Tuesday, June 27, 2023

  

Sống Với Tuổi Già

Thưa Bà Con,

Sáng nay, trong khi dẫn Wabi đi dạo công viên, dưới cái nắng chói chang của mùa hè Houston, chợt nghĩ đến những người già neo đơn sống rất khó khăn trong tâm trạng bị đứng bên …rìa xã hội. Người viết xin chia xẻ vài suy nghĩ lượm trên mạng cùng Bà Con đọc để…đón những ngày hè trong an bình…

Mời Bạn đọc đi, cho Đời nó đẹp!!!

“Tôi sẽ không bao giờ thay đổi những người bạn tuyệt vời, cho cuộc sống ngọt ngào của tôi ngày hôm nay, cho gia đình thân yêu của tôi để …tóc bớt bạc hoặc bụng bớt phì hơn hơn”.

Khi tôi lớn hơn, tôi thân thiện với tha nhân hơn và ít chỉ trích bản thân hơn. Tôi đã trở thành bạn của chính tôi …

Tôi không còn đổ lỗi cho bản thân vì đã ăn thêm bánh quy, không dọn dẹp giường, hay mua thứ gì đó ngu ngốc mà tôi không cần.

Tôi “tự” cho phép mình có quyền bừa bộn, “không hợp lý”.

***

Tôi đã thấy nhiều người bạn thân yêu rời khỏi thế giới này quá sớm, trước khi trải qua sự tự do tuyệt vời của tuổi già, vì vậy:

• Ai sẽ trách tôi nếu tôi quyết định đọc hoặc la cà… trên máy tính đến bốn giờ sáng và ngủ đến giữa trưa?

• Ai sẽ làm cho tôi hạnh phúc khi nằm trên giường hoặc xem TV bao lâu cũng được?                                                                                                

• Ai sẽ trách tôi khi nhảy với những bài hát tuyệt vời của thập niên 70, 80 và đồng thời khóc vì một tình yêu đã mất?

Nếu muốn, tôi sẽ đi dọc bãi biển trong chiếc quần đùi dài quá gối với tấm thân nặng trĩu, đang phân hủy và chuồi xuống sóng với sự thờ ơ của tha nhân, bất chấp ánh mắt trừng phạt của người khác, trẻ hơn … Và, họ “thế nào”…cũng sẽ già đi.

Tôi biết rằng đôi khi trí nhớ của tôi không làm tôi nhớ, nhưng có những điều trong cuộc sống cũng cần nên quên. Tôi nhớ những điều quan trọng, đó là điều chính yếu!

Tất nhiên, trong những năm qua, nhiều khi trái tim tôi đã vỡ tan, nhưng những nỗi đau đó đã mang lại sức mạnh, sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn cho thân tôi. Một trái tim chưa bao giờ đau khổ là “một tái tim không tì vết và vô trùng” và sẽ không bao giờ biết niềm vui khi của sự bất toàn (Wabi-sabi – Một triết lý bất toàn của Nhựt).

Tôi may mắn đã sống đủ lâu để mái tóc bạc phơ, nỗi đau và tiếng cười tuổi trẻ của tôi

khắc sâu mãi trong những nếp nhăn hằn sâu trên gương mặt.

 

Nhiều người không bao giờ cười, nhiều người chết trước khi tóc họ bạc.

Khi Bà Con già đi, Bà Con sẽ dễ lạc quan hơn.

Bà Con sẽ ít quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

Tôi không còn tự hỏi mình nữa.

Tôi đã giành được quyền mắc phạm sai lầm.

Vì vậy, để trả lời câu hỏi của bạn, tôi chấp nhận già đi, tôi thích con người tôi đã trở nên như hôm nay!

Tôi sẽ không sống mãi mãi, nhưng miễn là tôi vẫn còn ở đây, nhưng tôi sẽ không lãng phí thời gian để hối tiếc về những gì có thể đã có hoặc lo lắng về những gì sẽ xảy ra.

Và nếu tôi muốn, tôi sẽ ăn tráng miệng mỗi ngày.

Cầu mong tình bạn của chúng ta không bao giờ bị chia ly, vì nó xuất phát từ trái tim!

Gửi những lời nêu trên cho ít nhất 7 người trên 60 tuổi và bạn sẽ thấy những gì xảy ra trên màn hình (FB).

Bạn sẽ cười.

***

Lisez, c’est beau!

“Je ne changerai jamais mes amis fantastiques, ma douce vie d’aujourd’hui, ma famille bien-aimée pour des cheveux moins gris ou un ventre plus plat”.En vieillissant, je suis plus amical et moins critique envers moi-même. Je suis devenu mon ami …

Je ne me blâme plus d’avoir mangé des biscuits supplémentaires, de ne pas avoir fait le lit ou d’avoir acheté quelque chose de stupide dont je n’avais pas besoin.

