Thưa Bà Con,
Your Story hôm nay nói
về Bà Nguyễn Tôn Hoàn nhũ danh Phan Thị Bình (1922 – 24/11/2012), suốt một cuộc
đời từ khi ra trường «Cô Mụ Đông dương» - Sage Femme d’Indochine, luôn luôn kề
cận chung vai tranh đấu cho Việt Nam. Bài viết dưới đây do TS Phan Văn Song biên
soạn và MTT đọc trước quan tài Chị Tư ở Mountain View, CA.
65 năm trước bà đã đứng
trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nột cất tiếng ca “Tiếng Gọi Sinh Viên” và lên tiếng
kêu gọi mọi thanh niên yêu nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. 65 năm
sau bà cũng lại đứng trên diễn đàn San Jose, Calif. lên tiếng kêu gọi những
thanh niên yêu nước đừng quên tranh đấu cho một đất nước còn đang chịu cảnh bị
đàn áp, không có tự do và nhân quyền. Lời của cụ bà 85 tuổi, vẫn còn lái xe
hàng trăm dặm để đến dự buổi họp mặt, vẫn mang đầy những hùng khí mà chỉ có người
ái quốc mới có được.
Trong số các phụ nữ Việt Nam ở miền Bắc California ít ai trải
qua cuộc đời cách mạng với sinh hoạt đảng phái lâu dài hơn bà Nguyễn Tôn Hoàn.
Mười chín tuổi đã đi theo chàng và đi theo cách mạng. Suốt cuộc đời nổi trôi đất
khách quê người, trải qua 19 năm lấy nhà hàng ẩm thực để làm sinh kế lo cho chồng,
cho con và cho cháu. Bây giờ bà già 85 với chiếc gối kê ở chỗ ngồi, một cái gối
dựa lưng vẫn còn lái xe van Hoa Kỳ to tướng để ngược xuôi từ Los Altos ở miền bắc
xuống Los Angeles ở miền Nam thăm cháu và họp đảng. Bà già vẫn thường lái xe tỉnh
queo. (Trích lời ĐT Vũ Văn Lộc)
Vĩnh Biệt Chị Tư
“Old
soldiers never die, they just fade away”
Gen Mac Arthur.
Điếu văn do Mai Thanh
Truyết đọc trước quan tài Chị Tư
Kính thưa Chị Tư,
Kính thưa Bác Tư,
Mới ngày nào, vừa đi hè
về nhận được gói quà Bác Tư gởi, mở ra: thuốc bổ, Glucosamine và Dầu cá. Điện
thoại cám ơn Bác, hỏi thăm sức khoẻ Bác, được Bác trả lời: « …bệnh Bác cũng vậy, tuy
không thuyên giảm, nhưng nay cũng ổn rồi Khỏi lo, Bác đang ráng viết cho
xong hồi ký của Bác trai đây!» và Bác hỏi ngược lại sức khỏe của Song,
và vì biết sau lần điện thoại trước là thằng cháu đang bị «mệt», và Bác tự động
gởi thuốc cho!
Đó là lần cuối cùng được
nghe lời Bác dạy, gần đây có gọi điện thoại cho Bác, nhưng chuông reo không ai
bắt. Và thứ ba 13 vừa qua, điện thoại của Oanh báo tin buồn: «Anh Song,
Maman est partie!»…
Cher Châu, chère Oanh,
chers Ánh et Doris,
Voilà comment était votre maman: un vrai cœur d’or! un
cœur sur la main, une vraie samaritaine, toujours à l’écoute de l’autre!
toujours prête à venir en aide à autrui. Merci mon Dieu de me l’avoir fait connaître! Je
vous envie et je partage vos peines!
Kính thưa Chị Tư,
Cám ơn Chị Tư đã cho đàn em một tấm gương
sáng của một người dấn thân, của một đàn chị, của một người vợ một đảng viên, của
một người mẹ và của một đảng viên Đại Việt. Suốt
đời chị là gắn bó chia sẻ cuộc đời chánh trị của Anh Tư, đấu tranh cho đất nước
Việt Nam thân yêu mình được thoát ra khỏi gông xiềng Thực dân, gông xiềng Cộng
sản, và xây dựng một quốc gia Việt Nam Trù phú, Hạnh phúc, Độc lập, Tự do. Anh
Tư đã cống hiến suốt cuộc đời mình cho đất nước, bên cạnh Anh Tư là Chị Tư người
đồng chí người vợ, người mẹ, người nội trợ tề gia.
