Thưa Bà Con,
NHững điều ‘luật” dưới đây áp dụng cho mỗi chúng ta dường
như quá đễ dàng. Nhưng thiết nghĩ mấy ai giữ được như vậy…mỗi ngày… Người cố gắng
làm như lời dặn của Thiền sư Soen Shaku, những vẫn thiếu sót…dài dài.
Thiền sư Soyen Shaku sinh ngày 10/1/1860 tại vùng
Kamakura của Nhật. Ngay từ khi mới 12 tuổi, Soyen Shaku đã xuất gia đi tu và
ngay từ thuở ấy, cậu bé Soyen Shaku đã tỏ ra là một thiền sư đầy triển vọng của
dòng thiền Rinzai (Lâm Tế). Cho tới nay, người ta vẫn lưu truyền với nhau một
câu chuyện Thiền đậm vẻ huyền thoại về sự giác ngộ từ rất sớm của vị thiền sư nổi
tiếng của xứ sở mặt trời mọc.
Là người bắt đầu Phật giáo hiện đại tại Nhật Bản,
Soyen Shaku cũng là Thiền sư đầu tiên đem Phật giáo nói chung cũng như Thiền
tông Nhật Bản đến với xứ Hợp chủng quốc.
Có lẽ vì thế, câu chuyện tu Thiền cũng như hành trình
đem thiền pháp đến với Tây phương của vị Thiền sư này đã để lại không ít những
huyền thoại thú vị…
Theo những gì được ghi chép về tiến trình phát triển của
Phật giáo hiện đại thì Phật giáo chính thức đến Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 9 năm
1893, khi Ðại hội tôn giáo thế giới được tổ chức tại Chicago, với sự tham dự của
các đoàn đại biểu đến từ hơn 10 truyền thống tín ngưỡng tôn giáo trên toàn thế
giới.
Vào năm 1919, Soyen Shaku qua đời ở tuổi 56 ở ngôi
chùa Engaku thuộc tỉnh Kamakura, nơi ông làm trụ trì. Cho tới tận ngày nay, người
ta vẫn tin rằng, nếu như Soyen Shaku không qua đời sớm như vậy thì chắc chắn rằng
vị Thiền sư của xứ sở mặt trời mọc sẽ còn tiếp tục những cuộc hành trình truyền
bá Phật giáo tới những quốc gia của xứ sở Tây phương.
***
TIM TÔI BỪNG CHÁY NHƯ LỬA
Thích Tông Diễn Soen Shaku), Thiền sư Nhật đầu tiên đến châu
Mỹ, nói: “Tim tôi bừng cháy như lửa nhưng mắt tôi nguội lạnh như tro tàn.” Sư đặt
ra những qui luật sau đây và thực hành hằng ngày suốt đời sư.
* Buổi sáng trước khi mặc quần áo làm việc, hãy đốt nhang và
thiền định.
* Hãy nghỉ ngơi vào những giờ nhất định. Hãy lấy thức ăn vào
những quãng thời gian nhất định. Hãy ăn điều độ và không bao giờ ăn đến thỏa
mãn.
* Hãy tiếp khách với cùng một thái độ như khi ở một mình.
Khi ở một mình hãy giữ cùng một thái độ như lúc tiếp khách.
* Hãy coi chừng điều mình nói và bất cứ nói điều gì, hãy làm
điều đó.
* Khi cơ hội đến chớ để nó đi qua, nhưng luôn luôn nghĩ hai
lần trước khi hành động.
* Đừng tiếc nuối quá khứ. Hãy nhìn đến tương lai.
* Hãy có thái độ không sợ hãi của người anh hùng và trái tim
yêu của đứa trẻ thơ .
* Khi đi ngủ, hãy ngủ như là đã đi vào giấc ngủ cuối cùng.
Khi thức dậy, hãy bỏ chiếc giường lại phiá sau lập tức như ném đi đôi giày cũ.
No comments:
Post a Comment