Tuesday, December 31, 2019



Học cách nhìn xa hơn những đám mây – Sapere vedere
Learning to see beyond the clouds.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjRsPgBZmys2eg_uUEX-WvQawQMBsZWvPzLXjzpBLJM4z0Zo_9ggjhe5DGLJhn9hiYujCI_X0TfEq647eacweUMJns86I_SliyF2Fdst1Ng7MN3PSb9nULgPS6ugscgZF7DjOliIXSkaVQ/s320/Sapere+Vedere+2.jpg
Chỉ những người có thể nhìn thấy những thứ vô hình mới có thể hoàn thành những điều không thể - Only those who can see the invisible can accomplish the impossible

Sapere vedere (phát âm là sah-PARE-ay scripts-DARE-ay). Cụm từ này kết hợp với tiếng Latin, sapere, có nghĩa là biết cách, và vedere, có nghĩa là nhìn thấy. Sapere vedere là biết làm thế nào để nhìn. Từ đó, có thể chuyển qua ý nghĩa "nhìn là tin" thành "tin là thấy" – “seeing is believing" to" believing is seeing".

Image result for saper vedere meaningKhi bạn lớn lên, bạn thường nghe thấy cụm từ này: “Tôi có thể đi qua cây cầu đó khi đi đến tới đó”. Nhưng, những người có “tư tưởng” hay “ý thức” về sapere vedere sẽ nói:”Tôi sẽ thấy cây cầu đó trước khi tôi vượt qua nó – I will see that bridge before I cross it”.
Những người có ý thức về sapere vedere thường hướng về nội tâm, có khả năng tin tưởng và nhìn thấy những gì người khác không thấy được. Da Vinci nhận địng rằng chúng ta thực sự nhìn thấy bằng bộ não của mình trước tiên, thứ đến là trái tim, và sau cùng mới đến đôi mắt của chúng ta.

1-    Tầm nhìn khoa học của Leonardo da Vinci – Biết cách nhìn (Knowing how to see)

Trong một bài báo có tiêu đề Kiến thức thị giác và truyền thông khoa học - Visual literacy and science communication, xuất bản trên tạp chí Khoa học Truyền thông – Science communication năm 1999, Jean Trumbo dùng các tác phẩm của Leonardo da Vinci để giới thiệu khái niệm về kiến thức thị giác. Da Vinci đã gọi tiến trình nhận thức về “nhìn thấy” là sapere vedere, sau đó, được diễn dịch ra là “biết cách nhìn”.

Da Vinci là một bậc thầy về vẽ và phác họa bên cạnh những kỹ năng vẽ tranh nổi tiếng hơn của ông, điển hình như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng – The Last Supper). Da Vinci đã xử dụng từ ngữ ‘dimostrazione – demonstrations’ để mô tả các bức vẽ của mình. Ông nghĩ rằng thị giác hóa (visualization) gồm có hai thành phần:

1)    Biết một cái gì đó đủ tốt để hình dung hoặc rút ra một cái gì đó từ trí nhớ;

2) Phát triển sự hiểu biết đủ sâu sắc về một cái gì đó để rút ra nét tinh túy của nó thông qua các mẫu vẽ có thể được xử dụng để tạo ra những ý tưởng mới.

Từ đó, Ông kết luận:” Có thể công việc của bạn phù hợp với mục đích của bạn”. Đó là mục đích và tầm nhìn. Tầm nhìn của tôi cho tôi mục đích. Mục đích của tôi trở thành tầm nhìn của tôi - My vision gives me purpose.  My purpose becomes my vision. 

Hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta là ngày chúng ta được sinh ra và ngày chúng ta khám phá ra những gì chúng ta sinh ra để làm (what we were born to do!)

Bạn sinh ra để làm gì?
Mục đích của bạn là gì?
Tầm nhìn của bạn thế nào?

Có thể tất cả chúng ta học cách nhìn xa hơn những đám mây - May we all learn to see beyond the clouds.

2-    Hướng về quá khứ - Hướng về tương lai.

Thông thường, một người bình thường nhìn vào những gì đã xảy ra như một bài viết thường tình thay vì xem đó như những nhắc nhở nhằm hướng dẫn những kinh nghiệm đã trải qua để rồi hành xử tốt đẹp hơn cho những việc làm trong tương lai. Chỉ vì họ nghĩ và chắc chắn rằng con đường của họ đi sẽ luôn lặp lại giống như vậy. Chỉ vì họ suy nghĩ một cách hời hợt với cung cách nhận thức đơn giản và muộn màng.

Trái lại, đối với những người có suy nghĩ về sapere vadere sẽ nhìn thấy không chỉ quá khứ và hiện tại mà cả tương lai, bằng cách tập trung vào những gì trong lòng và tâm trí , và hướng về phía trước, tầm nhìn sẽ kéo chúng ta hướng về phía trước.

Đó chính là tinh thần Sapere Vedere

3-    Thay lời kết

Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta phải tranh đấu cực lực, đôi khi phải sống mái với xã hội, với môi trường chung quanh, đối với gia đình, và nhứt là đối với chính bản thân. Phần lớn trong cuộc đời, chính cái NGÃ của bản thân làm thui chột đi các suy nghĩ hướng thượng, khiến chúng ta có thể bị mệt mõi, thu mình trong những hệ lụy tiêu cực. Từ đó đưa đẩy cuộc sống chúng ta vào ngõ cụt.

Image result for saper vedere meaningVận dụng được tinh thần Sapere Vedere trong suy nghĩ sẽ giúp chúng ta vượt qua được những thử thách và hành xử tiêu cực trên. Từ đó, việc tiến đến một trạng thái an nhiên tự tại sẽ nằm trong lòng bàn tay của chính chúng ta.

