Tuesday, July 1, 2025
Con đường Việt Nam VIII
Xã hội Dân sự - Hành động Bất tuân Dân sự ở Việt Nam
Lời người viết:”Trong buổi học tập nội bộ của một Nhóm chính trị mà người viết có dịp tham dự, bài học xã hội dân sự (xhds) đã được phân tích và áp dụng cho cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam trong những ngày tới. Xin được chia xẻ các phân tích và nhận định trong quyển sách: “Khu vực thứ ba: Các tổ chức cộng đồng, phi chính phủ và phi lợi nhuận” - “The Third Sector: Community Organizations, NGOs, and Nonprofits” của hai tác giả Meghan Kallman và Terry Clark, nhằm đẩy mạnh công cuộc khai triển và tăng trưởng phong trào “xã hội dân sự” qua qua các hành động bất tuân dân sự trong tình trạng Việt Nam hiện tại.”
1- Về cuốn sách Khu vực thứ ba…
Hai tác giả: - Meghan Elizabeth Kallman là Giảng viên tại Trường Phát triển Xã hội và Hòa nhập Toàn cầu tại Đại học Massachusetts Boston - School for Global Inclusion and Social Development at the University of Massachusetts Boston. - Terry Nichols Clark là Giáo sư xã hội học tại Đại học Chicago và là đồng tác giả của cuốn sách Sự sụp đổ của chính trị giai cấp: Cuộc tranh luận về sự phân tầng hậu công nghiệp.
Cuốn sách của Meghan Kallman và Terry Clark gồm 259 trang, là một nỗ lực học thuật quý hiếm và có giá trị tổng hợp sự phát triển của khu vực thứ ba ở sáu quốc gia điển hình, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhà nước và khu vực thứ ba ở mỗi quốc gia.
Trước hết, ngay phần đầu, hai tác giả đưa ra quan điểm về “Quản trị dân chủ và tính hợp lý về thể chế trong Khu vực thứ ba” - “Democratic Governance and Institutional Logics within the Third Sector” gồm: Các Tổ chức Xã hội Dân sự - Civil Society Organizations), Tổ chức Phi lợi nhuận - Nonprofit Organizations), Tổ chức Phi chánh phủ - Non Governmental Organizations), Tổ chức Phi Chánh phù Quốc tế - International nongovernmental Organizations, và nhiều hiệp hội chính thức và không chính thức đã hợp nhất thành một lực lượng chính trị thế giới.
Mặc dù các thành phần của khu vực thứ ba này khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng tác động tích lũy của chúng đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu.
Nếu chúng ta quan sát các tổ chức cứu trợ và phúc lợi, tổ chức đổi mới, mạng xã hội và nhiều loại nhóm khác, Meghan Elizabeth Kallman và Terry Nichols Clark khám phá các trách nhiệm, tác động và thành phần của khu vực phi lợi nhuận ở sáu quốc gia chính. Ví dụ, các tổ chức TC tuân theo mô hình tài trợ của chính phủ ở châu Á, liên kết sứ mệnh của họ với các mục tiêu chính trị quốc gia. Ngược lại, các nhóm trên ở Tây phương thường thách thức các mục tiêu của chính phủ một cách rõ ràng và thậm chí đạt được mức độ tranh đấu trong tinh thần dân chủ phân lập.
Ngoài ra, Kallman và Clark kiểm tra các nhóm trong bối cảnh thế giới thực, cung cấp nhiều kiến thức về lịch sử, chính trị, xem xét sâu về các tương tác với các thể chế nhà nước, so sánh giữa các vùng và gợi ý về cách các nhóm có thể vay mượn các lựa chọn chính sách trên toàn thế giới trong các hệ thống quyền lực khác nhau. Khu vực thứ ba cung cấp một cái nhìn quốc tế hiếm có về các tổ chức và chương trình nghị sự thúc đẩy sự thay đổi trong các vấn đề quốc tế ngày nay.
