Sunday, July 13, 2025
Trump’s Playbook: Destroy the Deep State, Dossiers & Debriefings
Chiến lược của Trump: Tiêu diệt Nhà nước ngầm, Hồ sơ & Báo cáo tóm tắt Rebekah Koffler
Lời người viết: Một cuốn sách dự kiến ra đời ngày 1/9/2025 phân tích chiến thuật của TT Trump và hành pháp 47 chống lại “Deep State”. Hiện chưa có lời nhận xét nào chánh thức, nhưng có rất nhiều bình luận từ nhiều ký giả, bình luận gia khác nhau, người viết xin ghi lại và góp ý kiến riêng về quyển sách nầy.
Trump's Playbook: Destroy the Deep State: Dossiers & Debriefings
ISBN-13: 9781922810540
ISBN-10: 1922810541
Xin nói ngay, có lẽ, cuốn sách “Trump's Playbook: Destroy the Deep State, Dossiers & Debriefings” - “Chiến lược của Trump: Tiêu diệt Nhà nước ngầm, Hồ sơ & Báo cáo tóm tắt” sẽ là một trong những cuốn sách quan trọng nhất của năm 2025. Với tính cách trình bày ngắn gọn, mạch lạc của tác giả Rebekah Koffler, đôi khi người đọc giống như một tiểu thuyết hành động hay phim kinh dị Hollywood hơn là những hiểu biết sâu sắc và phân tích độc đáo từ một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về tình báo Hoa Kỳ.
1- Về tác giả Rebekah Coffler
Tác giả: Rebekah Koffler, cựu nhân viên tình báo Mỹ gốc Nga, từng công tác tại DIA và CIA, được đánh giá cao trong lĩnh vực an ninh quốc gia với giải thưởng National Intelligence Professional Award. Bà là nhà bình luận truyền thông được kính trọng, thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình lớn bao gồm Fox News và Newsmax, các chương trình phát thanh và podcast. Bà cung cấp cho độc giả những hướng dẫn thiết yếu về nhiệm kỳ tổng thống của Trump khi Trump đang làm nên lịch sử.
Bà cũng từng làm việc tại Cục Tình báo Bí mật Quốc gia của CIA, chỉ huy các đội "đỏ" trong các cuộc tập trận và báo cáo cho các quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc, Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng và NATO. Một số chỉ huy quân sự Hoa Kỳ đã gọi bà là "tài sản quốc gia" và bà đã nhận được Giải thưởng Chuyên gia Tình báo Quốc gia.
Koffler là tác giả của một số cuốn sách, bao gồm:
• Trump's Playbook: Destroy the Deep State, Dossiers & Debriefings: Cuốn sách này, xuất bản năm 2025, cung cấp những hiểu biết sâu sắc và phân tích về nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, tập trung vào các chiến lược của ông liên quan đến "Nhà nước Ngầm". Các bài đánh giá mô tả đây là một cuốn sách "ngắn gọn, nhịp độ nhanh", đôi khi đọc như một "tiểu thuyết hành động hoặc phim kinh dị Hollywood". Koffler mong muốn cung cấp một "cẩm nang thiết yếu cho nhiệm kỳ tổng thống của Trump khi Trump đang làm nên lịch sử".
• Putin’s Playbook: Russia's Secret Plan to Defeat America - Kế hoạch của Putin: Kế hoạch bí mật của Nga nhằm đánh bại nước Mỹ: Trong cuốn sách này, Koffler trình bày chi tiết những gì bà mô tả là kế hoạch dài hạn của Putin nhằm làm suy yếu và khuất phục Hoa Kỳ. Cuốn sách bao gồm một phần giới thiệu mới đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine. Theo nhà xuất bản, cuốn sách dự đoán cuộc xâm lược Ukraine của Nga và chỉ trích sự thiếu chuyên môn của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ về các vấn đề của Nga.
