Trải
nghiệm về…Muôn kiếp nhân sinh
Vần thơ của một Bác sĩ tín hữu Cao Đài:
"Đạo sáng Tâm an
tìm về nguồn cội.
Theo đuổi làm gì sắc tướng trầm luân.
Bởi hữu hình nên vẫn thường còn, mất.
Được thua gì cũng một kiếp nhân sinh"
- Trái tim chúng ta là
một nhạc cụ không hoàn chỉnh, một cây đàn “lyre” thiếu dây, nhưng chúng ta có bổn
phận phải trả lại điểm nhấn của niềm vui cho những âm hưởng dành riêng cho những
tiếng thở dài ".
Tôi bắt đầu từ ngày 4 tháng 8
năm 2020.
Tự hứa là sẽ trờ lại…sinh hoạt
chữ nghĩa bình thường sau ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, 3/11/2020.
Như đã hứa, tôi hạn chế tối
đa, không trả lời hay “comments” trên Face Book. Chỉ post lại những gì FB gửi lại
như “memory”…
Không trả lời email, điện thoại
trừ những việc khẩn cấp.
Và bây giờ tôi bắt đầu ghi lại
những gì sau hai ngày …im lặng.
Và sẽ tiếp tục…
***
Có phải góp nhặt cát đá là ghi
lại những mẫu chuyện chợt suy nghĩ ra hay suy nghĩ từ từ rồi viết lại thành chữ?
Có phải nhiều chuyện góp nhặt
cát đá gọp thành một chuyện ngắn?
Có phải nhiều chuyện ngắn lượm
lặt lại sẽ thành một chuyện dài?
Có phải nhiều chuyện dài đúc kết
lại sẽ thành chuyện “my Kamp”?
***
Ngày 5/8
Bắt đầu đọc Muôn kiếp
Nhân Sinh – Many lives, Many times của tác giả John Vũ tức Nguyên
Phong.
Nhìn tựa đề, chúng ta có thể
mường tượng nội dung cuốn sách sẽ nói về muôn kiếp người cùng những hệ lụy qua
hành động của mỗi người trong một kiếp nào đó. Sợi chỉ luân hồi và vận kiếp
của mỗi người tiếp tục theo dòng thời gian, không kết chặt mà cũng không buông
bỏ!
Mời Bà Con theo dõi qua ngày
tháng đong đưa trong thời Covid Wuhan và …diện bích!
Những chữ đầu tiên đập vào mắt
tôi trong phần giới thiệu cuốn sách là “Khoa học và trải nghiệm nội tâm –
Noetic science vì chữ nầy tôi chưa từng thấy bao giờ. Tôi ngạc nhiên
khi thấy tác giả là một nhà khoa học nổi tiếng với tầm vóc quốc tế chuyển ngữ
qua tiếng Việt chữ “neutrino” là hạt vi lượng. Theo tôi đó là …hạt trung tính
hay “trung hòa tử”! (trang 10) Hay là tác giả có ngụ ý riêng nào đó!
Tôi học được chữ THỨC. Theo phái Duy thức – Vijnanamatra
chia ra làm sáu căn: nhãn,
nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và óc). Ngoài
ra còn thức thứ bảy là Căn thức – Mạt na thức và thức thứ tám là Tàng
thức – A lại da thức.
Rất khoa học khi tác giả phán
“bất cứ hành động nào cũng tạo ra phản ứng”. (trang 24)
Và ..lạc quan với kết luận:”Chừng
nào chúng ta còn một hy vọng về một tương lai tốt
đẹp thì tương lai đó sẽ diễn ra”. (trang 28). Đây cũng là một
công án mà tôi từng ấp ủ suốt hơn 30 năm qua!
Tham vọng! Tham vọng! Tham vọng!
TS John Vũ nói:”Nếu chưa thể làm chủ
được mình thì phải biết tự giới hạn, đừng để tham vọng chi phối, điều khiển”.
Quá chí lý đí.
Tôi học được ba con đường
Yoga: 1- Karma Yoga – Con đường hành động, 2- Jhana Yoga –
Con đường minh triết, và 3- Bhakti Yoga – Con đường sùng tín.
Nhưng cuối cùng là sẽ trở về hợp nhất với “Thượng Đế”…Vạn vật đồng nhất
thể. (trang 93).
Rất thú vị với sự so sánh “Thượng
Đế” của tác giả với Phật giáo gọi là “Phật tánh”, và khoa học gọi là “năng lượng uyên
nguyên” – primal energy. (trang 94). Một tín hữu Cao
Đài BS LTNV gọi là “năng lượng khởi nguyên”.
Tôi học được “khí lực vô
minh – guna gồm: 1- sự bất động – tamas tức sai khiến con người không
làm gì cả, 2- sự hoạt động – rajas tức tạo ra những ham muốn, dục
vọng để thúc đẩy con người hành động. (trang 95).
Và…”lo sợ khi việc không thành và sung sướng khi đạt
được thành tựu”là …vẫn chưa khỏi thoát vòng kiềm tỏa của khí lực vô minh rajas”!
(trang 98).
…Vì vậy, hành động “vô sở
cầu” là bài học quan trọng của con người trên con đường Karma Yoga. (trang
99). Đó là sự hoà hợp bản ngã vào với chân ngã…(trang 100).
Tôi thấy chữ và lý giải qua nhãn
quan của tác giả về Luân hồi – Nhân quả…, nhưng hiện không có
trích giảng ra đấy vì đang còn suy nghiệm hai nhóm chữ trên.
Tôi thấy chữ: Thần công lý
Horus có khuôn mặt chim ưng là vị thần bảo hộ quốc gia. (trang 133). Có phải
tác giả muốn ám chỉ nước Mỹ hay không?
Hy sinh, nhưng chưa nghiệm ra
cũng như định nghĩa của hy sinh là “làm trái ngược” với những điều mọi người thường
làm. (?)
Tình thương. “…Với tình
thương, người trao yêu thương và kẻ được thương yêu đề trở nên sung sướng”.
Và “Tuy nhiên, hiện nay mấy người biết thương yêu hay tha thừ như thế?” (trang
142). “Thật ra tôi chưa hề yêu ai và cũng chưa hề
được ai yêu.” (trang 143)
Ngày 6/8
Thấy câu ngắn gọn:”…Nếu lúc
đó có ai hỏi tôi điều gì làm cho người ta sợ nhất thì chắc chắn tôi sẽ trả lời
đó là sự cô đơn”. (trang 145). Chính câu nầy làm cho ý nghĩ trong đầu tôi
luôn luôn nặng trĩu.
Mở nhạc classic nhè nhẹ…long
tôi dịu lại đôi chút. Xếp tập sách lại. Nhắm nghiềm mắt. Lắng nghe tiếc chim
kêu qua bài nhạc không lời…
Hôm nay là ngày Hoa Kỳ thả hai
trái bom xuống Hiroshima (6/8) và Nagasaki (9/8) năm 1945 ở Nhựt Bổn. Phải chăng muốn kết thúc cuộc chiến thế giới
thì phải dùng biện pháp mạnh cho dù cho có phi nhân hay không?
Còn cuộc chiến nội tâm với những
uẩn ức trong đời sống, trong ước mơ, trong giấc mộng mang lại một sự an lành
cho Bà Con bên nhà, thì tôi phải làm gì đây???
…Và tình cờ trở về trang sách 140,
thấy tác giả nhận định:”…những kẻ hung ác, tham lam, tàn nhẫn đều là những
kẻ vốn dĩ bị thiếu tình thương”. Có thể đúng vì có khi tôi có ý nghĩ
mong đập Tam Hiệp vỡ ra để quét sạch Trung Cộng
và từ đó Cộng sản Bắc Việt đi đoong luôn để mang lại bình an cho dân
tôi. Ý nghĩ hung ác, tàn nhẫn đó có phải vì thiếu tình thương hay vì …quá yêu
thương mà trở nên vị kỷ?
Tiếng nhạc vẫn văng vẳng…lòng
tôi dịu lại.
Nhắm mắt định tâm.
Một suy nghĩ vui vui là, khi
không thấy tôi thả một con cá nhỏ nào trong bồn, người chụp hình của tôi hỏi tại
sao? Tôi trả lời là vì em không thấy anh đang bơi lội trong đó thôi!
Ngày 8/8
“Tại sao trước giờ
ngươi mải miết đi tìm kiếm TA ở bên ngoài? Hãy quay vào bên trong nội tâm, người
sẽ gặp TA!” (trang 154). TA ở đây tác giả ám chỉ trong một
câu chuyện “huyền ảo” là Thần Thái Dương, nhưng tôi lại thấy TA là ta. Ta nói với
ta. Ta nói cho ta…
Và tác giả lý giải ở trang sau
là TA chính là…tình thương!
Và tôi cũng tự hỏi, ta có phải
là tình thương hay không?
Sự im lặng trong ngoài!
Ngày 10/8
Sau hai ngày weekend, không
làm gì cả ngoài việc dẫn Wabi đi “bộ”.
Sáng
nay lên check email, thấy một cái Test về “màu sắc”. Thử test. Kết quả là:” Top score: You have the brain of a polymath”
Hello, there you modern Leonardo Da Vinci!
You were not confused, not even for a second!
You easily
passed this double tricky test. We tried to confuse your brain by mixing up the
colors and their names - but you didn't fall for it! You probably think it was rather easy, but
no, the "average brain" will find this test extremely difficult (just
share it with someone and ask them).
This means
that just like Da Vinci and other polymaths, you have a wide range of
interests. You are smart and logical, but also creative and artistic. You love your "alone time", when
you can gather all your thoughts and ideas, but you also flourish around people
and get inspired by them. You project strong and positive energy of
intelligence, calmness, honesty, and generosity - and this is exactly what
makes so unique”.
Thấy mấy câu thơ hay hay…
Áng
công danh trăm đường rộn rã,
Những
nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi.
Nỗi
lòng biết ngỏ cùng ai …
Chinh
phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm
Ngày 12/8
Đọc tiếp “Muôn kiếp nhân
sinh”, tiếp tục thấy …luân hồi – nhân quả vẫn còn quấn quit với tác giả dài dài…và dường
như nơi đây có thể là lời “nhắn gửi” của tác giá cho người đọc chăng?
Là người có chút lòng với đạo
Cao Đài, tình cờ đọc về đề tài nầy của Chánh trị sự Mỹ Nga, một cựu
sinh viên Đại học Cao Đài Tây Ninh có suy nghĩ như sau:” Trong Luật Nhân quả,
thời gian đi từ Nhân tới Quả không nhất thiết phải xảy ra ngay, có thể xảy ra
trong một kiếp sống hay có thể xảy ra trong nhiều kiếp, nhưng nhứt định phải xảy
ra, Quả
phải tương xứng với Nhân, không bao giờ sai chạy.
■ Nếu Nhân và Quả xảy ra ngay
trong một kiếp sống thì gọi là: Hiện kiếp Nhơn quả, cũng gọi Báo ứng nhãn tiền.
Một người lúc trẻ làm nhiều việc gian ác, đến khi trở về già thì phải chịu cảnh
khốn cùng, tủi nhục, đau đớn ê chề, rồi mới chết. Đó là Báo ứng nhãn tiền xảy
ra trong một kiếp.
■ Nếu Nhân ở kiếp trước mà Quả
báo ứng xảy ra trong kiếp hiện tại thì gọi là Tiền kiếp Nhân quả.
■ Nếu Nhân trong kiếp hiện tại
mà Quả báo sẽ xảy ra trong kiếp sau thì gọi là Hậu kiếp Nhân quả.
Có Luật Nhân quả mới có sự
Luân hồi, hay nói cách khác, luân hồi là hệ quả của Luật Nhân quả. Vì gieo nhân
trong kiếp trước mà chưa trả được nên phải chịu luân hồi, đầu kiếp trở lại để
trả quả.
Nghiệp là con đường đi
từ Nhân tới Quả. Duyên là cái hổ trợ cho cái Nhân thành cái Quả”.
CTS Mỹ Nga tách bạch hai chữ
Nghiệp – Duyên, nhưng đối với cá nhân người viết “Duyên cũng là Nghiệp, và Nghiệp
cũng là Duyên!”
Ngày 15/8
Khi tác giả hét lớn lên hỏi
“Thần Thái Dương, Ngài đang ở đâu?” (trang 154). Sau đó, lại nghe một tiếng nói
vào thánh sát bên tai “Ta đây!”
-
“Tại sao trước giờ ngươi lại mải miết đi tìm kiếm
Ta ở bên ngoài? Hãy quay vào bên trong nội tâm, ngươi sẽ gặp Ta!”
”Tôi (tác giả) ngây ngất trong
cơn thần ảo kỳ diệu nầy.”
Tác giả TS John Vũ muốn chuyển
tải thông điệp gì trong câu nói trên? Nói về Thượng Đế hay nói về cái Tâm? Người
viết nghĩ cả hai…
Qua trang sau tôi được giải
mã:”Tôi chính là tình thương!”
Ngày 17/8
Qua Phần năm của cuốn sách nói
về Quyền lực và Yêu thương đưa ta vào chốn huyền ảo và mộng mị: sự tái sinh và
tiền kiếp của tác giả ở Ai Cập là vua Pharaoh. (trang 166). Một ẩn dụ mà
cả nhiều ngày sau người đọc vẫn còn …lùng bùng lỗ tai!
Phần nầy kéo dài trên 40
trang, nhưng thú cũng chỉ đi đến …tình thương qua bao nhiêu tình tiết éo le, mờ
mờ ảo ảo, để rồi tác giả cho rằng:”…Nếu họ yêu thương chân thành, không thiết tha bám víu hay
đòi hỏi một điều gì cả thì đó là tình thương thật sự. Nếu bàm víu lệ thuộc vào
một điều gì đó thì đấy chỉ là sự hấp dẫn, vì nếu không được gần nhau, không được
đền đáp, họ sẽ đau khổ.Tình thương thật sự không dẫn đến đau khổ. Những người
biết thương yêu nhau như thế, dù có xa cách thì tình yêu của họ dành cho nhau
cũng không bao giờ thay đổi.” “…đừng nhắc những gì đã cho, đừng chớ đợi ai trả
ơn, đừng có muốn có những gì vốn không thuộc về mình – và hãy vui tươi thanh
thản sống như thế sẽ hạnh phúc thật sự”. (trang 188)
Và sau cùng, tác giả kết luận
bằng nhận định “…Ông (vua Pharaoh, tiền kiếp của tôi trong sách)
không
đơn độc, nhưng tính ông vốn không chấp nhận nên trở nên khác biệt, vì thế mà cô
độc”. (trang 192)
Trong một thoáng suy nghĩ, tôi
nhìn thấy tôi!
Và cái kết của phần nầy là …”xóa
bỏ hận thù ngay trong tâm mình bằng việc phát triển tình thương và lòng từ bi”.
(trang
196)
Ngày 20/8
Không có gì là mãi mãi…
…”Vì thiên chấp của các
nhà khảo cổ châu Âu cho rằng mọi sự đều phát sinh từ một nơi chốn duy nhất, rồi
mới tỏa lan ra các nơi khác. Ít ai chấp nhận rằng đã có nhiều nền văn minh xuất
hiện ở các nơi khác nhau trên thế giới”.
Chính nhờ suy luận trên mà tác
giả cột lại “quy luật vũ trụ như luật Luân hồi và Nhân quả”.
Và kết luận của tác giả về Thiền
như sau:”Hiện nay có nhiều nơi dạy thiền
nhưng tên gọi nầy đã bị sử dụng bừa bãi và sai lạc rất nhiều. Hầu hết các trung
tâm đạy thiền ngày nay đều bị thương mại hóa bởi những người tự xưng là Thiền
sư – Zen Master, Tổ sư – Guru, Đạo sư – Swami, Thánh nhân – Bhagwan. Họ dạy
chỉ với mục đích được nổi danh hay để kiếm tiền mà thôi”. (trang 199)
Và Thiền là…”một phương pháp tĩnh tâm để đầu óc
yên lặng, không căng thẳng…” …”chứ không phải cố gắng qua cái hít thở cho phổi
và tim hoạt động bất bình thường”, và “…”đây là việc kiểm soát tư tưởng chứ đâu
phải là một môn thể thao”. (trang 201)
Eureka!
Ngày 24/8
Nếu xét kỹ qua quá trình lịch
sử, người ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa các nền văn minh cổ xưa từ
Đông sang Tây. Thí dụ: Luật Manu và pho kinh Veda của người Ấn…sẽ không
khác gì những nghi thức được tìm thấy trong Thánh kinh Talmud của Do Thái giáo,
hay các nghi thức cổ ghi lại trên các thạch trụ ở Babylon, hay nghi thức tôn
giáo của Ai Cập, Tây Tạng hay Trung Hoa bao nhiêu. (trang 206).
Phải chăng tất cả
đều chịu ảnh hưởng bởi một nguồn gốc chung vượt qua khỏi sự hiểu biết của con
người ngày nay?
…Từ ngàn xưa, đã có những nền
văn minh cổ với sự hiển biết thâm sâu nhưng vì lý do nào đó đã biến mất trên bề
mặt toàn cầu, chỉ còn sót lại một vài mãnh vụn, mà ngày nay, nhiều nhà khoa học
đã cố tình bỏ qua, không để ý đến chăng?
Và…họ
phủ nhận những gì xuất phát từ châu Á vì quan niệm tự tôn của một nền khoa học
phương Tây! (trang
208)
·
Các nhà khảo cổ đã biết gì về những nền
văn minh tại Ấn Độ, Trung Hoa hay Tây Tạng?
·
Những nền văn minh nầy có dính dáng gì với nền
văn minh Lưỡng Hà hay Ai Cập?
Vì vậy, suy nghĩ về một nền
văn minh chung có cùng một nguồn gốc là một giả thuyết cần phải được bình tâm xem lại,
đừng đem cái ngã “độc tôn da trắng” mà nhìn từ một phía mà thôi!
Đây là một trạng thái kỳ thị chủng tộc cần được xóa đi
nhằm đem lại sự thật cho lịch sử thời cổ đại.
Đóng góp cho sự văn minh và phát triển toàn cầu là đóng góp của mọi dân
tộc hiện diện trên thế giới với đủ mọi sắc dân, đủ mọi màu da trải dài từ Phi
châu đến Á châu, qua Mỹ châu cùng Úc châu…
Những suy nghĩ trên làm cho
người đọc “Muôn kiếp nhân sinh” tỏ rõ gia tài của nhân loại, và những “Black
lives matter” hay “Antifa” ngày hôm nay chỉ là tổ chức của
những nhóm người
“thượng đẳng” đại kỳ thị và bị ức chế bởi những tham vọng làm chúa tể “rừng
xanh” qua …thú tánh của họ!
Viết như vậy có nặng lắm không
Bà Con?
Ngày 30/8
Vừa trải qua bốn ngày tĩnh tâm
qua khóa “Phương pháp cầu nguyện tìm năng lực dùng trong khóa linh thao 2020”
do Linh mục Nguyễn Bình Thường, tôi học được …cung cách ngổi tĩnh lặng
là…không nói gì cả!.
Về nhà đọc tiếp Muôn kiếp nhân
sinh của TS John Vũ – Nguyên Phong với đầu
óc tương đối thoải mái, không hằn học và đôi khi kích động ở phần “đọc” trên.
Tôi chỉ đọc sơ qua về Thành –
Trụ - Hoại – Diệt (từ trang 224) và cô đọng trong phần kết của tác giả …”Và một khi con người tự tâm có ý thức thay đổi làm việc tốt,
phát tâm tích đức, tạo phúc cũng có thể
tác động giảm, tiêu trừ bớt nghiệp quả. Tác đông tương hỗ bù trừ nầy được
luật Nhân quả của vũ trụ xét trên nhiều yếu tố chứ không đơn thuần như phép cộng
trừ nhân chia”.
Cuối cùng nhắn gửi của tác giả
vẫn là Nhân quả và Luân hồi trong đó tình thương có thể làm chuyển nghiệp.
·
Có mấy ai biết chiêm nghiệm, tự trách và thay đổi
chính mình không? (trang 250)
Tác giả hỏi để rồi từ đó, mong
mỗi chúng ta, những cánh bướm bé nhỏ rung động mong manh cũng có thể tạo
nên những trận cuồng phong mãnh liệt để thức tĩnh mọi người.
Và câu kết luận ở dòng chữ cuối
cùng của quyển sách làm tôi, người đọc tâm đắc và xúc động nhứt là:”Tôi quyết định viết
cuốn sách nầy bằng tiếng Việt – ngôn ngữ đồng bào, đất nước thân thương trong
tim tôi”.
Chữ “Đồng bào”
sao nghe quá dạt dào!!!
Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ
“We hold these truths to be self-evident, that all men are created
equal" nghe qua thấm thía làm sao!
Ngày 1/9
Sáng nay, trong sự tĩnh thức của
ngày bắt đầu của tháng, đầu óc mở một trang mới, nghĩ về những điều đã đọc qua trong
“Muôn kiếp nhân sinh”, cảm nghĩ đầu tiên là những ý tưởng của tác
giả theo thời gian, tiếp nối một cách bàng bạc nhưng soi rọi rõ thêm nhân sinh
quan của cùng tác giả trong “Hành trình về
phương Đông”. Qua các biện giải, lý giải một cách gián tiếp tuy
hơi huyền hoặc, và viễn mơ, nhưng đã nêu bật lên được …tính duy ngã của
người Tây phương trong nhận định về các nền văn mình khác trên thế giới
ngoài nền văn minh – văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập!
Và thông điệp của tác giả đích
thực là thông điệp tình thương của một người con Việt qua hai chữ “đồng bào”
trong một giai đoạn nghiệt ngã nhứt của Đất và Nước hiện tại.
Xin có lời cám ơn tác giả Nguyên Phong, một “triết gia” cổ
súy cho Tình Thương, tác giả John Vũ, một khoa học gia có tầm vóc thế giới đã
đóng góp cho nhân loại nhiều giải đáp về không gian, và tác giả “Con Việt” đã
thống thiết cất tiếng cuốc kêu …về Cội nguồn Dân tộc Việt.
***
Riêng người đọc “Muôn kiếp
nhân sinh” xin thưa cùng Bà Con là, đây không phải là “bài điểm sách”
mà chỉ là những ý tưởng bộc phát theo sau các dòng chữ của tác giả Nguyên Phong.
Trong suốt gần một tháng để kết thúc những ý tưởng rời rạc đã trang trãi ra đây
và đôi khi cũng không ăn khớp với nhau.
Xin được kết thúc như vầy:
·
Cuộc sống thế gian có thể sẽ vui hơn trong
lúc nầy thay vì “Black lives matter” mà là “Nothing is matter”, nương theo triết
lý Sắc – Không của Phật giáo!
Cũng xin mượn lời của Cụ Nguyễn Trãi :
”Càn
khôn ký bĩ nhi phục thái
乾 坤 既 否 而 復 泰,
Nhật
nguyệt ký hối nhi phục minh.
日月 既 晦 而 復 明 。
(Càn
khôn bỉ rồi lại thái
Nhật
nguyệt hối rồi lại minh.)
Và ước mơ được làm cánh đại bàng…
Nhưng
con đại bàng không hất con quạ xuống. Nó không đấu tranh với con quạ, không tốn
sức lực, thời gian với loại chim nhỏ nhoi và xấu xa đó.
Đại
bàng chỉ giang rộng cánh và... bay vút lên trời!
Bởi vì
càng bay tít lên cao - cao hơn cả những cơn bão, càng lên cao không khí càng ít
đi, đối với con quạ lúc đó nó không thở được và tự cắm đầu xuống đất!
Ý tưởng sau cùng là một trải
nghiệm lượm lặt trên FB của N.Nguyen như sau:” Có thể, khi con người ta sống chậm lại
hơn, cố gắng vứt bỏ hết những suy tư thì lúc đó trong lòng thực sự bình an.
Cuốn theo dòng đời, hình như tâm hồn chúng ta cần những lúc phải cố gắng vô tư.
Trong thời điểm này, khi giá trị của con người, niềm tin và cảm xúc
đang xen lẫn lộn, thì dù ở bất cứ nơi đâu con người cũng muốn được chia sẻ. Với
tôi, điều quí giá nhất của cuộc sống là sự chia sẻ. Cho dù là niềm vui hay nỗi
buồn.
Khi chúng ta cảm thấy mình vui và sống trong
niềm vui đó một cách chân thành, trọn vẹn ...đó có lẽ là điều thật
đáng nâng niu và trân trọng”.
Mai
Thanh Truyết
Người
con Việt – Tháng 9, 2020
Góp ý của một Bác sĩ tín hữu Cao Đài, Saigon:
Dạ
thưa Hiền Huynh, tiểu muội rất cảm ơn Hiền Huynh đã gởi cho muội bài viết của
Hiền Huynh về" Muôn kiếp nhân sinh" Tiểu muội cũng có những suy tư
như Hiền Huynh đã viết, muội tin tác giả Nguyên Phong đã viết rất thật, một nhà
khoa học thực nghiệm với những gì sờ, nhìn, rõ rệt đã chứng ngộ được luật Nhân
quả và muốn mọi người hiểu để sống theo luật Công Bình của Tạo hóa hầu tìm được
hạnh phúc ngay trên cuộc sống hiện tại.
Tiểu
muội là một đệ tử Cao Đài tin tưởng vào Đấng Tối Cao chủ càn khôn vũ trụ,theo
vũ trụ quan của người Cao Đài thì vũ trụ được hình thành từ một khối Khí gọi là
Hư vô chi khí.( tương tự như thuyết Big bang của khoa học, điểm này Cao Đài
giáo rất gần với khoa học) Trong khối Đại Linh Quang này có Âm_Dương.gọi là
Thái Cực, Thái cực sanh Lưỡng nghi, Âm Dương tương hợp sanh ra Càn khôn vũ trụ.
Và con
người là một phần của khối Đại Linh Quang này nên có đủ Âm Dương tương hợp điều
hòa sự sống,. Tiểu muội chỉ nói sơ qua thôi.
Từ nguyên sơ con người đã mang tính của khối Đại Linh Quang này trong bản
thể nên gọi là Thiên tánh hay gọi là Tiểu Linh Quang của người Cao Đài, là một
phần tử trong khối Đại Linh Quang đó nên có tính sáng suốt và được gọi là Chơn
Linh hay linh hồn hoặc chơn hồn theo cách của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (tiền kiếp
là Đại văn hào Victor Hugo).
Chơn
linh là đệ tam xác thân của con người vì con người có ba thể:
• 1- Đệ nhất xác thân từ tinh cha huyết mẹ
thành hình hài;
• 2- Đệ nhị xác thân là do Đức Phật Mẫu
ban cho gọi là Khí, đó là trí, sự hiểu biết thông minh của con người;
• 3- Và đệ tam xác thân là điểm Linh
Quang của Thượng Đế chiết ra từ khối Đại Linh Quang của Ngài ban cho nhơn loại
gọi là linh hồn, người Cao Đài gọi là Chơn linh. Chơn linh có phận sự hướng dẫn
chơn thần là đệ nhị xác thân để giúp cho đệ nhất xác thân đi vào đường thiện để
gọi là Tinh Khí Thần hợp nhất.Khi đó đã đắc Đạo .
Tiểu
muội chỉ nói sơ qua, xin Hiền Huynh đọc tiếp những bài tiểu muội gởi Hiền Huynh
về Tam thể.
Trong
góp ý về "Muôn kiếp nhân sinh", muội nhận thấy Hiền Huynh rất trung
thực trong nhận thức về mình vì qua những gì HUYNH giải bày trên FB , và muội
trộm nghĩ (nếu sai xin Hiền Huynh thứ lỗi) Hiền Huynh đang cô độc trên con đường
HUYNH đi và Huynh đang ở trạng thái đi về đâu khi thời gian không còn nhiều nữa?
Tiểu
muội rất thông cảm và chính vì tình thương yêu mà Đức CHÍ TÔN đã cấy vào tâm của
muội nên muội không đành bỏ qua, dù Hiền Huynh có thể không tin hay không thích
những gì muội viết nhưng muội vẫn viết.
Vì
sao? Vì đó là tình thương, như tác giả Nguyên Phong đã viết. Ông ấy gởi cho
"đồng bào" vì tình thương yêu đồng chủng, còn muội gởi đến Hiền Huynh
vì tình thương mà Thượng Đế ban cho muội và toàn nhân sinh.
Hiền
Huynh ơi! Rồi HUYNH sẽ chọn đúng đường cho tâm linh để bình an tâm hồn và theo
muội biết không cần chánh niệm vì trong Huynh đã có chánh niệm rồi đó là Tiểu
Linh Quang của Thượng Đế ban cho Huynh.
Mọi
Thiền như lời tác giả Nguyên Phong nói, tiểu muội rất phục, ông ấy dám nói điều
sự thật đó lên trang sách. Vậy Hiền Huynh đã tự mình tìm ra cách để trở về Bản
lai diện mục, mà thật sự các Thiền Sư khác tự nhận mình đã đạt đến" không
không" có đúng như Thiên Ý của Thượng Đế, mỗi một con người mang theo những
nghiệp và hành tàng của riêng họ, thì không thể nào cùng chung một cách
"diện bích" như nhau để thấy được TA.
Đã bỏ
TA thì tìm chi ta nữa?
Đã trừ
Ngã sao đi tìm TA?
Vòng lẩn
quẩn đó không giải quyết được chỉ là những từ ngữ khó hiểu đầy mông lung để con
người càng tưởng rằng như vậy là Thiền.Tóm lại Đức CHÍ TÔN chỉ dạy rằng ở cõi
thế này chỉ có con đường lập công quả, khi công quả đủ đầy thì con đường giải
thoát sẽ tự nhiên đến.
Bát
Nhã Ba la mật chỉ đơn giản vậy mà người ta cứ rắc rối để tìm kiếm.
Hiền
Huynh ơi,
Tiểu
muội viết nhiều quá, làm Huynh mất thời gian, tiểu muội xin lỗi Hiền Huynh.
Chúc Hiền Huynh sức khỏe mà muội hay nói "Tâm an".
"Đạo
sáng Tâm an tìm về nguồn cội.
Theo
đuổi làm gì sắc tướng trầm luân.
Bởi hữu
hình nên vẫn thường còn, mất.
Được
thua gì cũng một kiếp nhân sinh"
No comments:
Post a Comment