Tạp chí Xã hội học Hoa Kỳ nhận định về cuốn sách rằng:”Đóng góp hứa hẹn nhất của tập sách nằm ở tập hợp các phân tích đặc biệt là chương về sự xuất hiện của xã hội dân sự ở TC. Bằng cách chú ý đến các khu vực thứ ba đang phát triển trên khắp châu Á, cuốn sách có tiềm năng tái tạo sức sống cho nghiên cứu xã hội học về so sánh phát triển xã hội dân sự cũng như các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ một cách rộng rãi hơn
CSO (Tổ chức xã hội dân sự), NPO (Tổ chức phi lợi nhuận), NGO (Tổ chức phi chính phủ), INGOS (Tổ chức phi chính phủ quốc tế) và các hiệp hội chính thức và không chính thức là một phần của một lĩnh vực quan trọng, tương đối mới hiện là lực lượng chính trị thế giới. Mặc dù các thành phần của “khu vực thứ ba” này khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng tác động ròng của chúng ngày càng quan trọng trên toàn cầu. Khu vực thứ ba này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giá trị trên toàn thế giới, thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ, vận động chính sách, các chương trình văn hóa và phong trào xã hội. Lĩnh vực thứ ba bao gồm các loại tổ chức cứu trợ và phúc lợi, tổ chức đổi mới, tổ chức dịch vụ công, tổ chức phát triển kinh tế, nhóm vận động cơ sở, nhóm vận động...
2- Xã hội dân sự, vốn là xã hội và sự phát triển của khu vực thứ ba
Văn học hàn lâm ở Bắc Mỹ và Tây Âu thường đánh đồng khu vực thứ ba và chủ nghĩa hiệp hội với khái niệm xã hội dân sự. Khái niệm nầy hữu ích cho mục đích suy nghĩ về sự tham gia của công dân và hơn nữa, bởi vì xã hội dân sự đã cho thấy bản thân nó gắn bó sâu sắc với sự phát triển chính thức của khu vực thứ ba trên toàn thế giới. Do đó, phần này bắt đầu với một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về xã hội dân sự và vốn xã hội, sau đó chỉ ra cách nó giúp hiểu được hoạt động của logic thể chế từ phần giới thiệu.
Theo định nghĩa của Walzer, xã hội dân sự là “một lĩnh vực mà các công dân và tổ chức không bị hạn chế...
3- Khu vực thứ ba ở Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, với lịch sử là chính quyền trung ương yếu kém, khu vực thứ ba được coi là đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dịch vụ, cũng như trong việc tổ chức và tạo ra sự đa dạng chính trị và tạo ra vốn xã hội. Nói chung, việc hiểu các cá nhân là “các chủ thể xã hội hợp pháp và hợp lý, với các lợi ích có vị thế tập thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra rất nhiều tổ chức chính thức” (Jepperson và Meyer). Tổ chức chính trị và việc điều hành quốc gia của chính quyền Mỹ đã cung cấp một mảnh đất màu mỡ cho các hiệp hội dân sự kể từ khi thành lập đất nước. Vì điều này, ba logic bất di bất dịch về thể chế như hành pháp, lập pháp và tư pháp có thể nhìn thấy rộng rãi trong khu vực thứ ba của Hoa Kỳ.
4- Khu vực thứ ba ở Pháp
Khu vực thứ ba của Pháp được thành hình trong những hoàn cảnh đặc biệt của đất nước nầy. Nó không được tạo ra như một hệ quả tổng hợp của các nhóm tư nhân cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội, như ở Hoa Kỳ, cũng không phải là một hệ thống các tổ chức “đã được/bị quản lý” của bên thứ ba, như ở nhiều nơi ở châu Á. Thay vào đó, khu vực phi lợi nhuận ở Pháp (thường được gọi là “nền kinh tế xã hội” – “social economy”) được hình thành như một hệ quả của cuộc đấu tranh ý thức hệ - giữa Giáo hội Công giáo và chủ nghĩa cộng hòa về quyền của cá nhân. Cho đến năm 1901, các cá nhân có rất ít cơ hội hợp pháp để thậm chí liên kết thành nhóm; các hiệp hội chỉ được phép theo các điều kiện cụ thể do chính phủ quy định. Hiện tại, khu vực thứ ba đã được “nới rộng ra” đôi chút, nhưng vẫn còn nằm trong sự …theo dõi của chn1h quyền.