Ngoài ra, Bà Koffler còn được nhiều tác giả xem như là một nhà văn và nhà bình luận an ninh quốc gia xuất sắc. Các tác phẩm của bà đã được giới thiệu trên nhiều truyền thông khác nhau như Fox News, The Hill, The Daily Caller, The New York Post và Washington Times. Bà cũng dẫn một podcast có tên "Censored But Not Silenced" và miêu tả cuốn sách như một bản kế hoạch mang cấu trúc hồ sơ - dossier, giúp người đọc hiểu được tư duy và chiến lược của Trump dưới góc nhìn tình báo. Thêm nữa, với tốc độ viết nhanh, đầy kịch tính như tiểu thuyết, nhưng đan xen thông tin phân tích chuyên sâu từ tình báo thật cùng cung cấp góc nhìn độc đáo về mối quan hệ giữa giới tình báo, “quyền lực ngầm” và quyền lực chính trị.
Thêm một điều đáng chú ý về Bà là một số lần xuất hiện trước công chúng của Koffler đã vấp phải sự chỉ trích. Vào ngày 15 tháng 6 năm 2025, bà xuất hiện trên Fox News để bình luận về cuộc diễu binh của Trump và gây tranh cãi với một phân đoạn được mô tả là "kỳ lạ" và "không mạch lạc", trong đó bà tỏ ra mất phương hướng và nói lắp bắp. Fox News đột ngột cắt ngang cuộc phỏng vấn. Koffler sau đó khẳng định âm thanh và video của bà bị hỏng do kết nối internet kém.
Trong bài đánh giá về Putin's Playbook, một cuốn sách của Koffler, SCIF lưu ý rằng mặc dù cuốn sách chứa đựng những hiểu biết sâu sắc có giá trị, nhưng một số phần lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ định kiến cá nhân và chương trình nghị sự chính trị của Koffler, chẳng hạn như những cảnh báo của bà về "mối đe dọa đang lan rộng của chủ nghĩa xã hội". Ngoài ra, bài đánh giá cũng nhận thấy lập luận cho rằng Putin hoạt động theo một "kế hoạch tổng thể" là sai lầm.
2- Về nội dung quyển sách “Chiến lược của Trump”
Xin tóm lược nội dung của tác giả: tác giả phân tích cách Tổng thống Trump, trong lần tái tranh cử, đã chuẩn bị kế sách để “đánh bật” Deep State tức các thế lực ngầm trong chính quyền hiện hữu ở Washington. Cuốn sách được mô tả như một sự chấn động (thriller) chính trị: gồm nhiều hồ sơ và phân tích nhanh, bóc tách từng công cụ, phương pháp Trump và nhóm của ông (như Steve Bannon, Kash Patel, Elon Musk, RFK Jr…) dùng để đối phó các cố vấn và quan chức bị cho là “đơn vị nội bộ nguy hiểm”.
Có các chương đặc biệt như: - What is Deep State, kinh nghiệm của Rebekah khi đối đầu với nòng cốt quyền lực ngầm; -The Cleaning Crew, phân tích nhóm thân cận của TT 47 và chiến lược ra lệnh dọn dẹp Washington. Vì vậy, quyển sách sẽ rất thích hợp đối với những người quan tâm đến chính trị Hoa Kỳ, đặc biệt là các cơ chế vận hành bên trong chính quyền và các chiến lược gây ảnh hưởng, những người theo dõi phong cách lãnh đạo đối đầu, mâu thuẫn nội bộ và chiến thuật chống “Deep State”, và nhứt là đối với độc giả thích thể loại chính trị pha trộn với yếu tố thời sự độc đáo.
3- Tóm tắt vài Chương điển hình
Dưới đây là bản tóm tắt chương "How Trump Will Take the Trash Out of Washington" trong cuốn Trump’s Playbook, kết hợp với phần bình luận để làm rõ ý nghĩa và góc nhìn của tác giả Rebekah Koffler gồm:
Khái niệm về “Rác” - “Trash” trong chính quyền Washington: “Rác” được tác giả định nghĩa là những quan chức, công chức cấp cao bị cho là theo tư tưởng “Deep State” tức là bất hợp pháp, không trung thành, hoặc bị cho là hủy hoại chính quyền từ bên trong.
