Thursday, December 22, 2016

SBTN Dallas: Hội thoại Đặc biệt trong dịp Tưởng niệm Ns. Việt Dzũng

Mời các bạn theo dõi buổi Hội thoại Đặc biệt với 4 diễn giả ở Dallas, TX 
qua buổi Tưởng niệm Ns. Việt Dzũng.

1. Ts. Mai Thanh Truyết - Thảm họa môi trường ở Việt Nam
2. Kg. Trương Sĩ Lương - Vai trò của truyền thông trong việc giải thể chế độ CSVN
3. Ts. Huỳnh Lương Thiện - Nhân quyền, vũ khí đấu tranh cho dân chủ
4. Ns. Huỳnh Công Ánh - Vai trò của Văn nghệ Đấu tranh trong tiến trình giải thể chế độ CSVN

SBTN Dallas: Hội thoại Đặc biệt trong dịp Tưởng niệm Ns. Việt Dzũng

Tuesday, December 20, 2016



H
​oa Kỳ và Biển Đông. - TV 55.3 Dallas



 Tạp Chí Thế Giới Mới  -  www.baotgm.com
________________________________________

Mai Thanh Truyết
 "The Love of my Country will be the ruling  
 Influence of my Conduct." - George Washington

Truyền hình 55.3 tại Dallas

Trương Sĩ Lương và Mai Thanh Truyết​

Hội thoại về việc gia nhập TPP của Việt Nam​


________________________________________

Mai Thanh Truyết
 "The Love of my Country will be the ruling  
 Influence of my Conduct." - George Washington

Sunday, December 18, 2016

Tuổi Trẻ Việt Nam & Tinh Thần Quang Trung



Tôi vốn là một nhà hóa học, chuyên về môi trường, vốn liếng lịch sử chỉ ở trình độ trung học thời Việt Nam Cộng Hòa. Do đó, nói về Quang Trung, tôi chỉ muốn nói lên tinh thần Quang Trung qua cái nhìn của một học sinh trung học, để từ đó thử tìm một đối chiếu với tình trạng tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại cũng như ở trong nước.
Từ xa xưa, tiền nhân của chúng ta phải bao phen chống giặc phương Bắc. Sau bao lần thành công trong việc đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, quan vua Việt Nam đều ra sức cầu hòa và tuân phục triều cống Bắc phươngThái độ đó được nhiều sử gia cho là khôn ngoan và cung cách ứng xử của tiền nhân được xem như là kim chỉ nam trong thuật giữ nước khi nước còn yếu so với phương Bắc.
Nhưng, chúng ta hãy nhìn tình hình chánh trị đặc biệt của Đại Việt vào giữa thế kỷ 18 khi đang lâm vào tình trạng bế tắc ở vào giai đọan cuối của thời Trịnh Nguyễn phân tranh.   
Đất nước bị chia đôi:
  • Ngoài Bắc, chánh quyền vua Lê chúa Trịnh tham nhũng thối nát.
  • Trong Nam, chánh quyền chúa Nguyễn bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng, dân chúng lầm than đói khổ. 
Sự xuất hiện của phong trào Tây Sơn đã mở ra một lối thoát mới cho dân tộc Việt, đột phá tình trạng trì trệ của tình hình, và đặt nền móng căn bản cho sự thống nhất đất nước.  Ngoài nhà lãnh đạo đầu tiên của phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, vị phụ tá của Nguyễn Nhạc, tức Nguyễn Huệ lúc khởi nghĩa mới khoảng 18 tuổi, là một ngôi sao vụt sáng và tỏa chiếu rạng rỡ trong lịch sử Việt Nam. 
Tinh thần Nguyễn Huệ là tinh thần dấn thân không ngừng, sẵn sàng chiến đấu liên tục để xây dựng sự ổn định cho đất nước Nhiều lần vào Nam chẳng những để chống nhau với chúa Nguyễn mà còn để chống ngoại xâm Xiêm La.  Nhiều lần ra Bắc cũng không phải để giải quyết chúa Trịnh mà còn để bảo vệ đất nước khỏi cuộc xâm lăng của nhà Thanh.  Tôi muốn nhấn mạnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, Nguyễn Huệ cũng đã tận lực cống hiến cả tuổi thanh xuân của đời mình vì công cuộc thống nhất đất nước, để phục vụ dân tộc, chỉ tiếc cuối cùng căn bệnh ác nghiệt đã ngăn cản sự nghiệp của Ngài năm 1792, lúc Ngài mới 40 tuổi.

