Thưa Bà Con,
Vừa rồi Bà
Con đã đọc câu chuyện Cải cách ruộng đất – CCRĐ của CSBV từ năm 1954 trở đi, một
chính sách dã man trong đó từ Trường Chinh, Xuân Diệu, Tố Hữu và nhiều nhiều nữa…đã
tán tận lương tâm chấp nhận đấu tố và giết cả cha mẹ như Trường Chinh, giết người
ơn của mình như Hồ Chí Minh…
Thân mời Bà
Con đọc chính sách Cải cách Điền địa và Người cày có ruộng của hai nền Đệ Nhứt
và Đệ Nhị Cộng Hòa để thấy tính nhân bản, và tình người trong cái nghĩa đồng bào.
Từ đó, Bà Con sẽ rút tỉa ra kết luận cho chính mình. Ai có chính nghĩa?
Cho đến hôm
nay, tôi tin tưởng rằng người miền Bắc đã chịu biết bao tai ương từ năm 1945 trở
đi cho đến bây giờ. Người dân miền Bắc chỉ là nạn nhân của CSBV giống như người
dân miền Nam.
Chỉ có Cộng
sản Bắc Việt mới chính là tội đồ của dân tộc.
Chúng ta phải
tách bạch vấn đề nầy để cùng nhau kết hợp để tẩy trừ CSBV.
Xin đừng để
CSBV lợi dụng hai chữ Dân Tộc để nắm lấy chính nghĩa và chia cách, phân biệt Bắc
– Nam.
***
Chính sách Cải
Cách Điền Địa của Đệ Nhứt Cộng Hòa
Ông Ngô Đình
Diệm, vào ngày 7 tháng 7 năm 1955, được bổ nhiệm làm Thủ Tướng Chánh Phủ. Ở chức
vụ Thủ Tướng Chánh Phủ, ông ban hành 2 Dụ, số 2 và số 7 năm 1955, liên quan đến
vấn đề thuê ruộng, vì từ trước ở Việt nam, việc thuê ruộng không có giấy tờ hợp
đồng giữa người thuê mướn và chủ ruộng nên thường chủ ruộng lấn ép làm thiệt hại
quyền lợi của người thuê.
Giá thuê ruộng
từ 40% đến 60%, tùy theo ruộng tốt xấu, trên số lúa thu hoạch. Luật về thuê ruộng
qui định lại rõ qui chế tá điền. Từ nay:
- Giá thuê ruộng từ 10 đến 15% trên số
lúa thu hoặch cho ruộng làm 1 mùa / năm;
- Giá thuê từ 15 đến 25% cho mùa gặt
chánh của ruộng 2 mùa/năm.
- Thời hạn hợp đồng là 5 năm, có tái
ký. Tá điền có quyền trả ruộng và phải báo trước chủ ruộng 6 tháng. Chủ ruộng
muốn lấy ruộng lại phải báo trước tá điền 3 năm.
Vì chiến
tranh nhiều người bỏ ra thành thị sanh sống nên số ruộng bỏ hoang tính ra lên đến
500.000 mẫu tây. Trong thời gian chánh phủ cho kiểm kê, nếu chủ ruộng vắng mặt,
số ruộng này sẽ bị trưng thu để cấp phát cho tá điền.
Sau khi chấp
chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956 qui
định Chánh sách Cải Cách Điền Địa theo đó, điền chủ có quyền giữ cho mỗi người
100 mẫu đất, phải canh tác 30%, số còn lại cho mướn theo điều kiện luật hợp đồng
đã ban hành.
Ruộng truất
hữu, chủ ruộng được bồi thường theo giá ruộng, 10% bằng tiền mặt, 90% trả bằng
trái phiếu với lãi xuất 3%/năm. Người giữ trái phiếu có quyền sử dụng trong các
dịch vụ như trao đổi, kinh doanh, mua bán. Ruộng truất hữu bán lại cho tá điền
trả góp trong 12 năm vốn và lãi xuất 3% như đối với điền chủ cũ.
Có lối 1035
điền chủ bị truất hữu vì mỗi người có trên 100 mẫu. Diện tích ruộng truất hữu
là 430.319 mẫu, tính thêm 220.813 mẫu của Pháp kiều. Năm 1958, tổng số ruộng
truất hữu là 651.132 mẫu.
Số tá điền
trở thành điền chủ từ năm 1957 – 1963 là 123.193 người. Ngoài ra còn 2857 người
mua trực tiếp từ chủ ruộng, nâng con số điền chủ - mỗi người có tối thiểu 5 mẫu
- lên 126.050 người. Và số ruộng mua riêng này là 252.213 mẫu.
Chánh sách Cải
Cách Điền Địa ở trong Nam làm cho chủ ruộng và tá điền đều hài lòng. Số ruộng đất
bị Việt Minh trước đây tịch thu phát cho tá điền vì chủ ruộng vắng mặt, nay
chánh quyền đem trả lại cho chủ và bồi hoàn tiền nếu bị truất hữu.
Chính sách
Người cày có Ruộng của Đệ Nhị Cộng Hòa
Cố Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu bổ túc thêm Dụ số 57 và thiết lập Luật Người Cày Có Ruộng ban
hành ngày 26/3/1970 đặt trên căn bản đồng thuận và bồi thường dựa trên nguyên tắc
tương đối công bằng. Đó là, người có ruộng trên 15 mẫu hay có ruộng mà không
canh tác sẽ bị truất hữu và được bồi thường theo theo thời giá hiện hành, 20% bằng
hiện kim, và 90% bằng công khố phiếu và sẽ được truy lãnh 8 năm sau đó do Ngân
hàng Quốc gia (Miền Nam) bảo đảm với mức lời 10% mỗi năm.
Kết quả của
luật nầy, tính từ năm 1970 đến 1973, có tất cả 770.145 mẫu đã được truất hữu từ
51.695 điền chủ.
No comments:
Post a Comment