Hy vọng bài viết ngắn nầy nhằm mục đích tiễn đưa một năm cũ, 2019 đầy biến động trên thế giới cũng như một Việt Nam trong đọa đày dưới bàn tay của CSBV.

Và bước sang năm 2020, tinh thần Sapere Vedere sẽ vực dậy, làm tăng sức mạnh và sự tin tưởng của Tuổi Trẻ Việt Nam nhằm đứng lên vẽ lại lịch sử cho Đất và Nước thân yêu của chúng ta.

Mai Thanh Truyết
Giao thừa 31-12-2019 - Houston





Friday, December 27, 2019



Triết Lý Kintsugi

KintsugiKỹ thuật Kintsugi có thể đã được phát minh vào khoảng thế kỷ mười lăm, khi Ashikaga Yoshimasa, vị tướng quân thứ tám của Mạc phủ Ashikaga (shogun) sau khi tách trà yêu thích của mình bỉ bể ra. Ông gửi nó đến Trung Hoa để sửa chữa. Thật không may, tại thời điểm đó các vật thể đã được sửa chữa với chằng chịt dây kim loại khó coi và không thực tế. Hình như chiếc cốc không thể sửa chữa được nhưng chủ nhân của nó đã quyết định thử để một số thợ thủ công Nhật Bản sửa chữa. Họ đã rất ngạc nhiên trước sự kiên định của mạc phủ, vì vậy họ quyết định biến chiếc cốc thành một viên ngọc bằng cách lấp đầy các vết nứt của nó bằng nhựa sơn mài và vàng bột. Truyền thuyết có vẻ hợp lý bởi vì phát minh ra Kintsugi được đặt trong một kỷ nguyên rất hiệu quả cho nghệ thuật ở Nhật Bản.
Dưới sự cai trị của Yoshimasa, thành phố đã chứng kiến ​​sự phát triển của phong trào văn hóa Higashiyama, chịu ảnh hưởng nặng nề của Thiền tông và bắt đầu buổi trà đạo (còn gọi là Sado hay Con đường Trà) và truyền thống Ikebana (cũng là hoa của Kado).
https://cdn.shopify.com/s/files/1/0718/3585/articles/kintsugi.jpg?v=1528971602Kintsugi (金継ぎ, "golden joinery"), hay Kintsukuroi (金繕い, "golden repair"),
Nếu bạn nghe nói về Wabi-sabi, triết lý Nhật Bản tôn vinh sự vô thường (impermanence) và sự không hoàn hảo (imcompleteness), bạn cũng có thể bắt gặp Kintsugi, nghệ thuật sửa chữa đồ gốm bể bằng hợp kim vàng của Nhật Bản. (xin xem bài viết “Wabi-Sabi – Triết Lý Của Sự Bất Toàn” trong sách TÔI, xuất bản năm 2019),

Wabi-sabi là nói về sự không hoàn hảo và sống đơn giản. Tất cả mọi người đều trải qua thời kỳ khó khăn và một khi có được cuộc sống hoàn hảo không nhất thiết phải thấy vấn đề như là một thực tế hằng hữu. Trong tiếng Nhật, wabi có nghĩa là một mìnhsabi thời gian trôi qua. Cần suy nghiệm hai yếu tố trên và xem như đó là một “công án” nhằm truy tìm ra …giải đáp cho mỗi cá nhân.
https://www.lifegate.com/app/uploads/showzi-tsukamoto-live-kintsugi1-150x150.jpgKhi kết hợp lại, wabi-sabi chỉ chúng ta cách nắm lấy những phần tốt và xấu của bản thân và sự bất cân xứng của cuộc sống. Tiến sĩ Rachel O’Neill nói:” Nắm bắt những phương tiện không hoàn hảo có nghĩa là chúng ta tôn vinh những thế mạnh của chính mình (“Embracing the imperfect means that we celebrate our strengths).
Nơi đây được xem như là một biểu hiện nghệ thuật của triết lý wabi-sabi, nguồn gốc của Kintsugi có từ thế kỷ 15 của Nhật Bản, khi các thợ thủ công Nhật Bản đang tìm kiếm các phương tiện thẩm mỹ hơn để sửa chữa đồ gốm sành sứ bể. Ảnh hưởng của nó đối với nghệ thuật hiện đại quốc tế là rất lớn, nó đã được trưng bày trong các triển lãm bảo tàng như tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, và thậm chí là tiêu đề album của một ban nhạc nổi tiếng của Mỹ, Death Cab.
1-    Điều tuyệt vời trong nghệ thuật Kintsugi
Kintsugi  Collection JACARANDA image 0Sự phổ biến của mô hình nghệ thuật này không đáng ngạc nhiên qua ý nghĩa sâu sắc của nó. Kintsugi được xây dựng trên nến tảng ý tưởng về sức mạnh và vẻ đẹp không hoàn hảo. Khi một vật thể bằng sánh bể ra, kỹ thuật Kintsugi kết nối đến việc sử dụng bụi vàng và nhựa dính (resin), hay một loại sơn mài Nhật Bản gọi là urushi, được làm từ nhựa cây để hàn gắn lại các mảnh vỡ. Do đó, kết quả là một thành tựu kết hợp các vết nứt độc đáo vào mô hình sẳn có, và các đường kết nối bằng vàng sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp của vật thể bằng sành sứ cần được ráp nối lại.
https://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugi-teiera1-150x150.jpgLoại keo truyền thống được xử dụng để mang các mảnh lại với nhau là sơn mài urushi, được lấy từ hàng ngàn năm trước từ nhà máy Rhus verniciflua. Người Trung Hoa đã sử dụng nó hàng ngàn năm trong khi ở Nhật Bản, trong lăng mộ Shimahama ở tỉnh Fukui, các nhà khảo cổ tìm thấy các vật thể bao gồm lược và khay sơn mài được xử dụng trong thời kỳ Jomon khoảng 5.000 năm trước. Ban đầu, nhựa dính này được sử dụng làm cho phẩm chất dính chặt nhằm tạo ra vũ khí chiến tranh và săn bắn.


