Friday, September 11, 2020

 

Thưa Bà Con,

Your Story kỳ nầy dành cho anh Đỗ Hải Minh. Tên thật của anh là Dohamide. Anh là người Champa (Chàm) Châu Đốc. Anh đậu khóa 7 Đốc sự ở Học viện Quốc Gia Hành Chánh. Vì là người Chăm đầu tiên cho nên anh được TT Ngô Đình Diệm tiếp kiến và đổi tên anh là Đỗ Hải Minh. Anh có qua Hoa Kỳ học tiếp và đậu Master về Political Science.

Chức vị cuối cùng của anh là TGĐ Trung tâm Tiếp Vận Trung Ương, một cơ quan tiếp nhận và phân phối tất cả viện trợ dân sự của Mỹ cho Việt Nam. Cơ quan USAID là cơ quant rung gian giữa anh và Hoa Kỳ. Vì vậy, anh có rất nhiều liên hệ và ràng buộc với Mỹ …cho đến bây giờ.

Anh cũng đã từng “theo chân hay bị theo” phái đoàn Hoa Kỳ sang Việt Nam năm 2014 nhằm thương lượng về tương lai của cảng sâu Cam Ranh và cảng sâu Cần Giờ. Và kết qua của những buổi họp kín trong thời gian nầy đưa đến nhiều dư âm thuận lợi cho người Mỹ ở Cam Ranh và hiện nay Cảng Cần Giờ do Do Thái là chủ thầu xây dựng!

Anh cũng là lãnh tụ của người Chăm ở Việt Nam tuy không có văn bản. Tiếng nói của anh đếu được lắng nghe cũng như những quyết định của Cộng đồng Champa đếu có tiếng nói của anh. Anh từng là đại diện Việt Nam Cộng Hòa tham dự Hội nghị các dân tộc Islam trên thế giới.

Hơn 10 năm qua, anh bị nhiều bịnh nặng, nhứt là ung thư não… đã từng vào các hospice ba lần (để chờ…đi…). Và ICU là nơi …cư ngụ của anh rất nhiều lần ở nhiều bịnh viện khác nhau.

Hiên nay anh dưỡng bịnh tại nhà, chỉ ăn thức ăn hoàn toàn xay nhuyễn và lỏng, tai hoàn toàn không nghe. Không thể vào computer để xem email hay tức được vì mắt bị mờ sau vài mươi giây chăm chú trên màn ảnh! Muốn nói chuyện với anh chỉ có một cách duy nhứt là viết chử lớn ra trên giấy và anh nói trả lời.

Là một người Chăm nhưng anh rất thương người việt và nước Việt nhứt là Miến Nam, vì anh cho rằng đó là nơi sinh ra anh, nuôi anh lớn khôn và thành nhân …

Tôi quen anh và xem anh như một người anh, một người thầy hơn là một người bạn. Chính anh, cũng như GS Nguyễn Văn Trường đã góp ý cho tôi trên con đường tranh đấu suốt mấy chục năm qua. Những góp ý nhiều khi rất gay gắt và là cái “thắng” cho những quyết định liều lĩnh của tôi.

Tác phẩm cuối đời của anh là: Bangsa Champa: Tìm về với một cội nguồn cách xa, xuất bản vào năm 2004.

Xin cám ơn anh.

***

 


No comments:

Post a Comment