Je m’accorde le droit d’être désordonné, d’être extravagant.         

J’ai vu beaucoup de chers amis quitter ce monde trop tôt, avant de connaître la grande liberté de vieillissement, alors:

         Qui m’en voudra si je décide de lire ou de jouer sur mon ordinateur jusqu’à quatre heures du matin et de dormir jusqu’à midi?

         Qui me fera plaisir de rester au lit ou devant la télé aussi longtemps que je le souhaite?

         Qui me reprochera de danser avec ces merveilleux tubes des années 70 et 80 et en même temps de pleurer pour un amour perdu?

Si je veux, je marcherai le long de la plage en short trop allongé sur un corps alourdi, en décomposition et plongerai dans les vagues avec abandon, malgré le regard pénalisant des autres, plus jeunes… Ils vieilliront également.

Je sais que parfois ma mémoire me lâche, mais il y a des choses dans la vie qui devraient aussi être oubliées. Je me souviens des choses importantes, c’est l’essentiel!

Bien sûr, au fil des ans, mon cœur s’est brisé mais les douleurs donnent force, compréhension et compassion. Un cœur qui n’a jamais souffert est immaculé et stérile et ne connaîtra jamais la joie d’être imparfait.

J’ai la chance d’avoir vécu assez longtemps pour avoir mes cheveux gris, mes peines et mon rire juvénile gravés à jamais dans les sillons profonds de mon visage.

Beaucoup n’ont jamais ri, beaucoup sont morts avant que leurs cheveux ne deviennent argentés. En vieillissant, il est plus facile d’être positif.

Vous vous souciez moins de ce que les autres pensent. 

Je ne me remets plus en question.

J’ai gagné le droit de faire des erreurs. Donc, pour répondre à votre question, j’accepte d’être vieux, j’aime mieux la personne que je suis devenue.

Je ne vivrai pas éternellement, mais tant que je serai encore là, je ne perdrai pas de temps à regretter ce qui a pu être ou à s’inquiéter de ce qui sera.

Et si je le veux, je mangerai un dessert tous les jours.

Que notre amitié ne soit jamais séparée, car elle vient du cœur!

Envoyez-le à au moins 7 personnes de plus de 60 ans et vous verrez ce qui se passe à l’écran. Vous rirez.









Sunday, June 25, 2023

 

Cà cuống chết đến … đít vẫn còn cay

Lời người viết: Thể theo lời yêu cầu của một người bạn,

                                                                                   anh Thinh Nguyễn trên FB, bài viết vui dưới đây

                                                                                          nói về con cà cuống hoàn toàn không có ý mỉa mai hay nói bóng gió gì cả.

1-    Con cà cuống là gì? Cà cuống sống ở đâu?

Cà cuống có tên khoa học là Lethocerus indicus, một loại côn trùng thuộc họ chân bơi (belostomatidae) sống dưới nước. Cà cuống có thân hình quả trám, với hai cánh cứng. Dưới lớp cánh bằng ki-tin là hai chiếc cánh lụa mềm có nhiều đường gân như xương lá khô ép lâu ngày trong quyển vở học trò. Với hai chiếc càng cong hai bên khóe miệng, cà cuống bay liệng khắp bầu trời một cách thản nhiên.

 

Cà cuống có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Tuy bay không khỏe nhưng về đêm, cà cuống có thể bay từ dưới ruộng lúa lên bờ đến những nơi có ánh đèn điện vì chúng rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng điện. Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu của nhiều động vật thủy sinh như: tôm, tép, trai, nòng nọc, nhái, cá con v.v. 

Cà Cuống ngày xưa nhiều lắm, chỉ cần, mỗi chiều về tát nước bên bờ ruộng là đã thấy vô vàng chú em Cà Cuống nghệch ngạc bơi lội. Đến khi chiều mờ tối, đôi khi chúng ta thấy có cả đoàn Cà Cuống bay lên từ mặt đất, hướng về nơi có ánh sáng. Nên thường ban đêm, chúng ta mới thấy cảnh Cà Cuống bay. Còn ban ngày thì chúng nằm bất động, cả trên bờ lẫn dưới hồ nước. 

2-    Nguồn gốc tên gọi cà cuống - Water bug - Lethocerus indicus 

Trong cuốn Thương nhớ mười hai, nhà văn Vũ Bằng kể: “Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một cách lạ lùng, ông ta gửi dâng vua Hán một mớ và gọi là quế đố nghĩa là con sâu cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ, trong đám có một ông lắm chuyện lại tâu rằng: “Đó không phải là con sâu sống trong cây quế (quế đố), mà chỉ là một con sâu sống dưới nước” (thủy đố). Vua mới phán rằng: “Thử nãi Đà chi cuống dã” (此乃佗之誑也 – Đó là lời nói láo của Đà).  Dần dần chữ Đà Cuống đọc chệch ra thành Cà Cuống. Nó còn có một tên nữa là long sắt nghĩa là “rận rồng”. 