5- Khu vực thứ ba ở Nhật Bản
Nhật Bản chia xẻ với Pháp một truyền thống văn hóa lâu đời chống lại các tổ chức tách biệt với nhà nước. Tuy nhiên, không giống như Pháp, Nhật Bản chưa bao giờ có một cuộc cách mạng với lực đẩy bình đẳng. Thay vào đó, “cuộc cách mạng” Minh Trị vào cuối thế kỷ 19 là một minh họa mạnh mẽ về việc giới tinh hoa Nhật Bản tạo ra các thể chế mới thích ứng với thời kỳ hiện đại. Hoàng đế và nhà nước là nguồn gốc của tính hợp pháp truyền thống của Nhật Bản, được tiếp tục bởi các nhà quản lý nhạy cảm trong thế kỷ 21. Lịch sử chính trị này đã đánh dấu sự phát triển của khu vực thứ ba của Nhật Bản sao cho tính hợp lý về thể chế nổi bật có thể nhìn thấy là logic của bộ máy quan liêu, cộng thêm tư cách quản lý bảo thủ của nhà nước làm cho khu vực thứ ba của Nhật bị gò bó cho dù ý thức dân chủ của người Nhật rất cao.
6- Khu vực thứ ba ở Đại Hàn
Trong 40 năm qua, Hàn Quốc không chỉ trải qua một cuộc chuyển đổi dân chủ quy mô lớn mà còn là một cuộc chuyển dịch kinh tế quy mô lớn không kém. Mặc dù từng được coi là một chế độ phục tùng, đặc biệt là dưới chế độ quân sự của những năm 1970, xã hội Hàn Quốc hiện nay được đặc trưng bởi sự tham gia tích cực của công dân và sự gia tăng của các loại hình tổ chức cộng đồng và hiệp hội mới. Là một phần và là hệ quả của những thay đổi chính trị nhanh chóng và sâu rộng này, bản chất và thành phần của khu vực thứ ba của đất nước cũng đã được chuyển đổi. Các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến đã tham gia vào quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ hiện đang đứng trong hàng ngũ tổ chức phi lợi nhuận của đất nước đang phát triển rộng rãi.
7- Khu vực thứ ba ở Đài Loan
Giống như Nhật Bản và TC, Đài Loan cũng trở thành nạn nhân của lập luận học thuật rằng xã hội dân sự bằng cách nào đó không tương thích với các đặc điểm phi dân chủ của châu Á, bao gồm cả Nho giáo. Chương này trong sách, cùng với việc làm của những người khác nhằm mục đích chứng minh rằng xã hội dân sự không chỉ hiện diện trên khắp Đài Loan mà còn có sự phát triển mạnh mẽ trong suốt ba mươi năm qua. Theo xu hướng toàn cầu, xã hội dân sự của Đài Loan đang chuyên nghiệp hóa, mặc dù vai trò tương đối gần đây của xã hội này trong quá trình chuyển đổi sang dân chủ cũng là trao quyền cho xã hội này để vận động thay mặt cho những người không được đại diện và không được phục vụ, kết hợp hợp lý về một thể chế của chủ nghĩa tích cực với một trong vài trò của một công dân.
8- Khu vực thứ ba ở Trung Cộng
Truyền thống thống kê lâu đời và mạnh mẽ của TC thoạt đầu có thể cho thấy sự thù địch với khu vực thứ ba, đặc biệt là khu vực thứ ba thuộc loại Phi tập trung ( Decentralized variety) đang chiếm ưu thế ở Bắc Mỹ. Tất nhiên, chúng sẽ trông khác với các khu vực thứ ba ở Hoa Kỳ, với lịch sử lâu đời của một nhà nước trung ương yếu kém và một khu vực liên kết mạnh mẽ. Trong trường hợp của TC, một số người đã lập luận rằng sự phát triển của khu vực thứ ba được liên kết chặt chẽ với hoạt động của nhiều xã hội dân sự tập hợp lại.