Thậm chí ngày nay, có thể mất đến một tháng để sửa chữa những mảnh gốm lớn nhất và tinh xảo nhất bằng kỹ thuật Kintsugi với các bước khác nhau và thời gian sấy cần thiết.
2-    Ý nghĩa của Kintsugi
Việc sửa chữa đồ gốm bể có thể tạo ra một hợp đồng “thuê mướn” đời sống mới (new lease of life) cho đồ gốm trở nên tinh tế (refined) hơn nhờ vào những vết sẹo (scars) của nó. Nghệ thuật Kintsugi của Nhật Bản dạy rằng những đồ vật vỡ không phải là thứ để che giấu mà là để thể hiện với niềm tự hào. 
Những vết sẹo trở thành một trang trí mới để trưng bày. Kỹ thuật Kintsugi có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thực sự và luôn khác nhau, mỗi tác phẩm đều có câu chuyện và vẻ đẹp riêng, nhờ những vết nứt độc nhất hình thành khi vật thể vỡ ra, như thể chúng là những vết thương để lại dấu ấn khác nhau trên mỗi chúng ta.
Khi một cái chén, ấm trà hoặc bình hoa quý rơi xuống và vỡ thành một ngàn mảnh, chúng ta vứt chúng đi một cách giận dữ và tiếc nuối. Tuy nhiên, có một suy diễn và diễn giảng khác qua suy nghĩ thực tiễn của Nhật Bản là làm nổi bật và tăng cường sự phá vỡ bằng cách tăng thêm giá trị cho vật thể bị hỏng. Sự kiện nầy gọi là Kintsugi ( ), hay Kintsukuroi (繕), nghĩa đen là vàng (kin) và sửa chữa (tsugi).
https://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugigrigia1-150x150.jpghttps://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugi51-150x150.jpghttps://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugi_tavolo-legno1-150x150.jpghttps://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugi-vaso1-150x150.jpgNghệ thuật truyền thống Nhật Bản này xử dụng một kim loại quý - vàng lỏng, bạc lỏng hoặc sơn mài được phủ bột vàng - để tập hợp lại các mảnh của một vật phẩm sành sứ và đồng thời tăng cường sự phá vỡ bằng sự kết dính. Kỹ thuật này bao gồm việc nối các mảnh vỡ và mang lại cho chúng một khía cạnh mới, linh hoạt hơn.
Mỗi mảnh đã được sửa chữa có tính cách độc đáo và duy nhất, bởi vì qua sự ngẫu nhiên một khi đồ sành sứ vỡ ra và các mảnh vỡ không giống nhau được kết nối thành một sản phẩm hoàn toàn mới.

