Thưa Bà Con,
Mời Bà Con đọc về Đạo Islam – Đạo Hồi để thấy một nét khác
trong niềm tin của một tôn giáo có số tín hữu đứng hang thứ ba trên thế giới:
thế giới Á Rập. Đạo Islam chia làm hai hệ phái: Sunni và Shiites, tuy có cùng
một Đáng Thiêng liêng là Allah, nhưng có quan điểm đối nghịch về “cung cách hành
đạo” cho nên có mối bất hòa đưa đến…bạo lực(!)
***
Đạo Islam – Đạo Hồi
Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Hồi,
đạo Islam là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một
Thiên Chúa (tiếng Ả Rập: Allah), và Muhammad là sứ giả của Thượng Đế .
Theo Giáo Sư Damiel Petersom, qua nghiên cứu về Hồi Giáo và Ả
Rập, trường Brigham Young University, Hồi Giáo, tôn giáo lớn thứ hai trên thế
giới.
Tấm khảm thế kỷ 19 minh họa Kaaba ở Mecca, thành phố nơi
Muhammad sinh trưởng và là thành phố chí thánh nhất trong thế giới Hồi Giáo.
Trước tiên, một số bối cảnh lịch sử có thể giúp ích:
Vào năm 610 Sau Công Nguyên, một thương gia Ả Rập tên là
Muhammad leo lên những ngọn đồi ở phía trên trị trấn Mecca quê hương ông để suy
ngẫm và cầu nguyện về tình trạng tôn giáo hỗn loạn xung quanh ông. Sau lần đó,
ông cho biết rằng ông đã nhận được một khải tượng kêu gọi ông trở thành một vị
tiên tri cho dân ông. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của tôn giáo được biết đến
là Islam (iss-LAAM) tức là Hồi Giáo, một từ mà có nghĩa là “quy phục” (Thượng Đế).
Một người tin theo đạo Hồi được gọi là Muslim (MUSS-lim), có nghĩa là “người
quy phục.”
Kể từ lúc đó, Muhammad nói rằng ông đã nhận được nhiều điều
mặc khải cho đến khi ông qua đời gần 25 năm sau đó. Ban đầu ông chia sẻ những điều
mặc khải đó với dân chúng trong thị trấn của mình, cảnh báo về những sự phán
xét thiêng liêng sẽ xảy đến; hô hào những người nghe ông phải hối cải và đối xử
tử tế với những góa phụ, trẻ mồ côi, và người nghèo túng; thuyết giảng về sự phục
sinh chung cho người chết và sự phán xét cuối cùng của Thượng Đế.
Tuy nhiên, sự nhạo báng và ngược đãi mà ông và những người
theo ông phải chịu đựng trở nên mãnh liệt đến mức họ buộc phải chạy trốn đến thị
trấn Medina, cách khoảng bốn ngày đi bằng lạc đà về phía bắc.
Ở đó, vai trò của Muhammad đã thay đổi một cách đột ngột.1 Từ
việc chỉ là một người thuyết giáo và nói lời cảnh báo, ông trở thành luật sư,
quan tòa, và nhà lãnh đạo chính trị của một trị trấn quan trọng ở Ả Rập, và sau
này, của Bán Đảo Ả Rập. Sự thành lập ban đầu của một cộng đồng những người tin
theo đã cho đạo Hồi một bản sắc tôn giáo dựa trên luật pháp và công lý mà tiếp
tục là những điểm đặc trưng nổi bật và có ý nghĩa nhất.
Hai dòng chủ yếu đã nổi lên trong số những người theo
Muhammad sau khi ông qua đời vào năm 632 Sau Công Nguyên, họ bắt đầu chia rẽ vì
câu hỏi ai là người kế nhiệm ông với vai trò lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo.2 Dòng
lớn nhất được gọi là Sunni (tự cho là tuân theo sunna, hoặc tập quán Muhammad
và tương đối linh hoạt trong vấn đề kế nhiệm). Dòng kia, nổi lên với con rể của
Muhammad, ‘Ali, được gọi là shi‘at ‘Ali (dòng ‘Ali) và hiện được biết đến rộng
rãi chỉ là Shi‘a. Không giống như dòng Sunnis, Shi‘a (được biết đến là Shi‘ite
hay là những tín đồ Hồi Giáo Shi‘i) tin rằng quyền để kế vị Muhammad với tư
cách là các lãnh đạo trong cộng đồng sẽ thuộc về người nam, những người có họ
hàng gần nhất với Tiên Tri Muhammad, ‘Ali, và những người kế tự của ông.