9- Liên quan giữa Xã hội dân sự và Bất tuân dân sự
Qua các nhận định trên, từ những kinh nghiệm về khu vực thứ ba của các quốc gia kể trên, từ đó, sẽ có nhiều lựa chọn cho các nhà hoạch định chính sách, chỉ ra một số ý tưởng hay và bao gồm các liên kết đến thông tin đặc thù của từng quốc gia. Các nền tảng văn hóa, kinh tế và chính trị khác nhau của mỗi nước đã tạo ra các khu vực thứ ba rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt là sự khác biệt về mức độ tham gia hay xâm nhập của nhà nước với các tổ chức phi lợi nhuận. Chúng ta thấy rõ ràng rằng, muốn có một nền dân chủ thực sự cho quốc gia, điều tiên quyết là cần phải có các XHDC dân chủ để cân bằng với các định chế do chính quyền đặt ra. Vì vậy, XHDS cần phải độc lập với “nhà nước”, vừa là đối tác mà cũng là đối lập. Có như vậy mới thực sự phối hợp cung cách điều hành quốc gia trong mô hình “kiểm soát và cân bằng”.
Tuy cùng là phương Tây, nhưng mô hình khu thứ ba của Pháp lại chẳng giống gì Mỹ mà chia xẻ nhiều điểm chung với Nhật hơn qua sự phát triển XHDS; và tuy cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, nhưng người Nhật và Đại Hàn thể hiện cung cách XHDS khác xa TC vì trình độ và dân trí hai nước trên cách xa dân trí người Tàu. Và Đài Loan thì nằm đâu đó giữa giữa sự cai trị “đóng” của chính quyền và người dân tương đối mở so với người Tàu.
Tóm lại, một khi người dân có dân trí cao, XHDS ngày càng phát triển cho dù chính quyền có kềm kẹp như thế nào đi nữa…và cho dù ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử, văn hóa và chính trị riêng biệt cũng không ngăn cản được sức mạnh của người dân.
Câu hỏi được đặt ra là “Liệu cách mạng bất tuân dân sự có giúp XHDS thăng tiến và đạt được mục tiêu yêu cầu hay không?
Câu trả lời là: CÓ và KHÔNG.
CÓ, là khi cách mạng bất tuân dân sự khởi động và nhiều XHDS cùng có chung quyết tâm và can đảm để huy động cuộc tổng cách mạng toàn quốc.
KHÔNG, là khi cách mạng bất tuân dân sự bị dập tắt từ trứng nước và các XHDS thiếu phối hợp và tự phát và không có kế hoạch dài hạn.
Qua các phân tích trên, trở về Việt Nam, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều dịp đẩy mạnh XHDS đến tổng nổi dậy qua qua các hành động bất tuân dân sự với quy mô lớn trong quá khứ gần 15 năm qua như:
• Việc phản kháng, biểu tình công cuộc khai thác bauxite ở Tân Rai, BẢo Lộc, và Nhân Cơ, Đắk Nông và những năm 2008-2008;
• Vụ xả thải của Cty Hưng Nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh năm 2016 làm chết àang ngàn tấn cá và ô nhiễm vùng biển từ Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên;
• Vụ quốc hội hợp thức hóa ba khu tự trị: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc đưa đến cuộc “nổi dậy” ngày 10/6/2018 ở Phan Rí. Đây là một dịp bằng vàng đã bị lỏ lỡ vì có thể xóa tam cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV. Rất tiếc cuộc nổi dậy bị dập tắt vì thiếu phối hợp cũng như không có kế hoạch chuẩn bị trước cùng sự thiếu vắng lãnh đạo.
• Và sau cùng, vụ phản đối toàn quốc qua việc từ khước đóng phí cho các BOT năm 2019.
Từ những thất bại trong quá khứ kể trên, chúng ta rút tỉa được điều gì?
Chuẩn bị ngay từ bây giờ những XHDS tập hợp đủ mọi thành phần dân tộc thành các nghiệp đoàn sĩ nông công thương hiện đang đóng góp cho công cuộc phát triển quốc gia như: nghiệp đoàn may mặc, nghiệp đoàn đóng giày da; nghiệp đoàn nuôi cá da trơn, nghiệp đoàn đành bắt hải sản, nghiệp đoàn nông dân, nghiệp đoàn công nhân cơ khí, nghiệp đoàn công nhân hốt rác, nghiệp đoàn buôn bán hàng rọng, nghiệp đoàn “xe ôm”, taxi v.v…
Một khi các XHDS trên đã được đoàn ngũ hóa, họat động phối hợp với nhau, thì một hành động bất tuân dân sự nhỏ như “công nhân hốt rác” đình công chỉ trong một ngày cũng đủ làm tê liệt guồng máy cai trị của cộng sản Bắc Việt, qua việc “ối đọng” 6.000 tấn rác ở Sài Gòn và ở Hà Nội (mỗi nơi có 12 triệu dân và mỗi người dân xả 0.50 Kg rác/ngày), cùng với sự tiếp tay đồng loạt của các nghiệp đoàn bạn.
