Thưa Bà Con,
Your Story kỳ nầy dành cho GS
Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc Gia Hành Chánh, Saigon. GS Bông và
GS Nguyễn Ngọc Huy đã có công rất lớn cho Việt Nam Cộng Hòa là xây dựng nền tảng
cho Hiến Pháp Việt Nam qua “móng dân chủ pháp trị” đặt căn bản trên ba quyền
phân lập nhằm thiết lập cơ chế check - balance qua ba cơ quan Hành pháp – Lập
pháp – Tư pháp. GS Bông bị VC ám sát ngày 10/11/1971 tại góc đường Cao Thắng và
Phan Thanh Giản.
***
Ra Mắt Sách Di Cảo GS Nguyễn
Văn Bông -13-12-2008
Kính Thưa Quý vị Quan khách,
Kính thưa Ban Tổ chức,
Thưa Ông Giáo Già Trần Minh
Xuân,
Trước hết xin cám ơn BTC cho
phép tôi được phát biển nhân buổi Ra Mắt sách Di Cảo Giáo Sư Nguyễn Văn Bông
hôm nay. Tiếp theo, xin thành thật cám ơn tác giả Trần Minh Xuân và Ban Tổ chức
thực hiện Buổi Ra Mắt trong điều kiện tế nhị ngày hôm nay, 13 tháng 12, năm
2008. Tuy nhiên, đó là một điều cần thiết để dư luận được soi sáng thêm qua những
bút tích của GS Nguyễn Văn Bông và tinh thần Quốc Gia Hành Chánh.
Thưa Quý vị,
Tôi không nằm trong môi trường
giáo dục về luật pháp và hành chánh của Trường Quốc Gia Hành Chánh, tuy nhiên,
cá nhân tôi cũng là một thành viên của giáo dục đại học trong lãnh vực khoa học
và điều hành Đại học Cao Đài Tây Ninh.
Nhưng cho đến hôm nay, đối với GS Bông, tôi đã học hỏi được nhiều điều
mà GS đã thể hiện trong thời gian còn sanh tiền, trong các bài tham luận và nhứt
là trong cung cách xử thế cùng đức tánh khiêm cung của GS.
• Thứ nhứt, tôi học được cung
cách hành xử theo hướng "đối lập, tương kính, và pháp trị" để từ đó
nhận thức được rằng, trên chính trường đấu tranh chánh trị, cần phải có một đảng
phái đối lập, hợp pháp, không được hoạt động như một hội kín ngoài vòng pháp luật
như các đảng phái trong thời dành độc lập trước kia.
• Còn về tinh thần tương kính,
GS nêu lên, thể hiện một đức tánh cần có của một nhà làm chánh trị chơn chánh,
để không tạo ra những bất đồng hay dị biệt giữa các đảng phái biến thành những
sự việc không thể hàn gắn được thậm chí có thể biến thành "không đội trời
chung với nhau".
• Và tính cách pháp trị của GS
nói lên tính mã thượng của người làm chánh trị đứng thẳng lưng và ngang nhiên
tranh đấu cho đường lối hoặc chánh sách của đảng mình, không mị dân hay mê hoặc
quần chúng bằng những mỹ từ hay chánh sách không tưởng.
Từ ba quan niệm trên của GS đã
nói lên tâm huyết của người hoạt động chánh trị chơn chính.
Tuy nhiên vẫn còn một điểm son
nơi GS Nguyễn Văn Bông là trong những sanh hoạt chuyên môn, GS không bao giờ
nói về sanh hoạt của đảng phái mình hay cổ suý Đảng của mình vào những bài xã luận hay thuyết giảng
cho sinh viên. Mặc dù là một con chim đầu đàng của Phong Trào Quốc gia Cấp tiến,
GS Nguyễn Văn Bông không bao giờ vận động hay kết nạp thành viên của Phong Trào
trong học trình giảng dạy của Ông.
Đây là một điểm son mà tôi học
hỏi nhiều nhứt vì, làm như thế sẽ giữ được tính khách quan của vấn đề, và tránh
được sự đả kích của những người chống đối cho rằng lạm dụng chức vụ và quyền hạn
để vận động cho đảng phái hay cho cá nhân. Và theo quan điểm chủ quan của cá
nhân, đây cũng là hình thức hay nhứt để tạo sự đồng thuận trong việc việc phối
hợp hành động hiệp đồng trong đấu tranh chính trị tránh được sự chia rẽ trong nội
bộ và giữa các đảng phái với nhau.
Một lần nữa xin cám ơn GS Trần
Minh Xuân đã cho tái bản và bổ túc thêm nhiều chi tiết trong cuốc sách Di Cảo
GS Nguyễn Văn Bông để người Việt hải ngoại có thêm cơ hội nghiền ngẫm về môt
phương cách đấu tranh chính trị mã thượng, không mị dân để có thể thu ngắn tiến
trình dân chủ hoá cho Việt Nam trong tương lai.
Câu hỏi được đặt ra là :” CSBV không bao giờ để yên cho những nhà lãnh đạo và lãnh tụ
yêu nước thực sự! GS Bông mất đi là một thất thoát lớn cho VNCH. Đi ngược dòng
lịch sử, nếu GS Bông không bị CSBV triệt tiêu, câu hỏi được đặt ra là GS Bông
có tồn tại trước sự sắp xếp của "ngoại bang" không?”
Có lẽ Ông cũng phải chịu chung
số phận thôi! Số phận của một nước nhược tiểu như Việt Nam là thế đó. Tuổi trẻ
Việt Nam hãy lấy đó làm gương!
Đứng trên hai chân mình và làm cuộc cách mạng dân tộc.
Chỉ có người Việt yêu quê hương việt mà thôi.
Xin Cám ơn Quý vị đã lắng
nghe.
Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment