Thưa Bà Con,
Your Story kỳ nầy xin giới thiệu một người Bạn cùng tranh đấu
ở Hoa Kỳ. Đó là GS Trần Minh Xuân. Trước 1975, anh cùng chung nhiệm sở với GS Lê
Công Truyến (đã mất ở Phoenix) ở Tòa Đô Chánh và lãnh một công tác do GS Nguyễn
Ngọc Huy giao cho anh và TS Phan Văn Song. Đó là công tác thứ hai là trong suy
nghĩ tổ chức một Trường Đại học có nhiệm vụ năng luyện những quản trị gia
chuyên nghiệp. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy giao cho tôi và anh Trần Minh Xuân dựng
một Viện Đại Học Thương Mãi, «Trường Cao đẳng Thương mãi Minh Trí». Công tác là
phải tạo một lớp cán bộ cán sự và chủ sự trong những ngành công thương nghiệp
tư doanh của mạng lưới kinh tế tương lai của Việt nam. Tôi làm nhiệm vụ đảm nhận trách nhiệm Trường
Cao Đẳng Minh Trí với giáo sư Trần Minh Xuân. (Công tác thứ nhứt giao cho MTT
trong việc ‘làm việc” với Viện ĐH Cao Đài Tây Ninh).
Khi qua Hoa Kỳ, anh lại được giao phụ trách “Gia đình Nguyễn
Ngọc Huy” sau khi GS Huy qua đời. Hàng năm anh và tôi thường tổ chức Ngày tưởng
niệm GS NNH ngày 28/7 tạo California.
Anh miệt mài viết và viết như Cụ Đoàn Thêm về …Những ngày chưa
quên. Nhưng ở anh, không những ghi lại những chuyện xảy ra từng ngày trong “cái
xã hội hỗn độn” do CSBV tạo ra cho dân tộc, mà anh còn có lời bàn Mao Tôn Cương
(thời đại) cho từng sự kiện nổi bật trong mỗi giai đoạn.
Anh đã ghi lại trên “THƯ CHO CON” từ Tập 1 cho đến nay là Tập
33 (2020). Người viết đã tham gia từ Tập 14 dưới danh nghĩa của Nhóm “CHỐNG TÀU
DIÊT VIỆT CỘNG”.
Thân mời Bà Con đọc phát biển của GS Trần Minh Xuân về GS
Nguyễn Ngọc Huy dưới đây:
***
Bài học Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và 3 thế hệ chung một tấm
long Trần Minh Xuân
(Bài thuyết trình ngắn trong Lễ Tưởng Niệm GS Huy, ngày
25.7.2015
tại Sacramento, California, Hoa Kỳ)
Kính thưa quý vị,
Trong đời tôi có được một trong những may mắn lớn nhứt là gặp
gơ~ và được gia nhập vào đoàn thể do Giáo sư Nguyện Ngọc Huy lãnh đạo. Nhờ đó
tôi và các ACE khác học hỏi được từ Giáo sư khá nhiều bài học quý báu. Tuy
nhiên, trong giới hạn khung cảnh buổi lễ tưởng niệm lần thứ 25 năm ngày Giáo sư
qua đời hôm nay, tôi xin được kể lại một số bài học tiêu biểu.
1. Công án Nguyễn Ngọc Huy. Bài học này được anh Nguyễn Hữu
Sơ, một cựu sinh viên ưu tú của Học viện Quốc gia Hành Chánh, có mặt trong hội
trường này hôm nay, kể lại nhiều lần. Giáo sư nói: “Mấy chú hãy nhìn tôi đứng ở
đây, sanh hoạt chánh trị ở Mỹ như người đứng vững vàng, và 2 chân thay nhau đi
tới. Sau khi chân phải bước tới xong thì tới chân trái bước tới, như 2 đảng Dân
Chủ và Cộng Hòa thay nhau điều khiển quốc gia; hết đảng Dân Chủ trông lo phúc lợi
của người dân thì tới đảng Cộng Hòa tạo thế mạnh trên trường ngoại giao. Hai đảng
bổ túc cho nhau. Cứ thế mà họ đi tới”.
2. Bài học về chữ nhẫn trên đường đấu tranh. Khi tôi mới từ
trại tỵ nạn đến Mỹ năm 1984, gặp Giáo sư lúc Người đang bị một số người viết
báo công kích thậm tệ. Anh em nói cho tôi biết, và xúi tôi đánh trả. Giáo sư
ngăn tôi vào nói “Chú đừng làm vậy, mà cũng đừng có ai làm vậy hết. Người ta
công kích tôi chớ có công kích mấy chú đâu. Tôi bị công kích đau hơn mấy chú chớ.
Tôi không đánh trả sao mấy chú xúi chú Xuân đánh trả. Mình đánh trả người ta sẽ
có cớ công kích tiếp. Lời qua tiếng lại chẳng có ích gì, còn thêm hại”. Sau đó,
chuyện cũng êm. Đến khi Giáo sư qua đời, người nặng lời công kích Giáo sư là
Thượng Nghị Sĩ Phạm Nam Sách đã viết bài “Suối Tuông Giòng Lệ” hết lời ca ngợi
đức độ của Giáo sư.
3. Bài học Ngũ hành trong cuộc sống. Giáo sư nói, trong ngũ
hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; thủy và hỏa khắc nhau; nước dập tắt lửa và lửa
làm khô cạn nước. Nhưng gạo không nấu thành cơm được nếu không có nước và có lửa.
Do đó, trong cuộc sống mình phải biết tận dụng cái sở dụng của nhau, đừng để nó
khắc nhau hay tiêu diệt nhau.
4. Bài học trong tác phẩm “Lục Súc Tranh Công”. Khi tôi tới
Mỹ, tác phẩm “Lục Súc Tranh Công” đã được Giáo sư hiệu đính và chú thích xong,
cũng đã được Giáo sư Huỳnh Sanh Thông dịch ra Anh ngữ, được Đại học Yale ấn
hành năm 1981. Đến khi gặp tôi, năm 1985, Giáo sư phân tích cá tánh từng 6 con
thú trong tác phẩm và vai trò của ông chủ nhà; rồi nói với tôi “dụng ý chánh trị
của tác giả trong tác phẩm”. Giáo sư khuyên tôi viết ra dụng ý này. Tôi đã vâng
lời viết thành bài “Đi Tìm Tác Giả Và Dụng Ý Chánh Trị Trong Lục Súc Tranh
Công”, để sau đó cho xuất bản ấn bản Việt ngữ của Lục Súc Tranh Công. Dụng ý
trong tác phẩm là bài học cho thấy: “…Ðiều mà chúng tôi mong ước là mọi người đều
ý thức rằng không ai có thể chiến thắng Cộng sản được một mình, hay chỉ với tổ
chức của mình, và tuy mọi người đều có những chỗ dở, mọi đoàn thể đều có những
khuyết điểm, mọi người, mọi đoàn thể đều hữu ích và đều có thể đóng góp vào cuộc
tranh đấu chung. Vậy, thay vì ganh tỵ với chiến hữu hay với đồng chí của mình
và chê bai chỉ trích họ, người tranh đấu chống bạo quyền của bọn Cộng sản Hà Nội
nên hòa hợp với nhau để cùng hoạt động cho đoàn thể mình mạnh lên. Ðối với các
đoàn thể khác cùng chống bọn Cộng sản Hà Nội như mình, người tranh đấu nên cố gắng
có sự kết hợp để làm việc chung, nếu không được như vậy thì ít nhứt cũng nên
tránh sự chỉ trích, chống báng hay phá hại việc làm của họ. Có được như vậy,
người quốc gia Việt Nam mới mong đạt mục đích giải phóng dân tộc mình khỏi ách
chuyên chế của bọn Cộng sản Hà Nội…” [hết trích. Xin xem toàn văn trong tác phẩm
Lục Súc Tranh Công, trang 19-44].
5. Bài học trong bộ “Tây Du Ký Diễn Nghĩa”: Nhận định về những
ưu nhược điểm của các nhơn vật trong tác phẩm, ngay cả Tam Tạng, kể cả con ngựa,
Giáo sư Huy nhận thấy “bốn thầy trò Tam Tạng phải đi chung nhau mới đến được
tây phương”. Nếu so sánh việc Tam Tạng đi thỉnh kinh với việc tranh đấu chống cộng,
mọi người cần phải có tinh thần cởi mở, dung nạp những phần tử bị cho là không
hoàn mỹ thì mới có thể đi đến thành công.
6. Bài học trong tác phẩm “Những Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu
Thuyết Võ Hiệp Kim Dung”: Lợi dụng truyện kiếm hiệp của Kim Dung đã lôi cuốn cả
tỷ đôc giả trên thế giới; đặc biệt, ngay tại Việt Nam, Giáo Sư Huy nêu lên những
ẩn số chánh trị trong tác phẩm và giải thích lợi hại của những đường lối chính
trị, nhấn mạnh những tai hại của chủ trương độc tài; để từ đó đưa ra thông điệp
chánh trị với đề nghị cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mang lại yên vui hạnh phúc
cho người dân.
7. Bài học về “Đấu Tranh Trên Lãnh Vực Nhân Quyền”: Sau khi
nhận thấy cuộc đấu tranh chống CSVN không thể tiến hành trên mặt trận quân sự,
Giáo sư Huy đã chuyển thế đấu tranh trên lãnh vực nhân quyền và phá vỡ “huyền
thoại Hồ Chí Minh”. Ông đã đi nhiều nơi thuyết trình về những vi phạm nhơn quyền
của CSVN. Ông đã lưu ý tôi cho ấn hành tác phẩm “Hồ Chí Minh Tội Phạm Nhơn Quyền
Việt Nam”
8. Bài học về “Tình Nghĩa Thâm Sâu”: Giáo sư Huy chẳng có
trong tay tiền bạc, uy quyền, danh vọng… để lôi cuốn dẫn dụ người khác; nhưng
có rất nhiều người đã hết lòng hết dạ hy sinh thời giờ, tiền bạc, và đôi khi có
cả mái ấm gia đình, để đi theo ông vì họ đặt niềm tin thực sự vào lý tưởng đấu
tranh và sự chân thành của con người Nguyễn Ngọc Huy. Một con người không hề chủ
trương bá đạo, đặt tình yêu Tổ Quốc lên trên hết và luôn luôn có tình nghĩa
thâm sâu với các cộng sự viên đồng hành, với “Tấm Lòng Quảng Đại và Tận Tụy”,
vì trong bất cứ va chạm nào khi hoạt động Giáo sư Huy lúc nào cũng luôn luôn giử
được nét mặt hòa nhả với nụ cười vui vẻ xuất phát từ tấm lòng chân thành mà ra.
9. Bài học trong các quyền “Di Cảo”: Những bài học của Giáo
sư Huy nằm trong Di Sản Tư Tưởng của ông để lại bàng bạc trong các tác phẩm. Đến
nay nhà xuất bản Mekong-Tynan đã ấn hành được 7 cuốn Di Cảo Giáo sư Nguyễn Ngọc
Huy, gồm:
1) Vận Động Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do;
2) Những Lời Cuối Của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy;
3) Tiến Trình Hình Thành Quốc Kỳ Và Quốc Ca Việt Nam;
4) Chung Quanh Việt VNCH Sụp Đổ Hồi Tháng 4 Năm 1975;
5) Bản Chất CSVN Và Vấn Đề Xã Thôn Tự Trị…;
6) Mối Tình Vụng Trộm Giữa Kim Trọng Và Thúy Kiều Xét Theo
Luật Pháp Ngày Xưa…;
7) Tên Họ Người Việt Nam.
10. Nhìn chung, bài học của Giáo Sư Huy là bài học của người
chủ trương tự do dân chủ thực sự, quyết liệt chống đường lối lãnh tụ chế, độc
tài (dù là loại độc tài yêu nước mà các xứ chậm tiến thường ca ngợi). Ông đã
đưa ra bài học Bắc Mỹ và Nam Mỹ cùng được độc lập ra làm thí dụ. Bắc Mỹ chọn
con đường tự do dân chủ thực sự nên đã thành cường quốc, dân chúng sống hạnh
phúc ấm no, điển hình như Hoa Kỳ, Canada… Trong khi đó Nam Mỹ chủ trương độc
tài yêu nước, rốt cuộc đến nay vẫn còn xảy ra đảo chánh, hỗn loạn chính trị,
dân chúng sống trong áp bức bất công, điển hình như Venezuela, Chile…
11. Bài học về “Tình Yêu Tổ Quốc”: Năm 21 tuổi Giáo sư đã
gia nhập đảng Đại Việt để tranh đấu cho độc lập tự do cho đất nước. Từ đó cho đến
hơi thở cuối cùng, theo nhu cầu đấu tranh trong tinh thần tự do, dân chủ, pháp
trị; Giáo sư đã liên tục thành lập đảng Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp
Tiến, ở quốc nội; và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt
Nam Tự Do, ở hải ngoại. Sự hiến dâng trọn vẹn con người của mình cho Dân Tộc Việt
Nam cũng là bài học để đời cho mọi người soi chung.
Giáo Sư Huy đặt rất nhiều hy vọng vào tương lai. Ông đã từng
tâm sự rằng ông tin chắc đất nước Việt Nam mai này sẽ được tự do dân chủ và thế
hệ tương lai sẽ tài giỏi hơn, xây dựng được một đất nước ấm no hơn thế hệ của
ông. Đó chính là biểu tượng rõ ràng cho tinh thần Nguyễn Ngọc Huy, lúc nào cũng
đầy quyết tâm và lạc quan hướng về tương lai dân tộc, như ly nước sẽ được làm đầy
từ những giọt nước, bất kể nó lớn hay nhỏ. Thật khó tìm lại được một tấm gương
tài đức vẹn toàn và tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cuộc đấu tranh
“chống Tàu diệt Việt cộng”.
Cuộc đấu tranh chống Tàu diệt Việt cộng của chúng ta hôm nay
không phải chỉ là cuộc đấu tranh của riêng một thế hệ nào. Nó là cuộc đấu tranh
đồng nhịp của cả 3 thế hệ.
Thế hệ cao niên của chúng tôi đã rất mừng nhìn thấy thế hệ
trung niên tiếp nối. Họ đã dày công học hỏi, sống và làm việc tại các cường quốc
trên thế giới. Họ đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm… làm nền tảng
xây dựng những thành quả vô cùng khích lệ khiến người ngoại quốc ngưỡng mộ; điển
hình là tấm gương của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, người đã được George
Will, một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo
chí Mỹ, viết trong mục The Last Word, ở trang 84, số báo NewsWeek, đề ngày 17
tháng 12 năm 2007 rằng: “Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món
nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút
nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất
lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa
đón gia đình của bà”. Được biết Dương Nguyệt Ánh là người đã chế ra loại bom mới
tên là Thermobaric đã cứu sống rất nhiều sanh mạng của quân nhân Mỹ trên chiến
trường Afghanistan. Một tấm gương khác có ngay tại Tiểu bang California của
chúng ta. Đó là Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Bà đã phấn đấu để từ Giám Sát Viên
ở Orange County bước lên làm Thượng Nghị Sĩ của Tiểu bang California. Rất tiếc,
Bà bận một chương trình khác không về Sacramento cùng chúng ta tưởng niệm cố
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhưng không quên cấp bằng vinh danh Người, gởi đến buổi
lễ, nhờ trao cho Ban Tổ Chức mà chúng ta vừa chứng kiến.
Và bây giờ thế hệ thanh thiếu niên, đặc biệt ở quốc nội, với
những tổ chức xã hội dân sự nối tiếp nhau xuất hiện trước sự bực tức của nhà cầm
quyền CSVN. Chúng chỉ dám đàn áp bằng “ném đá giấu tay”. Đó là những luật sư Lê
Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài… và những blogger Đoan Trang, Nguyễn
Hoàng Vi… Họ đã hết sợ Việt cộng, góp tay chung sức chống Tàu và đẩy Việt Cộng
lùi mau trên đường tự diễn biến và chuyển hóa trước sức ép của toàn dân và Quốc
tế yểm trợ Việt Nam tự do, theo đúng Phương Trình Nguyễn Ngọc Huy.
Từ đó, mọi người đều thấy 3 thế hệ đã chung một tấm lòng phục
vụ Tổ Quốc. Tất cả cùng đứng trên đôi chân của mình và đi tới bằng đôi chân của
mình.
Thành thật cám ơn quý vị đã lắng nghe và trân trọng kính
chào.
Trần Minh Xuân
No comments:
Post a Comment