Monday, April 6, 2020





Thưa Quý Bà Con,

Hiện nay, cả thế giới đang chèo chống với cơn đại dịch China virus đến từ Wuhan. Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng sẽ lần lượt mang những tin tức về việc “giả trá” của Trung Cộng giới thiệu cho Bà Con để từ đó đi đến quyết định TẨY CHAY hàng Tàu “Made in China”:

·         Từ việc sản xuất hóa chất trong kỹ nghệ, hay dược phẩm;
·         Từ việc sản xuất cây trái với hóa chất kích thích tố tăng trưởng và phân bón quá độ;
·         Từ việc làm những thành phẩm kỹ nghệ gian trá;
·         Từ việc sản xuất thực phẩm làm sẳn như hắc cảo, xíu mại, chưn gà v.v…

Xin mời Bà Con đón đọc.
Thay mặt Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng: Mai Thanh Truyết
Ngày Lễ Lá – Palm Sungday 05/4/2020

…..





Trung Cộng (TC) đang trên đà phát triển vượt bực, nhứt là trong những năm gần đây.
Thị trường dược phẩm TC hiện đang là thị trường dược phẩm lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ và trong năm 2014 là giá trị 105 tỷ Mỹ kim. Thị trường nầy được dự báo sẽ tăng mạnh đến 200 tỷ USD vào năm 2020 và khả năng thống lãnh hầu hết thị trường ở châu Á thậm chí lan rộng qua Âu và Mỹ châu.

Trong hiện tại, các phương pháp điều trị đang đẩy mạnh thị trường dược phẩm sinh học ở TC. Sự phát triển nầy liên quan đến những bằng sáng chế trên thế giới đã hết hạn, và khả năng tài trợ của chính phủ. Các xu hướng mới xuất hiện trong thị trường trọng điểm như việc sản xuất thuốc hàng loạt sau khi hết hạn độc quyền (gene ric), thuốc trịung thư, tiểu đường và các loại chủng ngừa (vaccin).

Hiện tại, TC là quốc gia có sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Nhưng TC lại dẫn đầu về thành phẩm sản xuất cho nhu cầu của con người trên thế giới. Hàng hoá TC tràn ngập khắp nơi. Đã vậy, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC có những bước nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách "làm ăn" đôi khi vượt qua tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hoá chất, sinh hóa, dược phẩm mà chỉ lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi.
Nếu chúng ta đến Thượng Hải cách đây khoảng 10 năm, thành phố nầy chỉ có một số nhỏ phòng thí nghiệm nghiên cứu, trong cơ sở sản xuất dược phẩm của một vài công ty ngoại quốc. Hiện tại, Thượng Hải trở thành một trung tâm nghiên cứu và sản xuất có thể đứng vào hàng đầu trên thế giới. Và còn nữa, tại Bắc Kinh, Tô Châu và một số thành phố lớn cũng không ngừng phát triển công kỹ nghệ nầy. Có thể nói hiện tại, TC đang đi dần đến sản xuất hàng loạt dược phẩm tiêu dùng cho thế giới.


Map Tainted Toothpaste Across the Globe

Chúng ta cũng thừa biết là qua lịch sử, TC không có tâm lý dùng hóa chất để trị bịnh mà có thói quen chỉ dùng dược thảo để trị liệu. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, rất nhiều công ty nghiên cứu hóa chất và dược phẩm ngoại quốc đầu tư ồ ạt vào xứ nầy, nhứt là công ty Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điển hình là BioDuro (California) ước tính giảm thiểu chi phí sản xuất dược phẩm được một tỷ Mỹ kim nhờ sản xuất từ TC cho thị trường Hoa Kỳ. Do đó ngành sinh-công nghệ (biotechnology) hiện phát triển rất nhanh ở đây.

Bài viết nầy có mục đích mô tả công nghệ dược phẩm và sự phát triển trong việc trị liệu cùng những hệ lụy của sự phát triển quá nhanh về công nghệ nầy của TC.

Ngành dược phẩm Trung Cộng


Lịch sử ngành dược khoa của TC được mô tả lúc khởi đầu bằng hàng trăm hàng ngàn cây cỏ đủ loại để từ đó pha trộn với cây cỏ khác, hoá chất vô cơ trong thiên nhiên, thậm chí trộn lẫn xác khô của một số động vật để làm dược phẩm.

Từ đó khai mở ra ngành y khoa cổ điển.

Bây giờ, ngành dược phẩm TC bao gồm những hoạt động như sau:
  • Điều chế và tiêu chuẩn hóa các dược phẩm;
  • Tổng hợp hóa chất hay trồng dược thảo để chế tạo ra dược phẩm;
  • Phân tích các dược liệu áp dụng trong việc chữa trị;
  • Phụ trách việc phân phối.

Do đó, dược khoa TC chia ra hai hướng chính, y khoa cổ truyền chuyên dùng dược thảo và y khoa hiện đại. Bịnh viện TC cũng cung cấp hai phương cách trị liệu trên.