Tôi muốn nói đến tinh thần Quang Trung không là "chống giặc, giữ nước" mà là "đánh giặc, giữ nước".
Đánh giặc, giữ nước chính là nói lên tinh thần chủ động và không còn xem Bắc phương là một nước lớn cần phải tùng phục.
Vì vậy, đem tinh thần Quang Trung soi chiếu vào tình trạng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay quả là một điều cần thiết.

Nếu ai hỏi rằng "Tương lai Việt Nam 41 năm sau cuộc chiến, và tuổi trẻ Việt Nam đang làm gì trong hiện tại và sẽ làm gì trong tương lai"? 

Xin thưa, đây là một câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta tự hỏi nhau hàng ngày, không cứ gì phải đợi sau 41 năm. 
Như chúng ta đã biết, yếu tố con người là một trong những yếu tố quyết định trong mọi chuyển dịch của sinh vật trên quả địa cầu nầy, trong đó thế hệ trẻ hiện tại càng là một thành tố quyết định cho tương lai của từng quốc gia. Xin thưa với tất cả nhận xét cá nhân về các chuyển biến tư tưởng và sinh hoạt của người Việt, nhất là tuổi trẻ trong quá trình 41 năm sau cuộc chiến để có một dự phóng về tương lai Việt Nam. Không muốn nhắc đến cuộc chiến Việt Nam đã qua, không phải vì đã quên hay vì mặc cảm, mà chỉ muốn chia sẻ qua trao đổi nầy những thay đổi tâm lý, hành động, cùng các suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện tại trong suốt thời gian 41 năm vừa  qua.

Trước hết, tại hải ngoại người Việt đã hình thành nhiều cộng đồng hiện diện rải rác trên khắp thế giới, tiếp thu những nền văn minh tiến bộ cùng cung cách tổ chức xã hội từ các quốc gia tạm dung để hội nhập vào môi trường đang sống hiện tại.Đôi khi có những cọ sát vì sự khác biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa... nhưng tựu trung đa số đã hòa nhập vào các xã hội tây phương tương đối nhịp nhàng và hài hòa trong cuộc sống. Những hiện tượng tiêu cực nơi cá nhân, gia đình, và môi trường chung quanh vì ảnh hưởng của các lề lối cổ xưa, phong cách phong kiến, hủ nho.... lần lần được thay thế từng bước bằng những tư tưởng tiến bộ và tinh thần hướng thượng ngày càng in đậm nét trong mỗi chúng ta.
Trọng tâm là tuổi trẻ hôm nay, ở cả quốc nội và hải ngoại, các em đã nhận thức và có nhiều chỉ dấu báo hiệu cho thấy tuổi trẻ đã chuyển mình rất lạc quan.
  • Tại hải ngoại, tuổi trẻ đã có tầm nhìn khai phóng, can đảm cáng đáng việc cộng đồng trong tinh thần vô vị lợi, ví dụ một việc tuy nhỏ nhưng quan trọng là việc tổ chức Hội chợ Tết ở Cali trong nhiều năm vừa qua. Thật phấn khởi vì nhìn đâu cũng đều thấy sự hiện diện của tuổi trẻ. Nhìn qua các trung tâm dạy tiếng Việt ở rải rác khắp nơi có đông người Việt cư ngụ, tuổi trẻ chiếm đa số, năng động và bền bĩ theo đuổi công cuộc bồi đắp và gìn giữ tiếng Việt tại hải ngoại. Tôn chỉ "Tiếng Việt còn, nước Việt còn" chắc chắn vẫn là một nền tảng bền vững để bảo tồn văn hóa Việt Nam. 
  • Ở quốc nội, mặc dù phải chịu đựng khó khăn muôn vàn về mọi mặt, mất nhiều thì giờ cho sinh kế, tuổi trẻ cũng nêu lên ý chí vươn lên trong học tập, và tinh thần từ bi bác ái trong các công tác từ thiện.
Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của nhiều người từng về Việt Nam, vẫn tiếp tục cố bám lấy việc học và xem đó là cánh cửa đầu tiên và quyết định để bước vào tương lai dù đang sống trong tình trạng kinh tế rất hạn hẹp, nhưng vẫn không quên bổn phận của người con Việt trong nhiệm vụ "Chống Tàu Diệt Việt Cộng", phản ảnh qua các cuộc biểu tình đòi quyền …được sống qua thảm nạn cá chết và môi trường sống cho biển. Một cuộc cách mạng cách mạng CÁ có thể xảy ra bất cứ lúc nào…
Dù sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong nước hay đứng trước những cám dỗ của một xã hội thiên về cá nhân và vật chất trên thế giới, tuổi trẻ Việt Nam ở hai nơi đều thể hiện nghị lực phấn đấu với một tinh thần quả cảm và một ý chí tuyệt vờiTuổi trẻ Việt Nam không ngại và chấp nhận những phiêu lưu trong hành xử dù phải chịu nhiều vấp ngã.Học hỏi trong kinh nghiệm, trong thất bại, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang mạnh dạn đi tới tương lai.

Tuổi trẻ Việt Nam trong sáng hội nhập vào xã hội với niềm tin vững mạnh cho tương lai, không mặc cảm, không vướng bận quá khứ, không có những rào cản, vết hằn từ các oan nghiệt của lịch sử như các lứa tuổi cha anh, không ràng buộc vào những thành kiến bảo thủ và ý tưởng cực đoan. Và với tinh thần dân chủ cao độ đã được un đúc do học tập và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, tuổi trẻ càng cho chúng ta thêm niềm tin khi dự phóng về tương lai.
Có lẽ chúng ta không quên rằng quá trình tiến lên dân chủ của con người là do kết quả của bao thế hệ, kéo dài hàng bao thế kỷ.  Những hiện tượng phân hóa trong cộng đồng ở hải ngoại, những hình ảnh tiêu cực thường thấy ở quốc nội... chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn lột xác của một thế hệ mới để rồi hội nhập vào một xã hội trong đó mọi người đều bình đẳng (tương đối). Để đến hôm nay, tự do cá nhân được mọi người trong chúng ta tương đối được tôn trọng trong tinh thần tương kính.
Từ hơn 25 thế kỷ trước, khái niệm tự do cá nhân mà chúng ta đang hưởng đã được manh nha ở Athens, Hy Lạp. Trước đó chưa có xã hội nào nghĩ đến khái niệm công bằng và tự do! Quan niệm xưa lại cho rằng, nếu có tự do, xã hội sẽ đi đến hỗn loạn. Và qua bao nhiêu thế kỷ, tự do cá nhân và trật tự xã hội vẫn được xem như là hai thực thể đối kháng, không thể hiện diện hài hòa trong cùng một xã hội được


Người Hy lạp 25 thế kỷ trước đã nhận định sáng suốt rằng sự tự do vô giới hạn sẽ kéo theo những biến loạn cho trật tự xã hội. Nhưng cuối cùng cũng chính người Hy Lạp đã tự soi sáng rằng nếu con người có được tự do cá nhân, họ sẽ tự thích ứng và tự chế để ổn định trật tự mà không cần phải có một quyền uy tối thượng để ban bố và tái lập trật tự xã hội.Từ đó, trong việc hành xử quyền tự do cá nhân, cung cách tự chế của người Hy Lạp lên rất cao

Và thành phố Athens đã là căn cứ địa đầu tiên cho nền tự do trên thế giới, trong đó mọi cá nhân đều được tham gia vào guồng máy của chính phủ từ anh nông dân đến kẻ chăn chiên lẫn các thương gia, phú hào... Pericles đã thốt lên câu nói bất hủ "Mọi cá nhân đều được tin cậy" (The individual can be trusted).