3-    Tại sao Kintsugi được phổ quát trong xạ hội Nhựt?
Sự phổ quát của loại hình nghệ thuật này không đáng ngạc nhiên vì ý nghĩa sâu sắc của nó. Kintsugi được xây dựng trên ý tưởng về sức mạnh và vẻ đẹp không hoàn hảo. Khi một vật thể sành sứ vỡ ra, kỹ thuật Kintsugi mang việc xử dụng bụi vàng và nhựa (hoặc sơn mài) để hàn gắn lại các mảnh vỡ. Do đó, kết quả đạt được là biểu tượng việc kết hợp các vết nứt độc đáo vào thiết kế nguyên thủy của nó, và các đường kết nối vàng làm tăng thêm vẻ đẹp của vật thể sành sứ trong hành động…hàn gắn lại.
Hình thức nghệ thuật này được nhiều người coi là một phép ẩn dụ của sự tan vỡ và sự hàn gắn vết thương quyện chặt lấy một vết vỡ và sự không hoàn hảo trong sản phẩm có thể tạo ra một cái gì đó độc đáo, vững chãi và đẹp đẽ.
4-    Kintsugi trong cuộc sống hàng ngày
Làm thế nào hình thức nghệ thuật hoặc kỹ thuật sửa chữa Nhật Bản này có thể truyền cảm hứng và khuyến khích chúng ta trong cuộc sống hàng ngày?
1. Nó nhắc nhở chúng ta nắm bắt lấy sự bất cân xứng của cuộc sống (asymmetry of life)
Khi một vật thể vỡ ra, rất hiếm khi sự việc xảy ra làm những mảnh vỡ đều đặn hay cân xứng. Cuộc sống cũng khó lường và lộn xộn (messy) cũng không kém. Đôi khi cái xấu vượt trội hơn cái tốt, và lần khác thì ngược lại. Trong Kintsugi, các vết nứt trên chiếc bình đã bị che dấu đi và thay vào đó, các đường hàn gắn bằng vàng được xử dụng như một phần của thiết kế nguyên thủy. Từ đó có một lời nhắc nhở rằng “cái xấu” sẽ luôn luôn tồn tại, vì nó là một phần của cuộc sống. Nhưng, nếu chúng ta có đủ năng lực, chúng ta vẫn có thể kiến tạo một cái gì đó đẹp hơn là nhìn một vật sành sứ vô tri bị bể ra.
2. Nó nhắc nhở chúng ta phải có khả năng phục hồi hơn là định hướng mục tiêu.
Kintsugi làm cho các vật thể vỡ mạnh hơn trước. Nó tập trung lại sự chú ý của chúng ta từ những đối tượng mà “vốn dĩ đã có” trước kia, trước khi bị đổ vỡ… thành những vật dụng đẹp hơn những gì chúng ta có. Như tác giả J. K. Rowling đã từng nói:”Kiến thức mà bạn đã “rút tỉa” được, sẽ khôn ngoan và mạnh mẽ hơn từ những thất bại có nghĩa là bạn, mãi mãi, sẽ an toàn trong khả năng sống sót của mình”. (The knowledge that you have emerged wiser and stronger from setbacks means that you are, ever after, secure in your ability to survive”.
3. Và, đó là một lời nhắc nhở quan trọng rằng nếu bạn phá vỡ một cái gì đó, thì nó không phải là ngày tận thế.
   5- Có bao nhiêu thông điệp đẹp mà Kintsugi truyền tải
Kỹ thuật Kintsugi cho thấy nhiều điều. Chúng ta không nên vứt bỏ những đồ vật bị hỏng. Khi một vật thể bị phá vỡ. Điều đó không có nghĩa là nó không hữu ích hơn. Sự (bị) phá vỡ đó có thể trở nên có giá trị hơn. Chúng ta nên cố gắng sửa chữa mọi thứ khi bị đánh vỡ, bởi vì đôi khi làm như vậy chúng ta có được các vật thể khác có giá trị hơn mà chúng ta chưa nhận thức được.
Đây là cốt lõi của khả năng phục hồi (the essence of resilience).
Mỗi chúng ta nên tìm cách đối phó với các sự kiện đau thương theo cung cách tích cực, học hỏi từ những trải nghiệm tiêu cực, tận dụng tốt nhất từ chúng và tự thuyết phục bản thân rằng chính những trải nghiệm này làm cho mỗi người trở nên độc đáo, quý giá hơn.
5-    Thay lời kết
Kintsugi đối với người Nhựt mang một ý nghĩa nếu không là một triết lý rất tích cực là nhìn sự việc dù tiêu cực đến đâu, dù bi thảm đến đâu, nhưng với sự quyết tâm của chính mỗi cá nhân con người, mọi sự rồi vẫn qua đi, ánh sáng rực rỡ vẫn thể hiện  ở cuối đường hầm chứ không …le lói như thường tình..
Chính vì nhờ những nguồn tích cực như triết lý của sự bất toàn – Wasi-Sabi, triết lý Kintsugi - vươn lên từ sự đổ nát, mà Nhựt Bản mới vực dậy một cách thần kỳ sau Đại chiến thế giới lần II chỉ trong vòng hơn 20 sau đó và trở thành một cường quốc.
Còn Việt Nam, thống nhứt dưới lá cờ vinh quang của đảng suốt gần 45 năm mà đất nước vẫn còn ì ạch …con trâu với cái cày. 
Nguyên do vì đâu?
Phải chăng chính vì cái cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV đã làm sức cản chận đứng mọi bước tiến của dân tộc?
Biết được nguyên nhân rồi. Tuổi Trẻ Việt Nam chỉ cần đập bể cái “bình chuyên chính vô sản” đi, và sau đó vá lại bức dư đồ rách của Tản Đà thành một chiếc bình mới với những đường kết dính bằng vàng, hình ảnh của một Đại Việt Minh Châu Trời Đông tương lai…
Mai Thanh Truyết
Suy nghĩ cuối năm Kỷ Hợi


Tuesday, December 10, 2019



Bauxite Cao Nguyên Trung Phần mới là hiểm họa Hán hóa thực sự

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg2UcVgOedwgELWEqmY3m6qTSf6t6KEfM42-hsJ4Et_PATmuCx5rmdHivjCe3Sgd-aFYr18TyEzio9pZAJoK1r47o6gq-2QqXe3itsrU8ChjgcNCFLkWZzrTpe6cCNXQvMVid6o2SdUTgM/s1600/Hoa%25CC%2580ng+Trung+Ha%25CC%2589i-bauxite-Ta%25CC%2582y+Nguye%25CC%2582n-danlambao.jpg
Nhận định về lá thư của PTT CS Hoàng Trung Hải gởi PCT CS Nguyễn Thị Bình ngày 16 tháng 12 năm 2008
Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Đây là lá thư trả lời của Phó Thủ Tướng CS Hoàng Trung Hải trả lời cho Phó Chủ tịch Nước Việt Nam CS Nguyễn Thị Bình sau khi nhận được thư góp ý của Bà về việc khai thác quặng mỏ bauxite ở Đắk Nông có thể gây nhiều tác hại về môi trường, khí hậu đối với cả vùng rộng lớn "Nam Trung Bộ" (tức là Nam Trung phần Việt Nam). Lá thư gồm 4 trang (Xin xem phụ chú 1 phía dưới).

1-Hoàng Trung Hải là ai?

Ngày từ đầu năm 2008, rất nhiều báo chí Việt Nam đều nêu tin về việc khai thác quặng Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam với nhiều hàng tựa như sau:

·        Tờ Người Việt đã đăng một bài viết khiến dư luận giật mình: “Trung Quốc gần như ‘nắm’ hết các mỏ khoáng sản Việt Nam”;
·        Báo Tuổi Trẻ đăng bài “Doanh nghiệp Việt đứng tên cho chủ Trung Quốc
 ‘đào’ khoáng sản”, trong đó dẫn lời ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên - Môi trường): “Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta”; “Nếu tiếp tục đào bới như vậy sẽ là một thảm họa cho đất nước. Tài nguyên nếu chưa khai thác thì để lại đó tương lai con em chúng ta tiếp tục khai thác”;
·         Tờ Sống Mới với tựa “Phổ biến tình trạng Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp
Việt đào khoáng sản”;
·        Báo Đất Việt nêu: “Người Trung Quốc đứng sau điều hành đào khoáng sản Việt Nam”; và tiếp theo ngày hôm sau “Trung Quốc muốn nắm ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam”; và sau đó lại tiếp “60% giấy phép khai khoáng bị bán cho TQ là... khiêm tốn!”, dẫn lời TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng con số 60% giấy phép khai khoáng bị bán cho Trung Quốc kia là còn “khiêm tốn” và chưa phản ánh đúng mức độ đáng báo động của tình hình: “Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách vơ vét tàn bạo, và môi trường bị xâm hại (không có ai chịu trách nhiệm).”