Cần hơn 2.000 con bọ nước đực để sản xuất 25 ml tinh chất. Chất tạo hương vị thu được, có hương thơm hoa cỏ vui nhộn, được thêm vào nhiều loại súp và nước dùng của miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hàng thật rất đắt, vì vậy phiên bản tổng hợp hóa học thường được xử dụng phổ biến trong gia đình. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa truyền thống vẫn thích phô trương tinh chất bọ nước thực sự, thứ được cho là một loại thuốc kích thích tình dục mạnh mẽ. Nhưng đừng quá nhiệt tình: Một số người nói rằng ăn quá nhiều sẽ khiến miệng bạn bị tê. 

3-    Tác dụng cà cuống trong y học 

Theo các tài liệu về y học cổ truyền thì cà cuống có vị ngọt, cay, tính bình và không độc. Dùng cà cuống để điều chế các loại thuốc, hoặc ngâm rượu thì có tác dụng bổ thận, tráng dương. Y học hiện đại sử dụng tinh dầu cà cuống như một chất kích thích thần kinh. Nếu xử dụng tinh dầu cà cuống ở liều thấp, có thể gây hưng phấn nên thường dùng để tăng khả năng sinh dục. Ứng dụng này được đưa vào ở một số trường hợp chữa yếu sinh lý ở nam giới. 

4-    Cách chế biến thức ăn từ cà cuống


 Cách 1: Dùng làm nước mắm cà cuống

Cách 2: Chiên chín trong dầu ăn, dùng như một món ăn

Cách 3: Nướng Cà Cuống chín vàng và thưởng thức

Cách 4: Lấy Bọc tinh dầu từ con Cà Cuống đực dùng làm dược liệu.

Cách 5: Ngâm Cà Cuống còn sống hoặc đã chín con nguyên con với rượu và dùng với liều lượng thích hợp. 

Bánh cuốn, chả cá Lã Vọng, bún thang, bún chả Hà Nội… người ta lại nhớ về mùi vị cay nồng của tinh dầu cà cuống – một hương liệu làm nên nét đặc biệt trong từng món ăn của người Hà thành. Một chút thoang thoảng thôi cũng đủ làm cho người ăn thấy nôn nao và nhung nhớ. Nếu bạn từng thử qua món bánh cuốn, từng nhâm nhi bún chả, bún thang hay đơn giản được thưởng thức một chén nước mắm với mùi thơm đặc trưng của tinh dầu cà cuống… ắt hẳn sẽ khó có thể quên được được mùi thơm ngon, nồng nàn trong từng vì nguyên liệu tươi mới, do sự khéo léo kết hợp của người nấu… nhưng bạn vẫn không thể phủ nhận được mùi thơm rất lạ, cay cay, nồng nồng như mùi quế của tinh dầu cà cuống là sức hút nổi bật cho từng món ăn. 

Mùi thơm của cà cuống rất đặc biệt, chỉ cần nhỏ một đến hai giọt vào chén nước mắm thôi cũng đủ làm cho hương vị món ăn thêm đậm đà, quyến rũ. 


Ở Á châu, cà cuống thường được dùng toàn cơ thể làm thức ăn, từ Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar qua Trung Hoa, Singapore, Indonesia. Người Tàu ăn cà cuống theo kiểu luộc thêm một chút muối ở Quảng Châu, hoặc xào trong dầu mè ở Bắc Kinh. Ở Singapore, fwai fa shim im là một món cà cuống được ưa chuộng. Người Thái Lan gọi cà cuống là mangda. Họ trộn nhuyễn toàn cơ thể, có khi vứt bỏ mắt, cánh và những bộ phận xơ cứng, với hành, kiệu, ớt, đường, thêm vào nước chanh, nước mắm thành một thứ bột nhão gọi là nam prik mangda để ăn với cơm hay rau. Theo sử sách thì từ 200 năm trước Công nguyên, cà cuống đã được xếp vào loại sơn hào hải vị của người Việt để cống nạp cho Trung Hoa với tên gọi con sâu quế. 



Tại miền Bắc Việt Nam, cà cuống được loại chân, cánh, đuôi phụ rồi hấp cách thủy trong một cái chõ hay nướng trên lò than để ăn. Cũng có khi người chế biến để nguyên con đem thái nhỏ rồi xào mỡ để ăn ngay hay ướp muối để tích trữ. Cà cuống cái không có bọng tinh dầu thơm nên thường người ta chỉ ăn trứng; hoặc rang, chiên lẫn cà cuống cái với cà cuống đực thành món chiên cà cuống. 

Thịt và trứng cà cuống: Phần thân và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin. Có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc sao chín vàng, tán nhỏ làm dược liệu trong các bài thuốc đông y. Cà cuống có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa. 

5-    Tinh dầu cà cuống 

Chỉ có cà cuống đực mới có bọc tinh dầu, cà cuống cái không có bọc tinh dầu. Bọng tinh dầu ở gáy cà cuống đực, thoang thoảng mùi hương quế rất khó tả, là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn, và chính nó làm cho các món ăn nói trên có hương vị nổi tiếng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội truyền thống. 

Hương thơm cà cuống là do tinh dầu, là hỗn hợp gồm nhiều chất dầu dễ bay hơi, chứ không chỉ một chất. Đại học công nghệ Suranaree (Thái Lan) đã nhận diện được 22 chất tạo hương ở cà cuống đông lạnh, và 27 chất ở cà cuống luộc. Thành phần chiếm nhiều nhất là hai ester (E) – 2-hexenyl acetate và butanoate. Hai chất này cũng có nhiều trong dầu chuối và các loại trái cây khác như táo, chuối, xoài, dâu, mận…Ngoài ra còn nhiều ester lẻ tẻ khác… 

Tất cả gộp lại cấu thành mùi hương riêng của cà cuống. Từ những kết quả này, người ta dùng kỹ thuật phối hương để chế ra tinh dầu cà cuống nhân tạo. 

Tinh dầu, được lấy từ con cà cuống đực bằng cách sau: Dùng đầu nhọn của que tre hay mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa đôi chân thứ ba. Gấp bụng cà cuống xuống để bộc lộ hai túi tinh dầu, đây chính là phần tinh túy nhất trong con cà cuống. Dùng kẹp khẽ gắp túi và rút ra một cách nhẹ nhàng (tránh làm rách túi), rồi chích túi cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch, đậy kín. Nếu đựng trong lọ có nút mài thì có thể bảo quản được rất lâu. Mỗi con cà cuống đực chứa khoảng 0.02 ml tinh dầu. 

Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong vắt, chứa chất thơm được xác định là một hexanol acetate và được xử dụng như thịt và trứng.Trên thực nghiệm y học, tinh dầu cà cuống được dùng với liều thấp theo giọt như một chất kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục. 

Nếu có ít cà cuống, thường người ta thường hấp hoặc nướng chín cà cuống để tinh dầu lan tỏa toàn thân. Sau đó băm nhỏ hoặc để nguyên con và cho vào lọ nước mắm ngon, khi sử dụng thì lấy ra vài giọt để gia vào một số món ăn; pha vào nước mắm dùng cho bún chả, bánh cuốn; chế vào nước dùng của bún thang; và pha vào mắm tôm khi ăn chả cá. Cũng không hiếm khi nước mắm cà cuống được gia thêm vào giò lụa, nhân bánh chưng. 

6-    Hoài niệm về con cà cuống trong ký ức người miền Tây 

Ông bà ta nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai chút nào. Ngày trước những đứa trẻ quê rất thích đi bắt cà cuống vừa được có món ngon vừa có chút tiền mọn tiêu vặt từ cà cuống đem bán. Giá cà cuống thời ấy mỗi con cái năm cắc vì chỉ có trứng không có mùi thơm, còn con đực được một đồng. Người ta mua cà cuống để ăn, ăn chơi. Nướng cà cuống trên lửa than, ngọn gió đi qua đó trở thành ngọn gió nồng thơm, kích thích dịch vị của cả những người có khứu giác tệ nhất. 

Cà cuống là món ăn dân dã, nhưng cũng khá vất vả săn bắt. Ông bà thường nói: “Cà cuống chết đến đít còn cay”, đó là câu dân gian truyền miệng nói về đặc trưng và lý giải vì sao, người ta thích ăn cà cuống. Sự thật thì chất tinh dầu không cay như đã nói mà thơm dìu dịu, thịt ngọt ngon, giúp tráng dương bổ thận, dễ tiêu hóa. 

Con cà cuống đang bị tuyệt chủng bởi đồng ruộng bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, phân hóa học được sử dụng vô tội vạ.

 7-    Cà cuống đực có bùa mê.

 


Hương thơm ở cà cuống đực cũng là chất mùi dẫn dụ, đại loại cũng giống như “bùa mê thuốc lú” để dụ con cái xáp lại, hoàn thành sứ mạng truyền giống. Chất dẫn dụ là tín hiệu hoá học mà động vật tiết ra để báo hiệu cho đồng loại nhận biết và thực hiện điều gì đó, chứ không riêng gì chuyện ái tình. 