Ngày nay, Đức Dalai Lamatrong diễn văn chào mừng thiên niên kỷ mới đã chia sẻ, tin tưởng và tôn vinh tuổi trẻ trong việc xây dựng và tái lập trật tự xã hội cho tương lai. Với kiến thức thu thập được từ những kinh nghiệm về xây dựng và hủy diệt của các bậc cha anh, cộng thêm niềm tự tin, tính cả quyết cùng nhận thức hướng thượng, tuổi trẻ Việt Nam sẽ biến cải xã hội tương lai thành một môi trường hạnh phúc hơn, hòa bình hơn trong đó con người sống hài hòa với nhau hơn.
Để kết luận, có điều chắc chắn là tuổi trẻ Việt Nam, hậu duệ Vua Quang Trung, ở hải ngoại và quốc nội đã trưởng thành và đang mạnh dạn đi vào cuộc hành trình mới làm cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt thêm. Trong tiến trình dân chủ hóa tư tưởng và xã hội, dĩ nhiên tuổi trẻ cũng sẽ gặp phải muôn vàn cản ngại, thất bại vì thiếu kinh nghiệm. Nhưng những điều đó sẽ không làm tuổi trẻ chùng bước mà trái lại các rào cản trên chỉ là những thử thách ban đầu.
Với cung cách tiếp cận lạc quan, tầm nhìn rộng mở và hướng về tương lai, chắc chắn tuổi trẻ có đủ tiềm năng và khả năng để tái lập một xã hội Việt Nam trong đó con người hành xử với nhau với tâm an bình, từ bi và nhân bản hơn.


Vậy, câu hỏi tương lai Việt Nam 41 năm sau cuộc chiến đã được trả lời bằng cái nhìn tích cực hướng về tương lai và rất tin tưởng vào Tuổi Trẻ Việt Nam sẽ làm được việc.

Và tinh thần chiến đấu liên tục của Hoàng Đế Quang Trung đã thấm vào tâm thức của tuổi trẻ, và tuổi trẻ hôm nay không còn ở thế thụ động nữa mà ở thế tấn công. Đó là "đánh đổ cường quyền, xây dựng đất nước".
Tuổi trẻ Việt Nam đang đi tới với tinh thần Quang Trung như thế, chắc chắn hoa Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền sẽ nở rộ trên Quê Hương Việt Nam. 
Mai Thanh Truyết
Nhóm Chng Tàu Dit Vit Cng
Toussaint 1-11-2016 

Monday, December 12, 2016

Tuổi trẻ Việt Nam


Gươm thiêng sông núi giúp các phong trào
biu tình đang tiếp din


Vài hàng cho Tuổi Trẻ Việt Nam,
Tất cả con dân Việt đã làm gì cho Quê hương - Dân tộc suốt 41 năm qua?
Chúng ta đã làm gì khi thấy bà con bên nhà chịu ngàn nỗi đắng cay dưới sự cai trị sắt thép của cường quyền trong 41 năm qua?
Xin mỗi người trong chúng ta tự hỏi và hỏi các bạn trẻ trong và ngoài nước đã làm gì cho tiến trình mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam chưa?
  • Về kinh tế: Tình trạng kinh tế hầu như kiệt quệ và đang đi vào ngõ cụt vì cả nợ công và tư đã vượt qua khả năng trả nợ của đảng cầm quyền, cho dù là chỉ trả tiền lời mà thôi.
  • Về chính trị: Trong suốt hơn một năm qua, nội bộ đảng CS Bắc Việt vẫn tiếp tục đấu đá nhau để tranh dành quyền lực sau kỳ Đại hội Đảng XII,hoàn toàn không đề ra một phương hướng phát triển hay giải quyết những vấn đề cốt lõi của xã hội.

