Sunday, April 28, 2024

Quốc Hận Trong Lòng Dân Tộc Việt Thưa Bà Con, Một trong những nỗi nhớ trong suốt 49 năm qua, lịch sử dân tộc chắc không bao giờ quên một vị Tướng chấp nhận tuẫn tiết và chết theo thành dù có nhiều cơ hội để di tản ra ngoại quốc. Đó chính là Tướng Nguyễn Khoa Nam. Xin mời Bà Con đọc lời người em ruột của Tướng Nam nói về người anh của mình dưới đây: THÁNG TƯ LẠI VỀ, TƯỞNG NHỚ TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM (Bài viết của ông Nguyễn Khoa Phước - Giáo sư Trung Học, Cựu Nghị sĩ VNCH về anh trai mình) Năm 1956, anh Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Kỹ Thuật Dù trong trại Hoàng Hoa Thám. Anh mang lon Đại Úy cho đến cuối năm 1965 khi anh giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, tôi mới thấy anh lên Thiếu Tá. Từ lúc nắm TĐ5ND anh đi hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Năm 1966, khoảng tháng 3, TĐ5ND tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tổ chức, anh có về thăm gia đình tôi. Anh rất thương các cháu con tôi và có thì giờ rảnh là về nhà tôi tắm rửa, ăn cơm và thăm các cháu. Thời gian này, tôi là Hiệu Trưởng trường Trung Học Đệ Nhất Cấp Trần Quốc Tuấn ở Quảng Ngãi. Đây là lúc anh em tôi gặp nhau nhiều nhất cả thời gian sau này. Thấy anh có vẻ buồn dù ta đang thắng, tôi hỏi anh, anh nói: - Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tròn, bên đơn vị mình có mười mấy binh sĩ bị hy sinh, tội quá. Kỳ này về phải lo cho gia đình tử sĩ. Đầu năm 1970, được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1974, được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung Úy Danh, Sĩ Quan Tùy Viên của Anh lên Sài Gòn tin cho chị tôi là bà Diệu Khâm biết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tuẫn tiết. Trung Úy Danh nói thêm Thiếu Tướng tự sát vào khoảng 6-7 giờ rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt-45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngả sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40,000 đồng tiền Việt Nam. Bác Sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 2 tháng 5 năm 1975. Nói tới Tướng Nguyễn Khoa Nam, cũng không quên nhắc đến Trung Tá Nguyễn Văn Long nằm chết “thẳng thớm” dưới tượng người lính trước Quốc hội, Sài Gòn do viên đạn ông tự bắn vào đầu…thật bi thảm và oai hùng. Người lính Cộng hòa là như vậy đó, Bà Con ơi! Thưa Bà Con, Nhân Ngày Quốc Hận hôm nay 30/4/2024, xin mượn ý thơ của Leonard Cohen để rung một hồi chuông chào đón Ngày Đau Buồn nhưng luôn hy vọng sẽ có ánh sáng bình minh len vào những đổ vỡ rạn nứt của dân tộc suốt 49 năm qua… Hình TT Nguyễn Văn Long tự tử trước Tòa Đô Chánh Saigon ngày 30/4/1975 Hãy rung những hồi chuông vẫn còn có thể rung Hãy quên đi lời chào mời hoàn hảo của bạn Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt Đó là cách ánh sáng len vào” …… Ring the bells that still can ring Forget your perfect offering There’s a crack in everything That’s how the light gets in. Và cùng ngẩng mặt suy nghĩ thêm về con đường tương lai của dân tộc: • Ngày hôm nay chúng ta không còn thấy cần thiết phải lấy tư tưởng về giáo dục, luân lý, những lời giảng dạy của Khổng Tử làm mẫu mực trong cuộc sống nữa; • Cũng không còn là lúc bình luận chiến lược, chiến thuật …đánh nhau qua các thế trận của …Binh pháp Tôn Tử nữa! Chính vì vậy mà con người và Đất Nước Việt phải chịu sự trì trệ biết bao thế hệ, đặc biệt trong suốt 49 năm qua. Vì vậy, • Chúng ta cần phải áp dụng ý tưởng dân tộc từ tiền nhân để lại cộng thêm chiều hướng đổi mới của dòng lịch sử để tiến đến sự toàn hảo trong cái bất toàn trong trời đất. Xin hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm kim chỉ nam cho những định hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn… Thưa Bà Con, Để kết thúc viết cho tháng Quốc hận năm nay 2024, người viết mong được chia xẻ cùng Bà Con về Những Nỗi Nhớ Về Sài Gòn đã từng nằm trong ký ức từ tuổi còn thơ cho đến quá kỳ của tuổi thất thập cổ lai hy. Xin ghi lại một giai đoạn sống nghiệt ngã suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ năm 1945 cho đến 1975. *** Hiện diện nơi cõi trần gian năm 1942, bài viết dưới đây chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là cố truy tìm trong ký ức những dấu ấn về Sài Gòn, nhứt là vào những thời điểm còn là một cậu nhà quê lên tỉnh vào tuổi ấu thơ. Chia lìa cuống rún Chưa đầy ba tuổi nhưng dấu ấn đầu tiên là thủ đô Sài Gòn (hay Saigon) choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt. Quê tôi-Ấp Sò Đo-Làng Tân Phú Thượng, Hậu Nghĩa Cả gia đình còn lại gồm Ba Má, chị Hai, Chị Sáu, Anh Bảy, Chị Chín, Anh Mười…dìu dắt nhau trên một chiếc xe ngựa hướng về Sài Gòn. Hai Anh Ba và Anh Năm trong thời điểm đó đang đi học ở đây. Đó là hình ảnh tôi mang theo về Sài Gòn khi tuổi còn thơ, và sau đó, những hình ảnh đã khắc ghi trong tôi đậm nét với những gương mặt tuổi trên dưới 20, đầy nét hận thù đầy hùng khí trong vụ bắn Ba tôi và đốt nhà năm đó. Sau nầy, chính Má tôi kể lại, họ chính là những tá điền của gia đình tôi. 1- Nỗi nhớ đầu tiên ở Sài Gòn: Tuổi thơ Tuổi thơ của tôi yên ả với ngôi nhà thuê tại đường Cô Bắc (Dumortier cũ). Nhà tôi số 1, nhà của Chú Năm Nghĩa (ba của cô đào Thanh Nga) số 2. Sống thong dong như mọi trẻ con, nửa quê, nửa tỉnh, chiều chiều thả diều trên bãi đất trống trong khu phố. Thỉnh thoảng “rắn mắt” cùng các bạn cùng tuổi đi thọc trái “me keo” ở hàng rào bao bọc một thành Tây còn sót lại nằm trên góc đường Nguyễn Khắc Nhu (Ballande) và Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ). Cũng biết đánh đáo, tạt hình với “tiền” là những bao thuốc lá xếp lại. Cũng biết lấy nút phén (nấp của những chai bia Larue, xá xị…) để dưới đường rầy xe điện chạy ngang qua ga Arras (Cống Quỳnh) để được cán dẹp. Sau đó, đục hai lỗ ở giữa, thắt sợi dây vào và dùng hai ngón tay cái, xoay vòng vòng, làm vũ khí đấu với vũ khí của “địch”. Bên nào bị cắt đứt giây trước là bị thu. Đôi khi bánh xe “nút phén” được khía vòng ngoài làm răng cưa để …chiến đấu. Tôi đã chứng kiến một bạn nhỏ cùng xóm bị nút phén cắt đứt môi khi vũ khí của anh ta bị cắt đứt dây. Cũng biết bắn đạn (người Bắc gọi là bắn bi), cũng biết đi “hoang” cùng chúng bạn, xuống chợ Cầu Muối đường Cô Giang (Douaumont cũ). Cũng biết thỉnh thoảng chạy qua đống rác của nhà máy làm vỏ ruột xe đạp Labbé để lượm những ống ruột xe đạp được cắt từng sợi dây thung kết liền nhau. Và đây cũng là một loại “tiền” để tuổi trẻ chúng tôi “ăn thua” trong khi đánh đáo hay bắn đạn…Các dây thung nầy cũng được tuổi trẻ “gái” kết nối làm sợi dây dài dùng để nhảy dây. Có thể nhảy một mình, nhảy đôi hoặc nếu dây dài hơn nữa, có thể nhảy một lượt nhiều người trông rất đẹp mắt và vui. Cũng biết chạy theo sau xe ngựa với chiêng trống inh ỏi, hai bên là hai bảng vẽ quảng cáo chiếu phim ở các rạp hát bóng. Chạy theo để lượm những tờ programme của các phim sắp chiếu của rạp Nam Tiến bên kia cầu Ông Lãnh. Đôi khi mạo hiểm hơn nữa, xuống Cầu Ông Lãnh, vượt qua Cầu Mống, thả lần qua nhà máy thuốc lá Bastos và dừng lại ở Rạp hát bóng Nam Tiến. Thế mà tôi cũng hoàn tất bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trương Minh Ký nằm ngay góc đường Nguyễn Thái Học (Kitchener cũ) và đại lộ Trần Hưng Đạo. 2- Nỗi nhớ thứ hai: Đám tang Trần Văn Ơn Qua tin tức do hai người anh lớn kể lại, học sinh Trần Văn Ơn đang học lớp Première ở trường Petrus Trương vĩnh Ký, nhưng vì một lý do gì đó bị bắn chết ngày 9/1/1950 tại trường. (Người viết thiết nghĩ không cần thiết nêu ra nguyên nhân hoặc lý do vì không nằm không ký ức và còn trong vòng tranh cãi vì ý thức hệ). Từ sáng sớm 12-01-1950 hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và dân chúng đã tề tựu chật sân trường và sân vận động trong khuôn viên trường, trong đó có tôi tháp tùng cùng với hai người anh, và cũng không biết tại sao lại có mặt ở đây nữa? Nhìn thấy bà con, cô bác từ khắp nơi, sinh viên, học sinh cùng từng hàng xe xích lô chở nước, bánh mì. Đoàn người sau khi tề tụ đông đủ và ngay hàng thẳng lối rất trật tự đúng 7g30 sáng. Đoàn khởi hành đi theo lộ trình từ trường Petrus Ký ra đường Nancy (sau là Cộng Hòa), theo vòng xoay đi đường Frédéric Drouhet (Hùng Vương), quẹo qua đường Armand Rousseau (Trần Hoàng Quân) vòng ngã sáu Chợ Lớn, đi thẳng qua hảng rượu La Bière nhắm thẳng đến nhà quàn đường Thuận Kiều, nơi chứa quan tài anh Ơn. Sau cùng dừng lại ở một nghĩa trang nằm trước sân vận động Renault mà sau nầy đổi tên là sân vận động Cộng Hòa. Đây là một kỷ niệm khó quên khi chưa đầy 8 tuổi! 3- Nỗi nhớ thứ ba: Trận giặc Bình Xuyên Định mệnh đã đưa đẩy tôi cùng học dưới hai trường có tên Ký, và là hai Thầy Trò với nhau. Đó là trường Trương Minh Ký và Trương Vĩnh Ký. Một kỷ niệm nơi đây mà tôi không bao giờ quên là trận đánh giữa quân đội quốc gia và lực lượng Bình Xuyên. Số là phải dành cho trường Chu Văn An vừa mới di cư từ miền Bắc vào, các lớp đệ nhứt cấp chúng tôi mỗi ngày chỉ học 2 giờ từ 11 giờ tới 1 giờ trưa. Lực lượng quân đội Bình Xuyên chiếm khu nội trú của trường không biết từ bao giờ (hai dãy nội trú sau nầy trở thành Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn là nơi tôi tùng sự ngay sau khi từ Pháp về năm 1973). Tôi còn nhớ, ngày hôm ấy khoảng đầu tháng 4-1955 là buổi học Pháp văn của Thầy Phạm Văn Thới (sau nầy Thầy làm Chuyên viên trong Phủ Thủ tướng và qua đời năm 2002). Tiếng súng bắt đầu nổ giữa trưa. Quân Bình Xuyên bò lên đỉnh của nóc nhà ngang, nơi có phòng thí nghiệm và phòng vệ sinh của trường. Bên ngoài từ hướng cổng trường từ đường Nancy, quân chính phủ gồm những lính người Nùng chạy xuyên qua hành lang rộng. Hai bên bắn nhau, tôi không thấy ai bị thương hay chết cả. Sau nầy mới biết là nạn nhân của cuộc giao tranh hôm ấy chính là bức tượng bán thân Petrus Ký, hướng mặt về phía cổng trường. Cụ bị một vết đạn làm má bên phải lún sâu vào như một đồng tiền (giả tạo). Vì tượng bán thân của Cụ hướng ra đường Cộng Hòa, cho nên thủ phạm hẳn là do lính chính phủ bắn vào… Chỉ sau độ nửa giờ giao tranh, Ông Hiệu trưởng Phạm Văn Còn bắt loa kêu gọi hai bên ngưng chiến và thầy trò chúng tôi bắt đầu ra khỏi trường. Thay vì chạy thẳng về nhà, lũ trẻ chúng tôi lại mân mê và đi lượm những võ đạn đồng rơi tung tóe trên sân trường, làm các thầy giám thị phải một phen cực nhọc xua đuổi. 4- Nỗi nhớ thứ tư: Ném đá cộng sản Vào năm 1954, khi Hiệp định Genève, Thụy Sĩ được ký kết vào ngày 20/7, theo giao ước, những người lính cộng sản được tập trung tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn, để rồi sau đó được tập kết về Bắc. Qua một người anh lớn, tôi biết có hai địa điểm tập trung: một là khách sạn Majestic ở đường Catinat (Tự Do), và một ở góc đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) và Huỳnh Quang Tiên, đối diện với nhà ga Arras (Cống Quỳnh). Dù còn nhỏ cũng như chưa hiểu nhiều vầ Quốc – Cộng, tôi cũng tham gia …ném đá vào các cửa sổ của khách sạn (dù không trúng vào đâu cả!). 