10- Hướng tới tương lai - Hiểu về các mối liên quan và các khuôn mẫu đáng tin cậy
Qua các tóm tắt về các khu vực điển hình trên, chúng ta thấy rất rõ là ở mỗi quốc qua tùy theo điều kiện văn hóa, tập tục …đời sống và điều kiện sống của người dân thay đổi tùy theo từng quốc gia một. Tuy nhiên, trước tiến trình toàn cầu hóa hiện tại,biên giới quốc gia bị thu hẹp qua cuộc cách mạng điện tóan, mọi chuyển biến và ảnh hưởng về xã hội dân sự đã được phổ cập khắp nơi, vì vậy, một xã hội dân sự “hợp lý” đã được mô phỏng và phổ biến đến với các xã hội loài người trên toàn cầu. Những nơi như quán trà ở TC, Đấu trường La Mã ở Ý và Agora ở Hy Lạp là những minh họa còn sót lại về cách mọi người trong suốt lịch sử đã tụ tập, nói chuyện, chia xẻ và cùng nhau giải quyết những khác biệt của họ mà không cần qua sự trung gian của nhà cầm quyền.
11- Khu vực thứ ba ở Việt Nam: Tiềm năng, thách thức và con đường phát triển
Từ cuốn sách The Third Sector: Community Organizations, NGOs, and Nonprofits” của hai tác giả Meghan Kallman và Terry Clark, xin được bàn luận về khu vực thứ ba ở Việt Nam nhằm phân tích và phản ánh thực trạng khu vực thứ ba (Third Sector) tại Việt Nam như thế nào?
Khái niệm “khu vực thứ ba”, theo Meghan Kallman và Terry Nichols Clark trong The Third Sector: Community Organizations, NGOs, and Nonprofits, đề cập đến không gian xã hội nằm giữa khu vực nhà nước (chính phủ) và thị trường (doanh nghiệp tư nhân).
Đây là nơi các tổ chức xã hội dân sự (civil society organizations), tổ chức phi chính phủ (NGOs), tổ chức từ thiện, hội đoàn nghề nghiệp, nhóm lợi ích cộng đồng và các sáng kiến cơ sở vận hành với mục tiêu không vụ lợi, nhằm phục vụ nhu cầu xã hội, văn hóa và đạo đức mà hai khu vực kia thường bỏ qua hoặc không đủ hiệu quả để đảm nhận.
Tại các quốc gia dân chủ và phát triển, khu vực thứ ba đóng vai trò then chốt trong việc bổ túc cho nhà nước và thị trường, đồng thời là nơi phát sinh đổi mới xã hội và nuôi dưỡng sự tham gia chính trị từ dưới lên. Tuy nhiên, khi soi chiếu vào Việt Nam, một quốc gia độc đảng, đang trong quá trình chuyển hóa từ kinh tế kế hoạch và chỉ huy sang thị trường định hướng XHCN, khu vực thứ ba hiện lên với hình ảnh phức tạp, bị giới hạn và đầy mâu thuẫn.
Khái niệm "mô hình ba khu vực" ở Việt Nam, mặc dù không được định nghĩa rõ ràng là một khuôn khổ chính phủ cụ thể như một số quốc gia khác, nhưng có liên quan đến việc hiểu cơ cấu kinh tế của Việt Nam và sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác. Cách tiếp cận này nhấn mạnh sự tương tác và hợp tác giữa khu vực tư nhân, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận hoặc quốc tế tiềm năng để giải quyết các vấn đề phức tạp và thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.
