Thưa Bà Con,
Your Story kỳ nầy nói
về Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, cựu Tỉnh trưởng Vĩnh Long, đặc trách Quốc nội trong
Chi bộ Bùi Hữu Phiệt khi qua Mỹ. Là một đảng viên Đại Việt kỳ cựu, ĐT Nghĩa
luôn thể hiện một tinh thần quốc gia dân tộc xuyên suốt cả cuộc đời. Một câu
nói hết sức lý thú của Ông và Anh Năm Tự (Đại tá) khi gặp lại người viết cách
đây khoảng 10 năm trước trong buổi lễ viếng vong linh “Bảy Phàng” ở Peek
Family, Wesminster:”Tu hành gì mậy, mặc chiếc áo cà sa cho qua ngày tháng mà…”.
Tôi rất thích câu nói bộc trực nầy. Lần cuối cùng lên Spokane thăm ông năm 1016
trước Ông qua đời.
Cũng cần nói thêm là
ĐT Nghĩa được biết người viết ngay từ lúc ở trong “tù” chung với Trung tá Tạ
Văn Sánh (qua đời), Cảnh sát Đặt biệt Vùng I Chiến thuật. Và theo lời Ông, TT
Sánh có dặn dò là khi qua Mỹ, nên cần gặp MTT. Một niềm vui nho nhỏ của người
viết khi biết câu chuyện nầy từ…miệng Ông khi gặp nhau lần đầu tại Hoa Kỳ ở
Wesminster.
Đặc biệt, vào năm
2019, một người Cố vấn Mỹ tên Mattis, Cố vấn thời Ông làm Tỉnh trưởng Vĩnh Long
đã lên tận Spokane thăm Ông lần cuối…
Hôm nay, xin mượn
“Your Story” của ĐT Đương Hến Nghĩa để nói lên vài kỷ niệm đặc biệt với những
người chiến hữu đàn anh lớn hơn trên dưới 10 tuổi, trong Chi bộ Bùi Hữu Phiệt
ngoài Anh Sáu Nghĩa:
·
Anh Tư Hữu: Mặc dù không có vai trò gì trong
Đệ I và Đệ II Công Hòa, nhưng Anh Tư Hữu là một chiến lược gia của Đại Việt.
Anh đã dịch cuốn “Thời đại Mê sảng: Bước đường lưu vong và Sụp đổ của Đế quốc
Liên Xô” của tác giả David Satter, Một Cố vấn của Tòa Đại sứ Mỹ tại Nga Sô.
Người viết thường lên nhà Anh ở West Covina để chở Anh đi ăn beefsteak và được
hân hạnh đọc diếu văn của anh tại nhà quàn đường Whittier trước sự chúng kiến
của Bà Nguyễn Tôn Hoàn;
·
Anh Bảy Phàng: Khi còn tại thế, thường thường người
viết cứ mỗi cuối tuần đem một chai rượu chát và mua một tô cháo cá đến nhà lai
rai với anh. Nên nhớ, có vài người trong ĐV đến nhưng Anh không tiếp. Tôi cũng
có hân hạnh và danh dự đọc điếu văn trước quan tài Anh tại Peek Family.
·
Tướng Huỳnh Văn Tồn: Anh chết trong buồn tẻ và
hiu quanh trong một căn phòng thuê và được khám phá hai ngày sau khi Anh mất.
Bouquet hoa phúng điếu được một Nhóm “ĐV” khác đưa đến phúng điếu mà người nhà
cứ tưởng là của người viết khi đến viếng. Một sự ngộ nhận lý thú. Cũng nên biết
là ngày tiễn đưa Anh, có nhiều “tay chân” của CSBV đến để nhận diện những người
đến tiễm đưa Anh!
·
Anh Ba Trang: Khi người viết qua Houston vào
khoảng 2006, đã “sống” một đêm với Anh tại nhà TT Sánh. Anh đã nói hết chuyện
của đảng và việc làm của anh ở hải ngoại đặc biệt là giao tình của Anh với tỷ
phú Tang, người cung cấp tài chánh cho những dự án Saigon Nam, cùng với TT CS
Võ Văn Kiệt. Ông đã bị CSBV từ Bắc vào thâu thuế. Và khi về Đài Loan chết tại
văn phòng, và được cho là tự tử (?).
·
Anh Hai Thừa: Đây là một cán bộ trung kiên của
Đại Việt, ít ngườ biết vì anh ít xuất hiện. Người viết nhiều lần lên San Jose
và trú ngụ qua đêm ở nhà anh, một trailer khiêm nhường. Anh chết đi trong âm
thầm.
·
Và Anh Năm Tự: Đây là “sư huynh” của anh Sáu
Nghĩa. Người duy nhứt cón tại thế. Tôi đã gặp lại Anh lần gần đây nhứt là trong
buỗi lễ Tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy tại Sacramento năm 2018. Anh vần còn
tráng kiện, ăn nói rổn rảng và phát biếu rất hùng hồn trong buổi lễ (youtube
vẫn còn lưu). Anh luôn tự nhận là một người…Thầy chùa Lính!
Xin ghi lại vài kỷ
niệm trên nhằm … tự “dặn lòng” và quyết tâm quyết chí đi theo lộ trình dân tộc,
nhân quyền cho một Việt Nam tương lai.
Thưa Bà Con,
Trong những ngày tưởng
niệm Quốc Hận năm 2020, người viết cũng không quên nói về một người lính VNCH
năm xưa. Đó là Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, mất ngày 14/4/2019 tạo tiểu bang
Washington. Ông được nhắc đến như một quân nhân thuần túy, một lòng quyết giữ
miền Nam.
VIỆT NAM, QUÊ MẸ OAN
KHIÊN là tựa đề cuốn sách “Hồi ký của Pierre Darcourt (Tựa đề nguyên tác: “Viet
Nam, Qu’as Tu Fait De Tes Fils?” – Edition Albatros, 1975), Bản dịch Việt ngữ:
Dương Hiếu Nghĩa, Tủ Sách Tiếng Quê Hương xuất bản (2007), tái bản lần thứ nhất
(2016) tại Virginia, Hoa Kỳ.
Trong một Hồi ký dang
dở khác, cựu đại tá VNCH Dương Hiếu Nghĩa kể:
“Ngày mồng 3 tháng
5/1975. Không có chuyện gì làm, tôi lang thang tản bộ quanh khu chợ Sài Gòn, và
đi lần về Thư Viện Quốc Gia, trong thâm tâm chỉ muốn gặp lại một người bạn của
tôi là anh Hữu, quản thủ Thư viện Quốc Gia (ông Phan Văn Hữu – chú thích của MK).
Có đến nơi mới thấy được cảnh mà cộng sản Bắc Việt gọi là bài trừ “văn hóa đồi
trụy”: Sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là “Ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy” ra
đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ
trên tay (mà người dân Sài Gòn gọi là mấy con “cọp 30”.
“Văn hóa đồi trụy”
được định nghĩa là tất cả những ấn phẩm thuộc mọi lãnh vực chánh trị, kinh tế,
lịch sử (nhất là lịch sử), giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn nghệ,
phim, ảnh. v.v… đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam Cộng Hòa từ ngày
30/4/1975 trở về trước, được in, chép hay thu vào băng nhựa, bằng tiếng Việt
Nam hay bất cứ loại sinh ngữ ngoại quốc nào (trừ chữ Tàu và chữ Nga). Mục tiêu
mà các “ông cọp 30” nhắm vào trước tiên là Thư viện Quốc gia (National Library)
ở đường Gia Long. Tất cả sách bìa cứng bìa mềm, gáy tím gáy vàng, dày mỏng gì
cũng đều được mang ra đường xé nát và đốt hết. Tội nghiệp cho mấy bộ tự điển và
encyclopédia chữ Anh chữ Pháp (trên 100 cuốn), và rất nhiều bộ sách quý thuộc
các ngành công pháp quốc tế, khoa học kỹ thuật, hàng không và cả khoa học không
gian v.v… mà anh Hữu đã tốn công sưu tầm trên 10 năm dài để làm giàu cho thư
viện của đất nước, trong phút chốc bị “cọp 30” xơi tái hết! Chúng tôi đến gần
lượm từng tờ của bộ encyclopédia lên xem mà ứa nước mắt nhưng không dám hỏi
thêm vì bị ngay một “cọp 30” khoảng 16 tuổi tới đuổi: “Đi đi, tiếc gì mà coi,
xé bỏ hết, đốt bỏ hết, nó là tiếng nước ngoài, của thực dân, của đế quốc đồi
trụy, ru ngủ đầu độc dân tộc. Ta độc lập rồi thì ta cần gì ba cái thứ nầy
nữa!”…
Tiếp theo, người viết
xin ghi lại những “lời nhắn” cho Tuổi trẻ Việt Nam của Ông dưới đây:
”Chúng tôi nghĩ là cả
dân tộc Việt Nam chúng ta không những chỉ nhắc tới ngày 30/4 như ngày quốc hận
của người dân Miền Nam, mà còn đừng quên phải:
* Nhắc tới những ngày
giỗ của hằng triệu nông dân, trí thức, thương gia Miền Bắc
đã chết âm thầm và
nhục nhã trong mấy năm bị đấu tố;
* Phải nhắc tới cái
chết của hằng mấy triệu quân dân của cả hai Miền Nam Bắc, nạn
nhân của cuộc chiến
tương tàn do Hồ chí Minh và đồng bọn tạo dựng ra từ 1945,
theo lệnh của Liên Sô,
Trung Cộng, và cộng sản Quốc Tế Đệ Tam.
* Phải nhắc tới trên
800,000 vong linh bơ vơ lạnh lẽo trên rừng hay dưới biển chưa
siêu thoát được, trên
đường vượt biên vượt biển liều chết chạy trốn bọn Việt cộng, đi tìm tự do.
Chúng ta phải nhắc hết
tội ác của Hồ chí Minh và cộng sản Việt Nam ít nhất từ năm
1945 cho đến ngày hôm
nay, để chúng ta cùng chuyển ngày 30/4 thành một ngày Quốc Hận chung của cả dân
tộc, từ đó biến thành một "ngày Quật Khởi" của toàn dân cùng đứng lên
đập tan chế độ cộng sản, để mau chóng mang lại cho đồng bào đầy đủ Tự Do Hạnh
Phúc thực sự và Ấm No Thịnh Vượng cho cả quốc gia Việt Nam. Ngày nào còn bóng
dáng của một tên cộng sản trên đất nước nầy, ngày đó vẫn còn lảng vảng hồn ma
Hồ Tặc với hai bàn tay dính đầy máu tươi của đồng bào. Ngày đó dân Việt vẫn còn
đói nghèo, dốt nát bịnh tật triền miên, và ngày đó đất nước Việt Nam vẫn còn
mãi mãi lạc hậu trong thời kỳ đồ đá, mặc dầu thế giới đã bước qua thiên niên kỷ
mới rồi!”
ĐT Dương Hiếu Nghĩa đã
kết luận về CSBV như trên, cũng như Tòa án Trung Cộng,
một tổ chức độc lập
thành lập năm 2018 tại London để điều tra, luận tội ĐCSTQ vì mổ cướp nội tạng
chính người dân của mình, mở đầu trong phán quyết cuối cùng như sau:“Trong hơn
một thập kỷ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bị chỉ trích công khai vì hành vi
tàn bạo, độc ác không khác gì những kẻ tra tấn và hành quyết thời Trung Cổ. Nếu
những lời buộc tội này là sự thật, hàng nghìn người vô tội đã bị giết chết theo
đơn đặt hàng, và cơ thể của họ bị mổ xẻ trong khi họ còn sống,
gan, thận, tim, phổi,
giác mạc hay da của họ đã bị lấy đi và được biến thành
những món hàng mua
bán”.
Rõ ràng là với sự lừa
dối độc hại và đàn áp tàn bạo, TC đã đi qua hơn 70 năm cầm quyền bằng máu của
người Tàu và tiền bạc của Tây phương, thưa Bà Con! (Đây là những trao đổi với
ĐT Nghĩa được ghi lại trong hai ngày viếng thăm ông ở Spokane năm 2016).