Mặc dù có những bất đồng, các tín đồ Hồi Giáo đã trở nên hợp
nhất hơn về mặt tôn giáo so với những người theo đạo Cơ Đốc. Hơn nữa, trong vài
thế kỷ vào khoảng năm 800 Sau Công Nguyên, nền văn minh Hồi Giáo có thể được
cho là tiến bộ nhất trên thế giới về lĩnh vực khoa học, y tế, toán học, và triết
học.
Những điều mặc khải được cho là của Muhammad được thu thập
và đóng thành sách gọi là kinh Qur’an (Koran) (từ một động từ tiếng Ả Rập là
qara’a, “để đọc” hoặc “đọc thuộc lòng”) trong vòng một hoặc hai thập kỷ sau khi
ông qua đời. Kinh Qur’an gồm có 114 chương, và không phải là câu chuyện kể về
Muhammad. Giống như Sách Giáo Lý và Giao Ước, cuốn kinh này không hề mang tính
chất tường thuật; những người theo đạo Hồi coi sách đó như là lời (và những lời)
của Thượng Đế trực tiếp ban cho Muhammad.
Các Ky Tô hữu đọc sách kinh đó sẽ tìm thấy nhiều đề tài quen
thuộc. Ví dụ, sách này nói về việc Thượng Đế sáng tạo ra vạn vật trong bảy
ngày, việc Ngài đặt A Đam và Ê Va vào trong Vườn Ê Đen, việc họ bị quỷ dữ cám dỗ,
và sự kêu gọi một loạt các vị tiên tri sau đó (hầu hết các vị này cũng xuất hiện
trong Kinh Thánh). Các vị tiên tri này được mô tả trong kinh Qur’an là tín đồ Hồi
Giáo, vì đã quy phục lòng họ lên Thượng Đế.
Đáng chú ý là Ma Ri, mẹ của Chúa Giê Su, được nhắc đến 34 lần
trong kinh Qur’an, so với 19 lần trong Kinh Tân Ước. (Thực ra, bà là người phụ
nữ duy nhất được nói đến trong kinh Qur’an.)
Một điều giảng dạy của kinh Qur’an thường xuyên được đề cập
đến là giáo lý tawhid (taw-HEED), một từ mà có thể được phiên dịch là “thuyết một
thần” hoặc, theo nghĩa đen, là “làm thành một.” Giáo lý này tượng trưng cho một
trong các nguyên tắc căn bản của Hồi Giáo: rằng chỉ có một đấng trọn vẹn thiêng
liêng độc nhất vô nhị mà thôi. Kinh Qur’an khẳng định rằng “Ngài không sinh con
cái, và cũng không được sinh ra, và Ngài là độc nhất vô nhị.”6 Những gì chúng
ta có thể rút ra từ điều này chắc chắn là sự khác biệt quan trọng giữa Hồi Giáo
và Ky Tô Giáo: người theo Đạo Hồi không tin vào Đức Chúa Giê Su Ky Tô hay Đức
Thánh Linh. Điều này cũng chỉ ra rằng, trong khi tất cả mọi người đều được Thượng
Đế sáng tạo như nhau, nhưng theo như giáo lý của Hồi Giáo thì chúng ta không phải
là con cái của Ngài.
1- Chứng
ngôn: Nếu đạo Hồi có một tín điều chung, thì đó là shahada (sha-HAD-ah), “tuyên
ngôn về đức tin,” hay là “chứng ngôn.” Thuật ngữ này ám chỉ một cụm từ tiếng Ả
Rập mà được phiên dịch như sau: “Tôi làm chứng rằng không có thượng đế nào khác
ngoài đấng Thượng Đế [Allah] và Muhammad là Sứ Giả của Thượng Đế.” Tuyên ngôn
shahada này là cách để gia nhập đạo Hồi. Để trở thành một tín đồ Hồi Giáo, một
người cần phải đọc tuyên ngôn đó với một niềm tin chân thành.
Trong tiếng Ả Rập, từ Thượng Đế được gọi là Allah. Đây là
cách viết ngắn gọn của từ al- (“đấng”) và ilah (“thượng đế”), tuy không phải là
một tên riêng nhưng là một danh xưng, và gần giống như từ Ê Lô Him trong tiếng
Hê Bơ Rơ.
2- Sự Cầu
Nguyện: 3- Bố thí – 4- Nhịn ăn – 5- Hành hương.
Ba vấn đề mà những người không theo đạo Hồi hiện đang lo lắng
về Hồi Giáo là bạo lực tôn giáo; luật pháp Hồi Giáo hoặc luật shari‘a; và cách
Hồi Giáo đối xử với phụ nữ.
Một số người cực đoan đã sử dụng thuật ngữ jihad duy nhất ám
chỉ “thánh chiến,” nhưng từ đó thực ra có nghĩa là “công việc thiết thực,” trái
ngược với việc “chỉ” cầu nguyện và học hỏi thánh thư.
Nhiều người không theo đạo Hồi, khi nghĩ tới cách Hồi Giáo đối
xử với phụ nữ, họ lập tức nghĩ tới tục đa hôn và mạng che mặt. Nhưng văn hóa thực
tế còn phức tạp hơn nhiều. Nhiều đoạn trong kinh Qur’an khẳng định rằng người
nam và người nữ là bình đẳng, trong khi những người khác dường như gán cho phụ
nữ những vai trò thấp kém hơn. Chắc chắn có những lối thực hành ở nhiều quốc
gia Hồi Giáo—thường với lịch sử bắt đầu trong văn hóa bộ lạc tiền Hồi Giáo hoặc
những truyền thống khác đã có từ trước—cho rằng phụ nữ là phụ thuộc. Tuy nhiên,
cách nhìn của người theo đạo Hồi đối với vai trò của phụ nữ khác nhau đáng kể từ
quốc gia này đến quốc gia khác, và thậm chí trong cùng quốc gia.
Kể từ Kỷ Nguyên Hồi Giáo hay Hegira, đã có 72 giáo phái đạo
Hồi, nhưng hai giáo phái lâu đời nhất và quan trọng nhất là Shi 'ites và
Sunnites. Tín đồ theo giáo phái Shi 'ites tin tưởng rằng người kế tục Mohammed
là Ali, con rể của nhà Tiên Tri, còn giáo phái Sunnites lại chủ trương chính thống
(orthodox). Ngoài ra còn có một số giáo phái tuy chỉ xuất hiện cách nay gần một
thế kỷ nhưng cũng rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong thế giới Hồi
giáo, là giáo phái Wahabites. Đây là một loại "tin lành" của đạo Hồi,
muốn phục hưng đạo Hồi để trở về sự thuần chất nguyên thủy. Người Ba Tư thuộc
giáo phái Shi 'ites, người Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập thuộc Sunnites còn thuộc về Wahabites
là cư dân của miền Nejd, miền trung tâm Arabia. Tuy chia rẽ thành các giáo phái
song các người Hồi rất dung thứ cho nhau và họ cũng đã không dùng tới
"pháp đình tôn giáo" (Inquisition), đã không dùng "lưỡi kiếm và
lửa hỏa thiêu" để ép buộc các người khác giáo phái phải theo chủ thuyết của
mình.
Kết luận: Quan niệm thực sự trong kinh Qur’an: Chính kinh
Qur’an gợi ý về một cách sống hòa bình với nhau bất kể những điều khác biệt: “Nếu
Thượng Đế muốn, Ngài có thể đã làm cho chúng ta thành một cộng đồng thôi. Nhưng
Ngài mong muốn thử thách chúng ta về điều Ngài đã ban cho chúng ta. Vì thế, hãy
thi đua với nhau trong những việc làm tốt. Chúng ta đều sẽ trở về với Thượng Đế,
và Ngài sẽ cho chúng ta biết lý do của những điều chúng ta đã từng bất đồng.”
No comments:
Post a Comment