Về chiến thuật “dọn rác”: “Bãi bỏ, Giải mật, Phá vỡ” – “Dismiss, Declassify, Disrupt
Đối với chiến thuật “Bãi bỏ và Tái cấu trúc” – “Dismiss & Reorganize”: Trump sẽ hủy bỏ vị trí bảo vệ công chức (cụ thể như khôi phục lại Executive Order Schedule F), để có thể sa thải bớt cán bộ “không trung thành” và tuyển nhân sự mới tin cậy hơn.
Còn về “Giải mật hồ sơ” – “Declassify dossiers”: TT Trump muốn công khai các tài liệu nội bộ, báo cáo tình báo để minh bạch với công chúng, nhằm bòn rút sự ủng hộ và gây áp lực khác lên hệ thống quan liêu.
Về chiến thuật “Phá vỡ tin nhắn” - “ Disrupt messaging”: Bà nhận định cần đẩy mạnh báo chí thân Trump, sử dụng mạng xã hội để kiểm soát “chuyện kể” (narrative) khiến các quan chức "rác" phải lùi bước hoặc bị phơi bày bộ mặt thật trước truyền thông.
Đối với “Nhóm thực thi” – “The Cleaning Crew”, gồm những nhân vật thân tín như Kash Patel, Steve Bannon, Pete Hegseth… họ phụ trách việc xác định và theo dõi mục tiêu, thu thập “dossiers bẩn”, lo về sa thải, điều tra và truyền thông chiến lược.
Về mặt trận pháp lý và lập pháp, theo Bà, TT Trump sẽ ký các sắc lịnh hành pháp - executive orders để mở rộng quyền lực tổng thống. Từ đó, hướng tới cấu trúc “unitary executive” (tổng thống có quyền hành động tập trung), để đề nghị cải cách hệ thống FISA, IGs, và cấm tình trạng nhập nhằng giao tiếp (móc ngoặt, hối lộ) giữa công chức và giới tư nhân.
Và Chương kết luận đóng vai trò “tường thuật chi tiết” (play-by-play chi tiết): một kế hoạch rõ ràng từng bước như Sa thải → Công khai dữ liệu → Tổ chức dư luận → Thay đổi thể chế, nhằm mục tiêu “dọn rác” trong chính quyền. Tuy nhiên, chương nầy đã cho thấy hai mặt của một vấn đế. Đó là, một mặt cho chúng ta nhận diện được một hành pháp đầy quyền lực và quyết đoán, còn mặt khác thể hiện nhiều rủi ro pháp lý, thể chế, và ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng.
4- Hiện thực hóa kế hoạch “Dọn rác Washington”
Nhân sự trong kế hoạch dọn rác, không chỉ là một nhóm ‘dọn rác’, đây là một tổ chức tái cấu trúc nhà nước Hoa Kỳ từ trong ra ngoài, bắt đầu bằng việc xác định ai đáng tin và ai cần loại bỏ.
Kask Patel, Cựu cố vấn tình báo, từng phụ trách National Defense Strategy. Được mô tả là người thu thập và xử lý "dossiers" nội bộ.
Steve Bannon, Chiến lược gia chính trị cực đoan, thiên về chiến tranh truyền thông và lật đổ cấu trúc hiện hữu.
Pete Hegseth, Cựu quân nhân, nhà báo Fox News. Vai trò: truyền thông chiến lược, tác động dư luận yêu nước bảo thủ.
Vivek Ramaswamy, Doanh nhân trẻ, thiên về công nghệ, tư tưởng “chống đánh thức (anti-woke)” và dẹp bỏ “ESG” trong chính phủ.