Cùng Tuổi trẻ Việt
Nam,
Trên đây là những lời
trối của một người con Việt miền Nam, ĐT Dương Hiếu Nghĩa Chúng ta cần ghi nhớ
như một lời nguyền!
Tiếp theo người viết
xin chia xẻ cùng Bà Con bài “điếu văn” của người con gái lớn của Ông dưới đây:
***
Tiễn Biệt Ba Dương
Hiếu Nghĩa
Ba thương, con biết là linh hồn Ba còn ở đâu đây.
Nên con xin thong thả trò chuyện với Ba một chút nhen, trước khi Ba bay lên
Nước Trời. Con nói chuyện với Ba, mà có Mẹ, các anh chị em và con cháu nghe
chung nhen.
Trước
hết con mừng cho Ba thoát cái cảnh tuổi già sức yếu, 94 tuổi ở
nhà già, "bốn bức tường vuông một chiếc giường". Ba
đã xuất
gia, mà
cuối đời được sống gần gũi các con các cháu, có thêm chị Hai Cao túc trực
chăm sóc. Ba thật là có phước! Con cầu xin cho Ba lên Nước Trời thật là
bình an. Gặp lại ông nội bà nội, anh chị em, và bạn bè thân thương của Ba.
Ba thương,
Có một đêm, con trằn trọc tới sáng, không ngủ được. Bỗng nhiên 5
giờ sáng, Ba phone con, giọng nói thiệt là vui: "Trời ơi sướng quá! Ba
mới đi bộ lang thang chơi ở ngoài đường nè! Trời lạnh quá, mà thích quá! What
an adventure!". What an adventure! Quả thật, cuộc đời của Ba
phiêu lưu ly kỳ! Rày đây mai đó, ngang dọc núi sông, với tinh thần lạc quan,
"tri túc thường túc". Thấy đủ là đủ.
Có happy thoughts thì tinh thần mới sảng khoái, phải không Ba! Ba là một ông
già có nhiều chuyện kể và lạc quan. Ba thích kể chuyện về đời binh nghiệp, về
thời trai trẻ đi học quân sự ở Pháp ở Mỹ. Huấn luyện binh sĩ. Kể về đức tả quân
Lê Văn Duyệt. Kể chuyện 13 năm tù, với tinh thần thư dãn, không hận thù.
Ba rất thích kể chuyện và đọc sách. Cho nên con hay đọc sách cho Ba nghe qua
đường dây telephone. Mình nối đường dây 3-chiều, đọc sách chung với các bạn
đồng chí, chiến hữu, đạo hữu, thiền sinh, các ông già cao niên ởSpokane. Mình
thư dãn nói chuyện mưa nắng hay thời sự. Đọc sách, kể chuyện, nghe nhạc tiền
chiến, nói về các nhạc sĩ và những bài hát. Đủ thứ đề tài, như ăn uống đổi
món.
Thích nhất là đọc sách với Mỹ Ngọc, chị Bạch Yến, chị Ngọc Nữ, Hồn Nhiên, anh
Lâm Frank, bác Bành Thông, anh Minh Đức, anh Thanh Giàu, anh Vũ Quý Kỳ....Nhất
là Cậu Tám, em của Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền đó, Ba nhớ không. 2 ông già nam
kỳ, rất hạp khẩu, hay cười ha hả rất vui. Đề tài gì bàn tán cũng râm ran vui
vẻ. Một ông theo đạo Công Giáo, một ông Phật Giáo.
Những lúc đó vui quá. Cái "Book Club" của mình đọc
đủ thứ về chính trị, kiếm hiệp, thiền học, hay Phật học. Có một số bài viết
favorite, mình đọc hoài. Có khi mình đọc Kinh Kim Cang với anh
Lâm đạo sĩ, cháu bác Huệ Hòa. Sách về nam kỳ lục tỉnh, đời sống dân quê miệt
vườn, câu cá, bắt cá, chài lưới trên sông Cửu Long. Sách "Cái Cười của
Thánh Nhân". Sách Thiền của thầy Thông Triệt. Đường Hy
Vọng của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận viết ở trong nhà tù. Hành
Trình Vào Đời của Linh mục Trần Quý Thiện, bạn tù của Ba. Các bài viết
của anh Trần Phong Vũ, của Lm Nguyễn Tầm Thường. Các bài viết vui vẻ của ông
Trà Lũ.
