Con Đường Tương Lai của Việt Nam
trong những ngày sắp đến
Thơ Phạm Tương Như cảm tác cho Ngày Quốc Hận 30/4/2020
Anh hùng tử, chí
hùng linh!
Diệt thù giữ nước
dân tình ấm no
Ta hề! Tuổi hạc dẫu
cao
Ngựa hề! Kiếm thép
khí hào Tiền nhân
Chí hề! Vị Quốc
Vong Thân
Tiết hề! Gương Ngũ
Tướng cần soi ta…
Thưa
Bà Con,
Hôm
nay là ngày 24/4, chỉ còn một tuần lễ nữa là Việt Nam Cộng Hòa đi vào quá khứ.
Trong niềm đau Quốc Hận, chúng ta vẫn còn ngẩng đầu tin tưởng vào tường lai. Trong vườn hoa của dân tộc Việt
nơi hải ngoại vừa ghi dấu được một em bé chưa biết bò, cố gắng tìm vú mẹ trên
đại lộ kinh hoàng phía Nam vỹ tuyến 17, Cầu Mỹ Chánh để rồi…45 năm
sau, một Trung tá quân lực Hoa Kỳ oai hùng trong bộ quân phục của
một quốc gia hùng mạnh nhứt thế giới. Đó là Tr.T. Kinberly M. Mitchell.
Và
đây, chính là Con Đường Tương Lai của Việt Nam trong
những ngày sắp đến…
Em bé gái trên Đại Lộ
Kinh Hoàng của
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Em bé ngày nay, Trung
Tá Kimberly M. Mitchell
Vào
mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm
trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để
bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé
bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy
Quân Lục Chiến đang hành quân.
Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung
Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay
đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô
âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ
cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm
động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời
điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục
Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển
vận.
Thưa
Bà Con,
Xin
Bà Con dặn lòng là không bao giờ quên Ngày Quốc Hận 30/4. V
Vì
ngày nầy đã đánh dấu biết bao oan khiên của dân tộc. Và trong những nỗi oan
khiên có lẽ nỗi oan khiên qua cái chết của Tướng Nguyễn Khoa Nam chắc sẽ không
bao giờ phai mờ trong tâm khảm người con Việt.Người thứ hai, người viết muốn
nhắc đến là Trung tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long.
Thưa Bà Con,
Tướng Nguyễn Khoa Nam: Cuộc Đời Thành
Huyền Thoại
Tướng
Nguyễn Khoa Nam
|
(Phạm Văn Thanh nguyên là Hải Quân Trung Úy thuộc
QLVNCH vào năm 1975, được giao trách nhiệm nhuận bút và hoàn thành tác phẩm
"Nguyễn Khoa Nam" ấn bản đầu tiên 2001.)
Từ ngày nhập ngũ cho đến khi tuẫn tiết, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã
dâng trọn cuộc đời cho quân đội, chiến đấu bên cạnh các chiến hữu của ông trên
khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam.
Chín năm sau, hài cốt ông đã được bà Nguyễn Khoa Phước (em dâu
ông) cải táng, hỏa thiêu và trong cuộc hành trình về lại Sài Gòn, rải tro cốt
xuống giòng sông Hậu, sông Tiền, nơi mà Tướng Nam đã sống và chết bảo vệ an
ninh lãnh thổ cho vùng Đồng Bằng Cửu Long.
Xác thân ông đã hoà vào
giòng nước đục phù sa, linh hồn ông đã nhập cùng hồn thiêng sông núi!
Tướng Nam không bỏ người chiến hữu nào mà đã vĩnh viễn ở lại
cùng họ, những người lính chiến VNCH đã hi sinh mạng sống hay một phần thân thể
để bảo vệ nền tự do, dân chủ non trẻ của miền Nam suốt 20 năm dài.
Chúng ta không ngạc
nhiên khi thấy ông bình thản chu toàn trách vụ của vị tướng Tư Lệnh Quân Đoàn
IV tới phút cuối cùng xong mới thanh thản trở về với lòng đất mẹ. Tướng Nam đã không đành đoạn bỏ nước và
dân chúng ra đi hay chịu yên vui sống tiếp quãng đời còn lại trên xứ người,
nhìn đất nước bị Cộng Sản nhuộm đỏ và đồng bào ông sống trong cảnh tủi nhục đọa
đày.
Tướng Nguyễn Khoa Nam đã
chọn lấy cái chết của mình để trả nợ nước!
Và tiếp theo là Trung Tá Nguyễn Văn Long
Thân mời Quý Bà Con xem
bài của Duyên Anh: “Máu Trung Tá Long đã thấm xuống
lòng đất mẹ”.
Nối vòng tay lớn không còn nữa.
… Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long.
Trung tá cảnh sát Long đã
tự sát ở đây Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên
truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng
đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt
đỏ hoe, chớp nhanh.
Tất cả im lặng, thây kệ
những bài ca cách mạng, những lởi hoan hô bộ đội giải phóng.
Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng trấn Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Đô trưởng Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long.
Cộng sản đã chẳng ngu dại
phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những
cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm
hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lãi lớn bằng liệt
sĩ giả vờ thế thì thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại gì nhỉ? Nó không
chịu, không thích vinh tôn cái thật, đã đành, nó còn nhởn chìm cái thật và vấy
bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ý và lạnh lùng.
Khi cái thật bị nhận chìm,
bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá
trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn chìm theo. Rốt cuộc, bọn giả hình sống
với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền
uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động,
buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng
gian dối, vĩ nhân phường tuồng.
Vì vậy,
Thưa Bà Con,
Về phần
chúng ta, những người con Việt còn lại sau 45 năm dưới ách cai trị của CSBV há
chẳng mang được một hoài bảo có một ngày nào về lại xây dựng quê hương.
Sống tha hương nới đất lạ khắp
nơi trên thế giới, Bà Con có nghe chăng tiếng Mẹ Việt Nam réo gọi và mong
đàn chim Việt sẽ trở về dựng lại Quê Hương, vá lại bức dư đồ đã rách nát, kết
quả của 45 năm cai trị miền Nam, và 75 dày xéo đất Bắc của Cộng sản Bắc Việt.
Hoài Bảo Việt
Nam
Nơi đây đất khách quê người
Làm sao yên ổn sống đời lưu vong
Bao năm vận nước long đong
Bấy lâu ta vẫn hoài mong một ngày
Tự do dân chủ no đầy
Văn mình tiến hóa đắp xây quê nhà
Hướng về quê Mẹ nhạt nhòa
Viễn phương cố nén xót xa dâng tràn
Ra đi trong những ngỡ ngàng
Bao giờ trở lại thăm làng quê xưa
Mây buồn đổ xuống cơn mưa
Khóc dùm ta giọt lệ chưa khô cằn
Tình quê nợ nước nhớ chăng
Làm sao không khỏi băn khoăn ngậm ngùi
Có gì lấy để làm vui
Khi quê hương Mẹ bao người lầm than
Còn gì sau buổi tiệc tàn
Hay là chỉ thấy bẽ bàng lòng thêm
Câu kinh khấn nguyện từng đêm
Công bằng, nhân bản xây nền Việt Nam!!!
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
No comments:
Post a Comment