Đất Nước hoàn toàn bị tê liệt trong cuộc chiến dành quyền lực và quyền lợi giữa các "Phe Đãng" và "Nhóm lợi ích". Hiện nay, tháng 11 năm 2016, cuộc chiến chưa ngã ngủ mặc dù Phe Đãng đã được Trung Cộng "chống lưng" bằng những viện trợ tài chính và kinh tế trên "giấy tờ".
Do đó, Màn kịch chiên chưa phân thắng bại!
Với tỷ lệ dân số trên 60%, Tuổi trẻ trong nước cần phải có thái độ như thế nào?


  • Chẳng lẽ nào làm ngơ trước những chuyện xảy ra cho Đất Nước?
  • Chẳng lẽ nào chịu khuất phục trước cường quyền đảng trị hay sao?
  • Chẳng lẽ nào chịu nô lệ Tàu Khựa qua văn bản bán nước ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 của CS Bắc Việt?
Và có bao giờ Tuổi Trẻ Việt Nam hỏi câu hỏi tại sao chế độ vẫn còn tồn tại 41 năm qua?
Và trước cơn dầu sôi lửa bỏng trên, hiện tại chúng ta chỉ thấy…rãi rác vài tiếng nói nhẹ nhàng có âm vang não trạng "xin - cho" của một số nhỏ "những nhà cách mạng lão thành" yêu cầu, xin Đảng …thế nầy thế nọ!
Họ đem tấm nhãn cách mạng với 40, 50, 60 tuổi đảng để làm "tấm khiêng" cho những "lá thư, quyết nghị "xin Đảng" và không bị công an đàn áp.
Hơn lúc nào hết, đảng CS Bắc Việt chỉ coi trọng quyền lực và quyền lợi mà thôi. Họ, trong suốt 71 năm "cai trị" Đất và Nước" đã đi ngược lại quyền lợi tối thượng của dân tộc. Như vậy mà, Tuổi Trẻ Việt Nam như thanh niên, học sinh, sinh viên, dân oan, lao động, công nhân, đồng bào, vẫn đang tiếp tục trong …đơn lẽ …để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, và quyền được sống trong một môi trường trong lành! 
Vì vậy;
  • Các "lão thành cách mng" cn m mt ra, đng s s hưu b cướp git, cn đng chung vi Tui Tr Vit Nam đng ra làm lch s;
  • Tuổi Trẻ Việt Nam với tinh thần Quang Trung năm xưa hãy nắm lấy Gươm thiêng dân tộc đứng lên dẹp tan cơ chế chuyên chính vô sản của cộng sản Bắc Việt.


Giờ lịch sử đã điểm!
Lưỡi gươm thiêng sông núi đã rút ra!
Tuổi Trẻ Việt Nam hãy nắm lấy và thực hiện những Ước Mơ Lạc Hồng!

Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Toussaint 1/11/2016

______________________________

Saturday, December 10, 2016

Thế Trận Biển Đông của Hoa Kỳ theo thời gian


TS Mai Thanh Tuyết – KG Trương Sĩ Lương

Năm 2012 là năm tấp nập các chuyến đi Á Châu, đặc biệt vùng Đông Nam Á, của giới chức cao cấp Mỹ như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và ngay cả Tổng thống Mỹ ngay sau khi thắng cử nhiệm kỳ 2, đã nói lên sự quyết tâm của chính sách trở lại Châu Á của Mỹ. Tuy nhiên, sự trở lại này đã gây ra nhiều lầm tưởng quá mức về sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Để hiểu rõ giới hạn của mục tiêu chuyển hướng Châu Á của Mỹ thì cần phải minh định hai điều:
(1) Mỹ trở lại không phải để 'ngăn chặn' hay 'bao vây' Trung Cộng,
(2) Mỹ trở lại không phải để làm trọng tài trong tranh chấp Biển Đông hay đi xa hơn là bảo vệ biển đảo cho các quốc gia đồng minh.
Chúng ta có thể thấy năm 2014 là năm Hoa Kỳ bắt đầu vận hành mạnh mẽ trong tư thế chuyển trục về Biển Đông và Đông Nam Á sau khi Ngoại trường Hillary Clinton làm chuyến công du sang vùng nầy vào tháng 11, 2011. Và trong năm 2014. 2015, Ngoại trưởng John Kerry liên tục tuyên bố rất cứng rắn như:
• "Sẽ không bao giờ các mục tiêu chiến lược lâu dài vì lợi ích của Mỹ ở châu Á".
• "Nhưng Mỹ cương quyết phản đối việc sử dụng vũ lực, gây hấn và đe dọa để khẳng định chủ quyền lãnh thố".
• Và gần đây nhứt, Ông nói:"Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ ý kiến nào cho rằng quyền hàng hải là ưu tiên nước lớn ban cho nước nhỏ" trong một thông điệp gửi cho TC.  
1-    Mỹ trở lại Châu Á không phải để 'bao vây' Trung Cộng
Chính sách 'bao vây' (containment) TC là chính sách từ thời chiến tranh lạnh cho tới khi Mỹ bắt lại liên lạc với TC năm 1972 để cô lập Liên Xô. Từ đó chính sách ngoại giao của Mỹ đối với TC đã chuyển từ bao vây sang chính sách 'hội nhập'(engagement), tức là khuyến khích TC hội nhập vào các sinh hoạt của thế giới tự do với hy vọng chuyển hóa suy nghĩ của giới lãnh đạo TC và tạo sự thay đổi dần dần theo chiều hướng dân chủ. Với chủ trương này, Mỹ đã giúp TC canh tân đất nước với những kỹ thuật tân tiến và đầu tư; kết quả là sự tiến bộ vượt bực của TC suốt hơn 30 qua (từ 1979 sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ).
Sau một thời gian dài áp dụng, chủ trương 'hội nhập' vẫn không thay đổi được bản chất độc tài của CSTC, mà ngược lại còn tạo cho TC trở thành một đối thủ mới cho Mỹ trong vị thế cường quốc thế giới. Sau đó, Mỹ đã phải kiểm tra lại chính sách hội nhập để tìm ra cách thức đương đầu với tình thế mới.
Giải pháp 'bao vây' không sử dụng lại được vì sự toàn cầu hóa đã ràng buộc chặt chẽ nền kinh tế hai nước với nhau.
Giải pháp 'hội nhập' thì chỉ giúp nuôi dưỡng một đối thủ đáng gờm.
Còn lại là con đường ở giữa: vừa giao thương buôn bán nhưng cũng phải có cách kiềm giữ sự bành trướng của TC. Chính sách sau này được đặt tên là 'congagement', nghĩa làvừa 'hội nhập' vừa 'bao vây'.
·         Để thực hiện chính sách này trên khía cạnh 'bao vây', Mỹ đã chuyển sức mạnh quân sự thiên về khu vực Á Châu (hơn Âu Châu) và tìm cách liên kết với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên bình diện quân sự cũng như kinh tế bằng cách tăng cường hạm đội 3 tiếp ứng cùng hạm đội 7 trên mặt trận biển Đông.

·         Về mặt 'hội nhập' thì Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giao thương kinh tế với TC như thường lệ. Hội nhập trên phương diện quân sự thì khuyến khích sự minh bạch trong các hoạt động quân sự như cùng với TC tập trận hay tạo mối giao tiếp giữa giới lãnh đạo quân sự hai bên để học hỏi kinh nghiệm; mục đích là để giảm thiểu nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể bắt nguồn từ sự hiểu lầm; nếu hai bên hiểu biết tiềm lực của nhau thì sẽ giúp ngăn cản chiến tranh xảy ra.
Cốt lõi nhứt là, mặc dù biểu dương lực lượng như thế, nhưng cà hai phía, Hoa Kỳ và Trung Cộng đều nhìn nhận rằng, một cuộc chiến quân sự giữa TC và Mỹ là điều cả hai bên đều không muốn xảy ra vì hại nhiều hơn lợi; thực tế cho thấy ngay cả là TC cũng nhận biết rất rõ là họ không thể nào thắng Mỹ trong một cuộc chiến cục bộ. Do đó trận chiến giữa Mỹ và TC để kiểm soát khu vực Châu Á TBD đa phần sẽ nặng về ngoại giao và kinh tế. Một Châu Á hòa bình sẽ có lợi cho kinh tế Mỹ và chuyện này hoàn toàn không liên hệ tới vấn đề nước nào làm chủ Biển Đông.
Nếu Mỹ bị loại ra và TC trở thành đối tác chủ yếu trong khu vực thì vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới của Mỹ sẽ bị đe dọa. Đây là tình thế Mỹ không muốn bị rơi vào vì khu vực Châu Á TBD sẽ là khu thương mại lớn nhất thế giới trong tương lai. Muốn đạt được nhiều lợi ích nhất thì Mỹ phải có chân trong vùng Châu Á TBD và đồng thời cũng phải tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng của TC lên toàn vùng hay ít nhất là, nếu TC trở thành cường quốc thứ nhì thế giới thì phải tuân theo luật chơi quốc tế.
2-    Mỹ xem Biển Đông là vùng tranh chấp
Đối với Mỹ thì sự xung đột ở Biển Đông chỉ được xem là một cuộc tranh chấp giữa TC và 4 quốc gia tiếp giáp Biển Đông. Quan điểm này thể hiện qua các tài liệu nghiên cứu thế giới về lời đề nghị phương cách giải quyết 'cùng quản lý' (joint management), và cho rằng TC cũng có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei (dĩ nhiên sẽ không có chuyện ngược lại như Việt Nam có quyền khai thác vùng Hoàng Sa do TC chiếm giữ).
Sự thể hiện này trong các tài liệu của các cơ quan nghiên cứu Mỹ như Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Thế giới là một tia sáng hé lộ về lập trường của Mỹ: quan tâm của Hoa Kỳ chỉ giới hạn trong vấn đề an toàn hàng hải mà không muốn liên hệ đến chuyện chủ quyền. Vì thế, Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc tranh cãi phân chia lãnh hải hay các hải đảo, nhất là nước gây chuyện lại là nước có giao thương lớn, quan trọng và có khả năng trả thù Mỹ bằng con đường kinh tế như TC.
Mỹ sẽ có lợi nhất khi tránh xa vấn đề tranh chấp Biển Đông, miễn là cuộc tranh chấp không gây ra cản trở giao thông hàng hải. Điều này có nghĩa là nếu không xảy ra chiến tranh quân sự làm cản trở giao thông hàng hải thì Mỹ sẽ đứng bên lề.
Lợi thế này có 2 mặt:
·         Một mặt là vẫn giữ được quan hệ kinh tế tốt đẹp với TC;
·         Mặt kia là lôi kéo thêm các nước trong vùng ngả vào bàn tay Mỹ để tìm sự che chở trước tham vọng bá quyền khu vực của TC.
Còn đối với TC thì cũng có nhiều lợi:
·         Thứ nhứt, TC đã loại trừ được một đối thủ duy nhứt có khả năng cản đường họ lấn chiếm biển đảo và vùng biển lưỡi bò, miễn là họ hạn chế cuộc tranh chấp trong giới hạn dân sự;
·         Thứ hai, không phải tốn kém nhiều tiền cũng như nhân mạng để chiếm được lãnh thổ vì chỉ dùng lực lượng bán quân sự (như lực lượng hải giám); thực ra chỉ với lực lượng hải giám và đội tàu cá ngư dân của họ là đủ sức đối phó với Việt Nam hay Phi Luật Tân vì các tàu hải giám này là tàu quân sự được biến cải; lực lượng tàu chiến hải quân chỉ đứng ngoài làm nhiệm vụ đe dọa;
·         Thứ ba, xâm lăng với hình thức dân sự thì dù sao cũng mang vẻ 'yêu chuộng hòa bình' hơn và vì thế sẽ giảm bớt sự phản đối của thế giới; nhất là khi họ luôn luôn che đậy hành động xâm lược dưới cái vỏ 'bảo vệ chủ quyền' (mà họ tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của họ và Việt Nam hay Phi Luật Tân là những kẻ xâm lăng).

3-    Quan điểm và hành động của Tổng thống tân cử Donald Trump
Sau hơn nửa thế kỷ áp dụng hai chính sách "bao vây" và "hội nhập" và "vừa hội nhập và bao vây", những tuyên bố trước và sau khi đắc cử Tổng thống lần thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump vừa hé mở qua nội các mới sắp thành hình, chúng ta thấy bàn bạc là ông Trump đang áp dụng chính cách "dân túy" (populism) xen lẫn với chính sách "cô lập hay biệc cách" (isolationism) cùng với chủ nghĩa "quốc gia Hoa Kỳ" (nationalism).
Tất cả thể hiện rõ qua việc bổ nhiệm:
·         James Mattis, 66 tuổi, một tướng diều hâu, làm Bộ trưởng Quốc phòng, người luôn ủng hộ các biện pháp mạnh như đối với Iran, Syria, và Nga sô;
·         Michael Lynn, một tường diều hâu khác, làm Cố vấn An ninh Quốc gia với chủ trương chính sách đối ngoại thiên về sức mạnh;
·         John Richardson, Đô đốc Tư lịnh Hải quân, chủ trương tang cướng lực lượng biển từ 290 tàu chiến lên 350 tàu.
Quan trọng hơn cả là việc Trump đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân trong cuộc bầu cử vừa qua là vô hình chung áp dụng triệt để chủ nghĩa dân túy qua việc vận động kêu gọi thành phần lao động (cổ xanh) và giới trung lưu Hoa Kỳ, hai giới không còn tin tưởng và bác bỏ tầng lớp trí thức gọi là "tinh hoa" (elite), chủ trương chính sách điều hành quốc gia dực theo chính sách chính trị phải đạo (political correctness) thể hiện qua suốt hai nhiệm kỳ của TT Obama.
Thêm nữa, Ông Trump vừa đổ dầu vào chảo lửa ở biển Đông qua cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, phát biểu về trường hợp trên như sau: "Tôi nghĩ rằng cũng có thể những hành động mạnh mẽ của ông Donald Trump, nếu mà xảy ra, có thể sẽ kích động TC, và như vậy dẫn tới căng thẳng gia tăng hơn. Tuy nhiên, cũng phải xét tới khía cạnh còn lại, đó là sự cứng rắn của ông Donald Trump có thể làm TC cảm giác bị kiềm chế và họ sẽ phải cân nhắc hơn trong hành động của mình, đặc biệt là những hành động mang tính chất khiêu khích và mang tính chất phiêu lưu. Họ có thể sẽ phải cân nhắc hơn về phản ứng của ông Donald Trump cũng như chính quyền Hoa Kỳ. Những phản ứng cứng rắn có thể sẽ có lợi hơn cho tình hình khu vực vì nếu các nước cứ tiếp tục nhún nhường, TC sẽ càng lấn tới, và họ lấn tới đâu thì càng khó có thể đảo ngược được tình thế tới đó. Chính vì vậy, tốt hơn là phải có sự răn đe, ngăn chặn ngay từ đầu để mà tình hình không đi tới mức không thể khắc phục, không thể đảo ngược".
Đài VOA trong ngày 11/12, Ông Trump đã đặt dấu hỏi trong chương trình "Fox News Sunday" là liệu chuyện Hoa Kỳ có nên tiếp tục quan điểm từ năm 1979 về việc Đài Loan là một phần của chính sách "một Trung Cộng" hay không?
Và Ông Tổng thống đắc cử Mỹ trả lời rằng:"Tôi hoàn toàn hiểu chính sách một TC, nhưng tôi không biết lý do vì sao chúng ta lại phải bị ràng buộc bởi chính sách một TC, trừ phi chúng ta có một thỏa thuận với TC về những thứ khác như thương mại".
Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng một chính sách mới trong vấn đề ngoại giao – quân sự - chính trị của Hoa Kỳ đang thành hình và bước sang một ngả rẽ mới là cứng rắn và dứt khoát nhằm ngăn chận mọi tham vọng của Trung Cộng, đang phiêu lưu và thi hành một chính sách dân tc cđoan hoang dãnhư trong quá khứ của phát xít Đức và Nhựt.
Mai Thanh Truyết
Nhóm Chng Tàu Dit Việt Cng
Ngày Quc tế Nhân quyn – 12/10/2016