Lẽ Sống của Radio Chân Lý Á Châu. Giai Thoại Làng Nhocủa
Lãng Nhân. Các bài viết của anh Mai Thanh Truyết -- người đã lái xe đường tuyết
đi thăm Ba dịp Tết. Sách về đạo Phật của bác Kim Khánh, bạn Ba. Thác Lũ
Mưa Nguồn của chú Nguyễn Lý Tưởng. Tình Yêu Ngục Tù và Vượt
Biển của Dương Phục Thanh Thủy. Lá Rừng của anh Minh
Đức. Các giai phẩm Phù Sa Sông Cửu. 5 cuốn sách Ba dịch về 30 tháng
4, như Quê Mẹ Oan Khiên của Pierre D'Arcourt,Vietnam Qu'as
Tu Fait de Tes Fils, Nước Việt Nam Bị Bức Tử. Sách của tướng
Vanuxem...
Tụi con thích khều khều Ba kể chuyện giang hồ. Những
chuyện thời kháng chiến cùng các bạn đồng chí chống Pháp, chống Nhật, chống
Việt Cộng. Thời Ba còn là chàng thanh niên Thần Long lãng mạn thổi sáo vi vu
bên sông ở Cù Lao An Thành…."Đêm
Đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xăm... Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu
thương"...Một chàng tráng sĩ xa
nhà, nhớ thương gia đình.
Ba khoái nhất là kể chuyện về tỉnh Vĩnh Long, những công trình bình định xây
dựng trong đó có Bảo Tháp Xá Lợi Miền Tây còn dang dở. Ba rất khoái nghe con
đọc bài viết của chú Nguyễn Sanh Tiền. Ba cười ha hả, kể rằng ông đại tá Tỉnh
Trưởng phải mặc quần tắm cụt ngủn, ở trần, nhảy plongeon xuống hồ, để chính
thức khai trương một hồ tắm piscine lớn ở Vĩnh Long, đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Ba ưa kể chuyện chi tiết. Thí dụ, hồi nhỏ Ba giúp bà Nội nấu xôi làm sao. Buổi sáng Ba
dậy sớm, chụm cũi cho mẹ, đừng cho lửa tắt. Ngâm đậu xanh, đãi vỏ. Xôi lá dứa
với nước dừa. Học trò Dương Hiếu Nghĩa bị ông nội bắt thức khuya dậy sớm học
bài và trả bài cho ông nghe, dù ông không mấy hiểu tiếng Pháp.
Ba là con nhà nghèo, nên thương dân nghèo. Tâm niệm của Ba là "vì dân
vì nước". Ba nói "dân như cha mẹ mình" (dân chi
phụ mẫu). Tâm niệm của Ba là sống trong sạch, thanh liêm. Không ham tiền. Coi
"tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tựa thiên kim". Tiền
bạc như bụi bặm, tình nghĩa mới là ngàn vàng.
Ba ghiền cái "cục nhạc" 70 năm âm nhạc Việt Nam do
Radio Úc Châu thực hiện. Có lần Ba nghe bài hát "Saigonbây giờ trời mưa hay nắng?", cảm động quá, Ba bèn phone ngay cho con
hỏi "làm gì đó bạn?" Rồi 2 cha con lại tâm sự đủ thứ
chuyện. Con nhớ điệu cười ha hả của Ba. Có khi Ba than thở "buồn
quá con ơi", "già rồi sao mà sống hoài", rồi
chẳng bao lâu sau đó Ba lại hết buồn, lại cười ha hả. Có nhiều khi, cho
đỡ buồn", Ba đòi nghe con Yến thông ngôn trên phone, theo dõi những
câu chuyện ở văn phòng bác sĩ, tòa án, hay sở di trú, ở Mỹ hay ở Anh.
Tụi con rất thích nghe Ba kể chuyện. Trong hơn 20 năm qua, Ba có viết nhật
ký, và có thâu băng một số bài viết để dành cho con cháu. Ba thông minh và
siêng năng. Qua Mỹ là học computer liền, viết dồi dào, và dịch 5 cuốn sách
Pháp. Khi ở nhà già, Ba cũng đòi phiên dịch những bài viết về y tế, bằng tiếng
Pháp như: uống nước, tập thể dục, ăn uống lành mạnh... Già yếu rồi mà Ba còn
đòi mua một bàn bureau nhỏ để "làm việc". Cái bàn nhỏ này đang nằm
buồn hiu trong nhà con.
Nhiều khi con chảy nước mắt thương Ông Già. Con thấy các ông bà già ở Hội Cao
Niên Spokane thương Ba -- nhất là anh Lâm anh Ty chị Châu. Các Sư, các cô bác ở
Thiền Viện Tánh Không và ở 2 ngôi Chùa Pasco này thương Ba. Các chú
bác đồng chí Đảng Đại Việt thương Ba. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa thương Ba.
Các ông bà ở Hội Ái Hữu Vĩnh Long Sa Đéc thương Ba. Có người đã thuộc lòng 2
câu đối đáp của Ba và Bác Tâm hồi cuối thập niên 60, sau Tết Mậu Thân:
Nghĩ
lành làm lành, vạn sự an lành
Gieo
phúc gặt phúc, ngàn đời hạnh phúc
Đài tưởng niệm chiến
sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở thành phố Auburn Washington hiện nay có khắc tên Ba và
câu: "Gieo phúc gặt phúc, ngàn đời hạnh phúc".
Cám ơn Ba đã
hy sinh đời mình cho con cái. Cám ơn Ba giúp tụi con được học trường Tây. Cám
ơn Ba giúp cả nhà mình di tản hồi năm 1975, giúp cho hơn 6500 đồng bào thoát
khỏi phi trường Tân Sơn Nhất hồi 30-4, khỏi đau khổ vì cộng sản. Cám ơn Ba về
những kiến thức và kinh nghiệm, tinh thần phục vụ tha nhân, lòng Yêu Nước, đạo
đức, cách ứng xử ở đời, sự trung thành, tinh thần tận tụy gắng sức.
Ba thương,
Ba đã ra đi bình an ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày
Chúa Nhật Lễ Lá ngày 14/4/2019. Tối hôm đó, đi lễ nhà thờ Công Giáo, Palm
Sunday, mùa Chúa Giê-Su chịu nạn, con buồn quá, nước mắt cứ chảy ra. Con cứ
nghĩ tới 4 chữ "ngàn đời hạnh phúc" và "vui sống muôn đời".
Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô có câu "chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời".
Mùa Phục Sinh, ngày Lễ Lá, giữa những bài thánh ca êm ái và những lời cầu
nguyện chung của cộng đoàn, tụi con đã quỳ gối cầu nguyện cho Ba ở nhà thờ đại
học Gonzaga. Con đã cầu nguyện lập đi lập lại: "xin cho Ba VUI SỐNG MUÔN ĐỜI". Xin cho Ba vui sống muôn đời, ở trên Nước Trời, ở cõi cao, ở cõi
vĩnh hằng. Xin cho Ba NGÀN ĐỜI HẠNH
PHÚC ở miền cực lạc.
Thôi, Ba đi lên Nước Trời bình an nhen Ba! Ba đã
phiêu lưu 94 năm ở thế gian, sống một cuộc đời giúp ích, hy sinh, đầy ý nghĩa.
Ba ra đi bình an nhen! Xin Ba nhớ lâu lâu quay trở lại trần gian, nâng đỡ, phù
hộ cho Mẹ và các con các cháu của Ba nhen! Xin Ba giúp sức cách riêng cho gia
đình tụi con nữa nhen!
Và xin Ba giúp sức cho người dân Việt Nam, giúp sức cho
Việt Nam được "THANH BÌNH KHÔNG CỘNG SẢN"(*) nhen. Dạ con
xin chào tiễn biệt Ba.
Ngọc Yến
Spokane 14/4/2019
No comments:
Post a Comment