Sau đây là cách khái niệm ba khu vực liên quan đến Việt Nam từ việc quan sát các chính sách và hành động của Việt Nam trong quá khứ:
11.1- Cơ cấu kinh tế của Việt Nam: Việt Nam hoạt động theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ chốt, nhưng cùng có một khu vực tư nhân năng động cùng tồn tại song song. Chính phủ đã công nhận rõ ràng tầm quan trọng của khu vực tư nhân như một động lực của nền kinh tế và đang khuyến khích sự phát triển của khu vực này, mặc dù chính phủ vẫn còn “ghé mắt” vào các hoạt động của khu vực nầy. Vì vậy, tính độc lập của những doanh nghiệp trên vẫn còn hạn chế, không tự do phát triển sáng kiến và đầu tư như ở Tây phương.
11.2- Sáng kiến của Chính phủ hỗ trợ hợp tác ba bên: Việt Nam nhận ra nhu cầu hợp tác công tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, để thúc đẩy những tiến bộ trong các lĩnh vực như hệ sinh thái y tế kỹ thuật số, nơi chính phủ tập trung vào quy định nhằm đẩy mạnh sự hợp tác công - tư. Nhưng trong lãnh vực giáo dục, việc kiểm soát “chính trị” của chính thủ vẫn còn là “một khúc xương” khó gặm cho mọi sáng kiến nhằm phát triển tư duy độc lập của học sinh, sinh viên, thậm chí cả cho … người thầy giáo.
Các chính sách như Nghị quyết 68 nhằm mục đích tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp đã đăng ký, tăng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP và tạo việc làm, thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân. Đây chỉ là một chỉ dấu mở mới mẻ gần đây.
Việt Nam đã tăng cường mối quan hệ với các nền kinh tế tiên tiến, như Hàn Quốc và Hoa Kỳ, để thu hút đầu tư và công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho một hình thức hợp tác ba bên, nhưng vẫn chưa được thông thoáng và cởi mở thuần kinh tế, chính vì cơ chế chuyên chính vô sản luôn luôn là “điểm nghẽn” trong tâm khảm của người cộng sản Việt mặc dù chủ thuyết cộng sản đã chết theo những người sáng lập từ khi Liê Xô sụp đổ tháng 12/1991.
11.3- Một khu vực bị kiểm soát chặt chẽ
Ở Việt Nam, nhà nước luôn giữ vai trò chỉ đạo và quản lý nghiêm ngặt mọi hoạt động xã hội. Các tổ chức xã hội, dù là từ thiện, nghề nghiệp, bảo vệ môi trường hay bảo vệ quyền lợi người yếu thế, đều phải đăng ký dưới hình thức “hội” với sự chấp thuận và giám sát của chính quyền. Việc thành lập NGO độc lập gần như là bất khả thi, đặc biệt nếu tổ chức đó có xu hướng phản biện chính sách, bảo vệ quyền công dân hay thúc đẩy dân chủ càng bị … cấm đoán.
Theo cách nhìn của Kallman và Clark, khu vực thứ ba cần được vận hành với quyền tự chủ cao để phản ảnh đúng nhu cầu từ cộng đồng và tạo nên sự năng động xã hội. Thế nhưng ở Việt Nam, các tổ chức thuộc khu vực này thường hoạt động như một “cánh tay nối dài” của nhà nước, bị ràng buộc bởi luật pháp chặt chẽ (như Luật An ninh mạng, Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, Nghị định 45/2010 về hội đoàn), và chắc chắn bị nghi ngờ khi có liên hệ với các tổ chức quốc tế hay nhận tài trợ từ nước ngoài.
11.4- Sự nhập nhằng giữa nhà nước và xã hội
Một đặc điểm dễ nhận thấy của khu vực thứ ba tại Việt Nam là sự nhập nhằng ranh giới giữa khu vực công và xã hội dân sự. Nhiều tổ chức có danh nghĩa “xã hội”, “phi chính phủ” nhưng thực tế là do nhà nước lập ra, quản lý hoặc chi phối hay trực thuộc “cái gọi là” Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một cơ quan ngoại vi cùa Đảng . Ví dụ như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nhà báo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, v.v., đều là tổ chức quần chúng nhưng thực chất là công cụ chính trị của Đảng.
Theo mô hình của Kallman và Clark, chính điều này làm xói mòn tính đại diện, tinh thần phản biện và khả năng thúc đẩy thay đổi từ khu vực thứ ba. Khi tổ chức xã hội bị lệ thuộc tài chính, nhân sự và chính sách vào nhà nước, khu vực thứ ba không còn là lực lượng cân bằng quyền lực, mà trở thành một bộ phận mang tính hình thức, thiếu sức sống và không tạo ra động lực đổi mới xã hội.
11.5- Các hình thức "phi chính thức" đang nổi lên
Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị bị kiểm soát chặt chẽ ấy, không thể phủ nhận sự hiện diện ngày càng rõ nét của các sáng kiến cộng đồng mang tinh thần của khu vực thứ ba, dù chưa được công nhận chính thức. Các nhóm thiện nguyện độc lập, các mạng lưới cứu trợ mùa dịch COVID-19, các chiến dịch kêu gọi bảo vệ môi trường, chống bạo hành phụ nữ, bảo vệ thú hoang dã, hay các nhóm cổ vũ giáo dục phi truyền thống (STEM, giáo dục giới tính, tâm lý học học đường) đều đang vận hành bên ngoài hệ thống hành chính truyền thống, hoạt động công khai, hoặc trong bóng tối.
Theo Kallman và Clark, đây chính là dấu hiệu sống động của một xã hội dân sự “tự phát” đang tìm cách vượt qua các rào cản chính trị để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, những nhóm này thường gặp rủi ro bị giải thể, bị theo dõi hoặc bị gán nhãn “thế lực thù địch” nếu bị xem là vượt quá "ranh giới an toàn".
11.6- Con đường phía trước: Giải phóng năng lực xã hội
Để khu vực thứ ba tại Việt Nam thực sự phát huy vai trò như trong các nền dân chủ – tức là trở thành không gian độc lập, tự do và đại diện cho tiếng nói của người dân, thiết nghĩ cũng cần có những cải cách thể chế sâu rộng. Nhà nước cần:
• Thừa nhận vai trò tích cực của xã hội dân sự và mở rộng không gian hoạt động cho các tổ chức NGO và nhóm cộng đồng;
• Cải cách luật pháp theo hướng giảm kiểm soát hành chính, tăng tính minh bạch và trao quyền tự chủ cho các tổ chức xã hội;
• Thúc đẩy xã hội học tập, khuyến khích người dân tham gia đời sống công cộng thông qua các tổ chức trung gian;
• Phân định rõ vai trò giữa nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự như mô hình “Tam giác phát triển” (Tri-sector model) mà Clark và Kallman nhấn mạnh.
12- Kết luận
Khu vực thứ ba tại Việt Nam vẫn còn ở trạng thái nửa vời, bị kiểm soát và chưa phát triển đúng tiềm năng. Tuy vậy, trong một xã hội ngày càng tiếp xúc với toàn cầu hóa, chuyển đổi số và sự thức tỉnh của thế hệ trẻ, các hạt giống của xã hội dân sự đang dần nảy mầm. Việt Nam cần học hỏi từ các lý thuyết và thực tiễn toàn cầu như của Kallman và Clark, để giải phóng năng lực tự nhiên của cộng đồng, một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển bền vững, tự do, công bằng và dân chủ.
13- Kết luận mở rộng
Từ lý thuyết của Kallman và Clark, chúng ta có thể thấy xã hội dân sự chỉ thực sự phát triển khi tồn tại ba yếu tố:
(1) không gian pháp lý minh bạch,
(2) quyền tự chủ cao,
(3) khả năng tác động đến chính sách.
Tuy nhiên, không gian này không hoàn toàn “chết cứng”. Với sự lớn mạnh của thế hệ trẻ, Internet, công nghệ số, và các sáng kiến xã hội phi chính thức, khu vực thứ ba tại Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển, nếu và chỉ nếu, được cải cách pháp lý và thể chế một cách nghiêm chỉnh trong tương lai gần.
Và việc tinh giản chính phủ của Ông Tô Lâm sẽ tạo ra một chính phủ mở hay càng bị xiết chặt hơn nữa một khi hầu hết những Giám đốc công an và Chủ tịch Tỉnh (mới) đều do ông chỉ định và là … người Hưng Yên.
Một loại độc tài kiểu Bắc Hàn đang ló dạng chăng?
Mai Thanh Truyết
Houston – Tháng 7 - 2025
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment