên có thật đi chăng nữa, lượng nông sản được trồng ở những khu đất trống vẫn có thể sản xuất oxy – thậm chí ở mức độ cao hơn.
 Vì thế, dù việc đốt rừng nhiệt đới là điều đáng báo động với nhiều lý do khác nhau, nhưng   sự thiếu hụt Oxy trong không khí là điều không đáng ngại
Như vậy vấn đề cháy rừng tại Amazon có thực sự đáng lo?
Đương nhiên là vẫn đáng lo ngại.
Những sự thật về cháy rừng Amazon - 4Nói chung, đứng trước vấn nạn phá rừng trên thế giới để tăng gia sản xuất lương thực cho trên 7 tỷ người, hầu hết các Cơ quan LHQ về môi trường đều cổ súy việc gia tăng gia trồng rừng để ổn định sự thay đổi khí hậu, việc mất đi khu rừng nhiệt đới Amazon vẫn là một vấn nạn lớn cho tòan cầu chứ không chỉ cho Brasil mà thôi.
Và sau cùng, với tư cách cá nhân, chúng ta có thể làm gì?
Hãy tham gia một trong những môi trướng nhằm mục đích bảo vệ rừng Amazon trong khả năng hạn chế của mỗi cá nhân. Cộng thêm việc vận động và ý thức trách nhiệm của một công dân toàn cầu ngõ hầu thúc đẩy việc quyên góp cho những tổ chức hỗ trợ việc bảo vệ rừng, các dân tộc bản địa sống trong rừng và sự đa dạng sinh học, như Socioambiental, Amazon Watch, Greenpeace, Imazon, Oxfam, International Rivers hay Friends of the Earth.
Mai Thanh Truyết
Houston, 28/8/2019



Tuesday, August 20, 2019




Hong Kong Phẫn Nộ
Nhận định của báo Người Việt, CA:”Cuộc biểu tình Hồng Kông 2019 không giống bất kỳ cuộc “cách mạng màu” nào. Nó không phải là một cuộc cách mạng. Nó không lật đổ một thể chế thối nát tàn phá một đất nước bị chết ngộp trong thối nát. Nó không nhắm vào một cá nhân hay thể chế độc tài nào. Nó không bùng dậy từ sự phẫn nộ bị đè bẹp trong nhiều năm, như những nạn nhân ở các quốc gia độc tài. Nó là một sự bừng tỉnh, để ngăn cản một mối đe dọa, để chặn lại một thảm họa tương lai, để những giá trị có được của ngày hôm nay vẫn còn giá trị cho ngày hôm sau. Cuộc biểu tình này không hề là một cuộc cách mạng. Nó là một tinh thần phản kháng. Nó sẽ là một biểu thị xứng đáng nhất của phong trào dân chủ thế giới thế kỷ 21, và là bài học đối với bất kỳ “hệ thống chính trị” nào, bất kỳ “chính thể” nào, bất kỳ quốc gia nào, về ý niệm và ý nghĩa của “thực hành dân chủ” mà nó đang mang lại hôm nay."
Tuổi trẻ Hong Kong xuống đường từ tháng 10/2014 và chỉ trong một thời gian ngắn bị kết thúc trong lặng lẽ, chỉ còn dư âm của biểu ngữ:”Họ không thể giết hết chúng ta được”. Cường quyền HK với sự tiếp tay của cảnh sát và công an Trung Cộng đã dùng những biện pháp vừa nhu vừa cương và kéo dài thời gian trong thương lượng, để rồi chấm dứt những xáo trộn đường phố cùng một số lãnh đạo của tuổi trẻ bị cho vào tu…

Nguyên nhân sâu kín đưa đến quyết định xuống đường của dân HK là chính quyền trung ương thực hiện việc sàng lọc ứng cử viên trước khi cho phép cuộc bầu cử Đặc khu trưởng. Việc nầy đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình hàng loạt của các nhóm sinh viên Hồng Kông vào năm 2014, được gọi là Cuộc cách mạng ô dù. Tuy nhiên sau một thời gian thì các vụ biểu tình lắng xuống do không nhận sự ủng hộ từ các tầng lớp khác trong xã hội.
Do kinh nghiệm cách đây 5 năm, cuộc xuống đường lần nầy, lấy lý do chống lại Dự luật dẫn độ từ Hong Kong về Trung Cộng, bất ngờ trên 200.000 dân chúng đồng loạt xuống đường liên tục từ ngày 9/6/2019; lên đến cao điểm vào ngày 16/6, ước tính có 2 triệu người dân HK xuống đường (trên dân số 7,2 triệu).

Biểu tình diễn ra liên tục. Ngày qua ngày, lần lượt trung tâm xe điện, xe buýt…bị tràn ngập. Ngày 12 và 13/8 phi trường đóng của. Biểu tình tiếp tục dù bên biên giới KH là tỉnh Thẩm Quyến, TC đã tập trung xe thiết giáp và cảnh sát đặt biệt chờ lịnh…
Một số đã xâm nhập tiếp tay với 5000 cảnh sát cơ hữu của HK cộng thêm “đặc công giả dạng côn đồ đánh đập ngườ biểu tình không nương tay. CS bắn đạn cao su thẳng vào đám đông. Hiện đã có trên 700 người bị thương. Một người đã chết. Trên 600 người bị bắt (14/8).

Người dân HK vẫn đứng thẳng với biểu ngữ:”Cảnh sát hãy buông súng”.

Với tình hình căng thẳng trên:
·         Không biết ngày “N” sẽ xảy ra trong thời điểm nào?
·         Chờ xem quyết định của TC cho xe thiết giáp và cảnh sát dã chiến tấn công người dân HK tranh đầu cho tự do dân chủ của HK ra sao?
·         Và ước muốn của dân HK là gì?

Phải chăng họ chỉ muốn có bầu cử tự do cho người đại diện cho họ mà thôi. Họ không đòi độc lập như một quốc gia trong lúc nầy, nhưng chỉ muốn có một tự do truyền thống hàng 150 năm qua là có quyền “bầu” người đại diện (được tự do ứng cử) qua bầu cử tự do chứ không do TC áp đặt!
1-    Quy chế tự trị của Hong Kong
Một quốc gia, hai chế độ (chữ Hán: 一國兩制nhất quốc lưỡng chế) là một ý tưởng được Đặng Tiểu Bình - lãnh tụ tối cao của TC trong tiến trình tái thống nhất Trung Cộng vào đầu thập niên 1980. Họ Đặng mong muốn thành lập một TC duy nhất, nhưng các phần lãnh thổ độc lập như Hồng KôngMa Cao, Kowloon (ngày nay tồn tại dưới danh nghĩa Đặc khu Hành chính) nghĩa là khu tự trị có thể duy trì hệ thống kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản. Dân HK có thể tiếp tục hệ thống chính trị riêng, các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài chính, bao gồm cả các hiệp định thương mại và văn hóa với nước ngoài sẽ được hưởng một số quyền nhất định.
Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. TC đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", nơi thành phố này sẽ hưởng "một mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao" cho 50 năm sau. Trong quyết định, tất cả đều “bỏ lững” tư cách và tình trạng chính trị của Hong Kong sau ngày 1/7/2047!
Sau quyết định trên, có khoảng 10% người dân Hồng Kông đã di dân sang nước khác trước khi Hồng Kông được trả lại cho TC vì không muốn sống dưới quyền cai trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nguyên tắc có nội dung như sau: Sau khi thống nhất đất nước, dù chủ nghĩa xã hội được thực hiện ở Trung Hoa đại lục, nhưng Hong Kong và Ma Cao, tương ứng là thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha, có thể duy trì hệ thống của họ với quyền tự chủ cao ít nhất cho đến 50 năm sau khi TC thống nhất.
Kể từ sau 1997, người dân HK tiếp tục phản đối chính quyền HK qua sự chống lưng của TC liên tục xuống đường:
·         Năm 2003, một nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành biểu thị phản đối chính quyền của Đổng Kiến Hoa và đề xuất thi hành Điều 23 Luật Cơ bản, mà trước đó đã nêu lên các lo ngại về sự vi phạm các quyền và sự tự do. Đề xuất này sau đó bị chính quyền Hồng Kông hủy bỏ.
·         Năm 2005, Đổng Kiến Hoa đệ đơn từ chức Trưởng Đặc khuTăng Âm Quyền được chọn làm Trưởng Đặc khu để hoàn thành hết nhiệm kỳ của Đổng Kiến Hoa. Năm 2012, Lương Chấn Anh kế nhiệm chức Trưởng Đặc khu.
·         Cuộc thăm dò hàng năm của Đại học Hồng Kông vào cuối tháng 12 năm 2012 cho thấy hơn 70% những người được hỏi ý kiến nói rằng họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Hoa.
2-    Người dân Hong Kong nổi dậy
Ngày 1 tháng 7 năm 2017, kỷ niệm 20 năm ngày chuyển giao chủ quyền Hong Kong, bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục nghìn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ, trong khi cũng có những nhóm tuần hành ủng hộ chính phủ Bắc Kinh trong ngày này.
Một cảnh sát HK vứt áo và nhập vào đoàn biểu tình

Và kể từ những ngày cuối tháng 3/2019, khi cuộc biu tinh đầu tiên diễn ra đến nay, TC đã chọn kế “cách ngạn quan hỏa - đứng bên lề xem lửa cháy”. Nhưng họ đã lầm. Người dân HK ngày càng biểu lộ những phương cách ngoạn mục, có lãnh đạo nhưng không có lãnh tụ. 
Các cuộc xuống đường xem có vẽ như là tự phát, nhưng thật ra đều có điều hướng rõ ràng, có chiến thuật nhịp nhàng. Khi lớp người biểu tình đi đầu bị tấn công, có lớp đi sau có chuẩn bị tiếp ứng ngay. Do đó, con số xuống đường từ khoảng 200.000 ngày 9/6 đã lên đến khoảng 2 triệu ngày 16/6.

Ngay cả khi dự luật dẫn độ  đã được Bà Đặc khu trưởng “thu hồi”, nhưng người dân biểu tình chuyển qua sang “đòi hỏi” những yêu cầu khác ngay tức thì là:

·         Yêu cầu Bà từ chức;
·         Và phải có bầu cử tự do để người dân tự chọn lấy người lãnh đạo thực sự cho Hong Kong và không có sự can dự cũng như sắp xếp của nhà cầm quyền TC.

Các linh mục Hồng Kông xuống đường ủng hộ những người biểu tình và phản đối cảnh sát đàn áp người biểu tình ngày 12.08.2019 
Và cứ thế, làn sóng biểu tình vẫn tiếp tục và ngày càng diễn tiến đến mức độ hầu như không kiểm soát được về phía Đặc khu và TC. Những sự đàn áp ngày cáng dã man hơn. Và để đáp lại, người dân ngày càng cáng  đoàn kết hơn, kết hợp hầu như tất cả các thành phần trong xã hội HK đều tham gia và cuốc xuống đường.




Hai chiến tuyến đã quá rõ ràng:

- Dân HK tranh đấu cho Tự do-Dân chủ;
- Trung Cộng nhứt quyết sáp nhập HK và TC.







3-    Những chiêu thức huyền biến của phong trào

Trước sự tấn công ngày càng tàn bạo của cảnh sát và côn đồ, người dân HK hành sự vá áp dụng nhiều chiêu thức tinh vi hơn nữa để đối lại. Thật là “mắt đối mắt” – an eye for an eye. Họ xử dụng bom xăng và cả tia laser để chiếu thằng vào mắt của cảnh sát như hình dưới đây:






Có những nơi, người xuống đường thể hiện một cung cách “rất ôn hòa” như phương pháp của Lý Tiểu Long - Bruce Lee  như trong bộ phim “Be water” – Linh động như nước như: - Ngồi chận cửa ở những hầm xe điện metro, bến xe buýt, cũng như hoàn toàn “bít” lối vào ở phi trường và làm cho phi trường phải đóng cửa hai ngày 12, và 13/8 vừa qua. Câu chuyện tọa kháng ở phi trường vẫn còn tái diễn cho đến hôm nay (17/8) và là một vấn đề hết sức nhức nhối cho TC.
Cuộc khủng hoảng ngày hôm này sẽ là một bước ngoặt cho Hong Kong và cho cà cường quyền Trung Công. Cho đến giờ phút nầy chưa một ai có thể tiên liệu câu chuyện sẽ được kết thúc như thế nào?
4-    Người biểu tình Hong Kong là ai?
- Họ không phải là dân oan, nên không đấu tranh để đòi lại mảnh đất để sinh sống.
- Họ không phải là công nhân, đấu tranh vì quyền lợi lao động bị tước đoạt.
- Họ không phải là kẻ bất tài thất nghiệp, đấu tranh để nhận bạc cắc từ những thế lực bên ngoài.
- Họ cũng không phải dân du thủ du thực, cố tình gây bạo loạn để khoe bắp thịt hay kiếm miếng ăn.
Mà:
·         Họ là những học sinh, sinh viên, tư chức, linh mục, các bà mẹ Hong Kong, công chức cao cấp, giáo chức (22.000 giáo viên đã xuống đường ngày 17/8)…Tất cả thuộc thành phần trí thức tinh hoa trong xã hội. Đại đa số còn rất trẻ, cả nam lẫn nữ;
·         Họ chiến đấu, không phải để bảo vệ những tài sản họ có hoặc muốn có;
·         Họ chiến đấu vì họ là những người có đầy đủ vật chất nhưng họ hiểu, nếu khoanh tay ngồi nhà hôm nay, ngày mai họ sẽ không còn cơ hội được làm người;
·         Họ sẽ vĩnh viễn không còn quyền được mở miệng nói những điều họ muốn nói, sống như họ muốn sống, suốt đời cắn răng làm nô lệ cho bạo quyền.

Và, Tuổi Trẻ Hong Kong có nhiều sáng tạo trong việc liên lạc với nhau trong các cuộc biểu tình:
·         Ít dùng biểu ngữ như ở Việt Nam (không cần thiết);
·         Không xử dụng cờ xí ngoài biểu tượng như ...dù vàng...Còn Việt Nam vẫn dùng cờ xí CSBV (để làm cái khiêng. chịu chơi mà "run";
·         Chỉ một số nhỏ chụp hình, còn Việt Nam chụp liên tục và hình như ai cũng chụp để post lên FB làm...duyên(!);
·         Xử dụng ngôn ngữ đặc biệt làm dấu hiệu và truyền đạt lẫn nhau như: - ra dấu có đàn áp để chuẩn bị cho lớp sau; - ra dấu ngón tay để chuẩn bị các bình nước cho phía trước;
·         Ra dấu để chuyển nón, chuyển dù lên - Ra dấu cần bao nylon - Liên lạc qua telegram, điện thoại...
·         Phía trước bị cảnh sát tấn công, lớp trẻ phía sau tiến lên, "dồn cụt" lại làm cho cảnh sát khó tiến lên;
·         Dùng bao rác plastic hai bên đường quăng về phía cảnh sát làm cho cs lúng túng và lui dần vì mủi...xú uế!
·         Dùng nước để làm tắt lựu đạn cay bằng cách rưới thẳng lên trái lựu đạn cay, hay lựu đạn khói;
·         Và trong những ngày vừa qua, biết dùng gậy gộc để chống lại côn đồ, biết dùng bom xăng để chống lại cảnh sát.

Tất cả những động thái trên đều đã được bí mật "học tập" cùng nhau.
Do đó:
* Tuổi trẻ Hong Kong có tổ chức biểu tình chứ không tự phát;
* Có chuẩn bị và có kế hoạch phải làm gì, do đó có mục tiêu liên tục: chống Luật dẫn độ lúc đầu, sau đó, đòi Đặc khu trưởng Carrie Lam từ chức; và mục tiêu sau cùng là bầu cử Đặc khu trưởng do toàn dân HK.
* Có lãnh đạo, nhưng không có lãnh tụ. Bên ngoài cho Joshua Wong là lãnh tụ, nhưng người viết không nghĩ như vậy.

Chính vì vậy mà các cuộc biểu tình của Tuổi Trẻ Hong Kong đạt được kết quả.
Chùng ta hãy chờ xem quyết định của TC:
1 - Biến Hong Kong thành một Thiên An Môn thứ hai?
2 - Thỏa mãn các yêu sách của người dân Hong Kong?
Dù sau đi nữa, giải pháp nào cũng đưa Tập Cận Bình vào ngõ cụt!

5-    Bắc Kinh đang đứng ở ngã ba đường
Qua hai hướng giải quyết trên, liệu TC “sẽ phải” chon con đường nào?
·         Hiện tại, xe tăng, xe bọc thép và quân đội TC đã tập trung ở giáp giới tỉnh Thẩm Quyến và Hong Kong, chỉ cách HK chừng 1 Km. Nếu đội quân trên tiến vào HK như kiểu Thiên An Môn ngày 4/6/1989, chắc chắn sẽ chấm dứt cho nguyên tắc đã ký kết giữa Anh và Trung Cộng vào năm 1997. Đó là “Một quốc gia, Hai chế độ”. Làm như thế, chúng ta sẽ thấy những hậu quả không thể tiên liệu được.

·         Còn nếu thỏa mãn cho yêu sách tự do và bầu cử người đại diện cho đặc khu hành chánh, thì đây chắc chắn sẽ là một cánh cửa tự do cho Đài Loan, Tân Cương, và Tây Tạng. Và nước Trung Hoa sẽ co cụm lại như vào thời nhà Thanh trong giai đoạn liệt cường xâu xé…
Con đường nào cho Trung Cộng đây?
Và đây cũng là một dấu hỏi lờn cho Tập Cận Bình trong những ngày sắp tới…

Như chúng ta đã thấy ngay từ đầu, cảnh sát chưa hiện diện cho đến ngày 16/6. Nhưng khi người dân bao vây Tổng hành dinh cảnh sát ngày 20/6, cảnh sát vẫn án binh bất động, chưa có hành động trấn áp nào. Nhưng sau khi Nghị Viện bị xâm nhập cũng như phá hoại ngày 1/7, từ đó cảnh sát mới thẳng tay đàn áp thô bạo hơn. Tại trạm metro Yuen Long, từ tối 21/7, khi trên đường về, người biểu tình bị phe du đảng dùng gậy sắt đánh đập tàn bạo. Cô Agnès, người tham gia biểu tình, cho biết khi trả lời phóng viên Pháp rằng:”chiếc vòng luẩn quẩn mà họ bị mắc vào và lối thoát hẳn sẽ rất kinh khủng”. Cô tiếp theo:”Họ càng đánh, chúng tôi càng vùng dậy. Chúng tôi không thể dung thứ việc luật pháp bị cảnh sát nhạo bang”.

Cho đến nay, tổng kết có trên 700 người dân đã nhập viện. Có một người chết.

Và, lấy cớ cho một cảnh sát bị phỏng nhẹ do bom xăng hôm Chủ nhật 11/8, Yang Guang, phát ngôn viên cơ quan phụ trách về Hồng Kông của TC tuyên bố đây là “một tội phạm nghiêm trọng, cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của khủng bố”.
Một giai đoạn mới đang mở màn sau quyết định gán cho người dân HK là “khủng bố”, một tiến trình đàn áp mơi giống như kịch bản của TC áp dụng ở Tây Tạng và Tân Cương.
6-    Hong Kong sẽ đi về đâu?

Hình ảnh cuộc xuống đường dưới mưa ngày 18/8/2019
TCB có hy vọng mọi việc sẽ tương tự như Phong trào Dù vàng năm 2014 chăng?
TC có chờ đợi phong trào tự tan rã, vì người dân chán nản trước những khó khăn thường ngày do sinh hoạt bị xáo trộn và cuối cùng công luận sẽ quay sang chống những người xuống đường như những gì đã diễn ra sau 2 tuần xuống đượng trong năm 2014 chăng? Thiết nghĩ là không, vì những cuộc xuốn đường dã diễn ra liên tục từ đầu tháng 6 đến nay!
Chúng ta cũng đừng quên vai trò của Bà Carry Lam, Đặc khu trưởng HK. Bà uyển chuyển trong giai đoạn đầu, dùng đối thoại tiếp theo. Sau đó tuyên bố cứng rắn. Và cuối cùng không nhượng bộ và cho cảnh sát đàn áp.
Lúc đầu, Bà “có ý định” (?) từ chức, có thể dưới sức ép của phong trào xuống đường, và cũng có thể do áp suất của TC đè nặng. Sau cùng Bà vẫn nắm giữ vị trí ĐKT Hong Kong. Nên nhớ, Bà là người HK. Trong một chừng mực, một suy nghĩ nào đó, câu chuyện HK tương lai có thể sẽ có sự can dự và hiện diện của Bà…
Thêm một yếu tố cũng cần nêu ra ở đây là, não trạng của người Tàu. Tâm lý người Tàu có tình tự dân tộc cực đoan: con cái nhà Trời (Thiên Tử). Do đó, dù có đàn áp HK dã man hay không, một khi đã ổn định lại rồi, họ sẽ mau quên vì…dù sao đi nữa, một khi KH đã được sáp nhập vào nước Trung Hoa “vĩ đại” của họ rồi và bất chấp những những áp lực của quốc tế!
Mặc dù người dân HK vẫn không chấp nhận là người Hán, vẫn nói tiếng Quảng Đông chứ không nói tiếng Quan Thoại, tiếng nói chính thức của TC, HK chỉ là một thiểu số chiếm 80% trong số 7,2 dân số ở HK.
Nếu nói như trên, Hong Kong trước sau gì cũng sẽ mang số phận của Tây Tạng hay Tân Cương???
7-    Thái độ của Hoa Kỳ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hôm 14/8, nói rằng họ “đặc biệt lo lắng” đối với các báo cáo tin tức về việc TC khai triển quân đội ở khu vực giáp ranh với HK và kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền tự trị của hòn đảo này. Ủy ban Quốc phòng của Nghị viện Mỹ cũng cảnh báo về những hậu quả nhãn tiền nếu xảy ra bất kỳ cuộc đàn áp nào ở HK.
Cho đến giờ, Hoa Kỳ qua những sự việc xảy ra dồn dập ở HK từ ngày 9/6 đến nay chỉ đưa ra những lời tuyên bố cũng như yếu cầu TC tự chế, không xử dụng các biện pháp mạnh để đàn áp người dân HK, khuyến cáo TC… Từ phía Bộ Ngoại giao, rồi đến Quốc phòng chỉ nói, nói, và nói. Chỉ có một động thái duy nhứt là mang tàu chiến vào xin đậu ở hải cảng HK nhưng bị TC từ chối!
Thái độ “đứng ngoài” và chỉ “khuyến cáo” hay “góp ý “nhỏ”” cho Trung Cộng trên phương diện ngoại giao cho thấy trên mặt nổi, Hoa Kỳ muốn cho thế giời biết là không muốn xâm nhập vào chuyện “nội bộ” của Tàu.
Mới vừa đây, tại Hà Nội ngày 19/8, Đại tướng David L. Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ phát biểu một cách vô thưởng vô phạt là: “Tôi muốn nhấn mạnh đến thông điệp mà ngài Ngoại trưởng và Tổng thống của chúng tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần đó là: Chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh”.
Tuy nhiên, những hình thức góp phần trực tiếp vào biến động tại Hong Kong hiện tại qua tình báo hay hay truyền thông do TC “la làng” …chỉ là một cuộc chiến âm thầm giữa Mỹ - Trung mà chúng ta sẽ biết được sau khi mọi vấn đề được ngã ngũ thôi.
Những ngày sắp tới trong một tương lai không xa sẽ cho chúng ta thấy kết quả của cuộc cách mạng bất tuân dân sự đòi tự do dân chủ của có thể nói tất cả các thành phần dân chúng sống ở Hong Kong sẽ được soi rọi một cách rõ ràng. Chắc chắn sẽ không còn một chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” nữa! Mà sẽ là:
·         Hoặc Hong Kong sẽ vĩnh viễn là một tỉnh hay thành phố thuộc TC;
·         Hoặc Hong Kong sẽ là một quốc gia độc lập được thế giới công nhận.

8-    Thay lời kết
Khi bà Carrie Lam - Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố những người biểu tình xuống đường là “khủng bố” thì mọi sự việc đã thay đổi hẳn đối với 7,2 triệu dân Hong Kong sau 155 năm sống dưới chế độ dân chủ dưới sự quản lý của người Anh. Những cuộc xuống đường trở thành bạo lực hơn. Súng bắn đạn nylon, bom xăng, gậy gọc, những đòn thù của cành sát, “du côn mặc đồng phục” cả trắng lẫn đen…ngày càng được xử dụng một sách …sắt máu hơn.
Nhưng người dân HK vẫn không chùng bước.
Mặc dù quyết định của TCB cho đến nay chưa cho thấy một chỉ dấu nào có tính cách dứt dứt khoát là: - Trấn áp biểu tình bằng biện pháp quân sự hay, - Thỏa mãn một số điều kiện của dân HK để chờ đợi thời điểm thuận lợi hơn trong lúc nầy. Đây vẫn là một dấu hỏi lớn trong đầu TCB!
Nhưng cuộc xuống đường của dân HK vẫn tiếp diễn có tính cách liên tục và tổ chức có quy cũ thêm, có kế hoạch “theo con nước” như đã phân tích ở phần trên. Và ý chí tiếp tục cuộc cách mạng bất tuân dân sự của người dân Hong Kong ngày càng thể hiện rõ nét và dứt khoát hơn qua các biểu ngữ như “Liberate Hong Kong From Fascist China” đã cho thấy ý nguyện của dân HK là muốn làm cuộc cách mạng vĩnh viễn cho đất nước nầy thoát khách thống trị của Trung Cộng. Và cuộc xuống đường dưới danh nghĩa chống Luật dẫn độ chỉ là màn dạo đầu (prelude) cho bản hợp tấu “Dân chủ - Tự do – Độc lập”.
Một cư dân HK tuyên bố:“Hong Kong đã đổ máu xuống những nẻo đường, đối với những người trẻ, dù có một nền tảng phát triển vào hàng bậc nhất châu Á, họ vẫn kiên quyết không lùi bước trước các bất công đang hiện diện, vì họ không muốn sống trong một tương lai tăm tối dưới chính quyền côn đồ cộng sản Trung Cộng.”
Đây là một bài học lớn cho tuổi trẻ Việt Nam hiện tại, trong và ngoài nước.
Não trạng “SỢ” đã được đã được lấy ra khỏi tim óc.
Nhưng vẫn  chưa đủ.
Cần phải biết PHẪN NỘ trước kẻ nội thù và ngoại bang Trung Cộng.
Từ đó mới có QUYẾT TÂM  và dứt khoát CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG.

Mai Thanh Truyết
Đại diện Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng (từ năm 2011 - …)
20-8-2019 – 63 năm chùa Xá Lợi  bị đàn áp