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiyXvYxHBbSqCxqzEyvSdKn07Pez7d130uKDgg5hmhvlGKPT57JeK1nW2obzeFu3JD-IBYFBsrI8fjXq8wDOQOhOaHltiiXsHrVM9zNhwUGrA5Y2jqdlemN_uuhEeaMNTlsuPB37b4lHl4/s320/temp-danlambao.jpg Phía sau tất cả những dự án điển hình kể trên, đâu đây ai cũng thấy bàn tay lông lá của Trung Cộng, nhưng thực sự nguyên ủy của nó thật ra vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Đó là sự hiện diện của PTT phụ trách kinh tế Hoàng Trung Hải là một người Hán trá hình. Đã từng có Tâm Huyết Thư của nhiều đảng viên “tiền bối” tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải, có cha tên là Sì Sói, sinh quán tại Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.
                                                                                                        
                                                                                 Hoàng Trung Hải và TT TC Ôn Gia Bảo
Và người trực tiếp đề bạt cho Hoàng Trung Hải vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong chính phủ khóa mới: Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế” (từ ngày 2.8.2007) nhằm mục đích thực hiện các đề án trên.

Các chức vụ HTH nắm do Nguyễn Tấn Dũng đề bạt là:

- Trực tiếp phụ trách các bộ: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, và Tài nguyên - Môi trường.
- Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản;
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận;
- Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thủy điện Sơn La;
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia;
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội;
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển;
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI,
- Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia;
- Trưởng ban ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) Quốc gia;
- Chủ tịch Ủy ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia;
- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, v.v.

Chúng ta hình dung một người với ngần ấy chức vụ quan trọng như trên, có chăng chỉ là một…hình nộm hay một “robot” mà thôi!

Tất cả có nghĩa là PTT CS Hoàng Trung Hải hầu như nắm trọn toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong tay.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi2C6SF8AuuSVzxcUuNeVw27ZnKd8blQ6k1lC44JRIMRD4rKuLZzCAjyqjZQE74rX4IeMIz_VEeUj1-YR50hW1VpDSUFPPcXLX-rK-MPVLnsQcRMXKLgO3goFQ1Jvghzrjdo-pu75MRFVs/s320/desktop-temp-danlambao.jpg
Khu mộ nhà Hoàng Trung Hải ở làng Sơn Đồng, Quỳnh Giao, 
Quỳnh Phụ, Thái Bình (dòng chữ trên cột vàng bên trái:
Hoa Kiều Tiêu Hữu Tổng Mộ)

Và Cty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, Vũng Áng năm 2013: Đó chính là do Phó Thủ tướng Đặc trách Kinh tế Hoàng Trung Hải cấp giấy phép qua Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”. (Xem Phụ chú 2).

Gần đây nhất, vào ngày 13/8 vừa qua, nhân vụ “ùn tắt” ở Cai Lậy, và sau sự kiện “Cai Lậy thất thủ” khiến hàng loạt ung nhọt của ngành giao thông bị phơi bày, chính HTH là người chỉ đạo việc thu phí ở Cai Lậy qua Công văn số 1908/TTg-KTN ngày 11/11/2013, PTT Hoàng Trung Hải chỉ đồng ý chủ trương xây dựng tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, chứ không đề cập đến hợp phần tăng cường mặt đường QL1. Liệu ông ta có bị hề hấn gì không hay vẫn tiếp tục “bình chân như vại” như trong vụ đại thảm họa môi trường mang tên “Formosa Hà Tĩnh” mà ông ta là chính danh thủ phạm?

Chưa hết, trong 9 năm nắm giữ vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ (chỉ sau Thủ tướng), ông Hoàng Trung Hải cũng đã góp phần quyết định vào “thành tích” băm nát quy hoạch Hà Nội, hay “dâng” 90% dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia cho Trung Quốc, v.v.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nhờ những “thành tích” nêu trên hay vì lý do gì khác mà ngài cựu Phó Thủ tướng đã ngang nhiên bước vào Bộ Chính rồi “nắm” bộ máy đảng - chính quyền - quân đội của Hà Nội “ngàn năm văn vật” từ Đại hội XII?

Bài viết xin tiếp thêm nhiệm vụ và vai trò của Hoàng Trung Hải trong một việc điển hình là khai thác Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam 

2. Nội dung Lá thư biện giải của Hoàng Trung Hải

Nhận thấy có "rất" nhiều điều lý giải trong thư trên thể hiện một tinh thần phản khoa học và hoàn toàn không có tính cách khả thi, nhân danh một người làm khoa học, chuyên môn trong việc thanh lọc phế thải lỏng và bùn (sludge), người viết xin lần lượt phân tích từng điểm một trong thư. 

Lá thư gồm bốn trang. Trang một nói về tổng quát khu khai thác cũng như quyết định của Nghị quyết Đại hội đảng X về phương hướng phát triển xã hội năm 2006-2010; từ đó đưa đến Quyết định 167 của TT CS Nguyễn Tấn Dũng ngày 1/11/2007.

