Thursday, September 17, 2020

 

Do Thái giáo

Bài này viết về tôn giáo của người Do Thái. Đối với dân tộc, lịch sử và khía cạnh văn hóa, xem Người Do Thái.

Người Do Thái hay tín đồ Do Thái Giáo đọc kinh cầu nguyện vái lạy sùy sụp ở bức tường Than Khóc

Bức tường Than Khóc ở Jerusalem nơi các tín đồ người Do Thái thường xuyên viếng thăm

Những đàn ông người Do thái reo hò nhảy múa xung quanh cuộn kinh thánh Torah

Do Thái giáo (tiếng Hebrew יהודה, Yehudah[1][2], "Judah"[3][4] theo tiếng Latin và tiếng Hy Lạp) là một tôn giáo độc thần cổ đại thuộc nhóm các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đặt nền tảng trên Kinh Torah[2] (là một phần của Kinh Tanakh hay Kinh Thánh Hebrew), gắn liền với lịch sử dân tộc Do Thái, như đã được diễn giải trong Kinh Talmud và các sách khác. Do Thái Giáo bao gồm tôn giáo, tư tưởng triết học và văn hoá của người Do Thái.[5] Do Thái Giáo bao gồm một tập tài liệu văn bản tôn giáo đồ sộ, các cách thực hành đạo, các chức vụ thần học và các tổ chức cộng đồng tôn giáo. Kinh thánh Torah là một phần của văn bản tôn giáo đồ sộ này được gọi là Kinh Tanakh hoặc Kinh Thánh Hebrew, và bổ sung thêm là các giải thích kinh thánh truyền thống qua truyền miệng sau này được ghi chép qua các văn bản như Midrash và Talmud. Với khoảng 14,5 triệu cho đến 17,4 triệu tín đồ trên toàn thế giới,[6] Do Thái giáo là tôn giáo lớn thứ mười trên toàn thế giới.

Chiều dài lịch sử của Do Thái Giáo đã trải qua hơn 3000 năm.[7] Đạo Do Thái Giáo có nguồn gốc từ Trung Đông trong khoảng Thời đại đồ đồng.[8] Do Thái Giáo được xem là một trong những tôn giáo độc thần cổ đại nhất thế giới.[9][10] Đạo Do Thái giáo trong quan điểm của những người Do Thái sùng đạo thì tôn giáo này là mối quan hệ giao ước giữa Người Israel (cổ đại) (và sau này, người Do Thái) với Thiên Chúa,[11] cho nên, nhiều người xem đây là tôn giáo độc thần đầu tiên. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực hành cho đến ngày nay, sách thánh và rất nhiều truyền thống của Do Thái giáo tiếp tục được coi trọng trong các tôn giáo truyền thống Abraham nói chung. Vì thế, lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô giáo, Hồi giáo, và Bahá'í giáo.

Nhiều phương diện của Do Thái giáo ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các khái niệm về đạo đức và luật dân sự của phương Tây.[14] Nền văn minh Hebrew cũng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển nền văn minh phương Tây như Hellenism, và Do Thái giáo như là một tôn giáo mẹ đẻ của Kitô giáo, đã mài bén các lý tưởng và đạo đức phương Tây từ Kỷ nguyên Cơ Đốc giáo.

Vì đại đa số người theo Do Thái giáo là người Do Thái nên tín đồ tôn giáo này cũng còn được gọi là người Do Thái, và gọi như thế là đang nói đến nhóm tôn giáo mang tính chất dân tộc,[16] vì các lý do trong sách thánh đã xác định họ là một "dân riêng", một quốc gia, chứ không chỉ riêng những người theo đạo. Năm 2007, dân số Do Thái ước tính khoảng 13.2 triệu người, trong đó có 41% sinh sống ở Israel.[17] Năm 2015, tổng dân số của người Do Thái trên toàn cầu được ước tính là khoảng 14.3 triệu người đóng góp 0.2% tổng dân số nhân loại.[18] Khoảng 43% người Do thái sống ở quốc gia Israel và 43% người Do Thái sống ở nước Mỹ và Canada, đa số những người Do Thái còn lại thì đang sinh sống ở Châu Âu, và những nhóm người Do Thái dân tộc thiểu số khác thì sống ở vùng Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi, và Châu Úc.

Trong Do Thái giáo hiện đại, giáo quyền không được trao cho một người riêng lẻ hay một cơ quan nào cả mà nó ở trong sách thánh, giáo luật, và các thầy giảng (Rabbi) là những người diễn dịch Kinh Thánh thành giáo luật. Theo những lời truyền của người Do Thái, tôn giáo này khởi nguồn bằng giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham (khoảng năm 2000 trước Công nguyên), là tổ phụ và quốc tổ của nhà nước Do Thái. Qua nhiều thời đại, Do Thái giáo gắn liền với rất nhiều luân lý tôn giáo, mà quan trọng nhất là đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất là đấng toàn năng, rất nhân từ, thông biết mọi sự, Người đã tạo dựng vũ trụ và tiếp tục thống trị nó. Theo tục truyền Do Thái, Thiên Chúa thiết lập giao ước với con cái Israel và hậu duệ, cho họ biết lề luật và giới răn của đấng này thông qua ông Moses trên Núi Sinai. Do Thái giáo trân trọng việc học hỏi Kinh Thánh và tuân giữ các điều răn đã ghi trong đó như đã được dẫn giải chi tiết trong sách Talmud.

Học thuyết và tín điều đức tin

13 nguyên tắc của đức tin:

·       Thiên Chúa thực hữu.

·       Thiên Chúa là duy nhất và khác biệt với muôn vật.

·       Thiên Chúa không có thân thể theo vật lý.

·       Thiên Chúa là vĩnh cửu.

·       Chỉ cầu nguyện với một mình Thiên Chúa mà thôi.

·       Lời của các tiên tri là chân thật.

·       Những lời tiên tri của Moses là chân thật và ông là tiên tri vĩ đại nhất trong số các tiên tri.

·       Bộ Torah được ghi chép thành văn tự và bộ Torah khẩu truyền (về sau được chép lại thành bộ Talmud) đều do Thiên Chúa phán truyền cho Moses.

·       Sẽ không có một bộ Torah nào khác hơn là bộ Torah truyền thống.

·       Thiên Chúa biết hết các tâm tưởng và việc làm của loài người.

·       Thiên Chúa sẽ thưởng người tốt và phạt người xấu.

·       Đấng Messiah sẽ đến.

·       Người chết sẽ được sống lại. Tác giả: Maimonides

 

Do Thái giáo là một tôn giáo độc thần[19][20] dựa trên những nguyên tắc và đạo đức đã được nói đến trong Kinh Thánh Do Thái, và cũng được giảng giải kỹ hơn trong sách Talmud và các sách thánh khác. Theo người Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn từ Giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham.

Trong thực tế, Do Thái giáo hầu như không đồng nhất nhưng trong lý thuyết thì luôn luôn là tôn giáo độc thần - mặc dù sách Tanakh có ghi lại những giai đoạn quan trọng của việc bội giáo giữa những người Israel từ Do Thái giáo.

Theo lịch sử, Do Thái giáo xem niềm tin vào sự mặc khải [21] và sự chấp nhận sách Torah (sách Ngũ Kinh) là cốt lõi căn bản của đức tin, nhưng Do Thái giáo lại không có một cơ quan trung ương để hướng dẫn các giáo điều. Việc này làm phát sinh nhiều nghi thức khác nhau tuỳ vào niềm tin thần học cụ thể vốn gắn liền với sách Torah và Talmud. Trong khi một số thầy rabbi chấp nhận một nghi thức, số khác lại bất đồng, nhiều người lại chỉ trích những nỗ lực như thế là giảm thiểu sự tuân phục toàn bộ sách Torah.[22] Đáng chú ý, trong sách Talmud một số nguyên tắc đức tin lại được xem là rất quan trọng mà những ai phản kháng lại đều có thể bị xếp vào loại "apikoros" (dị giáo).

 

 


No comments:

Post a Comment