Xuất thân là một tiểu
thư đài các của miền tây Nam Việt, phì nhiêu, trù phú của đồng bằng sông Cửu,
cô Phan Thị Bình, mùa Thu năm 1941, tuổi chưa đầy 20, vừa tốt nghiệp xong Trường
Áo Tím, đậu cả hai bằng Brevet của chương trình Pháp và Diplôme của chương trình
«bảo hộ, thuộc địa», được gia đình gởi ra đất Bắc, theo ông anh, anh Phan Thanh
Hòa, vào trường Y khoa Hà nội, để học nghề
«Cô Mụ Đông dương» (Sage Femme d’Indochine). Anh
Phan Thanh Hòa, sanh viên Y khoa là một đảng viên Đại Việt, cùng hoạt động với
anh Nguyễn Tôn Hoàn, cùng ngành Y khoa trong phong trào sanh viên, do phân công
của sanh viên Luật khoa Trương Tử Anh, đảng trưởng đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng,
được thành lập và hoạt động từ tháng 12 năm 1939.
Sanh viên Y khoa Nguyễn
Tôn Hoàn, đồng chí Nguyễn Tôn Hoàn, anh Tư, được các sanh viên trường Đại
học Đông Dương - Hà Nội bầu làm Trưởng ban Âm Nhạc của Tổng Hội Sinh Viên do
anh Dương Đức Hiền làm Chủ tịch, nhờ biết nhạc lý và ngón đàn mandoline điêu
luyện. Cùng với các bạn sanh viên trong nhóm « văn nghệ » - và đến đây chúng tôi xin phép quý vị, mượn lời
của Anh Tư, Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn kể chuyện về lịch sử bản Quốc ca Việt Nam,
trong một bài viết được đăng trên Đặc san Áo Trắng, của Hôi Y sĩ Việt Nam Bắc
California, số đặc biệt, Tết năm 1995 - các anh «…tổ
chức những buổi văn nghệ diễn thuyết ra mắt đồng bào, khuyến khích sinh viên,
khơi động tinh thần chống Pháp khắp mọi nơi trong nước. Sau đó bọn Cộng sản
gian ác dần dần cho người chen vào hàng ngũ sinh viên chiếm đoạt hết các công
lao của anh em chúng tôi rồi tự gán cho mình cái danh nghĩa của Đoàn Sinh Viên
Cứu Nước».
«Và để» - anh Tư kể tiếp - «…khích động phong trào chống Pháp và nâng cao tinh thần
yêu nước của giới trẻ, nhất là giới sinh viên, tôi có nhờ anh Lưu Hữu Phước, một
sinh viên Nha khoa kiêm nhạc sĩ, sáng tác một bản nhạc hành khúc, và trong một
thời gian ngắn anh đã sáng tác được ba bốn
bản nhạc. Sau khi chọn lọc, chính tôi đã quyết định chọn bài «Tiếng gọi Sinh
Viên» (còn gọi là «Sinh Viên Hành Khúc») làm mở đầu cho tất cả các buổi họp mặt
của chúng tôi».
Bản nhạc
nầy được trình diễn lần đầu tiên tại nhà Giảng lớn (Grand Amphithéâtre) của khu
đại học Đông Dương Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 1942. «… sự hợp tác của các tiếng
hát hàng đầu trong giới sinh viên là Nguyễn Thị Thiều, Phan Thị Bình và Trần
Văn Khê» … «Đoàn văn nghệ sinh viên Việt Nam với hai giọng hát chính Nguyễn
Thị Thiều và Phan Thị Bình được nhiệt liệt hoan nghinh từ Bắc chí Nam»… «Thuở
mà micro chưa được xử dụng, hai chị Nguyễn Thị Thiều và Phan Thị Bình đã làm
vang dội cả nhà hát bằng tiếng hát thật của mình…»
Kính thưa chị Tư, kính
thưa Bác Tư,
Kính thưa toàn thể gia
đình, toàn thể quý đồng chí và quý thân hữu,
Chúng tôi, Phan
Văn Song xin phép được dài dòng nhắc công trạng và quá khứ thuở ban đầu
đấu tranh của chị Tư, của đồng chí Thanh Bình, ngay từ những ngày đầu mới ra học
đất Bắc đã sát cánh hoạt động bên cạnh anh Tư, thoạt đầu người bạn, người đồng
chí với người anh mình, rồi người yêu, rồi người chồng, và đồng chí của mình,
Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn đồng chí Thanh Long.
