Thursday, October 1, 2020

 

Một Quyết tâm của người Việt hải ngoại

Chấm dứt việc Gửi tiền và về Du hí Việt Nam.

Xin thử suy xét về hai khoản nầy.

a.    Người Việt sống ở Hoa Kỳ vào khoảng 1.9 triệu người hiện nay (ước tính theo thống kê HK 2018). Theo thống kê năm 2019, lượng tiền đổ về Việt Nam đạt 18 tỷ Mỹ kim, trong đó 10 tỷ về Sài Gòn. Cũng theo một thống kê khác, lượng tiền nầy đa số (khoảng 9 tỷ) xuất phát từ Mỹ.

b.    Về vấn đề đi về Việt Nam, ngoài một số nhỏ ngoại lệ bắt buộc phải đi về vì quan hôn tang tế, vì người thân bịnh tật hay mất đi.  Chúng ta có thể nói rằng, trong số 400 - 500 ngàn người về hàng năm, tuy với nhiều mục đích khác nhau, nhưng tựu trung đa số người về là làm ăn với CS Bắc Việt, hay chỉ du lịch, mua vui, thậm chí tìm những thú vui vô đạo đức, dùng tiền để thõa mãn “thú tính” của con người.

Tất cả những điều đó chỉ làm:

  1. Mất uy tín của người Việt hải ngoại, và;
  2. Vô hình chung kéo dài sự sống “thừa thãi” của chế độ đang đi vào buổi xế chiều. (Ước tính 500 ngàn người về và tiêu xài trung bình US $5000/người, sẽ có 2.5 tỷ Mỹ kim tiếp máu cho VC).

Như vậy, chúng ta thấy việc đi về Việt Nam và gửi tiền về quê hương chỉ góp một phần ít vào ngân sách VC, nhưng còn phần lớn thì chạy vào túi đảng viên các cấp của chế độ tham nhũng, bóc lột tàn bạo! Nên nhớ, năm 2016, CS Bắc Việt cần phải trả tiền lời đáo hạn của những khoản tiền vay mượn từ năm 1986 trở đi là…12 tỷ Mỹ kim (tiền mặt – hard currency)!

·       Đối với những người đi về Việt Nam nhiều lần dưới danh nghĩa “làm ăn” hay “du hí” …, chúng ta cần phải có thái độ rõ ràng và dứt khoát với họ.

Xin đan cử quyết định của Cơ quan Bảo vệ Người Tị nạn và Vô Tổ quốc (OFPRA - Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride). Kể từ năm 1988 đến 2000, cơ quan nầy đã phế bỏ quyền tỵ nạn và quyền lợi được hưởng tiền trợ cấp xã hội, y tế và các phúc lợi khác do chính phủ cấp cho 22.417 người, vì họ đã về Việt Nam nhiều lần.

Xin cảm ơn quyết định này của Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc.

Xin mỗi người trong chúng ta hãy lắng tâm cùng suy nghĩ, để tìm ra phương thức thích hợp đối phó với nhóm người vô ý thức này.

Chúng ta cần phải có hành động cụ thể nào đối với các việc làm vô ý thức của một số người Việt ở hải ngoại trên mãnh đất tạm dung nầy không?

Đối với chính sách di trú cứng rắn của hành pháp Hoa Kỳ hiện tại, hai hạng người trên đây có thể bị “hỏi giấy” và trục xuất về Việt Nam bất cứ lúc nào.

Về Việt Nam hay gởi tiền về Việt Nam là hành động tiếp tay bán nước cho bọn CSBV, là một con dân Việt có lương tri thì xin đừng làm.

Người Việt hải ngoại nên bớt về ăn chơi, du lịch hay đầu tư với VC. Nên noi gương người lưu vong Miến Điện dấu tranh bao vây độc tài tới khi nó kiệt quệ. Nên nhớ, người lưu vong Miến họ đấu tranh vận động không mệt mõi trong điều kiện yếu và ít hơn người Việt ở Tây ở Mỹ rất nhiều.

Nên nhớ, hãy gạt tình cảm và suy nghĩ lẩm cẩm sang một bên, nếu quý vị còn liên hệ tài chánh với VC bất cứ hình thức nào điều này có nghĩa là quý vị đang ĐỒNG HÀNH với VC làm tay sai TC bán nước Việt Nam.

Đây là thời điểm thuận lợi nhất khi Hoa Kỳ đang tiến hành chiến dịch tấn công tài chánh vào TC là ông chủ của VC. Và cũng là thời điểm VC đang phạm khá nhiều tội ác và tội phạm về nhân quyền tại Việt Nam cũng như tại vài nước Âu Châu khi VC cho đặc vụ sang Đức, Áo để bắt người đang xin tị nạn.

·       Khác với thời VC ăn củ mì đánh Mỹ, hiện nay cán bộ VC hầu hết là những con gà, con heo nuôi trong chuồng. VC ăn quen nhịn không quen. Cho nên đòn bao vây khinh tế, đánh vào kinh tế tài chánh túi tiền của đảng CS chính là đòn sinh tử nhắm vào độc tài bán nước VC.

Dĩ nhiên, chính người dân Việt ở trong nước cũng sẽ chịu các thiệt hại do kinh tế gây ra. Nhưng nên nhớ, bình thường người dân hưởng Một thì VC hưởng Mười. Bây giờ bị thiệt hại thì đương nhiên dân bị thiệt Một thì VC sẽ bị mất Mười.

Và nên nhớ VC ăn quen nhịn không quen.

VC ăn quen nhịn không quen, heo gà bị đói 1 ngày là kêu rống, 2 ngày quậy phá chuồng, 3 ngày là ngáp... ngáp!

Còn CSBV bị…đói vài ngày là…giết nhau thôi!

 

Mai Thanh Truyết

 

 

 


No comments:

Post a Comment