5- Nỗi nhớ thứ năm: Tấn công chùa Xá Lợi Ngay từ khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt vào đầu tháng 6/1963, tình trạng xáo trộn ở Sài Gòn ngày càng phức tạp hơn, căng thẳng hơn. Và cao điểm là vụ tấn công chùa Xá Lợi đêm 20/8, hành pháp Đệ I Cộng hòa cho lịnh bắt tất cả Phật tử và thầy tu trong chùa, duy chỉ có thầy Thích Trí Quang trốn thoát. Vào buổi xế trưa ngày thứ sáu 23/8/1963, trong một buổi học Histology do GS Listenberger dạy tại Đại học Y khoa số 28 đường Trần Quý Cáp (sau 30/4/1975, nơi nầy được dùng để làm bảo tàng viện Tội ác Mỹ ngụy), tôi rất ngạc nhiên khi thấy Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và sinh viên Tô Lai Chánh bước vào, cả hai đều cạo đầu trọc lóc. Ngay sau đó, GS Mẫu nói cho sinh viên cả lớp biết tình trạng chính trị hiện tại và yêu cầu toàn thể bãi khóa và tham dự biểu tình ngày chủ nhựt 25/8 sắp đến. Khi ra về, chúng tôi cùng hai bạn trong Nhóm Nguồn Sống là BS Hoàng Cơ Trường (đã mất) và KS Nguyễn Kim Long (Westminster) quyết định tham gia biểu tình. Sáng sớm chủ nhựt, tôi đang chạy xe mobylette ngang qua nhà thờ Đức Bà thì bị bắt. Bị chở về bót Quân I, và chiều đó được chuyển vào Nha Cảnh sát đường Võ Tánh (Frères Louis). Số người bị bắt rất đông. Tối hôm đó, tất cả được dồn lên xe nhà binh bít bùng…trực chỉ Quang Trung. Theo lời một sĩ quan tuyên bố, từ nay tất cả chúng tôi đã là tân binh, quần áo bị tịch thu và được phân phối hai bộ quân phục mỗi người cùng với giày vớ và ba lô cùng lon hủ để đựng thức ăn…Ở Quang Trung tập cầm súng, đi ắt ê đâu được một tuần lễ, tôi được thả về; và từ đó mới biết là Quách Thị Trang bị bắn ở bùng binh chợ Sài Gòn hôm 25/8. Đây có thể nói về kinh nghiệm được mặc quân phục và cầm súng trên vai trong suốt cuộc đời. Một nỗi nhớ khó quên! 6- Nỗi nhớ thứ sáu và sau cùng: Ngày 30-4-1975 và sau đó… Nỗi nhớ dưới đây chính thực là nỗi nhớ và sẽ không bao giờ quên và không được quên. Đó là Sài Gòn, thành phố đã khiến cho tôi lấy quyết định cho suốt cuộc đời còn lại là phải dứt khoát tranh đấu nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Biệt và “đuổi Trung cộng” về Tàu. Dứt khoát như vậy! Xin thưa, Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân Sài Gòn hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”. Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường (mất 2018), GS Lý Công Cẩn (mất 2017), GS Lê Trọng Vinh (mất 1977), GS Trần Kim Nở (mất 2018), GS Trần Văn Tấn (mất 2016), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), chúng tôi đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành xử như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975. Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên (hiện là Luật sư ở San Jose), một thành viên của Ban Hóa học của trường chạy Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước. Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào. Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên (tên V.) thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”. Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố sau đó là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!), (hiện tại đã về hưu), cũng là một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn “lom khom” kính trọng như cách vài ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài. Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cánh cửa đã bị mở toang từ lúc nào, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS Lý Công Cẩn: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”. Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẽ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VNCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” Bắc Việt nào cả. Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo. Một thời không quên Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt: • Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và, • Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên. Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên. Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ! Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 49 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương (hiện ở tại Rennes, Pháp). Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chước” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn. Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm được ở Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giai đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại (2019), Phượng là một “tiến sĩ” giữ nhiệm vụ một Khoa trưởng một trường Đại học tư ở Sài Gòn và làm thêm nhiệm vụ “đặc biệt” cho một tổ A…ở Boston(!) Tôi được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy… Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình… Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản. Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế. Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi cao trên bục giảng…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai la de Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, miệng mồm đầy bọt bia, tay chân “huênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng… Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng”. Ông ta nói cái gì? Xin thưa, Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, để tôi khỏi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản). Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên Sau 49 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên. Bốn mươi chín năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rọt qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân cho nhau vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mảnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay. Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 49 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại. Do đó, cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”. Và hôm nay, đúng ngày 30/4, sau đúng 45 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng:”Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên học mới. Và một tương phản khác của ngày khai trường năm cách đây một năm ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hổm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm, hay phải “du dây” qua thác ghềnh trên đường đi đến trường! 7- Thay lời kết Quý Bà Con vừa đọc xong “Những nỗi nhớ về Sài Gòn” của một người con Việt. Suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 (trừ 10 năm vắng “quê” Sài Gòn vì đi du học), trải dài từ những bước chân thơ dại đến những bước chập chững vào đời. Đôi chân đó đã từng lê la khắp mọi nơi, để lại biết bao nhiêu kỷ niệm cùng sự thăng trầm của thủ đô Sài Gòn yêu dấu. Từ những buổi sơ khai, Sài Gòn vẫn còn nét mộc mạc, vẫn còn những con đường đất, rổi trải đá, rồi tráng nhựa. Sài Gòn với đường xe điện từ bùng binh đến Chợ Lớn qua những ga: Ga chánh Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Arras (Cống Quỳnh), ga Nancy (Cộng Hòa), ga Cuniac, ga An Bình, ga Jaccaréo, và cuối cùng là ga Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông). Làm sau quên được Sài Gòn với bột chiên Ngã sáu. Sài Gòn với ăn chơi, với sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Sài Gòn với Bò 7 món Pagolac, với bánh bao Ông Cả Cần. Sài Gòn với quán cơm sinh viên Anh Vũ đường Bùi Viện, với Cà phê Năm Dưỡng nơi bùng binh Hồng Thập Tự, Nguyễn Hoàng, Nancy, Lý Thái Tổ, Phạm Viết Chánh… Và Sài Gòn với muôn trùng nỗi nhớ trong tim… Giờ đây viết lại, người viết không cầm được xúc động. Xin chia xẻ cùng Bà Con khắp nơi với cùng một lời nguyền:” những người con Việt sẽ cùng góp tay xây dựng lại Đất và Nước một khi sạch bóng quân thù”. Thưa Bà Con, Trong suốt tháng tư người viết đã ghị lại qua ký ức, qua mạng toàn cầu, qua các sự kiện hiện đang xảy ra liên quan đến Việt Nam – Trung Cộng – Hoa Kỳ cùng thế giới. Tất cả đều nhắm vào mục tiêu là gióng lên thêm một tiếng chuông nhằm mục đích cho Bà Con trong nước và hải ngoại thấy rõ dã tâm của Trung Cộng muốn thôn tính Việt Nam qua hơn 4.000 năm. Và những năm sau cùng sau nầy khiến cho cuộc thôn tính càng khốc liệt hơn để nuốt cho “bằng được” Việt Nam trong năm 2024 nầy! Bằng cách nào? • Triệt hạ nguồn protein của dân tộc bằng cách tiêu diệt nguồn cá ở Biển Đông qua Nhà máy chế tạo gang thép Hưng Nghiệp ở Đặc khu Vũng Áng, Hà Tĩnh từ năm 2016; • Triệt hạ nguồn carbohydrate qua món ăn chính là gạo của người con Việt, qua việc ngăn giữ nước ở các đập do TC xây trên dòng chính sông Mekong, chận ngang dòng chảy vào sông Cửu Long của miền Nam làm cho mùa lúa Đông xuân gieo trồng trên 200.000 mẫu hàng năm bị mất trắng, và nước mặn ngày càng vào sâu trong đất liền (Năm 2024 có nơi nước mặn vào sâu trên 120 Km, và theo ước tính World Bank, thiệt hại năm 2024 ở ĐBSCL có thể lên đến 2 tỷ Mỹ kim)); • Hơn nữa, Cao nguyên Trung phần Việt Nam vốn là một thảm thực vật với trên 2 triệu mẫu rừng trồng cây công nghiệp như cao su, trà, cà phê…gần như bị xóa qua các dự án khai thác Bauxite từ năm 2008, để lại một di hại môi trường chạy dài suốt miền Đông Nam Việt. Ngần ấy sự kiện nói lên tính dã man và phi nhân cách của Trung cộng như thế nào? Tuổi Trẻ Việt Nam, con cháu của Hưng Đạo Vương, của Trần Quốc Toản, của Phan Châu Trinh, của Phan Bội Châu, của Nguyễn Thái Học …sẽ không bao giờ quên được THÙ nầy! Và, Càng đau buồn hơn nữa, trong cuộc chiến đấu dành lại Quê hương, những người con Việt lại vướng phải một kẻ thù khác nữa hiện đang đóng vai trò Thái thú giống như Phạm Ích Tắc, như Lê Chiêu Thống ngày xưa. Đó là Đảng cộng sản Bắc Việt! Nhận diện chính xác hai kẻ thù của dân tộc, chắc chắn TUỔI TRẺ VIỆT NAM biết sẽ PHẢI LÀM GÌ? Houston, Ngày Quốc Hận 30-4-2024 Mai Thanh Truyết thay mặt: • Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam – VAST từ năm 1990 • Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam – VEPS từ năm 2016 • Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng – ACAVG từ năm 2011

Wednesday, April 24, 2024

Quốc Hận Trong Lòng Dân Tộc Việt Một trong những nỗi nhớ trong suốt 47 năm qua, lịch sử dân tộc chắc không bao giờ quên một vị Tướng chấp nhận tuẫn tiết và chết theo thành dù có nhiều cơ hội để di tản ra ngoại quốc. Đó chính là Tướng Nguyễn Khoa Nam. Xin mời Bà Con đọc lời người em ruột của Tướng Nam nói về người anh của mình dưới đây: THÁNG TƯ LẠI VỀ, TƯỞNG NHỚ TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM (Bài viết của ông Nguyễn Khoa Phước - Giáo sư Trung Học, Cựu Nghị sĩ VNCH, nói về anh trai mình) Năm 1956, anh Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Kỹ Thuật Dù trong trại Hoàng Hoa Thám. Anh mang lon Đại Úy cho đến cuối năm 1965 khi anh giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, tôi mới thấy anh lên Thiếu Tá. Từ lúc nắm TĐ5ND anh đi hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Năm 1966, khoảng tháng 3, TĐ5ND tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tổ chức, anh có về thăm gia đình tôi. Anh rất thương các cháu con tôi và có thì giờ rảnh là về nhà tôi tắm rửa, ăn cơm và thăm các cháu. Thời gian này, tôi là Hiệu Trưởng trường Trung Học Đệ Nhất Cấp Trần Quốc Tuấn ở Quảng Ngãi. Đây là lúc anh em tôi gặp nhau nhiều nhất cả thời gian sau này. Thấy anh có vẻ buồn dù ta đang thắng, tôi hỏi anh, anh nói: - Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tròn, bên đơn vị mình có mười mấy binh sĩ bị hy sinh, tội quá. Kỳ này về phải lo cho gia đình tử sĩ. Đầu năm 1970, được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1974, được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung Úy Danh, Sĩ Quan Tùy Viên của Anh lên Sài Gòn tin cho chị tôi là bà Diệu Khâm biết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tuẫn tiết. Trung Úy Danh nói thêm