Elon Musk, Biểu tượng công nghệ và tự do ngôn luận; đóng vai trò cung cấp nền tảng số (X/Twitter, Starlink, AI...) để truyền bá thông tin ngoài lề.
RFK Jr. và Tulsi Gabbard, Các nhân vật “cánh tả ly khai” – đóng vai trò hợp pháp hóa cho chiến lược Trump vượt khỏi ranh giới đảng phái.
Dưới đây là nhận định của Bà qua “Kịch bản thứ nhứt” trong Chương nầy và cho biết những điều gì có thể sẽ xảy ra?
• Trump ký lại Executive Order Schedule F → chuyển hàng chục ngàn nhân sự cao cấp trong hệ thống liên bang khỏi chế độ bảo vệ chức vụ.
• Tái cấu trúc một số cơ quan trọng yếu: DOJ, FBI, CIA... thông qua việc bổ nhiệm trung thành viên.
• Giải mật tài liệu gây tranh cãi như các hồ sơ FISA, hồ sơ Trump-Russia, vụ Hunter Biden...
Từ ba việc trên có thể tác động đến việc làm tổn thương niềm tin vào hệ thống hành pháp nếu bị xem là “trả thù chính trị”. Từ đó, dư luận sẽ chia rẽ mạnh hơn, nhưng nhóm cử tri trung thành (MAGA) vẫn coi đây là chiến thắng lịch sử. Thêm nữa, một số thay đổi có thể bị trì hoãn, vô hiệu hóa bởi tòa án liên bang hoặc bị Quốc hội cản trở (nếu không chiếm đa số). Điều trên đang xảy ra trong suốt 6 tháng đầu tiên của hành pháp 47!
Nói đến “Kịch bản thứ 2”, Bà cho biết sự thành công toàn phần của việc dọn “Rác” có xác suất rất ít. Khó thể xảy ra nếu TT Trump thành công việc:
• Chiếm đa số cả Hạ viện và Thượng viện, kiểm soát lập pháp.
• Ban hành luật để tăng quyền kiểm soát hành pháp (kiểu “unitary executive theory”).
• Loại bỏ hàng loạt nhân sự chính phủ, tái tuyển chọn theo lòng trung thành chính trị.
Vì nếu thành công, những điều trên sẽ tác dộng đến:
• Nền hành chính Hoa Kỳ bị biến đổi căn bản, từ hệ thống công vụ chuyên nghiệp sang hệ thống theo “phe cánh”.
• Rủi ro lớn về mất cân bằng thể chế sẽ làm mờ ranh giới giữa hệ thống hành pháp – lập pháp – tư pháp.
• Có thể châm ngòi cho các làn sóng bất ổn dân sự, đình công hành chính, hoặc kiện tụng quy mô lớn.
Và với “Kịch bản 3”, Bà đưa ra giả thuyết hành pháp 47 thất bại hoặc bị phản đòn (ngược tác dụng), từ đó, sự kiện nào sẽ xảy ra?
• Những bước đi của Trump bị tòa án bác bỏ (dựa vào tiền lệ hành chính công).
• Giới báo chí, truyền thông "phản chiến" công khai các hoạt động sa thải chính trị.
• Các “người tố cáo nội bộ” (whistleblower) phản ứng dữ dội, tạo ra khủng hoảng truyền thông, một cuộc chiến dai dẳng từ hơn 10 năm qua giữa Dân chủ và Cộng hòa. Từ đó, làm giảm tín nhiệm của chính quyền.
• Quốc hội, đặc biệt nếu thuộc đảng đối lập, có thể khởi động quy trình luận tội (impeachment) hoặc điều tra lạm quyền, làm chậm chương trình nghị sự cốt lõi khác như kinh tế, đối ngoại.
5- Đánh giá và Tổng hợp nội dung cuốn sách
Theo Bà, luận điểm chính của Trump đang dùng một kế sách tình báo, dưới hình thức các hồ sơ - dossiers, báo cáo giải mật, để triệt tiêu “Deep State”, tức là các tầng quyền lực ngầm có quyền lực độc lập, hoạt động bên dưới cấu trúc chính quyền thông thường.