Chẳng hạn con ong tiết ra pheromone để làm tín hiệu phương hướng cho cả đàn ong bay về tổ. Còn con người có tiết ra pheromone để dụ nhau, hay để ai dụ ai? Chưa thấy khoa học nói tới, nhưng ông bà ta thì có nói “Lia thia quen chậu…” 

Người ta chỉ dùng 12 loại ester trong số 27 chất trong tinh dầu cà cuống để làm hàng nhái. Hầu hết tinh dầu cà cuống bán ngoài thị trường đều là hương nhân tạo, chỉ gần giống thôi, làm sao mà giả được tinh dầu cà cuống thứ thiệt có “vị the” sục lên óc mà không buốt như mù tạt. 

8-    Cà cuống dưới mắt người “tổng hợp” 

·       Biết và thấy hình dáng con cà cuống vào khoảng năm 1960, sau khi cầu Thị Nghè được khánh thành trên xa lộ Biên Hòa. Tối tối, nhờ có đèn sáng hai bên thành cầu, tới mùa dế cơm và cà cuống, bà con chạy xe lên bắt rất đông. 

·       Không biết mùi cà cuống cho đến khi về Việt Nam năm 1973 mới biết do một người bạn Bắc kỳ dẫn đi ăn ốc nhồi, và bún thang ở một nhà hàng đường Chi Lăng, Gia Định. 

·       Câu hỏi được đặt ra là có phải mùi hương (xạ của mỗi người đàn bà) cũng giống như mùi cà cuống, thu hút người khác giống chăng? Trong trường hợp cà cuống thì người lại, con đực cho mùi hương để quyến rũ con cái. Mà sao, với con người, chỉ có đàn bà mới có…xạ? Theo tổ chức nghiên cứu và điều trị về vị giác và khứu giác ở Chicago (Mỹ) đã đưa ra con số 81% đàn ông dễ dàng bị quyến rũ bởi một mùi hương nhẹ nhàng, thơm ngát. Và phụ nữ khôn ngoan nên biết cách giữ trái tim đàn ông bằng việc đánh gục mọi giác quan của họ bởi ngoại hình xinh đẹp khiến đàn ông khó rời còn mùi hương bí ẩn cuốn hút khiến đàn ông mê mẩn không yên. 

·       Có lẽ mùi tinh dầu của cà cuống đực, cũng giống như “mùi xạ” của quý phụ nữ cũng giống như các mùi nước hoa đặc biệt của Pháp có thêm một ít “tinh dầu” của con bọ hung để “ngậy mùi” và kích thích…đối tác là đàn ông? 

·       Theo người viết, câu “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay” có nghĩa như sau: “Chữ cay ở đây không phải là “cay như ăn ớt” mà là “cay cú”…nhưng là một thú đau thương, chỉ biết ngậm miệng mà “thấm thía” một khi vì “mùi xạ” mà phải ngậm đắng nuốt cay, không dám thổ lộ cùng ai... suốt cả đời!” Bạn nào đã từng có ở tâm trạng nầy sẽ hiểu …đến đít vẫn còn cay của con cà cuống. 

·       Mùi hương - Chất dẫn của cảm xúc: Mùi cơ thể là một cơ cấu có ở mỗi người do tuyến mồ hôi bài tiết qua da, có thể ở khắp cơ thể và đặc biệt nhiều ở vùng kín như vùng da dưới cánh tay, sau gáy tai. Mỗi người đều có một mùi hương riêng, có mùi tạo cảm giác khó chịu, có mùi để lại ấn tượng lưu luyến khó phai. Mùi khó chịu do các chất có trong tuyến mồ hôi và vi khuẩn tác động gây nên làm chúng ta mất đi sự tự tin và bị mọi người xung quanh lãng tránh. Sẽ thật "kém sang" biết bao, nếu bạn khoác lên mình một bộ đồ hàng sang trọng, có được một gương mặt xinh đẹp hoàn hảo, mà cơ thể lại có những mùi khiến người khác nhăn mũi. Đặc biệt, trong những người có mùi cơ thể khó chịu, bản thân họ lại rất khó nhận biết mùi hôi do nội tiết gây ra. 

Câu hỏi cuối quý phụ nữ trên thế giới là…Bạn có muốn cơ thể của mình có mùi thơm quyến rũ không? 

Những ngày đầu Hè năm nay nóng quá làm anh Ba Da Cam lên cơn…viết bậy!

 

Mai Thanh Truyết

Houston – Hạ chí 21/6/2023

 

 

 

 

 

 

 

 


Thursday, June 22, 2023

 

Câu chuyện “Cậu thợ sửa ống khóa” dười đây nói lên một não trạng băng hoại của thời xã nghĩa. Còn đâu thời…Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho – Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ!

 

CẬU THỢ SỬA ỐNG KHÓA



Tôi đến cậu thợ khóa hay ngồi ở đầu phố để làm thêm một chìa khóa dự trữ đề phòng khi thất lạc , mình già rồi, hay lẩn thẩn.

Cậu thao tác thoăn thoắt, loáng một cái đã xong, chưa đến 10 phút. Tôi đứng lên vừa trả tiền vừa khen:

- Rất nhanh, rất sáng tạo. Thiết bị cũng gọn nhẹ. Cháu giỏi lắm!

- Cháu làm nghề này thú vị đấy!

- Dạ, đâu có gì thú vị ạ. Cái nghề này tuy chân chính mà lại gắn bó với một biểu tượng nhục nhã của xã hội đó bác.

- Sao?

- Dạ, cái khóa là một biểu tượng của sự không tin cậy giữa con người với con người.

Hết sức ngạc nhiên trước câu nói này, tôi lại ngồi xuống nghe chuyện. Nhìn kỹ cậu thợ khóa trẻ, cũng có vẻ thư sinh. Hơi đen chắc do cả ngày ngoài nắng gió.

-Cháu làm thợ khóa bao lâu rồi ?

- Dạ ba năm rồi ạ.

- Trước đó cháu làm gì?

- Dạ... dạ... con dạy học.

Tôi lấy làm lạ.

- Cháu dạy môn gì và vì sao thôi dạy hoc?

- Dạ con dạy Sử cấp ba. Do con bị viêm thanh quản, nói tiếng khao khao như thế này. Không chữa được. Cũng không muốn nhà trường khó nhọc tìm việc khác cho mình, con xin nghỉ.

- Thế làm thợ khóa thu nhập ra sao?

- Dạ cũng tương đương khi đi dạy.

Tôi thấy thích anh chàng nầy.

- Cháu nói về cái khóa sâu sắc lắm .

Dường như tôi bắt đúng làn sóng của cậu ấy, cậu sôi nổi:

- Bác thấy đó, người ta liên tục sáng tạo ra các loại khóa mà kẻ gian cũng liên tục sáng tạo ra cách mở trộm. Có người ghé hiệu thuốc chỉ 5 phút cũng phải khóa xe máy, nhưng kẻ gian chỉ cần 10 giây để mở được khóa và trộm xe.

 Trong Thành phố , biết bao ngôi nhà phải có rào sắt kiên cố, trên đỉnh rào còn phải có hàng lưới mác nhọn ghê hồn. Có người còn chưa yên tâm, quấn thêm dây thép gai lưỡi búa sắc như dao trên đầu rào. Còn ổ khóa cổng thì muôn phần hiện đại chắc chắn. Sao lại phải đến thế? 

Có vẻ thấy tôi chăm chú nghe, cậu nói tiếp:

- Hằng ngày con thường đi qua một nhà hàng ở phường Thảo Điền này. Ông bà chủ người Tây ban Nha phải dùng xích sắt khóa cái thùng rác bằng nhựa của họ vì đã từng bị mất cắp. Có nhục không? Họ nghĩ về môi trường xã hội, về con người VN thế nào?

Tôi thở dài:

- Ờ, trước đây từng có thời nhà không cần cổng, vườn không cần rào. Có thể khép cửa không cần khóa mà yên tâm cấy cày cả buổi ngoài đồng.

- Dạ đó quả là một xã hội thân thiện, tin cậy lẫn nhau đến thế. Con cũng từng nghe như vậy, nay đâu rồi bác? 

Tôi hiểu cậu ấy không chờ tôi trả lời. Cậu không nhìn tôi, thấp giọng nói tiếp:

- Lòng tin con người bị sứt mẻ ở khắp nơi. Sáng đi chợ, mua một mớ rau cho vợ con ăn, con cũng xót xa rằng khó mà tránh được hóa chất độc hại do người trồng sử dụng vì hám lợi. Trưa ghé hiệu thuốc mua một hộp tinh bột nghệ chữa dạ dày cho vợ, không biết có pha bột màu xây dựng trong đó không? Nếu tinh bột nghệ giả bằng bột sắn dây hay bột mì thì đó còn là sự lừa đảo có lương tâm. Ôi lòng tin ở con người !

Cậu nói với sự xúc động của một cha, một người chồng bất lực.

Chúng tôi cùng im lặng. 

Một người trẻ như cậu ấy cũng trăn trở với tình trạng xuống cấp đạo đức xã hội. Sự dối trá, vô cảm, bạo lực xảy ra quá phổ biến nên trở thành bình thường. Trên TV, trên báo mạng đưa đầy rẫy chuyện cướp bóc, trộm cắp, đâm chém... nghe mãi rồi thành quen, không còn quá xót xa vì nhân tình, không còn quá nhức nhối vì quốc thể, ấy mới là điều đáng sợ.

 Cậu ấy cầm cái dũa gạch gạch mạnh trên nền xi măng.