Thiếu Tướng tự sát vào khoảng 6-7 giờ rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt-45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngả sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40,000 đồng tiền Việt Nam. Bác Sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 2 tháng 5 năm1975. Nói tới Tướng Nguyễn Khoa Nam, cũng không quên nhắc đến Trung Tá Nguyễn Văn Long nằm chết “thẳng thớm” dưới tượng người lính trước Quốc hội, Sài Gòn do viên đạn ông tự bắn vào đầu…thật bi thảm và oai hùng. Người lính Cộng hòa là như vậy đó, Bà Con ơi! Nhân Ngày Quốc Hận hôm nay 30/4/2022, xin mượn ý thơ của Leonard Cohen để rung một hồi chuông chào đón Ngày Đau Buồn nhưng luôn hy vọng sẽ có ánh sáng bình minh len vào những đổ vỡ rạn nứt của dân tộc suốt 47 năm qua…Mỗi một năm qua đi là mỗi một năm quằng thêm nỗi nhớ và đau thêm niềm đau Quốc hận. Hãy rung những hồi chuông vẫn còn có thể rung Hãy quên đi lời chào mời hoàn hảo của bạn Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt Đó là cách ánh sáng len vào” …… Ring the bells that still can ring Forget your perfect offering There’s a crack in everything That’s how the light gets in. Và cùng ngẩn mặt suy nghĩ thêm về con đường tương lai của dân tộc: • Ngày hôm nay chúng ta không còn thấy cần thiết phải lấy tư tưởng về giáo dục, luân lý, những lời giảng dạy của Khổng Tử làm mẩu mực trong cuộc sống nữa; • Cũng không còn là lúc bình luận chiến lược, chiến thuật …đánh nhau qua các thế trận của …Binh pháp Tôn Tử nữa! Chính vì vậy mà con người và Đất Nước Việt phải chịu sự trì trệ biết bao thế hệ, đặc biệt trong suốt 46 năm qua. Vì vậy, • Chúng ta cần phải áp dụng ý tưởng dân tộc từ tiền nhân để lại cộng thêm chiều hướng đổi mới của dòng lịch sử để tiến đến sự toàn hảo trong cái bất toàn trong trời đất. Xin hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm kim chỉ nam cho những định hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn… Để kết thúc bài viết cho tháng Quốc hận năm nay 2022, người viết mong được chia xẻ cùng Bà Con về Những Nỗi Nhớ Về Sài Gòn đã từng nằm trong ký ức từ tuổi còn thơ cho đến quá kỳ của tuổi thất thập cổ lai hy. Xin ghi lại một giai đoạn sống nghiệt ngã suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ năm 1945 cho đến 1975. *** Hiện diện nơi cõi trần gian năm 1942, bài viết dưới đây chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là cố truy tìm trong ký ức những dấu ấn về Sài Gòn, nhứt là vào những thời điểm còn là một cậu nhà quê lên tỉnh vào tuổi ấu thơ. Chia lìa cuống rún Chưa đầy ba tuổi nhưng dấu ấn đầu tiên là thủ đô Sài Gòn (hay Saigon) choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt. Quê tôi-Ấp Sò Đo-Làng Tân Phú Thượng, Hậu Nghĩa Cả gia đình còn lại gồm Ba Má, chị Hai, Chị Sáu, Anh Bảy, Chị Chín, Anh Mười…dìu dắt nhau trên một chiếc xe ngựa hướng về Sài Gòn. Hai Anh Ba và Anh Năm trong thời điểm đó đang đi học ở đây. Đó là hình ảnh tôi mang theo về Sài Gòn khi tuổi còn thơ, và sau đó, những hình ảnh đã khắc ghi trong tôi đậm nét với những gương mặt tuổi trên dưới 20, đầy nét hận thù đầy hùng khí trong vụ bắn Ba tôi và đốt nhà năm đó. Sau nầy, chính Má tôi kể lại, họ chính là những tá điền của gia đình tôi. 1- Nỗi nhớ đầu tiên ở Sài Gòn: Tuổi thơ Tuổi thơ của tôi yên ả với ngôi nhà thuê tại đường Cô Bắc (Dumortier cũ). Nhà tôi số 1, nhà của Chú Năm Nghĩa (ba của cô đào Thanh Nga) số 2. Sống thong dong như mọi trẻ con, nửa quê, nửa tỉnh, chiều chiều thả diều trên bãi đất trống trong khu phố. Thỉnh thoảng “rắn mắt” cùng các bạn cùng tuổi đi thọc trái “me keo” ở hàng rào bao bọc một thành Tây còn sót lại nằm trên góc đường Nguyễn Khắc Nhu (Ballande) và Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ). Cũng biết đánh đáo, tạt hình với “tiền” là những bao thuốc lá xếp lại. Cũng biết lấy nút phén (nấp của những chai bia Larue, xá xị…) để dưới đường rầy xe điện chạy ngang qua ga Arras (Cống Quỳnh) để được cán dẹp. Sau đó, đục hai lỗ ở giữa, thắt sợi dây vào và dùng hai ngón tay cái, xoay vòng vòng, làm vũ khí đấu với vũ khí của “địch”. Bên nào bị cắt đứt giây trước là bị thu. Đôi khi bánh xe “nút phén” được khía vòng ngoài làm răng cưa để …chiến đấu. Tôi đã chứng kiến một bạn nhỏ cùng xóm bị nút phén cắt đứt môi khi vũ khí của anh ta bị cắt đứt dây. Cũng biết bắn đạn (người Bắc gọi là bắn bi), cũng biết đi “hoang” cùng chúng bạn, xuống chợ Cầu Muối đường Cô Giang (Douaumont cũ). Cũng biết thỉnh thoảng chạy qua đống rác của nhà máy làm võ ruột xe đạp Labbé để lượm những ống ruột xe đạp được cắt từng sợi dây thung kết liền nhau. Và đây cũng là một loại “tiền” để tuổi trẻ chúng tôi “ăn thua” trong khi đánh đáo hay bắn đạn…Các dây thung nầy cũng được tuổi trẻ “gái” kết nối làm sợi dây dài dùng để nhảy dây. Có thể nhảy một mình, nhảy đôi hoặc nếu dây dài hơn nữa, có thể nhảy một lượt nhiều người trông rất đẹp mắt và vui. Cũng biết chạy theo sau xe ngựa với chiêng trống inh ỏi, hai bên là hai bảng vẽ quảng cáo chiếu phim ở các rạp hát bóng. Chạy theo để lượm những tờ programme của các phim sắp chiếu của rạp Nam Tiến bên kia cầu Ông Lãnh. Đôi khi mạo hiểm hơn nữa, xuống Cầu Ông Lãnh, vượt qua Cầu Mống, thả lần qua nhà máy thuốc lá Bastos và dừng lại ở Rạp hát bóng Nam Tiến. Ba tôi không cho đi học lớp năm như mọi đứa trẻ khác mà Ba dạy tôi ở nhà, để rồi sau đó vô trường học lớp tư (lớp 2 sau nầy). Thế mà tôi cũng hoàn tất bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trương Minh Ký nằm ngay góc đường Nguyễn Thái Học (Kitchener cũ) và đại lộ Trần Hưng Đạo. 2- Nỗi nhớ thứ hai: Đám tang Trần Văn Ơn Qua tin tức do hai người anh lớn kể lại, học sinh Trần Văn Ơn đang học lớp Première ở trường Petrus Trương vĩnh Ký, nhưng vì một lý do gì đó bị bắn chết ngày 9/1/1950 tại trường. (Người viết thiết nghĩ không cần thiết nêu ra nguyên nhân hoặc lý do vì không nằm không ký ức và còn trong vòng tranh cãi vì ý thức hệ). Từ sáng sớm 12-01-1950 hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và dân chúng đã tề tựu chật sân trường và sân vận động trong khuôn viên trường, trong đó có tôi tháp tùng cùng với hai người anh, và cũng không biết tại sao lại có mặt ở đây nữa? Nhìn thấy bà con, cô bác từ khắp nơi, sinh viện, học sinh cùng từng hàng xe xích lô chở nước, bánh mì. Đoàn người sau khi tề tụ đông đủ và ngay hàng thẳng lối rất trật tự đúng 7g30 sáng. Đoàn khởi hành đi theo lộ trình từ trường Petrus Ký ra đường Nancy (sau là Cộng Hòa), theo vòng xoay đi đường Frédéric Drouhet (Hùng Vương), quẹo qua đường Armand Rousseau (Trần Hoàng Quân) vòng ngã sáu Chợ Lớn, đi thẳng qua hảng rượu La Bière nhắm thẳng đến nhà quàn đường Thuận Kiều, nơi chứa quan tài anh Ơn. Sau cùng dừng lại ở một nghĩa trang nằm trước sân vận động Renault mà sau nầy đổi tên là sân vận động Cộng Hòa. Đây là một kỷ niệm khó quên khi chưa đầy 8 tuổi! 3- Nỗi nhớ thứ ba: Trận giặc Bình Xuyên Định mệnh đã đưa đẩy tôi cùng học dưới hai trường có tên Ký, và là hai Thầy Trò với nhau. Đó là trường Trương Minh Ký và Trương Vĩnh Ký. Một kỷ niệm nơi đây mà tôi không bao giờ quên là trận đánh giữa quân đội quốc gia và lực lượng Bình Xuyên. Số là phải dành cho trường Chu Văn An vừa mới di cư từ miền Bắc vào, các lớp đệ nhứt cấp chúng tôi mỗi ngày chỉ học 2 giờ từ 11 giờ tới 1 giờ trưa. Lực lượng quân đội Bình Xuyên chiếm khu nội trú của trường không biết từ bao giờ (hai dãy nội trú sau nầy trở thành Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn là nơi tôi tùng sự ngay sau khi từ Pháp về năm 1973). Tôi còn nhớ, ngày hôm ấy khoảng đầu tháng 4-1955 là buổi học Pháp văn của Thầy Phạm Văn Thới (sau nầy Thầy làm Chuyên viên trong Phủ Thủ tướng và qua đời năm 2002). Tiếng súng bắt đầu nổ giữa trưa. Quân Bình Xuyên bò lên đỉnh của nóc nhà ngang, nơi có phòng thí nghiệm và phòng vệ sinh của trường. Bên ngoài từ hướng cổng trường từ đường Nancy, quân chính phủ gồm những lính người Nùng chạy xuyên qua hành lang rộng. Hai bên bắn nhau, tôi không thấy ai bị thương hay chết cả. Sau nầy mới biết là nạn nhân của cuộc giao tranh hôm ấy chính là bức tượng bán thân Petrus Ký, hướng mặt về phía cổng trường. Cụ bị một vết đạn làm má bên phải lún sâu vào như một đồng tiền (giả tạo). Vì tượng bán thân của Cụ hướng ra đường Cộng Hòa, cho nên thủ phạm hẳn là do lính chính phủ bắn vào… Chỉ sau độ nửa giờ giao tranh, Ông Hiệu trưởng Phạm Văn Còn bắt loa kêu gọi hai bên ngưng chiến và thầy trò chúng tôi bắt đầu ra khỏi trường. Thay vì chạy thẳng về nhà, lũ trẻ chúng tôi lại mân mê và đi lượm những võ đạn đồng rơi tung tóe trên sân trường, làm các thầy giám thị phải một phen cực nhọc xua đuổi. 4- Nỗi nhớ thứ tư: Ném đá cộng sản Vào năm 1954, khi Hiệp định Genève, Thụy Sĩ được ký kết vào ngày 20/7, theo giao ước, những người lính cộng sản được tập trung tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn, để rồi sau đó được tập kết về Bắc. Qua một người anh lớn, tôi biết có hai địa điểm tập trung: một là khách sạn Majestic ở đường Catinat (Tự Do), và một ở góc đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) và Huỳnh Quang Tiên, đối diện với nhà ga Arras (Cống Quỳnh). Dù còn nhỏ cũng như chưa hiểu nhiều vầ Quốc – Cộng, tôi cũng tham gia …ném đá vào các cửa sổ của khách sạn (dù không trúng vào đâu cả!). 5- Nỗi nhớ thứ năm: Tấn công chùa Xá Lợi Ngay từ khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt vào đầu tháng 6/1963, tình trạng xáo trộn ở Sài Gòn ngày càng phức tạp hơn, căng thẳng hơn. Và cao điểm là vụ tấn công chùa Xá Lợi đêm 20/8, hành pháp Đệ I Cộng hòa cho lịnh bắt tất cả Phật tử và thầy tu trong chùa, duy chỉ có thầy Thích Trí Quang trốn thoát. Vào buổi xế trưa ngảy thứ sáu 23/8/1963, trong một buổi học Histology do GS Listenberger dạy tại Đại học Y khoa số 28 đường Trần Quý Cáp (sau 30/4/1975, nơi nầy được dùng để làm bảo tàng viện Tội ác Mỹ ngụy), tôi rất ngạc nhiên khi thấy Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và sinh viên Tô Lai Chánh bước vào, cả hai đều cạo đầu trọc lóc. Ngay sau đó, GS Mẫu nói cho sinh viên cả lớp biết tình trạng chính trị hiện tại và yêu cầu toàn thể bãi khóa và tham dự biểu tình ngày chủ nhựt 25/8 sắp đến. Khi ra về, chúng tôi cùng hai bạn trong Nhóm Nguồn Sống là BS Hoàng Cơ Trường (đã mất) và KS Nguyễn Kim Long (Westminster) quyết định tham gia biểu tình. Sáng sớm chủ nhựt, tôi đang chạy xe mobylette ngang qua nhà thờ Đức Bà thì bị bắt. Bị chở về bót Quân I, và chiều đó được chuyển vào Nha Cảnh sát đường Võ Tánh (Frères Louis). Số người bị bắt rất đông. Tối hôm đó, tất cả được dồn lên xe nhà binh bít bùng…trực chỉ Quang Trung. Theo lời một sĩ quan tuyên bố, từ nay tất cả chúng tôi đã là tân binh, quần áo bị tịch thu và được phân phối hai bộ quân phục mỗi người cùng với giày vớ và ba lô cùng lon hủ để đựng thức ăn…Ở Quang Trung tập cầm súng, đi ắt ê đâu được một tuần lễ, tôi được thả về; và từ đó mới biết là Quách Thị Trang bị bắn ở bùng binh chợ Sài Gòn hôm 25/8. Đây có thể nói về kinh nghiệm được mặc quân phục và cầm súng trên vai trong suốt cuộc đời. Một nỗi nhớ khó quên! 6- Nỗi nhớ thứ sáu: Ngày 30-4-1975 và sau đó… Nỗi nhớ dưới đây chính thực là nỗi nhớ và sẽ không bao giờ quên và không được quên. Đó là Sài Gòn, thành phồ đã khiến cho tôi lấy quyết định cho suốt cuộc đời còn lại là phải dứt khoát tranh đấu nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Biệt và “đuổi Trung cộng” về Tàu. Dứt khoát như vậy! 7- Nỗi nhớ sau cùng Xin mỗi người trong chúng ta nhìn lại thông báo của Việt Cộng về việc các quân nhân VNCH đã được giải ngũ và “bị” gọi đi học tập 7 ngày dưới đây: Thế mà, Bà chị dâu của tôi, Đại tá Trần Cẩm Hương, đã giải ngũ từ tháng 3 năm 1974, mà vẫn bị gọi đi học tập, không những hơn 7 ngày mà…hơn 5 năm. Và chị mất chỉ sau vài tháng bị quảng thúc tại Hậu Nghĩa, dù nhà chị và con cái vẫn còn ỡ Sài Gòn! Việt Cộng là thế đó! Cộng sản Bắc Việt là thế đó Làm sao mà quên được! Xin thưa, Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân Sài Gòn hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”. Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường (mất 2018), GS Lý Công Cẩn (mất 2017), GS Lê Trọng Vinh (mất 1977), GS Trần Kim Nở (mất 2018), GS Trần Văn Tấn (mất 2016), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), chúng tôi đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành xử như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975. Tình cờ một thành viên của Ban Hóa học của trường chạy Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước. Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào. Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên (tên V.) thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”. Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố sau đó là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!), (hiện tại đã về hưu), cũng là một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn “lom khom” kính trọng như cách vài ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài. Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cánh cửa đã bị mở toang từ lúc nào, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS Lý Công Cẩn: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”. Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẽ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” Bắc Việt nào cả. Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo. Một thời không quên Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt: • 1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và • 2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên. Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên. Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ! Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 44 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương (hiện ở tại Rennes, Pháp). Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chước” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn. Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm được ở Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giai đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại (2019), Phượng là một “tiến sĩ” giữ nhiệm vụ một Khoa trưởng một trường Đại học tư ở Sài Gòn và làm thêm nhiệm vụ “đặc biệt” cho một tổ A…ở Boston(!) Tôi được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy… Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình… Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản. Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế. Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi cao trên bục giảng…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai la de Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, miệng mồm đầy bọt bia, tay chân “huênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng… Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng”. Ông ta nói cái gì? Xin thưa, Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, để tôi khỏi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản). Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên Sau 45 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên. Bốn mươi lăm năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rọt qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân cho nhau vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đão lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay. Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 45 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại. Do đó, cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”. Và hôm nay, đúng ngày 30/4, sau đúng 45 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng:”Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên học mới. Và một tương phản khác của ngày khai trường năm cách đây một năm ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hỗm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm, hay phải “du dây” qua thác ghềnh trên đường đi đến trường! 8- Thay lời kết Quý Bà Con vừa đọc xong “Những nỗi nhớ về Sài Gòn” của một người con Việt. Suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 (trừ 10 năm vắng “quê” Sài Gòn vì đi du học), trải dài từ những bước chân thơ dại đến những bước chập chững vào đời. Đôi chân đó đã từng lê la khắp mọi nơi, để lại biết bao nhiêu kỷ niệm cùng sự thăng trầm của thủ đô Sài Gòn yêu dấu. Từ những buổi sơ khai, Sài Gòn vẫn còn nét mộc mạc, vẫn còn những con đường đất, rổi trải đá, rồi tráng nhựa. Sài Gòn với đường xe điện từ bùng binh đến Chợ Lớn qua những ga: Ga chánh Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Arras (Cống Quỳnh), ga Nancy (Cộng Hòa), ga Cuniac, ga An Bình, ga Jaccaréo, và cuối cùng là ga Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông). Làm sau quên được Sài Gòn với bột chiên Ngả sáu. Sài Gòn với ăn chơi, với sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Sài Gòn với Bò 7 món Pagolac, với bánh bao Ông Cả Cần. Sài Gòn với quán cơm sinh viên Anh Vũ đường Bùi Viện, với Cà phê Năm Dưỡng nơi bùng binh Hồng Thập Tự, Nguyễn Hoàng, Nancy, Lý Thái Tổ, Phạm Viết Chánh… Và Sài Gòn với muôn trùng nỗi nhớ trong tim… Giờ đây viết lại, người viết không cầm được xúc động. Xin chia xẻ cùng Bà Con khắp nơi với cùng một lời nguyền:” những người con Việt sẽ cùng góp tay xây dựng lại Đất và Nước một khi sạch bóng quân thù”. Trong quá khứ, người viết đã ghị lại qua ký ức, qua mạng toàn cầu, qua các sự kiện hiện đang xảy ra liên quan đến Việt Nam – Trung Cộng – Hoa Kỳ cùng thế giới. Tất cả đều nhắm vào mục tiêu là gióng lên thêm một tiếng chuông nhằm mục đích cho Bà Con trong nước và hải ngoại thấy rõ dã tâm của Trung Cộng muốn thôn tính Việt Nam qua hơn 4.000 năm. Và những năm sau cùng sau nầy khiến cho cuộc thôn tình càng khốc liệt hơn để nuốt cho “bằng được” Việt Nam trong năm 2020! Bằng cách nào? • Triệt hạ nguồn protein của dân tôc bằng cách tiêu diệt nguồn cá ở Biển Đông qua Nhà máy chế tạo gang thép Hưng Nghiệp ở Đặc khu Vũng Áng, Hà Tĩnh từ năm 2016; • Triệt hạ nguồn carbohydrate qua món ăn chính là gạo của người con Việt, qua việc ngăn giữ nước ở các đập do TC xây trên dòng chính sông Mekong, chận ngang dòng chảy vào sông Cửu Long của miền Nam làm cho mùa lúa Đông xuân gieo trồng trên 200.000 mẫu hàng năm bị mất trắng, và nước mặn ngày càng vào sâu trong đất liền (Năm 2020 có nơi nước mặn vào sâu trên 120 Km); • Hơn nữa, Cao nguyên Trung phần Việt Nam vốn là một thảm thực vật với trên 2 triệu mẫu rừng trồng cây công nghiệp như cao su, trà, cà phê…gần như bị xóa qua các dự án khai thác Bauxite từ năm 2008, để lại một di hại môi trường chạy dài suốt miền Đông Nam Việt. Ngần ấy sự kiện nói lên tính dã man và phi nhân cách của Trung cộng như thế nào? Tuổi Trẻ Việt Nam, con cháu của Hưng Đạo Vương, của Trần Quốc Toản, của Phan Chu Trinh, của Phan Bội Châu, của Nguyễn Thái Học …sẽ không bao giờ quên được THÙ nầy! Và, Càng đau buồn hơn nữa, trong cuộc chiến đấu dành lại Quê hương, những người con Việt lại vướng phải một kẻ thù khác nữa hiện đang đóng vai trò Thái thú giống như Phạm Ích Tắc, như Lê Chiêu Thống ngày xưa. Đó là Đảng cộng sản Bắc Việt! Nhận diện chính xác hai kẻ thù của dân tộc, chắc chắn TUỔI TRẺ VIỆT NAM biết sẽ PHẢI LÀM GÌ? Houston, Ngày Quốc Hận 30-4-2022 Mai Thanh Truyết thay mặt: • Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam – VAST từ năm 1990 • Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam – VEPS từ năm 2016 • Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng – ACAVG từ năm 2011

Tuesday, April 16, 2024

Namaste – Tôi Cúi Đầu Trước Sự Thiêng Liêng Trong Bạn I bow to the divine in you Lời người viết: Những suy nghĩ dưới đây được người viết “góp nhặt cát đá” và đúc kết lại. Đây không phải là một suy nghĩ hay diễn giảng có tính cách tôn giáo mà là, theo người viết, một cách thể hiện “cái Tâm lành” sẳn có trong mỗi chúng ta. Thể hiện cái Tâm lành trên tức là chúng ta …đang đi trên con đường tự sám hối. Đã là một con người, ai không là người KHÔNG CÓ TỘI? Trời đất giao thoa đem giác ngộ Gió trăng hòa điệu xóa mê bờ - Thơ Phương Hoa CĐ Namaste (/ ˈnɑːməsteɪ /, hay Devanagari: रमस तत, đây là biển hiện của một lời chào trong văn hóa Ấn Độ. Namasta thường được biểu hiện với một cái cúi nhẹ và hai bàn tay ấp vào nhau, hai lòng bàn tay chạm vào nhau và ngón tay hướng lên trên, ngón cái áp sát vào ngực và nhắm mắt lại. Cử chỉ này được gọi là Añjali Mudrā; tư thế đứng kết hợp nó là Pranamasana. Trong Ấn Độ giáo, nó có nghĩa là "Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trongi bạn". Namasta cũng có thể được nói mà không có cử chỉ hay động tác nào, hoặc cử chỉ có thể được thực hiện bằng lời nói. Thuật ngữ namas được tìm thấy trong văn học Vệ Đà (Vedic). Namas-krita và các thuật ngữ liên quan xuất hiện trong kinh điển Rigveda của Ấn Độ giáo như trong Vivaha Sukta, theo nghĩa "thờ phượng, tôn thờ" (workship, adore).Đó là một biểu hiện của sự tôn kính, thờ phượng, tôn kính, một "sự tôn kính" và "chầu" trong văn học Vệ Đà và các văn bản hậu Vệ Đà như Mahabharata. Trong thời đại đương đại, “Namaḥ” có nghĩa là 'cúi đầu', 'vâng lời', 'chào hỏi tôn kính' hoặc 'chầu', và “te” có nghĩa là 'với bạn'. Do đó, Namaste có nghĩa đen là "cúi chào bạn". Trong Ấn Độ giáo, nó cũng có một phần tâm linh phản ánh niềm tin rằng "thần thánh và linh hồn -divine and soul” cũng tương tự như là trong “bạn và tôi – you and me", hay diễn nôm na và có hàm ý là: "Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trong bạn". Và nếu diễn giảng theo nhà thần học Oxhandler, đó là một thuật ngữ của Ấn Độ giáo có nghĩa là:” sự linh thiêng trong tôi nhận ra sự thiêng liêng trong bạn - the sacred in me recognizes the sacred in you”. Trong văn hóa đương đại, Namaste có liên hệ chặt chẽ với yoga và gắn liền với yoga, trong đó một tôn hành giả có thể bắt đầu hoặc kết thúc một phiên với Namaste với một cử chỉ giống như cầu nguyện đi kèm. Trong yoga phương Tây, Namaste thường có các ứng dụng tâm linh, một cách để nhận ra sự thiêng liêng trong tâm khảm (inner divinity) hoặc sự bình an (peace) bên trong của một người. Bạn có thể sử dụng Namaste để nói lời tạm biệt? Namaste có thể được sử dụng để nói ‘tạm biệt. Điều này là bởi vì điều đó không có nghĩa là ‘xin chào’ hay ‘tạm biệt’, mà là:”Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trong bạn”. Vì vậy, đó là một điều tôn trọng và tích cực để nói cả trong lời chào lẫn chia tay. Như khi nó được sử dụng như một lời chào, khi bạn nói Namaste khi chia tay, nghĩa là cùng với cử chỉ cúi đầu của bạn kèm theo. Namaste và đời sống Dưới đây là một vài cách giải thích về Namaste có thể ảnh hưởng và thay đổi tích cực cuộc sống của bạn. 1. Đây là một nguyên tắc vàng (golden rule) khuyến khích chúng ta đối xử với người khác theo cách chúng ta muốn được đối xử. Nếu bạn thừa nhận sự đồng nhất của bản thân với Namaste, rõ ràng là bạn dễ dàng đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng mà chính bản thân mong muốn. 2. Tất cả những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong tôi đều chào đón tất cả những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong bạn. Như vậy, chúng ta thấy vui khi tập trung suy nghĩ vào những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong nhau không? Thay vì chỉ phản ứng lại những gì tha nhân đang nói hay hành động có thể làm tổn thương bản thân hoặc gây ra phản ứng tiêu cực, bạn có thể tập trung vào một sự suy nghĩ tích cực hơn là:’Thay vì phản ứng lại, bạn có thể dừng lại và nhận thức rằng có lẽ người này đang sợ hãi hoặc đang bị một cảm xúc quá nặng”. Từ đó, phản ứng của bạn có thể thay đổi diễn tiến của câu chuyện, và có thể làm dịu lại cảm xúc của người đối diện. 3. Nếu mỗi bản thân điều có cùng suy nghĩ:”Tôi tôn vinh cả một vũ trụ trong bạn, tôi tôn vinh Tình yêu, Sự thật, Ánh sáng, và Bình an chất chứa trong bạn”. Khi bạn và tôi đều nói và nghĩ như vậy: Namaste đã ở trong bạn và tôi. Chúng ta là Một. Có một nơi thiêng liêng trong tất cả chúng ta, nơi tình yêu, sự thật, ánh sáng và bình yên ngự trị. Nếu chúng ta có thể tập trung vào những phần đó trong chính chúng ta và ở những người khác cùng một lúc, chúng ta đã thực sự hành xử trong cung cách Namaste. Thực hành Namaste Mỗi lần suy nghĩ về Namaste, bản thân đã thấy “ánh sáng trong tôi nhìn thấy ánh sáng trong bạn”. Bản thân nên tự hỏi điều gì sẽ thay đổi đối với mỗi chúng ta nếu chúng ta thực hiện hành vi Namaste thành một động tác áp dụng hàng ngày. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể chọn xem Sự thật của một ai đó bất kể họ đang hành động như thế nào…như vui, buồn, giận, tức! Chúng ta có thể thấy họ sống đầy đủ, nhà ở nguy nga tráng lệ, tình yêu dạt dào, phong phú, v.v. Nghĩ đến những điều trên, không có nghĩa là nếu một người đang làm điều gì đó khiến chúng ta không thích, chúng ta từ khước những hành vi hiện tại của họ. Mà, điều này chỉ có nghĩa là chúng ta được ở trong một không gian yêu thương ngự trị trong bản thân để nhìn thấy chân lý cao nhất, đẹp nhất ở người khác. Khi chúng ta đang phán xét người khác, chúng ta cũng đang nhận lại bản án đó. Như: • Sự phán xét mà chúng ta cảm thấy đối với người khác “đã” được cảm nhận trong bản thể chúng ta. • Nhưng khi chúng ta chọn nhìn thấy Chân lý cao nhất ở người khác, bất kể ngoại hình/ thói quen bên ngoài, chúng ta cũng “đã” chọn điều này cho chính mình. Điều tương tự cũng đúng khi chúng ta tự nhiên ngưỡng một sự thành đạt lớn ở người khác - những người cố vấn, anh hùng, bạn bè, gia đình của chúng ta, v.v. - nhưng có thể thấy “tự” bản thân mình không được như tha nhân. Nếu giảng giải theo Namaste, có nghĩa là “ánh sáng trong tôi nhìn thấy ánh sáng trong bạn”. Nó không có nghĩa là nói rằng ánh sáng yếu hơn của tôi nhìn thấy ánh sáng “sáng hơn” trong bạn. Mà là:”Chúng ta có cùng một ánh sáng”. Vì vậy, khi chúng ta ngưỡng mộ những phẩm chất có trong người khác, chúng ta cũng thấy những gì cũng có trong chúng ta. Chúng ta đang cộng hưởng với nhau (resonance) Nhìn thấy sự “lớn mạnh” ở người khác một cách vô điều kiện cũng có nghĩa là tự thấy thấy sự “lớn mạnh” trong bản thân mình vô điều kiện. Tạm kết luận Từ đây, để tạm kết luận, có một tư thế thực sự cho thuật ngữ Namaste: • Để thực hiện Namaste, chúng ta đặt hai bàn tay vào nhau ở trung tâm trái tim, nhắm mắt và cúi đầu. • Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách đặt hai bàn tay áp vào nhau trước mắt/trán, cúi đầu và sau đó đưa hai bàn tay xuống trái tim. Đây là một hình thức đặc biệt sâu sắc của sự tôn trọng. Từ đó, mọi người sẽ hiểu rằng chính cử chỉ đã thể hiện cho Namaste và do đó, không cần thiết phải nói gì cả…Và, trong khi cúi đầu, bạn đã nói hết lời và…tha nhân đã hiểu và sẽ cùng đáp lại. Chúng ta đã cùng thể hiệm một Tâm lành đối với nhau. Thực hành những cử chỉ trên trước tha nhân hay trước một đối tượng nào đó, và trong bất cứ tình huống nào, bạn luôn luôn cảm thấy trong Tâm có…Ánh sáng, Tình yêu, Sự thật và, Bình an. Như vậy là bạn đã hiểu và thấm nhuần Namaste rồi đó… Mai Thanh Truyết Người đang dò đường đi… Nhuận sắc lại 7-2023 Ghi chú: Dinh Hung NHU 4:05 AM (2 hours ago) Namaste trong tiếng hindi chỉ là lời chào như venakham vậy thôi. Vậy mà anh viết thành bài 'triết luận' thiệt hay. Nếu thử làm 'triết luận' trong lời chào của người Việt Nam thì sao? Chào ông, chào bà, chào cô, chào cậu... cho thấy sự kính trọng được thiết lập giữa ta và người, được tôn trọng và phân biệt theo giới tính, tuổi tác, vị thế xã hôi,...Kẻ hèn xin chào đại nhân...không dám, tôi xin chào cụ...v.v Trong khi chào, theo cổ tục, người chào chắp tay xá người đối diện như vậy đã có sự tôn trọng người đối diện, cái được gọi là giữ lễ. Luôn luôn tôn trọng người đối diện nếu không sẽ bị xếp vào hàng 'phi lễ dã '. Bạn 'thiêng liêng' hay không, tôi vẫn tôn trọng bạn! ”Thực hành những cử chỉ trên trước tha nhân hay trước một đối tượng nào đó, và trong bất cứ tình huống nào, bạn luôn luôn cảm thấy trong Tâm có…Ánh sáng, Tình yêu, Sự thật và, Bình an. Như vậy là bạn đã hiểu và thấm nhuần Namaste rồi đó… Mai Thanh Truyết Người đang dò đường đi… Giao thừa năm Canh Tý, 2020” Huynh ơi, huynh không phải “Người đang dò đường đi…” mà là “người đang chỉ đường cho thiên hạ đi!” Này nhé, *là Giáo Sư, huynh chỉ đường cho người ta về kiến thức *là Nhà môi trường, huynh chỉ đường cho nhân loại giữ gìn trái đất và bảo vệ sinh linh *là Nhà lãnh đạo một chính đảng yêu nước, huynh chỉ đường cho người ta đuổi giặc thù cứu lấy quê hương... *last but not least, là vị Cố vấn lãnh đạo của một tôn giáo chủ trương “Tam Giáo Quy Nguyên, Ngũ Chi Hợp Nhất” huynh chỉ đường cho một thế giới đại đồng không chiến tranh và chia rẽ tôn giáo... Cho nên huynh PLEASE đừng có quá khiêm nhường. Cũng đừng băn khoăn với những chuyện đã qua, vì lẽ thường sinh diệt đến đi không tránh khỏi... “Diện bích” là để làm tốt hơn, không phải để ... sám hối, kéo lại quá khứ làm cho tâm càng bất an, đó là “có tội” với cái thân xác mình.” Muội nhớ lời một thiền sư đã nói như vậy. Lại... lèm bèm nữa rồi! Chắc huynh sẽ nói thế Chúc huynh ngày mới vui vẻ Muội muội Namaste from India! Follow Trump and FLOTUS, see unprecedented love and energy in photos and videos February 24, 2020 | Frieda Powers | Print Article (Photo by Mandel NGAN / AFP) (Photo by MANDEL NGAN/AFP via Getty Images) President Donald Trump made his first official trip to India where he and first lady Melania Trump were enthusiastically greeted from the moment they arrived. The president expressed his gratitude for the “spectacular welcome” during his speech at a cricket stadium in Ahmadabad where he spoke before an amazing crowd of more than 110,000 people. “America will always be faithful and loyal friends to the Indian people,” Trump said at the ”Namaste Trump” rally where he announced to the people of India a $3 billion deal to send state-of-the-art military helicopters to the country.

Sunday, April 14, 2024

Phải làm điều gì đó! Các nhóm biến đổi khí hậu chen chúc ở Dubai vừa qua, cùng với hơn 190 nguyên thủ quốc gia và 97.000 dự thính viên trong suốt 13 ngày nhóm họp, được lặp đi lặp lại bởi các chính trị gia “đà điểu vùi đầu trong cát” như John Kerry, ông này đã ngoan ngoãn khuyến cáo rằng người Mỹ sẽ phải giới hạn đi máy bay, đặc biệt là bay ra nước ngoài, phải ít phụ thuộc vào xe hơi, và nên thay vào đó bằng phương tiện công cộng hoặc xe đạp. Còn các ông chủ lớn có quyền dùng máy bay riêng đi đây đi đó khắp nơi. Hơn 2.100 học giả trong nhiều lãnh vực khác nhau đến từ hơn 80 quốc gia đã nêu lên tuyên bố "một phát biểu đạo đức và chính trị" (a moral and political statement) để các nhà lãnh đạo toàn cầu suy gẫm. Cần phải kể đến vài trong số những người ký tên là những học giả nổi tiếng và được nhiều người biết đến bao gồm triết học và ngôn ngữ học Noam Chomsky (MIT); nhà khoa học thực tiễn Stephan Lewandowski (Đại học Bristol); nhà khoa học khí hậu Michael E Mann (PSU); nhà văn và nhà môi trường Bill McKibben (Middlebury College); nhà sử học và khoa học gia Naomi Oreskes (Harvard); và triết học đạo đức Peter Singer (Princeton). Robert Watson, cựu chủ tịch Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, than thở: “Các quốc gia cần tăng gấp đôi và gấp ba cam kết giảm thiểu vào năm 2030 để phù hợp với mục tiêu Paris”. Trời ạ, điều này nghe giống như một hiệp ước mà chúng ta chắc chắn nên tham gia và cần phải thanh toán các hóa đơn. Rốt ráo ra, chúng ta cần nhận biết rằng, vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu không phải là một vấn đề thuần túy môi trường là còn là nhiều vấn đề đạo đức và đạo lý nữa. Thay vì chạy theo những “giả thuyết” không có chứng minh khoa học vững chắc, chúng ta cần nhìn vào thực tế của vấn đề, nhìn về từ phía sau, những võ đoán của cái gọi là những nhà khoa học có định hướng. Và một hướng đi mới trước biến đổi khí hậu, chúng ta cần giải quyết nhiều vấn đề đó là: • Làm cách nào để sống được trong một bầu trời có lượng khí nhà kính cao? • Làm cách nào để phát triển nông phẩm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hạn hán hay ẩm ướt, nóng bức hay lạnh lẽo? • Làm cách nào để bảo vệ nguồn protein trong thiên nhiên như gia súc trên đất, trong không khí, và thủy sản trong nước trong các điều kiện trên? Và, nếu lãnh đạo các quốc gia đã phát triển không mở đường, chính dân chúng sẽ tự vạch đường mà đi. Sau cùng, câu hỏi được đặt ra là từ nay cho đến năm 2030, Hành pháp Biden có khả năng thực hiện và hoàn tất bất cứ mục tiêu nào trong 17 mục tiêu đề ra trong Agenda 30/30 hay không? Hay đó chỉ là một hình thức “bẩy xập” để chiếm hữu 30% đất và biển của người dân, một hình thức truất hữu giống như các chế độ xã hội chủ nghĩa? Mai Thanh Truyết Houston December 24, 2023

Saturday, April 13, 2024

Thêm Một Formosa Ở Phía Nam Vũng Áng: Hải Cảng Cửa Việt Từ năm 2014, Hải cảng Cửa Việt đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó... Cảng Cửa Việt là một khu cảng sâu ở tỉnh Quảng Trị, một tỉnh phía Bắc Tp. Huế, nằm ở thị trấn Cửa Việt, huyện Giơ Linh. Từ năm 1965 đến 1972, đoạn sông từ Cửa Việt đến hải cảng quân sự Đông Hà đã trở thành một vùng hải lưu huyết mạch của Quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến trước 1975. 41 năm sau khi chiếm được toàn cõi Việt Nam, CSBV lần lần “chuyển giao” các hải cảng dọc theo Vịnh Bắc Việt, từ cảng Hải Phòng dành cho kho bãi và bến của tàu bè TC cho đến cảng sâu Cửa Lò, Nghệ An, cảng sâu Sơn Dương, Vũng Áng, và từ đầu năm 2014, cảng Cửa Việt trở thành một vị trí chiến lược của TC. Tất cả các cảng trên phối hợp thành một tam giác biển qua ba trục: Sơn Dương - Cửa Việt - Du Nam, thành phố cực Nam của Đảo Hải Nam, nơi trú ngụ của “hàng không mẫu hạm” Liêu Ninh của TC. Tam giác nầy, đứng trên bình diện quân sự, nhằm kiểm soát toàn thể Vịnh Bắc Việt. Chúng ta còn nhớ trong cuộc bạo loạn tại Bình Dương năm 2014, tàu TC đã ngang nhiên xâm nhập Vịnh Bắc Việt, hải phận của Việt Nam để đến Sơn Dương chở hơn 3000 công nhân của Formosa Vũng Áng về Tàu. Có thể nói, hiện tại, một vùng chiến lược đã được xây dựng ngay tại Cửa Việt... gồm kho bãi, đèn hải đăng (lighthouse) báo hiệu cho tàu bè, và một khu “quân sự” hoàn toàn bị cô lập, người dân Quảng Trị không được bén mảng đến, ngay cả cán bộ CSVN cũng bị cấm. Cửa Việt nằm ở ngay cửa biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, và ở cuối Quốc lộ 9, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km về phía Đông, chạy xuyên qua Lào, đến tận hải cảng phía tây Thái Lan, tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Hải cảng Cửa Việt được đánh giá là một công trình quan trọng để thúc đẩy kinh tế khu vực Vân Nam-Lào-Thái Lan và Việt Nam phát triển. Nhưng người thủ lợi nhiều nhứt chính là Vân Nam của Trung Cộng. Tỉnh Vân Nam cần 1 triệu thùng dầu thô hàng ngày cho nhu cầu phát triển công kỹ nghệ hóa chất. Trước kia, chi phí chuyển vận lượng dầu thô nầy qua ngả duyên hải Trung Hoa quá tốn kém. Kể từ năm 2008, sau khi hoàn tất việc nạo vét lòng sông Mekong, vào tháng 12, hai chiếc tàu dầu có trọng tải 5.000 tấn đầu tiên đã đến biên giới Vân Nam qua ngả Ấn Độ Dương từ hải cảng phía tây của Thái Lan. Thêm nữa vào năm 2010, Việt Nam đã xuất cảng trên 8 triệu tấn dầu từ Dung Quất qua quốc lộ 9 kể trên. Hải cảng Cửa Việt chỉ cách vùng Đông Bắc Thái Lan 300 km đi theo đường xuyên Á Đông Tây, khoảng cách này ngắn hơn nhiều nếu so với trên 1000 km nếu đi ngược về hướng Vịnh Thái Lan qua hải cảng Mawlamyine. Đây có thể được xem là một lợi thế giúp cho cảng Cửa Việt có cơ hội phát triển thành cảng sâu lớn, giúp cho lưu thông hàng hóa đường biển thuận lợi hơn giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan. Chính vì những thuận lợi trên mà TC càng đầy mạnh tiến trình xây dựng cảng kinh tế - chính tri -quân sự và chiến lược nầy. Hải cảng Cửa Việt từ năm 2014 đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thủy sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó. Cũng cần nên biết, vào năm 2009, Cửa Việt được trao cho tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, và tập đoàn này đã có dự án 3000 tỷ đồng để xây dựng Cửa Việt thành một cảng biển sâu trong khu vực miền Trung. (Vinashin đã vỡ nợ, thua lỗ và thất thoát lên đến 86.000 tỷ đồng. Hiện nay (2015) cộng tất cả các khoản lãi, thuế phải trả…con số thất thoát của Vinashin lên đến 123.000 tỷ đồng- tương đương hơn 6 tỷ USD). Trong đó, 600 tỷ đồng đầu tư đến năm 2010 cho cầu cảng Cửa Việt để đón tàu 10 nghìn tấn, 1.600 tỷ đồng để xây dựng nhà máy đóng tàu 70 nghìn DWT (công suất 10 tàu/năm), số tiền còn lại sẽ đầu tư vào khu du lịch Cửa Việt. Nhưng sau 6 năm xây dựng, các dự án trên hoàn toàn đi vào... lịch sử, và tất cả vốn đầu tư đã âm thầm vào các túi áo cũa những “nhóm lợi ích” thời bấy giờ. Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Cộng, một học giả Trung Hoa đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung - Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển của vùng nầy. Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Hoa bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016: “...Một khi lực lượng hải quân ngoại bang khai triển từ biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền... Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…” Mặc dù Trung Cộng có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng như các cảng sâu kể trên. Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau: * Thuận tiện cho việc đổ bộ - vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; * Nếu đổ bộ thành công, Trung Cộng sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; * Chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; * Tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào-Việt hoặc Campuchia-Việt Nam, Trung Cộng cũng thiết lập được căn cứ phối hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hợp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm. Hiện nay, Trung Cộng đã chiếm hầu hết các vị trí chiến lược nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Cửa Lò, Nghệ An, Sơn Dương, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt, Quãng Trị, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v... (trích trên internet) Vì đã kiểm soát hoàn toàn khu vực biển, việc mang tàu chở phế thải độc hại từ những nhà máy hóa chất bên Tàu sang... xả thải vào bên trong khu Cửa Việt, để rồi từ đó theo đường ống, nước thải an nhiên và thênh thang đi vào lòng biển... đầu độc nguồn protein cá của người dân sống trong vùng, giống như tình trạng ở Vũng Áng hiện tại. Việc đầu độc thâm sâu nầy của Trung Cộng cần được cáo giác trước dư luận thế giới. San hô ở đảo Lý Sơn đã có chỉ dấu nhiễm hydroxid sắt xả thải từ các ống nước thải ở Vũng Áng mà một số tiến sĩ, khoa học gia của CS Hà Nội kết luận là tảo đỏ (?) khi câu chuyện Vũng Áng bắt đầu ngõ hầu xoa dịu áp lực của ngư dân đã được chứng minh qua việc khám phá qua việc phân tích mẩu san hô ở nơi đây tại Hoa Kỳ vào cuối tháng 7 vừa qua. Thêm một Formosa Cửa Việt cần phải được đề cao cảnh giác. Một lần nữa, Nước dơ cần phải rửa bằng Máu, theo lời của tiền nhân, Vua Duy Tân. Mai Thanh Truyết Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam Phụ chú: Hiểm họa Trung Quốc trong dự án nghỉ dưỡng của FLC tại khu vực bãi biển Cửa Việt – Quảng Trị (Trích trên Dân LÀm Báo) 29/05/2018 - Dư luận chưa hết bất ngờ khi Quảng Ngãi giao gần 4.000 ha đất một cách thần tốc cho FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết làm dự án, thậm chí tỉnh này còn sẵn sàng di dời cả đồn biên phòng và huy động cả hệ thống chính trị để hỗ trợ. Thì nay chúng ta lại ngạc nhiên hơn khi Quảng Trị tiếp tục cắt 1.000 ha đất bãi biển Cửa Việt – khu vực trọng yếu và nhạy cảm về an ninh – quốc phòng cho tập đoàn này. Nhiều người tự hỏi FLC lấy đâu ra tiền chỉ trong một thời gian ngắn để thâu tóm một diện tích đất đai khổng lồ dọc bờ biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ, chưa kể ở các tỉnh khác. Phải chăng đằng sau FLC là ngân hàng TQ cung cấp vốn như người ta từng đồn thổi trước đó? Thử hỏi nếu một ngày những dự án có vị trí chiến lược của FLC rơi vào tay TQ thì hậu quả sẽ như thế nào? Mới đây, nhà báo Hoàng Hải Vân – từng là Tổng Thư ký Toà soạn Báo Thanh Niên, cho biết cả Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát chuẩn bị giao cho FLC 1.000 ha đất khu vực bãi biển Cửa Việt. Tại đây, FLC dự kiến ngoài khu resort, sân golf, còn xây dựng một sân bay. Có khả năng tập đoàn này sẽ lấp kín các bờ biển mà doanh nghiệp khác chưa chiếm cứ. Đây là nơi có vị trí chiến lược, nếu dự án triển khai sẽ ảnh hưởng đến an nguy quốc gia chưa kể làm xáo trộn cuộc sống người dân nơi đây. Vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị Được biết, Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng, bởi nó hội đủ các tiêu chí: thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; nếu đổ bộ thành công, giặc ngoại bang sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược và chia cắt Việt Nam thanh hai miền. Khi viết về thời kỳ chống Mỹ, nhà văn Xuân Đức, một người con của Quảng Trị cũng từng công nhận: “…cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”. Đối với VN, Cửa Việt – Quảng Trị có vai trò như khúc ruột ở miền Trung, thì với TQ cũng quan trọng không kém. Từ căn cứ Du Lâm – TQ, nằm ở thành phố Tam Á, cực Nam trên đảo Hải Nam – là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ, đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, nếu xảy ra chiến sự TQ rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, kể cả đường bộ và đường biển. Đó là lý do vì sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở nơi đây? Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm – Vũng Áng – Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền. TQ từng âm mưu lập khu căn cứ tại bãi biển Cửa Việt Một học giả TQ từng nói huỵch toẹt: một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển. Bởi Việt Nam như “dưa hấu gặp dao sắc”, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền. Biết được vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị, TQ đã và đang âm thầm ra sức chiếm cứ bằng được nơi đây sau khi hoàn tất thủ tục tại Vũng Áng – Hà Tĩnh. Còn nhớ năm 2011, Trung Quốc sắp thành công khi dự định lập căn cứ tại Cửa Việt trá hình thông qua một “dự án kinh tế” thâu tóm 96,1 ha đất kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan. Vì sự phản đối gay gắt của dư luận nên dự án tạm dừng, nhưng không vì thế mà TQ từ bỏ dã tâm thôn tính Cửa Việt. Bằng thủ đoạn núp bóng người Việt, TQ lại tiếp tục thâu tóm một Chi nhánh của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, và thế là một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt được thiết lập. Liệu TQ sẽ dừng lại ở đó? Nếu FLC “cấn nợ” cho TQ bằng những dự án nhạy cảm về an ninh quốc gia thì sẽ ra sao? Tình trạng cắt đất tại khu vực Cửa Việt giao cho DN làm dự án lại một lần nữa bị xáo trộn, khi Quảng Trị bàn giao 1.000 ha đất nơi đây cho FLC. Như ta đã biết, những dự án mà FLC thâu tóm là hàng loạt các điểm xung yếu dọc suốt bờ biển từ Từ Vịnh Hạ Long đến Thanh Hóa, nhất là hai vị trí là Đà Nẵng và Nha Trang. Tại Cao nguyên, địa điểm mà FLC chọn là những đồi thông, đồi cỏ hồng tuyệt đẹp và 500 ha rừng một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên mái nhà Đông Dương của một huyện nghèo, heo hút Đắk Đoa, Gia Lai. Tại sao FLC lại chọn một địa điểm hoang vu, xa thành phố xa sân bay như vậy để làm sân golf, và khách sạn cao cấp? Dân thì nghèo đói, liệu khu nghỉ dưỡng của FLC phục vụ cho ai? Điều đáng nói là đi đến đâu chính quyền sở tại đều ưu ái cho FLC đến đấy? Nhiều người tự hỏi thế lực nào đang giúp FLC thâu tóm phần lớn đất đai bờ biển lẫn đất liền như thế? Báo động, Cửa Việt lại sắp rơi vào tay TQ. Thâu tóm đất đai liên tục nhưng hiện FLC không chỉ nợ các nhà băng trong nước mà còn nợ ngân hàng TQ con số lên đến gần chục ngàn tỷ đồng. Xin hỏi FLC lấy đâu ra tiền để thâu tóm những đại dự án với diện tích lên đến hàng ngàn ha? Liệu FLC chỉ là tay sai của giặc phương Bắc, được cử đến chuyên đi mua toàn bộ vị trí đất đai thuộc vùng nhạy cảm về mặt an ninh – quốc phòng của VN? Thử nghĩ nếu một ngày FLC vỡ nợ thì tất cả những dự án tại vị trí xung yếu của FLC có về tay chủ nợ một cách hợp pháp? Với dã tâm thôn tín VN nhằm kiểm soát trọn vẹn biển Đông – nơi luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế đi qua, thu được lợi ích kinh tế là rất lớn mà trước giờ VN chưa khai thác triệt để, thì liệu TQ sẽ bỏ qua cơ hội này? Nếu trường hợp FLC không vỡ nợ thì những dự án này có nguy cơ sang tay cho nhà đầu tư ngoại hay không? Điều đó có thể xảy ra khi trước đó, tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Nhật Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng tuyên bố ngoài việc bán cổ phần, “FLC có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”. Từ những phân tích trên cho thấy hiểm họa TQ đằng sau những dự án chiếm cứ hàng ngàn ha đất tại những vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng của doanh nghiệp là rất lớn. Và nhất là đối với FLC – một tập đoàn hiện có trong tay biết bao dự án như thế. Nếu một ngày không xa, những dự án của FLC về tay của TQ thì hậu quả sẽ ra sao? Thật không thể tưởng tượng được. Nên chấm dứt tình trạng giao đất cho DN một cách dễ dàng như thế này bởi sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất chủ quyền rất cao. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta nên coi lại ĐIỀU 62 LUẬT ĐẤT ĐAI.