Cuốn sách cấu trúc theo từng “chiến thuật”. từ ngữ thể hiện đúng bản chất của Deep State, đối tượng chính, đến các nhóm khai triển và bước đi chiến lược giống như một lộ đồ - roadmap điều hành, chỉnh đốn, tái cấu trúc chính quyền.
Giọng điệu và các điểm độc đáo của tác giả, với bề dày tình báo, dùng các ví dụ có độ tin cậy cao và lồng ghép trải nghiệm thực tế. Dù vậy, nhiều lời giới thiệu nhấn mạnh cuốn sách như "sẽ là một trong những cuốn quan trọng nhất năm 2025", điều này cũng tạo ra cảm giác sách thiên về tuyên truyền chiến lược hơn là cân nhắc đa chiều
Tuy nhiên, vẫn còn giới hạn về nội dung mà người viết muốn chia xẻ dưới đây:
• Nếu chúng ta tìm một cuốn sách phân tích công bằng, chỉ ra cả ưu và khuyết điểm của chiến thuật Trump, thì quyển sách này có thể hơi thiên hướng ủng hộ Trump, tập trung vào “giới tuyến đối lập” như Deep State là nguyên nhân duy nhất của thất bại.
• Cũng như quyển sách coi nhẹ về về những dữ liệu thực nghiệm (hard data), như không có bảng thống kê, số liệu xác minh độc lập, nhưng thiên về “chuyện kể” (narrative) tình báo hơn là chứng minh.
• Nếu chúng ta quan tâm đến chiến thuật cạnh tranh quyền lực cao cấp, các quy trình tình báo chính trị và muốn thấy lăng kính “pha giữa hành động và chính trị” của Trump, đây là cuốn nên đọc.
• Nếu chúng ta kỳ vọng một phân tích cân bằng, có luận cứ đa chiều và giỏi về số liệu, thì nên coi đây như một góc nhìn ủng hộ mạnh về chiến lược Trump, chứ không phải là nghiên cứu học thuật có giá trị.
• Việc loại bỏ lượng lớn công chức có thể gây mất ổn định hoạt động chính phủ, dẫn tới tình trạng "brain drain". Quyết định công khai tài liệu nhạy cảm cũng đặt một lượng lớn thông tin chính phủ lên mặt báo – điều có thể gây khủng hoảng trật tự nội bộ và làm suy giảm uy tín thể chế.
• Nếu thực hiện thành công, Trump có thể tạo ra một hành lang quyền lực tập trung hơn, gắn kết bộ máy Nhà nước phục vụ trực tiếp mục tiêu của ông. Tuy nhiên, luôn tồn tại phản kháng từ các cơ quan như Quốc hội, tòa án, và đảng đối lập, đồng thời tạo áp lực qua dư luận từ rời bỏ mô hình chính trị cân bằng hiện tại.
6- Thay lời kết
Rebekah Koffler không viết Trump’s Playbook như một phân tích trung lập, mà là một cuốn cẩm nang hành động, tương tự sách chiến lược trong quân sự. Mặc dù có giá trị thực tế, nhưng sách mang nhiều kịch tính hóa và lập trường rõ rệt ủng hộ Trump; người đọc cần giữ tư thế phản biện để đối chiếu với nhiều nguồn khác. Giá trị lớn nhất của cuốn sách là cho thấy tư duy hành động kiểu “chiến dịch đặc biệt” đang thâm nhập vào chính trị Hoa Kỳ, điều chưa từng phổ biến trong chính quyền trước Trump.
Giới thiệu đội hình gà nhà mà Trump sẽ xử dụng trong nhiệm kỳ kế tiếp 47 để “làm sạch” bộ máy chính quyền liên bang, tức loại bỏ các cá nhân, tổ chức bị cho là thuộc “Deep State”.