Giai đoạn khai thác là dự kiến triển khai 6 dự án, nhưng đến năm 2010 chỉ khai thác 3 mà thôi. Đó là Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đắc Nông), và Kon Hà (Gia Lai). Các trang kế tiếp nói lên các quy hoạch, ảnh hưởng lên môi trường và phương cách giải quyết vấn đề:

3. Về quy hoạch vận tải

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjSU8KDDpfvHC346Bn73bJLJapm_oHJEV-vZ0ANRTU8I66wDXN_BHDH5VTuIQPQRW7lelAkc0tSO7aF2iBV95525xWnrBtHzEu0cPtXyQzvi5LpV7pQ-zl-f2JVXK9JGjBhpxZVdkMg4Q4/s320/temp-danlambao.jpg"Chủ trương xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên- Bình Thuận và cảng biển tại Hòn Kê Gà (Bình Thuận) để phục vụ cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm alumin, đảm bảo đồng bộ với việc khai thác, chế biến quặng bauxite và kết hợp vận chuyển hàng hóa, hành khách, góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực Tây Nguyên là điều kiện tiên quyết đã được Thủ tướng chính phủ chỉ đạo". (1)

Qua quy hoạch trên chúng ta nhận thấy, vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam có cao độ từ 400 đến 600 thước so với mặt biển và các đồi núi từ Tây sang Đông thường bị cắt ngang bởi nhiều thung lũng sâu, do đó việc thiết lập một đường xe lửa không phải là chuyện dễ dàng trong một vùng đồi núi chập chùng quanh co. Với tình trạng kinh tế tài chính và khả năng chuyên môn của nhân sự hiện có tại nơi nầy, việc xây dựng trên cần phải mất thời gian ít nhất phải trên 5 năm(!) sau khi thực hiện chi tiết kỹ thuật cho dự án. Cũng như việc xây cảng Bình Thuận cần phải thực hiện song hành mới có thể đi vào hoạt động được. Do đó, chỉ nội hai dự án nầy thôi cũng cho thấy thời biểu thực hiện chắc chắn sẽ không thể nào theo đúng như đã dự trù và cũng chỉ nằm trong quy hoạch của "nhà nước" mà thôi.

Thêm nữa, nôi dung cũng như mục đích xây dựng cũng chỉ để "phục vụ" việc chuyên chở alumin. Người viết suy diễn thêm là việc chuyên chở nhôm ròng trong khai thác sẽ không bao giờ (?) thực hiện vì không nằm trong quy hoạch nêu trên!

Và cho đến hôm nay (21/8/2017), chưa có 1 m đường sắt nào được “lót” trên tuyến đường sắt “ảo” này!

4. Về nguồn điện nước cho dự án

"Về nguồn cung cấp nước chủ yếu lấy từ sông Đồng Nai (lưu lượng bình quân 11m3/s) và một số suối trong khu vực. Nguồn cung cấp điện cho sản xuất chủ yếu được lấy từ nguồn điện của các nhà máy sản xuất alumin. (ví dụ tại Dự án Đắk Nông, dự kiến đầu tư 3 tổ máy phát điện 3x30 MW) và hệ thống điện quốc gia." (2)

Trong một số "biện giải" sau này và trong chi tiết của dự án, người viết được biết là có nằm trong quy hoạch để thực hiện một nhà máy thủy điện tại Đắt Tít với công suất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ lớn chạy dọc theo sông Serépok để cung cấp nước cho đập thủy điện. Trong lúc đó, trong thư ghi là xây dựng 3 tổ máy (dường như là máy phát điện chạy bằng than hay diesel?)

Như vậy, chẳng lẻ có hai dự án khai thác quặng tại Nhân Cơ?
Hay là có cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược?
Hay là cùng một dự án mà do hai cơ quan khác nhau thực hiện?
Hay là dự án chỉ nói chung chung và thực hiện đến đâu rút kinh nghiệm đến đó?

Hay là chỉ nhắm tới việc chính thức hóa việc khai thác trước đã để "hợp thức hóa" sự hiện diện của người công nhân và chuyên viên TC do như cầu gấp rút của đàn anh nước lớn trong ý định xâm nhập miền cao nguyên Trung phần Việt Nam?

Có lẽ, phần... hay là sau cùng là đúng hơn cả!

5. Về ảnh hưởng môi trường

"Về ảnh hưởng môi trường trong quá trình khai thác bauxite và sản xuất alumin, Bộ công Thương và Tập đoàn Công nghệ Than- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bùn đỏ, xin nêu khái quát như sau:" (3)

"Ảnh hưởng chiếm diện tích đất mặt: Giải pháp khắc phục: Do diện tích phân bổ bauxite trải trên diện tích rất lớn, trong quá trình khai thác dự kiến áp dụng phương pháp và trình tự khai thác "cuốn chiếu". Cụ thể là: chia khai trường (?) thành nhiều khu vực, khai thác dứt điểm từng khu vực mới chuyển sang khu vực khác; khi tiến hành khai thác khu vực tiếp theo sẽ triển khai công tác hoàn thổ, phục hồi không gian của khu vực đã khai thác. Trong quá trình bóc đất mặt, riêng lớp đất màu trên mặt (lớp đất thịt(?)), đổ đống riêng để rải cùng với đất mùn, phân bón hữu cơ lên diện tích được hoàn thổ. Phương pháp nầy hầu hết được áp dụng có hiệu quả tại các mỏ bauxite ở Trung Quốc…" (4)

Nếu phương pháp nầy được thực hiện thành công tại TQ, tại sao TC lại chấm dứt ngưng khai thác hàng trăm quặng mỏ đang tiến hành trong nước, để "khăn gói" gấp rút gởi người và máy móc sang tận một nơi xa xôi để... bắt đầu "làm lại"? 