Thursday, April 11, 2024

Việt Nam: Con Đường Tương Lai Âm U Từ năm 1986 trở đi, chính sách kinh tế "Mở cửa" và "Đổi mới" tiếp ngay sau đó, đã khai mào cho một chu kỳ tăng trưởng mới cho toàn quốc, đặc biệt ở thành phố Sài Gòn và các vùng lân cận trong đó hầu hết các khu công kỹ nghệ đều tập trung vào và chiếm hơn 40% tổng sản lượng quốc gia. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, nghĩa là sau hơn 38 năm phát triển, vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực sau đây: • Nhiều dịch vụ phát triển quá nhanh chóng và không được điều nghiên kỹ lưỡng như việc thiết lập các trung tâm giải trí, khách sạn, sân golf...chỉ nhằm phục vụ cho người giàu và người ngoại quốc tạo thêm ranh giới cách biệt giàu nghèo giữa đại đa số quần chúng; • Một số tư bản mới đã hình thành, từ đó phát xuất ra nhiều mâu thuẫn và hệ lụy tiêu cực trong hệ thống quyền lực-kinh tế-chính trị. Chính hai mặt tiêu cực nầy đã là một trong nhiều nguyên nhân tạo nên khủng hoảng xã hội gần đây nhất và làm giảm dần mức tăng trưởng kinh tế từ 10% ở những năm đầu xuống đến 4% năm 1999, và sau đó không tăng trưởng được như dự tính, chỉ lên xuống khoảng 6-7% trong mười năm trở lại đây, mặc dù Việt Nam vẫn còn quá nhiều nhu cầu sinh hoạt căn bản cần phải cung cấp cho người dân. Việc tăng trưởng kinh tế-kỹ nghệ nhanh so với tốc độ trước khi có chính sách đổi mới, nhưng không đủ nhanh so với nhu cầu của quốc gia, tạo nên những biến động ảnh hưởng lên môi trường ở những vùng được phát triển mạnh.Tại các nơi trên: • Bầu không khí ngày càng ô nhiễm thêm. • Thán khí cùng với nhiều kim loại độc hại như chì, thủy ngân và một số hợp chất hữu cơ nhẹ đã được ghi nhận. • Nguồn nước bị ô nhiễm nặng đặc biệt ở các vùng tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các nhà máy và hệ thống cống rãnh. • Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước mà bây giờ, 2024, người dân phải chạy đôn chạy đáo mua nước ngọt từng m3 với giá 300-400 ngàn/m3! Trong lúc đó, “nhà nước” lại Hội thảo phát động chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường khi nước mặn đã vào tận thành phố Mỹ Tho và nhiều dùng khác. Thiệt hại cho mùa đông xuân năm nay, 2024 ước tính trên 3 tỷ Mỹ kim, và 20 dân thiếu nước ngọt trần trọng! Nhìn chung tình trạng môi sinh ở Việt Nam đã đến mức báo động, nhất là ở các thành phố lớn mặc dù mức độ khai triển kỹ nghệ chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của dân chúng toàn quốc mà chỉ tập trung vào một số thành phố lớn mà không lưu tâm hay lên kế hoạch phát triển tuỳ theo điều kiện của từng địa phương. Hiện nay vẫn còn khoảng 50% dân chúng tập trung ở các vùng nông nghiệp đang còn trong thời sơ khai của thời đại phát triển kỹ nghệ. Nguyên nhân của việc trì trệ phát triển cho những năm gần đây cũng như hiện trạng ô nhiễm ở Việt Nam có thể được tóm tắt vào những ghi nhận sau đây: • Ảnh hưởng của sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản ở Nga xô và Đông Âu đầu thập niên 90 cùng với sự khủng hoảng kinh tế vùng Đông Á ở những năm gần đây (sau năm 1997…), cũng như việc lấn chiếm và áp đặt "quyền chánh trị-kinh tế" Việt Nam của TC làm cho quốc tế ngần ngại đầu tư vào Việt Nam. • Hệ thống tiền tệ chưa hoán chuyển được và chưa thiết lập được thị trường chứng khoán có tính cách quốc tế cùng các luật định ngân hàng phức tạp và hay thay đổi thường xuyên, không bảo đảm tối thiểu cho công cuộc giao thương với bên ngoài. • Hệ thống ngân hàng không hữu hiệu, không thể hiện nhiệm vụ đúng đắn trong dịch vụ trao đổi và không có tính xuyên suốt trong báo cáo. Thống đốc ngân hàng Việt Nam mới đây đã nhận định rằng nhiệm vụ của ngân hàng là đáp ứng cho nhu cầu của quốc gia và dân chúng nhưng thực ra chỉ thi hành theo chỉ thị hoặc mệnh lệnh của Bộ Chính trị cs Bắc Việt mà thôi! • Mặc dù có sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)... về tài chánh và kỹ thuật cho việc nâng cấp và giải quyết các vấn nạn môi sinh ở Việt Nam do sự phát triển kỹ nghệ và nạn gia tăng dân số, nhưng hầu hết các hạng mục công trình trên còn nằm bất động trên hình thức các dự án khả thi. Mức độ thi công tiến hành quá chậm do thủ tục hành chánh rườm rà và bất nhất cũng như các tệ nạn quan liêu khiến cho đôi khi dự án phải bị bỏ dở nửa chừng. • Việc phá hoại các rừng ven biển và dẫn nước mặn vào sâu trong đất liền để khai thác dịch vụ nuôi tôm là một trong những nguyên nhân cho sự nhiễm mặn. Ngay cả việc nuôi tôm, sau một vài mùa có thu hoạch cao, dịch vụ nầy lần lần đi vào phá sản vì tôm con bị chết quá nhiều do hệ sinh thái thay đổi và môi trường sinh sống của tôm không còn đồng nhất như vùng nước mặn nguyên thuỷ. Ảnh chụp từ vệ tinh năm 1999 cho thấy khoảng 150.000 hecta ở ven biển Cà Mau, Bạc Liêu đã bị bỏ hoang trên gần 200.000 hecta đã khai thác trong khoảng năm năm gần đây! Từ xa xưa, các rừng tràm, đước, vẹt...đã phát triển vững mạnh trong vùng nầy, thiết lập một hệ sinh thái thiên nhiên vừa cân bằng và cầm chân nước mặn tiến sâu vào đất liền, vừa là môi trường sống thích hợp cho tôm cá; do đó tôm không thể phát triển được vì sự mất cân bằng trên. • Trong những năm sau nầy, lãnh đạo Việt Nam có khuynh hướng cứng rắn hơn trong việc điều hành quốc gia. Đường lối và chính sách hiện tại thể hiện sự bất an, bối rối trong quyết định trước những vấn nạn sinh tử cho đất nước. • Có nhiều thành phần tham gia vào việc phát triển kinh tế-kỹ thuật ở Việt Nam. Đó là quân đội, công an, chính quyền, tư nhân, và ngoại quốc. Một khi đã nắm chặt quyền lực trong tay, cộng thêm với sức mạnh kinh tế, các thành phần có quyền lực trên có khả năng tạo ra nạn kiêu binh có thể gây xáo trộn xã hội mà lãnh đạo sẽ khó kiểm soát được. Điều nầy sẽ làm mất niềm tin và giảm thiểu mức đầu tư của dân chúng và nhất là đầu tư quốc tế. • Đối với các nhu cầu phát triển, điều tiên quyết là cần phải có sự bàn thảo và đồng thuận giữa nhà cầm quyền và các công ty tư nhân. Cho đến nay, mọi hợp tác giữa nhà cầm quyền-tư nhân-ngoại quốc chưa được đặt trên căn bản công bằng và đồng thuận do đó vẫn còn nhiều cản ngại trong việc giao thương quốc tế. Còn có nhiều thiên vị cho các đối tác có liên quan đến đảng cộng sản. Công ty quốc doanh chiếm đa số vẫn còn được tài trợ và ưu đãi mặc dù làm ăn thua lỗ. Đây mới là nguyên nhân chính yếu cho việc trì trên trong chính sách phát triển của Việt Nam. Việc kiểm soát môi sinh còn quá lỏng lẻo đưa đến việc lơ là trong kiểm soát và thanh lọc phế thải. • Hầu hết các dự án có tầm vóc quốc gia, đối tác được chọn chưa thu thập đầy đủ dữ kiện nghiên cứu tác hại môi trường, nhân sự chuyên nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của công trình, đặc biệt qua sự móc ngoặc hay do "sự áp đặt" của Trung Cộng, do đó nhiều dự án phải bị bỏ dở nửa chừng hay mức đầu từ phải bị nhân lên gấp bội (hệ thống nhà máy đường từ Bắc chí Nam vào thập niên 2000, việc khai thác Bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ, hệ thống nhà máy giấy từ Bắc chí Nam, điển hình là nhà máy Bãi Bằng, và gần đây nhứt, nhà máy Hậu Giang đã được đánh giá như là một sự phá sản về nguồn vốn và ô nhiễm môi trường cho toàn vùng tứ giác Long Xuyên, vựa lúa thứ hai của ĐBSCL sau Đồng Tháp Mười). Từ đó, dự án đưa đến sự thua lỗ, thất thoát tài nguyên và nguồn vốn của quốc gia, và tệ hại nhứt là, tạo ra một tình trạng ô nhiễm môi trường khắp nới từ Bắc chí Nam. • Các công ty tư vấn ngoại quốc được Việt Nam mời đến để khai triển một số dự án kỹ thuật và tính khả thi trong từng điều kiện hiện có. Đôi khi, Việt Nam dùng tư cách chủ nhà để chỉ đạo dự án hay sửa đổi không đúng với quy cách kỹ thuật làm cho dự án khó được hoàn chỉnh. Và cũng có nhiều công ty ngoại quốc vì muốn được trúng thầu mà thiết lập dự án khả thi khi chưa hoàn tất hồ sơ điều tra cơ bản. Điều nầy làm cho phát triển Việt Nam trì trệ về thời gian, tài lực, và nhân lực, chưa kể đến việc làm mất niềm tin của người dân về thực tâm của những người có trách nhiệm! Nhận diện được một số nguyên nhân căn bản trên đưa đến sự kiện chậm phát triển cho Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ cần một ít động não, việc truy tìm giải đáp cho bài toán trên cũng không khó vậy. Thay lời kết Trở về đất nước thân yêu của tất cả chúng ta, Việt Nam hiện tại là một dân tộc non trẻ, thông minh, chăm chỉ, hiếu học, cần cù, và có tinh thần cầu tiến. Trên 90% dân số đều biết đọc biết viết. Con số nầy quá cao so với các nước đang phát triển và có điều kiện xã hội tương tự như của chúng ta, nhưng ngược lại lợi tức đầu người vẫn còn thấp kém so với các quốc gia trong vùng. Tại sao lại có sự nghịch lý kể trên? Dĩ nhiên là phải có cái gì bất ổn cho đất nước. Đương nhiên cộng sản Bắc Việt phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng phát triển và môi trường ô nhiễm ngày càng đi xuống hiện nay. Hơn 41 năm sống trong hoà bình, thiết nghĩ thời gian cũng đủ dài để thiết lập một xã hội ổn định cho Việt Nam. Nhưng tiếc thay điều đó không xảy ra cho nước mình! Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế-kỹ thuật-khoa học-môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang hình thành. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng là mọi người đều có trách nhiệm. Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long. Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam dù ít hay nhiều. Càng thiết tha, càng gắn bó với quê cha đất tổ càng thấy mình có trách nhiệm. Trách nhiệm là nhận thức thực tiễn, và trên căn bản đó cần có những thái độ và hành động tích cực hơn cho đất nước. Nói lên tiếng nói, tạo một âm vang, khuếch đại một xu hướng, tạo dựng sức ép, nói lên những vấn nạn của Đất và Nước v.v…mỗi người mỗi cách riêng của mình… không sao kể xiết. Nhìn lại đất nước, với hơn 65% lực lượng lao động thuộc thành phần trẻ tuổi, chúng ta đã có một trợ lực lớn có khả năng đưa đất nước tiến lên cao. Tuổi trẻ Việt Nam, sau một giai đoạn ngắn tiếp cận với phong cách hành xử và giao thương quốc tế đã hiểu thêm và hiểu cặn kẽ về tự do-dân chủ. Từ đó tinh thần quốc gia dân tộc tăng trưởng nhanh chóng trong thành phần nầy. Tuổi trẻ Việt Nam mong muốn có một đời sống kinh tế-tinh thần-tâm linh tương xứng với các đóng góp của chính mình. Những rào cản ngăn cách trong tôn giáo-địa phương không còn là một chướng ngại để rồi cùng ngồi lại với nhau, không như các thế hệ cha ông trước kia vì những cách ngăn kinh tế-xã hội-chánh trị-tôn giáo- và chủ nghĩa. Những cảm xúc trong tư tưởng, vết hằn trong quá khứ sau cuộc qua phân của đất nước phải nhường bước cho lối nhìn tích cực về triển vọng tương lai của quê hương. Do đó, các mỹ từ vì thế hệ mai sau, vì chủ nghĩa anh hùng...không còn là một xúc tác tốt để hấp dẫn tuổi trẻ Việt Nam nữa. Tuổi trẻ Việt Nam trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, nhưng tuổi trẻ hôm nay không vì niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưỡng quá khứ mà cần phải hành động theo bước cha ông ngày xưa đứng lên làm lịch sử. Đừng cho đó là một cản ngại lớn cho sự bền vững của chế độ mà nên cùng nhau thay đổi đường lối và chính sách thích hợp với xu hướng toàn cầu. Cùng tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc thích ứng với tính năng động và hiếu học của tuổi trẻ. Có như thế, cơ hội phát triển và triển vọng tương lai đồng đều cùng đời sống kinh tế-tinh thần có hy vọng được nâng cao sẽ là hai động cơ chính thức thúc đẩy tuổi trẻ mạnh bước tiến lên. Tuổi trẻ Việt Nam đang lên đường. Mai Thanh Truyết Houston – Tháng tư - 2024 Hội Bảo Vệ Môi trường Việt Nam - VEPS

Monday, April 8, 2024

Mỗi năm, vào dịp tháng tư từ 49 năm qua, có lẽ 18 triệu người Việt sống ở miền Nam không ai không nghĩ đến Tháng tư đen nầy. Tháng nầy còn được gọi là Tháng Quốc hận và Ngày 30/4 cũng được gọi là Ngày Quốc hận. Thực sự ra, tháng hay ngày quốc hận cần được biết sâu xa hơn nữa. Đó chính là ngày 18/9/1945, ngày HCM và bè lũ có tên là Việt Minh, sau nầy đổi danh xưng là đảng Cộng sản… đứng lên cướp chính quyền của Việt Nam tại Hà Nội. Nói đến quốc hận, người viết không cổ súy hận thù mà chỉ muốn nhắc nhở cho người sau biết rõ một giai đoạn đen tối của quê hương bắt đầu 79 năm qua… Nhắc đến quốc hận cũng không phải là khích động những người con Việt phải trả thù, mà nhắc đến quốc hận để đời đời con cháu Tiên Rồng cần phải định hình rõ ràng đâu là quốc gia, đâu là dân tộc. Biết ai là kẻ bán nước cho Tàu. Biết ai là kẻ phản bội dân tộc mượn danh chủ nghĩa để cai trị toàn cõi nước Việt. Nhắc đến để không quên quốc hận. Không quên nhưng không mang sầu hận. Không quên nhằm chuẩn bị cho một tương lai mới cho dân tộc an bình và xóa tan cảnh “nội trị” của CS Bắc Việt. Chuẩn bị cho một tương lai mới ứng hợp với tinh thần hợp quần của tổ tiên sau hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Một tương lai sáng lạn đang sắp sửa khai mở. Nao Anh Em Ta cùng nhau xông pha lên đường. *** Tháng Tư Ngày Quốc Hận 2024 Thưa Bà Con, Bài viết “Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975”, phản ảnh quan điểm của tác giả, bà Quỳnh Hoa, con gái đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Văn Tùng. Bà tốt nghiệp Đại học Y dược tp HCM, hiện đang sống ở Pháp. Xin trích vài đoạn…”Câu chuyện về những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4 tại Dinh Độc Lập và đài phát thanh Sài Gòn, đã được báo đài đưa tin, làm phim tài liệu và ngay cả viết thành sách (ủng hộ và phủ nhận) cứ mỗi dịp tháng Tư về, ròng rã suốt 45 năm qua. (bài viết năm 2020). ….Nhà báo, đại tá Bùi Tín (báo Quân Đội Nhân Dân) ngay sau 30/4/1975 đã tìm gặp ba tôi để nghe kể lại toàn bộ sự việc xảy ra trong buổi trưa lịch sử đó. (Chứ không có mặt trong giờ phút lịch sử đó). Ông Phạm Xuân Thệ, đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng có mặt trong dinh "bắt nội các tổng thống". Sau một thời gian dài im lặng, bỗng ông ấy tự nhận hết những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4/1975 về làm thành tích cho ông. Ông Thệ sau lên hàm trung tướng QĐNDVN. …Chính ủy Bùi Văn Tùng cùng các ông Dương Văn Minh trên đường từ sân Dinh Độc Lập ra hai chiếc xe jeep để đến đài phát thanh. Năm 2006, khi biết Phạm Xuân Thệ phủ nhận việc ba- chính ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có mặt tại dinh- mà bỗng đột ngột xuất hiện tại đài phát thanh Sài Gòn, và cho rằng ông ta, một đại uý bộ binh đã giao lại nội các Dương Văn Minh, rồi cùng ngồi soạn thảo văn kiện đầu hàng với trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng, ba chỉ nói nhẹ nhàng, tay này tầm bậy”. (Đoạn nầy có ghi trong thông báo chính thức của trên báo Nhân Dân).” Tất cả những trích đoạn trên đây là do tác giả Quỳnh Hoa ghi lại sự giây phút lịch sử trên. …Người viết Tác giả Quỳnh Hoa) kể tiếp: “…Khi ĐT Dương Văn Minh lên xe và đi theo xe của Chính ủy Bùi Văn Tùng trên đường đến Đài phát thanh Saigon. Đợi trước của Đài có mặt Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và TS Huỳnh Văn Tòng, Khoa trưởng ĐH Hòa Hảo Long Xuyên và một nhóm sinh viên tranh đấu…”. (HVT là bạn quen từ thời ở Paris, tốt nghiệp TS Sử học, nằm trong sư đoàn 30/4. Để rồi sau sự hiện diện trên Đài phát thanh đã đị trù dập vì tội…cướp công cách mạng!). Những lời công bố đầu hàng được đọc đúng vào lúc 10:37 sáng ngày 30/4/1975 sau bài hát Nối Vòng tay lớn của TCS. Bức hình bên cạnh đây chụp đúng vào lúc 10:37PM 29/4/2020, giờ Houston, tức là 10:37AM ngày 30/4/2020 giờ Sài Gòn, đúng 45 năm sau. Trong phòng làm việc, ngồi một mình âm thầm gậm nhấm nỗi đau Quốc Hận. Người viết xin chia xẻ cùng Bà Con giây phút lịch sử nầy để biết và nhớ rõ giây phút nầy. Vì vậy, Bà Con cần để ý… Nhớ để không quên. Không quên không phải để thù hận. Mà không quên để khắc ghi lời nguyền. Lời nguyền của hồn thiêng sông núi. Đàn con Việt sẽ vá lại bức dư đồ rách. Dứt khoát CSBV sẽ vào quá khứ. Và chúng ta dứt khoát … Ngày 30/4 cũng là ngày mỗi chúng ta cần ghi nhớ để tự nhũ rằng:” Cả dân tộc Việt Nam chúng ta không những chỉ nhắc tới ngày 30/4 như ngày Quốc hận của người dân Miền Nam, mà còn đừng quên phải: • Nhắc tới những ngày giỗ của hằng triệu nông dân, trí thức, thương gia Miền Bắc đã chết âm thầm và nhục nhã trong mấy năm bị đấu tố; • Phải nhắc tới cái chết của hằng mấy triệu quân dân của cả hai Miền Nam Bắc, nạn nhân của cuộc chiến tương tàn do Hồ chí Minh và đồng bọn tạo dựng ra từ 1945, theo lệnh của Liên Sô, Trung Cộng, và cộng sản Quốc Tế Đệ Tam; • Phải nhắc tới trên 800,000 vong linh bơ vơ lạnh lẽo trên rừng hay dưới biển chưa siêu thoát được, trên đường vượt biên vượt biển liều chết chạy trốn bọn Việt cộng, đi tìm tự do; • Chúng ta phải nhắc hết tội ác của Hồ chí Minh và cộng sản Việt Nam ít nhất từ năm 1945 cho đến ngày hôm nay, để chúng ta cùng chuyển ngày 30/4 thành một ngày Quốc Hận chung của cả dân tộc, từ đó biến thành một "Ngày Quật Khởi" của toàn dân cùng đứng lên đập tan chế độ cộng sản, để mau chóng mang lại cho đồng bào đầy đủ Tự Do Hạnh Phúc thực sự và Ấm No Thịnh Vượng cho cả quốc gia Việt Nam; Chống Tàu Diệt Việt Cộng Thưa Bà Con, Tên là “người”. Tên là “tánh”. Tên là “chương trình”. Do đó, tên của Nhóm Chủ trương trình bày rõ ràng, chương trình và mục tiêu hành động của Nhóm: Chống Tàu Diệt Việt Cộng Hai hành động, hai mục tiêu, song song, cùng một lúc: • Chống Tàu là cứu cánh sống còn của dân tộc Đại Việt chúng ta, của Quốc Gia Việt Nam chúng ta. • Chống Tàu để cứu nước Việt Nam thoát được nạn nghèo đói và tụt hậu. • Chống Tàu để Việt Nam có độc lập chánh trị kinh tế xã hội. • Chống Tàu là tiếp tục truyền thống, một bản năng sanh tồn tự vệ, di sản của tổ tiên dân tộc Đại Việt chúng ta. • Chống Tàu là một di sản huyết thống của bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc Đại Việt, một dân tộc nhỏ, sống sót của một đại gia đình dân tộc Bách Việt, sống cạnh một dân tộc láng giềng khổng lồ, có truyền thống lịch sử bành trướng là dân tộc Hán. Nguồn gốc của Trung Cộng và Hán tộc: • Từ bốn ngàn năm nay, từ một vùng sa mạc, đồng cỏ khô cằn, miền bắc sông Dương Tử; Hán tộc, với một nền văn minh du mục, săn bắn, chăn nuôi đã vượt sông Dương Tử xuôi nam đi tìm vùng đất trồng trọt mầu mỡ phì nhiêu, tìm đất sống an lành, để định cư, xâm chiếm, bành trướng. • Suốt bốn ngàn năm, dân du mục cưỡi ngựa, văn minh săn bắn, chăn nuôi dê cừu đã Hán hóa dân Bách Việt chuyên ngành trồng trọt, văn minh định cư, văn minh lúa nước, nông nghiệp gia súc heo gà. • Hán tộc hiếu sát đã nuốt gọn tất cả các sắc dân láng giềng từ Mãn Thanh, đến Mông Cổ miền Bắc đồng văn minh du mục, hay từ các xứ Hồi, xứ Tạng khác phong khác tục ở tận miền Tây. • Hán tộc còn vượt cả sông Hoàng Hà đầy phù sa màu mỡ, cướp đất của các bộ lạc Bách Việt miền Hoa Nam. • Chỉ còn một phần đất của dân tộc Đại Việt, của các bộ tộc Lạc Việt của đồng bằng sông Hồng, tuy sau bốn lần bị xâm chiếm, tàn phá, suốt 1026 năm vẫn giữ được giống nòi, giữ được nền văn minh và giữ được tiếng nói. Đại Việt ngày xưa đã làm được những việc sau đây: • Chẳng những quân xâm lăng Hán tộc không xóa được gốc gác Đại Việt, mà còn bị quân dân Đại Việt đánh đuổi về, từ các triều đại Hán thật, Nam Hán, Minh đến những triều đại Hán «giả», Nguyên Mông, Thanh, Mãn. Mà nay, từ đầu cuối bán thế kỷ 20 đến bây giờ, Hán tộc đội lốt cộng sản quốc tế, giả dạng anh em với triều đình cộng sản Bắc Việt, đã đưa rõ bộ mặt thuộc địa của đế quốc Hán tộc đã và đang xâm chiếm, ôm trọn đất nước Việt Nam, quyết tâm đưa dân tộc Đại Việt trở về làm công dân Tàu của một quận huyện Giao Chỉ thuở xa xưa. Vì vậy: • Chống Tàu ngày nay là nghĩa vụ, là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi người con Việt, của toàn dân tộc Đại Việt. • Chống Tàu là con đường sống còn của dân tộc Đại Việt. • Chống Tàu để không bị diệt chủng, để giữ tiếng nói, chữ quốc ngữ, giữ giống nòi. • Chống Tàu để còn được nói Tiếng Việt, còn được nói “yêu”, còn được nói “thương” với cha với mẹ, còn được cầu, được khấn, được vái tổ tiên ông bà bằng Tiếng Việt… Mãi mãi còn Tiếng Việt, giữ chữ Việt… Còn văn chương, thơ, nhạc hữu tình Việt. (Nếu không tất cả đều là… lai căng!) Còn…Diệt Việt Cộng Đó là một điều hiển nhiên. Diệt Việt Cộng để Chống Tàu, vì ngày nay, đã rõ ràng Việt Cộng là tay sai, là bán nước, bán biển, bán đất, bán rừng… Việt Cộng là công an trị, dùng công an để bịt miệng dân, để khóa tiếng nói người dân. 49 năm nắm quyền toàn cả nước, 49 năm đưa cả nước thụt lùi! Vì sao? Vì Cộng sản Bắc Việt, sau 49 năm: • Biến một Miền Nam thoải mái trong tự do, dân chủ - mặc dù phải sống trong tự vệ, trong chiến tranh, nhưng vẫn giữ được tất cả những điều kiện căn bản của một con người một công dân - thành một vùng bị chiếm đóng, dân địa phương trở thành…thứ dân, cùng dân, mất nhà, mất của, mất đất đai; • Ngoại xâm Cộng Sản, Tàu ngụy và Cộng sản Bắc Việt đã chiếm trọn mọi đất đai, nhà cửa, nghiệp vụ, tài sản tiền của … của dân miền Nam. Miền Nam Việt Nam và dân chúng Miền Nam Việt Nam đã trở thành một xứ bị chiếm đóng, những người công dân hạng hai… Diệt Việt Cộng để Chống Tàu, để cứu nước. • Diệt Việt Cộng là một “sine qua non” (sự cần thiết), một việc phải làm, một “nhiệm vụ hàng đầu của tất cả người con Việt còn yêu nước”. • Diệt Việt Cộng để giữ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, để bảo vệ dân tộc Đại Việt! • Diệt Việt Cộng để lấy lại hãnh diện, niềm tin cho dân tộc Đại Việt! • Diệt Việt Cộng là sanh tồn của dân tộc Đại Việt! • Diệt Việt Cộng để Chống Tàu. Về phần chúng ta, những người con Việt còn lại sau 49 năm dưới ách cai trị của CSBV há chẳng mang được một hoài bảo có một ngày nào về lại xây dựng quê hương chăng? Sống tha hương nới đất lạ khắp nơi trên thế giới, Bà Con có nghe chăng tiếng Mẹ Việt Nam réo gọi và mong đàn chim Việt sẽ trở về dựng lại Quê Hương, vá lại bức dư đồ đã rách nát, kết quả của 49 năm cai trị miền Nam, và 79 dày xéo đất Bắc của Cộng sản Bắc Việt. Xin gửi đến Tuổi Trẻ Việt Nam bài thơ “Hoài ãảo Việt Nam” nhân ngày Quốc Hận 2024 dưới đây: Hoài Bão Việt Nam Nơi đây đất khách quê người Làm sao yên ổn sống đời lưu vong Bao năm vận nước long đong Bấy lâu ta vẫn hoài mong một ngày Tự do dân chủ no đầy Văn minh tiến hóa đắp xây quê nhà Hướng về quê Mẹ nhạt nhòa Viễn phương cố nén xót xa dâng tràn Ra đi trong những ngỡ ngàng Bao giờ trở lại thăm làng quê xưa Mây buồn đổ xuống cơn mưa Khóc dùm ta giọt lệ chưa khô cằn Tình quê nợ nước nhớ chăng Làm sao không khỏi băn khoăn ngậm ngùi Có gì lấy để làm vui Khi quê hương Mẹ bao người lầm than Còn gì sau buổi tiệc tàn Hay là chỉ thấy bẽ bàng lòng thêm Câu kinh khấn nguyện từng đêm Công bằng, nhân bản xây nền Việt Nam!!! Mai Thanh Truyết Quốc hận Tháng Tư 2024