Rồi Nhựt thất trận, rồi
quân đội Pháp trở lại Đông đương, lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân Việt Nam,
nhóm cộng sản quốc tế mượn danh nghĩa kháng chiến, mượn phong trào Việt Minh,
cướp chánh quyền, giành quyền lực, giết hại những người quốc gia, những người
không đồng chánh kiến, những người không theo Đảng Cộng sản hay không phục tòng
Đảng Cộng sản đệ tam quốc tế.
Người Đại Việt là kẻ
thù không đội trời chung với Cộng sản. Người anh chị Phan Thị Bình, đồng chí Phan
Thanh Hòa bị cộng sản giết hại, đảng trưởng Đảng Đại Việt cũng thất tung và bị
cộng sản sát hại, … anh Tư phải vượt biên sang Tàu để vừa tránh nạn cộng sản và
vừa lánh nạn tây bố.
Và chúng tôi xin nhường
lời kể chuyện cho Anh Tư.
«Năm 1947, trước khi về nước lập chính phủ mới, cựu hoàng Bảo Đại có mời
tôi, một số đại diện tôn giáo và các
chính khách như các ông Ngô Đình Diệm, Đinh Xuân Quảng, Phan Huy Quát, Trần Văn
Tuyên, Trần Quang Vinh, Trần Thanh Đạt, BS Lê Văn Hoạch, Trần Văn Hữu, Nguyễn
Văn Tâm, Nguyễn Văn Kiểu…đến họp ở Hồng
Kông… »… « Tôi đề nghị chọn bài « Tiếng gọi Sinh
Viên » làm QUỐC CA, vì nó là linh hồn chống Pháp tại Miền Nam Việt Nam của
Đoàn Thanh Niên Tiền Phong. Hội nghị chấp thuận và bản nhạc được đổi tên là
«Thanh Niên Hành Khúc».
Kính thưa Chị Tư,
Cũng như các người vợ
các đồng chí đảng viên Đảng Đại Việt, chị Tư cũng như mẹ chúng tôi, như các
thím Tư Tiếp, hay Bác Sáu Thảo, chị Ba Huy…các mệnh phụ, các phu nhơn, là những
cột trụ gia đình lo gánh vác mọi việc hằng ngày để các anh, các chú, các bác
gánh vác việc núi sông.
Chị Tư là đầu tàu của tất
cả các chị, các thím, các bác của các đàn em đàn cháu sau nầy.
Chị Tư là biểu tượng,
là hình ảnh lý tưởng của người vợ một nhà cách mạng, một nhà chánh trị Việt Nam của thế
hệ cha chú chúng tôi.
Lúc ở Sài Gòn, vào những
năm 52/53 khi anh Tư không còn làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên nữa, thì chị đứng ra
quán xuyến mở tiệm bán gạo gần Chợ lớn. Vào những năm 55, anh chị bị chế độ Ngô
Đình Diệm trục xuất qua Pháp, chị đi thi lại bằng cấp nghề nghiệp từ Sage femme
d’Indochine sang Sage femme d’état để hành nghề «Cô Mụ» trên đất Pháp. Anh Tư
tuy có bằng Médecin d’Indochine, anh có hành nghề Y sĩ đâu? Vì suốt đời bận bịu
với đất nước. Một tay chị, lúc ấy, ngày đi làm Cô Mụ, tối về ngồi trông coi
Quán Ăn - Quán Sông Hương - «La Rivière des Parfums» nằm trên đường
rue Montagne Sainte Geneviève, quận 5, thành phố Paris, cạnh Trường
Polytechnique cũ, nơi ấy cũng là nơi sanh viên Sciences Po - Khoa học Chánh trị
Phan Văn Song đi lại, ăn dằm nằm dề những năm 1961/1962, chạy bàn cùng với sanh
viên cao học Science Po Nguyễn Ngọc Huy đang làm luận án…
Chị Tư lo hết, để anh
Tư rãnh rang đầu óc đấu tranh chốn ộc tài, chống Cộng sản, giành lại Độc lập, Tự
do, Dân chủ cho đất nước Việt Nam thân yêu. Chị vừa đi hành nghề y khoa, vừa quản
lý tiệm ăn, vừa lo cho các em, lúc ấy còn nhỏ dại. Cũng như về sau, qua những
năm 65 phải di cư qua Mỹ tỵ nạn, chị cũng một tay quán xuyến mở một tiệm ăn Việt
Nam ở Mountain View California.,
Kính thưa chị Tư, kính
thưa Bác Tư.
Chị là một đồng chí
trung kiên, chị là một người vợ đảm đang, chị còn là
một người mẹ hoàn hảo. Tất cả các em ngày nay đều là những những công dân tốt đối
với đất nước đang sống, tất cả các em đều những con người đạo đức. thành công trong nghề nghiệp.
Cher Châu, Chère Oanh,
Chers Ánh et Doris! Soyez fiers de votre
Maman!
Suốt đời chị là người
hoạt động không lúc nào ngưng nghỉ. Chị đã cho đàn em một gương sáng về mẫu người
hoạt động. Vous êtes, vous avez été toujours une femme d’action! Người ta
thường nói Un homme d’action. Vous êtes donc un homme d’action! Chị Tư, un
homme d’action, bao nhiều lần chị lái chiếc xe «Toyota Prévia» chở anh Tư và
các đồng chí từ San Jose xuôi về Nam Cali đi họp đảng. Lúc xưa chị cũng từng chở anh Tư và Michel
Đoàn vượt rặng núi Alpes từ Paris xuôi Nam qua Roma để gặp Đức Giáo hoàng.
Cách đây độ 15 năm, từ
Paris – chính Chị Tư lái xe thuê xuống tỉnh để Anh Tư gặp thằng cháu vừa là đồng
chí, để tính chuyện đất nước, và giao công tác cho thằng cháu. Lạ nước lạ cái,
bà cụ lúc ấy cũng cở 75 tuổi rồi, đi một mạch đến điểm hẹn, (lúc ấy chưa có máy
Navigator, định vị trí, như ngày nay). Chapeau chị Tư, dở nón chào thua Bác Tư!
Chị là gương sáng cho các đảng viên, cho các bà vợ đảng viên, cho các bà mẹ đảng
viên. Chị Tư mãi mãi là chị Tư của tất cả những người Đại Việt. Khi Anh Tư nằm
xuống, Chị Tư tự giao công tác là phải viết xong cuốn hồi ký kể lại cuộc đời
thăng trầm đấu tranh của hai anh chị. Mười năm, cuốn hồi ký nay đã hoàn tất. Chị
đã làm xong nhiệm vụ, Mission accomplie ! vous pouvez vous reposer
maintenant, Chị có thể nghỉ yên:
«Je me couche et je m’endors en paix. Car Toi seul, Ô Éternel
tu me donnes la sécurité dans ma demeure» (Psaume 4 : 8) - I will
both lay me down in peace and sleep ; for thou, Lord only maskest dwell in
safety - Hởi Đức Giê-Hô-Va, tôi sẽ nằm và ngủ bình an. Vì chỉ mình Ngài làm cho
tôi được yên ổn.
Cám ơn
chị Tư Cám ơn Bác Tư
Vĩnh biệt Chị Tư, Vĩnh
biệt Bác Tư
Phan Văn Song kính bái.
Tài liệu : chương
trinh buổi ra mắt bài Tiếng Gọi Sinh Viên với hai nữ ca sĩ:
Xem tiếp
trang sau/ Mặt ngoài của tờ chương trình
Thơ Ðiếu Chị Tư
Nguyễn Tôn Hoàn
Lung linh giọt nắng vô ưu
Trên cao CHÚA gọi Chị Tư đi rồi
Nguyễn-Phan cùng ở Nước Trời!
Hoàn-Bình sánh bước hai người thiên thu
Chín mươi tuổi đã giã từ
Anh em Ðại Việt coi như người nhà
Hạc đưa Anh-Chị đi xa
Ngàn năm vĩnh biệt Tha La quê mình
Ghi chú : Căn cứ vào thuyết âm mưu khoảng trên dưới 10
năm trở lại đây, CSBV và một số «cá nhân» nhằm triệt hạ uy tín Ô B BS Nguyễn Tôn Hoàn cho nên tung tin là Bà Hoàn
là chị ruột của Cu76u Thủ tướng Phan Văn Khải tên Phan Thị Thanh Bình. Đây là một
thông tin thất thiệt vì Bà Hòn lớn hơn Bà Thanh Bình gần 10 tuổi. Xin mượn nơi đây
để đính chính một dữ kiện lịch sử nhằm triệt hạ người quốc gia yêu nước.
No comments:
Post a Comment