Trên toàn quốc, hiện có khoảng 50 Đại học Dược khoa trong đó mỗi ngành chiếm độ phân nửa. Thời gian học là bốn năm với khả năng có thêm vài năm chuyên môn về Hóa học. Đa số sinh viên tốt nghiệp làm trong các dược phòng, hay lớn hơn nữa trong các bịnh viện dược khoa. Kể từ khi có cải cách kinh tế vào thập niên 1980 ở TC, ngành Dược TC phát triển không ngừng và chuyển qua sự xâm nhập của ngành Dược hiện đại cùng nhiều phương cách trị liệu hữu hiệu hơn cho một số bịnh.

Từ đó, người dược sĩ lần lần có khuynh hướng về nghiên cứu dược phẩm nhiều hơn thay vì làm những việc hàng ngày trong việc pha chế cho đúng cân lượng theo toa bác sĩ. Trong nghiên cứu, sự tổng hợp và tinh chế hóa (purification), cô lập hóa (isolation) các hoá chất hữu cơ dùng trong sản xuất dược phẩm được chú trọng nhiều hơn. Sau đó, đi sâu hơn nữa trong việc ổn định (stabilization) hóa chất, phương pháp thử nghiệm, và sau cùng tiêu chuẩn hóa hóa chất (standardization).
Một ngành nghiên cứu mới nữa là "tính chấp nhận hay tính có hiệu lực" (tạm dịch từ danh từ "availability") của cơ thể với nhiều dạng khác nhau của dược liệu; đề từ đó quyết định cân lượng của dược liệu áp dụng cho cơ thể. Song song, ngành tổng hợp protein và sản xuất vitamin hiện nay của TC cũng là một thách thức lớn cho thế giới.

Ở TC, từ năm 1997, Hội Dược khoa TC (Chinese Pharmaceutical Association- CPA) là hiệp hội lớn nhất cho ngành nầy quy tụ trên 3.000 cá nhân và nhóm nghiên cứu. Qua các nhóm nghiên cứu có thể kể thêm trên 105.000 thành viên. TC cũng có nhiều đại công ty phân phối dược phẩm trên toàn quốc, như công ty Sanjiu Enterprise Group có đến gần 10.000 địa điểm, với doanh số 157 triệu Mỹ kim; công ty China Nepstar với 5.000 địa điểm đạt doanh số 124 triệu, đại công ty Weisheng với doanh số hàng tỷ Mỹ kim…


Mức tăng trưởng hàng năm cho ngành nầy vào khoảng 16,7% trong vòng 10 năm trở lại đây. Chính nhờ việc gia nhập vào WTO từ năm 2001, TC mới chính thức mở cửa cho nhà đầu tư ngoại quốc và thu hút thêm nhiều khoa học gia, nghiên cứu gia tiếp cận thị trường dược phẩm, trong đó có thể nói có mức tiêu thụ lớn nhất thế giới.



Về phía chính quyền, Cơ quan Quốc gia về Thực phẩm và Dược phẩm (SFDA) quản trị và kiểm soát hoàn toàn ngành dược của TC. Trước năm 1999, chính phủ TC ngăn cấm tư nhân sản xuất dược phẩm hay ký hợp đồng với công ty ngoại quốc. Đến tháng 10, 1999, SFDA mới điều chỉnh luật trên và thiết lập bộ luật về dược phẩm vào năm 2001, ngay sau khi gia nhập WTO. Từ đó ngành nầy mới phát triển với tốc độ phi mã. Tính đến nay, TC đầu tư gần 25 tỷ Mỹ kim cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở nghiên cứu và sản xuất. Mức thu nhập ròng trong năm 1999 cho kỹ nghệ nầy là 24 tỷ Mỹ kim, và năm 2004 là 56 tỷ, và năm 2010 là gần 100 tỷ.

 

Một loại dược phẩm khác, nói đúng hơn là các loại Vitamin thường dùng, hiện đang là đề tài lớn cho TC. Mỗi lần chúng ta ngậm một viên Vitamin C chẳng hạn, hầu như nơi sản xuất hóa chất nầy chính là TC. Chưa đầy một thập niên, TC cung cấp 90% thị trường Vitamin C ở Hoa Kỳ.

Kỹ nghệ Vitamin của TC gồm hơn 5.000 công ty sản xuất với 2 triệu dịch vụ thương mại đạt 2,5 tỷ Mỹ kim thương vụ trên thế giới năm 2006, và tăng lên 5 tỷ năm 2010. Dĩ nhiên, với một mức phát triển và sản xuất như trên, tệ nạn kém phẩm chất, chai lọ không xuất xứ, thiếu bảng phân tích hoá chất và cung cách sử dụng xảy ra nhiều hơn.

Một sản phẩm không kém quan trọng nữa ở TC là thuốc làm giảm cân đã được quảng cáo và bày bán khắp thế giới. Người tiêu thụ không thể nào phân biệt được thuốc thật hay thuốc giả cùng sản xuất từ TC và đã có nhiều vụ kiện tập thể (class action) về các loại thuốc nầy ở Hoa Kỳ. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhập cảng thuốc trụ sinh hoặc kháng sinh, diếu tố (enzymes), và nhiều loại amino acid dưới dạng nguyên thủy (primary).





No comments:

Post a Comment