Chúng ta có thể hình dung một bàn cờ, làm xong một ô vuông, rồi hoàn thổ (?), rồi làm tiếp. Xin đề nghị tiếp là sau khi hoàn thổ thì cần trồng cây xanh hay khai thác cây công nghiệp để trả lại thiên nhiên cho thiên nhiên tức là bảo vệ môi trường và tăng thêm năng suất khai thác, đem lại hiệu quả kinh tế cao!
6. Về việc tuyển rửa quặng bauxite

Và siêu việt hơn nữa là "khâu" "tuyển rửa quặng bauxite (bùn thải quặng đuôi)"

"Để thu hồi tinh quặng bauxite ở Tây Nguyên cần phải tuyển quặng bauxite nguyên khai. Công nghệ tuyển quặng bauxite ở Tây Nguyên là công nghệ tuyển rửa trọng lực. Lợi dụng các thung lũng trong khu vực nầy để xây dựng các hồ chứa quặng đuôi. Các quặng đuôi đều được thiết kế hệ thống thu hồi nước tuần hoàn. Các hồ chứa quặng đuôi sau khi kết thúc đổ nước thải và rút hết nước sẽ được san gạt và phủ lớp đất màu để hoàn thổ." (5)

Đọc tới “khâu” rửa quặng nầy, người viết cảm thấy hổ thẹn vì hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc thanh lọc bùn và nước thải ở Hoa Kỳ, kỹ thuật "cao siêu" nầy vẫn chưa được "học" tới!. Làm sao rút hết nước trong một lượng "vĩ đại" bùn thải trong các hồ chứa làm thành do các thung lũng, khe núi, và phủ lại lớp đất màu và hoàn thổ. Nhưng đây không phải là việc hoàn thổ mà là việc "đập đá vá trời" biến các thung lũng thành khu nông nghiệp mới để làm tăng phúc lợi cho người dân XHCN!

7. Về việc giảm thiểu ô nhiễm bùn đỏ

"Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bùn đỏ: Chống thấm bùn đỏ: Bùn đỏ của nhà máy sẽ tiến hành xử lý theo phương thức tồn đọng. Tức là trong quá trình xử lý bùn đỏ, tách tối đa thành phần nước trong bùn đỏ để có hàm lượng chất lỏng trong huyền phù bùn đỏ hạ xuống 54,4%. Chất rắn trong bùn đỏ chiếm 45,6%; huyền phù bùn đỏ thải sẽ dùng bơm thông qua đường ống đưa vào bãi chứa bùn đỏ…" (6)

Thông thường trong kỹ nghệ "ướt" của việc khai thác quặng mỏ bauxite, sau khi tách alumin ra, tỷ lệ nước trong bùn đỏ là 2/1…như vậy cần phải sấy một số lượng "vĩ đại" bùn đỏ mới có thể đem bùn đỏ xuống còn 54,4% (?) nước. Và với tỷ lệ nầy bùn đỏ trở thành một chất rắn…. Như vậy, làm sao dùng bơm để đưa (chất rắn hay gần rắn (bùn cứng)) vào hồ chứa đây? 

Với tính cách thông tin, bùn (sludge) phế thải sau khi được xử lý hóa và sinh học nước rỉ ở nhà máy ở Los Angeles chúng tôi đã từng làm việc, bùn đã được rút nước bằng cách ép dưới áp suất 330 psi, nghĩa là gấp 330 lần áp suất không khí, bùn khô sau khi ép có nồng độ nước (moisture) là trên 60% và cứng được gọi là "cake" (cứng hơn bánh đậu xanh chúng ta ăn gấp nhiếu lần).

Về việc "thu hồi nước từ bùn đỏ", trong thơ có viết: "Về thu hồi nước chứa kiềm trong bùn đỏ: sử dụng các ống và tháp thu nước để thu nước về hố thu của trạm bơm nước tuần hoàn của hồ bùng đỏ, sau đó nước thu được từ hồ bùn đỏ sẽ được máy bơm bơm qua hệ thống cấp ngược về nhà máy alumin để phục vụ cho quá trình rửa tách bùn đỏ…" (7)

Vào năm 2013, chúng tôi đã phân tích một mẩu nước giếng gần vùng Thác Trị An và đã khám phá ra vết tích của sút (NaOH) trong nguồn nước. Đây là hóa chất độc hại có trong bùn đỏ và phế thải lỏng của phương pháp tách Alumin từ quặng Bauxite.

Qua quy trình trên, chúng ta thấy đến đây, không cần phải xây dựng các hồ chứa nước để khai thác quặng mỏ vì đây là một chu trình kín, nước sử dụng trong việc tẩy rửa quặng sẽ được tái tạo lại qua việc rút nước từ bùn đỏ (?)

Và "Cũng để ngăn nước tràn từ hồ bùn đỏ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, hồ bùn đỏ sẽ được xây các công trình ngăn nước mặt chảy tràn vào khu hồ bùn đỏ... Ở ngoài đường dốc của đập sẽ trồng cây rộng làm hàng cây bảo hộ, tránh việc sạt nở (sạt lở) bờ đập". (8)

Quả thật người viết hoàn toàn không hiểu gì cả dù cố "động não" để tìm hiểu vì nhận thấy phần diễn giảng ở phần trên đối nghịch và tương phản so với phần dưới. Nước trong bùn đỏ đã được tái sinh và tái sử dụng thì đâu cần trồng cây để tránh "sạt nở". Và lớp bùn đỏ khô đã được phủ lớp đất màu để tái tạo thành vùng có thể trồng cây công nghiệp!