Tôi cảm nhận sự bức xúc của cậu. 

- Cháu nói đúng với thực tế lắm. Bác cũng có những trải nghiệm và nhận xét tương tự.

Nhưng...

Tôi định làm không khí nhẹ bớt bằng những câu chuyện đầy tình người trong đại dịch vừa qua thì đúng lúc đó một khách hàng khác đến chữa khóa, chấm dứt câu chuyện của chúng tôi. .

Tôi đứng dậy chào ra về. Cái ống khóa trì nặng trong túi tôi như dòng suy tư nặng nề chưa dứt.

Hướng Thiện




 



 


 


 

Trần Phong Vũ

pSnsoredto9hath7

5

a

M

75

 

J

:

6

fg0

2

75

n

i

A

t

m

 

9328h5gah2

1

20

e

 

4f

 

1

u

Nguy cơ mất nước hay họa diệt vong ở Việt Nam ngày nay vẫn còn thích ứng với 7 họa hoạn ở thời Chiến quốc bên Tàu.

***

 


Trích từ Fb Vỹ Hoàng

Mặc Tử, nhà tư tưởng nổi tiếng thời Chiến Quốc của Trung Hoa từng nói: "Quốc gia sắp diệt vong ắt có 7 họa hoạn"...

Bảy họa hoạn này được viết trong sách "Mặc Tử - Thất hoạn" như sau:

1. Quốc phòng lỏng lẻo mà xây dựng các cung điện hoa lệ, đó là họa hoạn thứ nhất.

2. Quốc gia thù địch áp sát biên giới, bên ngoài không có bạn bè đồng minh cứu giúp, đó là họa hoạn thứ hai.

3. Huy động quân đội, dân chúng vào một số sự tình vô dụng, mệt nhọc sức dân, ban thưởng cho những kẻ bất tài, sức dân bị vắt kiệt vào những việc vô dụng, tài chính bị móc sạch vào những việc tiếp đãi ăn uống, đi lại giải trí, đó là họa hoạn thứ ba.

4. Quan chức chỉ chú ý đến bổng lộc bản thân, người được phái đi du thuyết chỉ chú ý đến tìm bạn gọi bè, người chấp chính soạn thảo pháp luật để thảo phạt nhân dân, người dân do sợ hãi mà không dám nói về chính trị, đó là họa hoạn thứ tư.

5. Người chấp chính tự rêu rao mình tiên tiến, xuất sắc, sáng suốt, không hỏi ý kiến người dân, tự cho là thế giới hòa bình, không có phòng bị, các quốc gia xung quanh đều đang mưu cầu phát triển, còn người cầm quyền không nghĩ đến tiến thủ, đó là họa hoạn thứ năm.

6. Những người được tín nhiệm, trọng dụng lại không trung thành với quốc gia, người thực sự trung thành với quốc gia lại không được trọng dụng, đó là họa hoạn thứ sáu.

7. Dân sinh khốn đốn, khó bảo đảm cuộc sống thường ngày, quan lại trong triều không có năng lực xử lý quốc sự, người chấp chính khen thưởng không khiến nhân dân vui mừng, người chấp chính trừng phạt không có tác dụng khiến dân sợ hãi, đó là họa hoạn thứ bảy.

Có 7 họa hoạn này thì người chấp chính sẽ không còn xã tắc, việc giữ thành, an dân, trị quốc... sẽ bị sụp đổ. Bảy họa hoạn này có ở quốc gia nào thì quốc gia đó sẽ gặp tai ương.





 

 

 


Kiếp Ve Sầu



Sáng nay 22/6/2023, ngày thứ hai của mùa hè năm nay, đi cùng với Wabi (đi cùng/ đồng hành/song hành chứ không “dẫn” như trước kia nữa), ra công viên gần nhà, nghe tiếng ve kêu rộn ràng gợi lại nhiều kỷ niệm thời thơ ấu ngày xưa ở Saigon ở những năm cuối 48 đầu 50 của thế kỷ trước.

Tiếng ve hòa điệu cùng tiếng xe đủ loại chạy trên xa lộ bên cạnh công viên. Âm thanh đôi khi nghe hơi chỏi, khó nghe, nhưng cũng có đôi lúc dường như hai âm thanh trên giao thoa cùng nhau tạo thành một điệu nhạc êm dịu do cộng hưởng mà ra.

Xin có vài hàng cùng ve sầu dưới đây:

Về phân loại khoa học, ve sầu thuộc Giới (regnum) Animalia, Ngành (phylum) Arthropoda, Phân ngành (subphylum) Hexapoda, Lớp (class) Insecta, Bộ (ordo) Hemiptera, Phân bộ (subordo) Auchenorrhyncha, Phân thứ bộ (infraordo) Cicadomorpha. Liên họ (superfamilia) Cicadoidea, Họ (familia) Cicadidae

Ve sầu hay còn gọi là kim thiền là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè. Ở khu vực dãy núi Appalachian, dân Mỹ gọi ve sầu là ruồi khô (tiếng Anh: dry flies) vì xác ve sau khi lột còn nguyên hình và khô.

Ve sầu không chích, không cắn và vô hại đối với con người. Nhiều người ăn ve sầu (như ở Hy Lạp cổ đại, Trung Hoa, Malaysia, Myanmar, châu Mỹ La tinh và Congo. Ve sầu cũng được dùng làm thuốc Đông y.

Khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa" làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho "bài hát" của mình. Mỗi giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau - để mời gọi ve sầu cái cùng giống để giao tình! Và…Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng bên mình, chỉ dùng để "nghe" ve đực hát và bị dụ dỗ. Ve đực khi không hát, cũng dùng hai cái loa ấy làm "tai" nghe ngóng động tĩnh xung quanh.

Một số loài ve có khả năng tạo âm thanh đến 120 dB, tiếng kêu to nhất nhì trong loài côn trùng.

Ve sầu lột xác



Sau khi giao phối, ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó. Ve cái có thể làm nhiều lần như vậy cho đến khi nó đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong đất. Hầu hết các loài ve có vòng đời từ 2 đến 5 năm. Một số loài có vòng đời dài hơn nhiều, ví dụ như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và đôi khi là 13 năm. Những vòng đời dài như thế là một sự thích ứng để chống lại các loài ăn thịt ve như loài ong bắp cầy ăn ve và bọ ngựa bởi vì các loài ăn thịt này không thể thường xuyên xuất hiện đồng thời với ve.

Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30 cm (1 ft) đến 2,5 m (khoảng 8½ ft). Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe.

Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó, chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve trưởng thành. Xác ve vẫn còn nằm đó và gắn vào vỏ cây.

Phân loại: Siêu họ này chứa 2 họ là: Cicadidae Westwood, Tettigarctidae

***

Nghe thiên nhiên giao hòa, tiếng ve, tiếng xe khi lên bổng khi xuống trầm, thấy lòng người nhẹ “hửng” ra. Nhớ lại thời thơ ấu, sáng sớm đi bộ từ đường Cô Bắc (Dumortier) ra đến đường Công Lý, chỗ hai công viên trồng cây cao su trước cổng Dinh Độc Lập. Xin thưa một chút về lịch sử của đường Công Lý:” Ban đầu, đường Công Lý được đặt thành số 26, sau này thì gọi là đường Impératrice, rồi đến Mac Mahon (dân Sài Gòn thời đó hay gọi quen thành đường Mặt Má Hồng), rồi lần lượt mang theo những cái tên như Général De Gaulle, Maréchal De Lattre de Tassigny. Mãi đến năm 1955, đường mới có tên cнíɴн thức và Việt hóa là đường Công Lý (bởi, con đường này đi ngang qua Tòa Pháp Đình Sài Gòn, được xem là nơi gìn giữ côɴԍ lý của người dân).” Và sau 30/4/1975, đã được đổi tên…Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công lý!

Ví sao tôi đến đây?

Vì muốn bắt ve sầu.

Bước từng bước một, chậm rãi đi và quan sát kỹ lưỡng chung quanh các gốc cao su. Một vài chú ve bắt đầu bò lên thân cây sau khi từ dưới đất chui lên. Ve ban đầu trần trụi không có cánh. Nắm ve sầu để trong lòng bàn tay, thổi nhẹ vào phía đầu của ve…thấy từ từ một lớp cánh mỏng nhú ra. Chỉ trong độ 5 phút là cánh ve đã “trưởng thành”.


Và sau đó, ve bay đi, bay đi…bắt đầu cho buổi đầu đời ngắn ngủi chỉ trong vài tháng hè mà thôi.

Thử nghĩ dù, 5 năm, 10 năm, hay dài nhứt là 17 năm của một chu kỳ ve trong lòng đất. Chỉ hưởng được không khí tự do trong vài tháng. Thế mà ve vẫn hạnh phúc hát nghêu ngao liên lục suốt mùa hè. Để rồi giao hoan cùng đồng loại. Đẻ trứng. Chôn vùi vào lòng đất chuẩn bị cho một chu kỳ mới sau đó…

Còn con người, dù cho có sống trăm năm đi nữa, có bao giờ con người có được trọn vẹn vui hưởng hạnh phúc suốt cuộc đời như ve hay không?

Vài suy nghĩ lý sự cùng của một ông Đồ gàn và lẩm cẩm. Xin chia xẻ cùng Bà Con xa gần.

Mai Thanh Truyết

Houston Đầu hè 2023