8. Quan sát, kiểm tra, nguồn nước

Nhưng chưa hết, đã đến giai đoạn "quan sát, kiểm tra nguồn nước kịp thời: Để bảo đảm việc dung dịch trong bùn đỏ (ở đâu ra, vì đã được dùng lại hết rồi?) không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, công trình dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ theo kế 4 giếng quan sát (thực ra phải gọi là giếng quan trắc- well monitoring) kiểm tra nguồn nước ở thượng nguồn, hạ nguồn gần hồ bùn đỏ…" (9)

Với một diện tích khai thác và diện tích hồ chứa bùn đỏ ở giữa các thung lũng (đã được giải quyết và tái tạo lại đất, đâu cần phải kiểm tra lại ô nhiễm?)

Và các giếng quan sát trên đã được đặt theo tiêu chuẩn nào hay là được chỉ định chiếu theo nghị quyết thành lập công trường khai thác?

Bùn đã khô và đã được lấp đất (hoàn thổ), làm sao còn nước để bơm lên và phân tích ô nhiễm?

9. Vấn đề chất phóng xạ

Và sau cùng vấn đề chất phóng xạ trong bùn đỏ. lá thư viết tiếp: "Kết quả phân tích mẫu quặng bauxite (mẫu sau khi tuyển rửa) của mỏ Tân Rai và một số mỏ ở Đắk Nông do nước ngoài (Pháp, Úc) phân tích khẳng định rằng thành phần bauxite và bùn đỏ của Tây nguyên hoàn toàn không có phóng xạ". (10)

Lại thêm một khẳng định "xã hội chủ nghĩa" nữa. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, Radium và có nồng độ dao động trong khoảng trên dưới ~20PicoCurie/L tùy theo vùng…Với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mỏ hay các bãi rác có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều (trong hơn 25 năm, bức xạ trung bình được tìm thấy ở bải rác lớn nhất Los Angeles là 40 PicoCurie/L).

Đây có phải là mộ cách bào chữa “lạy ông tôi ở bụi nầy không?” (Xin xem bài viết của cùng tác giả đăng trên Danlambao:  “Vén lên màn bí mật: Bauxite hay Uranium?”

10. Kết luận

Để kết luận nhận định về lá thư của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải gởi cho Phó Chủ tịch nước Việt Nam CS Nguyễn Thị Bình, chúng ta có thể rút tỉa ra một số suy nghĩ như sau:

- Quả thật Việt Nam mặc dù nói đến công trình khai thác quặng mỏ bauxite để sản xuất ra nhôm ròng, nhưng thật sự trong dự án cũng như những phát biểu nhận định, biện giải…của Đảng CS, của Bộ Chính trị CS chỉ "khai triển" tới mức sản xuất alumina tức là oxid nhôm Al2O3 mà thôi;

- Có thể kết luận là việc khai thác này hoàn toàn không được nghiên cứu để đệ nạp bản nghiên cứu cứu tác động môi trường (EIA) và đồ án giải quyết phế thải khí, lỏng, và rắn. Đây là một quy định bắt buộc có ghi trong Luật Môi Trường của Việt Nam trước khi dự án được cấp giấy phép xây dựng;

Dự án cũng không được minh bạch hóa và được giấu nhẹm trong hơn 10 năm qua, và chỉ được Bộ Chính trị qua Thủ tướng CS là Nguyễn Tấn Dũng bạch hóa năm 2009 sau khi bị "nhân dân" khám phá;

- Để trấn an dư luận và để giải thích những lý giải hoàn toàn không có căn bản khoa học và nghịch lý như lá thư điển hình của Hoàng Trung Hải, một trong cấp quyền lực cao nhất nước, lá thư trên thể hiện tinh thần khinh rẻ người dân, khinh rẻ cả sự hiểu biết của giới trí thức am hiểu vấn đề khai thác quặng mỏ;

Dự án hoàn toàn không có tính cách khả thi vì có quá nhiều mâu thuẫn kỹ thuật trong dự án.

Nói tóm lại, dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án khai thác quặng mỏ bauxite khác đã được quy hoạch ở Đắk Nông có thể được xem như là DIỆN trước dư luận thế giới và ĐIỂM là chính thức hóa sự hiện diện của người Trung Hoa ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ẩn tàng một âm mưu chính trị-quân sự của Trung Cộng trong tiến trình tiến chiếm Việt Nam và vùng Đông Nam Á qua não trạng Đại Hán của quốc gia này.

Hiện tại, không một tiếng súng nổ ngoài biên cương, không có tiếng kêu cứu trước công luận quốc tế, Bộ Chính trị CSVNt, cơ quan quyền lực cao nhất đã cấu kết, thỏa hiệp, hợp đảng với Bắc Kinh để hợp pháp hóa việc xâm lược qua việc khai thác quặng mỏ ở cao nguyên và nhiều nơi khác từ Bắc chí Nam. Hình thức xâm lược nầy rất nham hiểm, do đó quốc tế không thể nào lên án kẻ xâm lược là Trung Cộng được.

Đó chính là thảm nạn lớn cho Đất và Nước trong giai đoạn hiện tại.
Đọc đến đây, hẳn các bạn đã nhận diện rõ:

Ai là Trần Ích Tắc?
Và ai là Lê Chiêu Thống?

Cũng như chẳng có Ủy viên Trung ương nào thân Tàu hay thân Mỹ cả!
Tất cả đều tập trung vào việc DÂNG TỔ QUỐC cho Trung Cộng mà thôi!
Chúng ta phải làm gì để chấm dứt thảm nạn trên do CSBV gây ra?
Phải chăng giải pháp “bất tuân dân sự” có thể áp dụng cho tình trạng cấp bách của Việt Nam ngày hôm nay?

Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)