Và việc chuẩn bị đó đã thành hình và được thực hiện trong suốt 6 tháng qua của hành pháp 47. Đối với vai trò tập thể, hành pháp 47 hầu như hoàn tất việc tuyển chọn nhân sự mới (trung thành, tư tưởng “quốc gia ưu tiên”), lập hồ sơ loại trừ (gọi là purge lists), tái thiết định chế như DOJ, FBI, CDC, EPA, hệ thống giáo dục liên bang, kiểm soát truyền thông phản biện, và tạo hệ thống sinh hoạt hai chiều bao gồm think-tank, nền tảng xã hội, giáo dục, và tòa án thân hữu
Tóm lại, Trump và nhóm chiến lược gia đang triển khai một “chiến dịch dọn sạch”, không đơn thuần là thanh lọc, mà tái lập bộ máy nhà nước theo hình mẫu “chính trị trung thành”. Rebekah cũng nhìn nhận nhóm này như “đội đặc nhiệm” của một chiến dịch phản gián nội địa. Và nếu thành công, nước Mỹ sẽ chuyển từ nhà nước chuyên môn (meritocracy) sang nhà nước lòng trung thành (loyalty-based state).
Riêng đối với người góp nhặt cát đá, nhận thấy cuốn sách mang giá trị truyền tãi thông tin đáng chú ý trong bối cảnh nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn phân cực sâu sắc. Với kinh nghiệm tình báo sắc sảo, Rebekah Koffler không chỉ mô tả lại chiến lược tranh cử của Trump, mà còn phác họa một chiến dịch chính trị mang tính quân sự, gián điệp, hành pháp, chưa từng thấy trong truyền thống chính trị Hoa Kỳ sau khi thành công trong nhiệm kỳ 47.
Quyển sách có những ưu điểm đặc biệt nổi bật là:
• Giọng văn sắc bén, trực diện, ảnh hưởng lớn như một bản “hồ sơ chiến trường”.
• Có chiều sâu chiến lược: cho thấy cách một tổng thống có thể "đảo cấu trúc" bộ máy quyền lực.
• Bộc lộ rõ lối tư duy hành động kiểu tình báo, dùng con người, dữ liệu, truyền thông để thay đổi thực trạng thể chế.
Nhưng nhiều nhược điểm vẫn không thiếu:
• Thiên kiến mạnh và đầy chủ quan cho thấy quyển sách là công cụ vận động chiến lược (advocacy), không mang tính học thuật trung lập.
• Nhiều giả định chưa được kiểm chứng bằng dữ liệu khách quan (ví dụ: ai thật sự là "Deep State"? Bao nhiêu người bị xếp vào danh sách "phản quốc"?
• Có thể góp phần làm tăng tính phân cực và tạo suy nghĩ đối kháng "chúng ta vs. bọn chúng" giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Người viết cũng nghi ngờ về lập trường tác giả và mục tiêu của sự xuất hiện của sách. Đó là, Rebekah Koffler không giấu giếm quan điểm chính trị của Bà là Bà không viết cho độc giả trung dung hay đối lập mà Bà nhắm đến cử tri ủng hộ Trump, những người tin rằng chính quyền đã bị xâm nhập và cần “dọn dẹp” triệt để. Theo cách ấy, Trump’s Playbook không phải là nghiên cứu xã hội trung lập, mà là một cẩm nang chiến đấu chính trị giữa các phe phái trong chính trường Hoa Kỳ.
Và,
Nếu bạn là người ủng hộ TT Trump, sách nầy sẽ giúp bạn hiểu rõ chiến lược phía sau các quyết định, cảm thấy được giải tỏa và củng cố quan điểm của chính mình, và có lý do để tin tưởng rằng có một “hành trình dọn dẹp” đang diễn ra thật sự.
Nếu bạn là người phản đối Trump, sách nầy cung cấp một cái nhìn cảnh báo, rằng Trump và phe nhóm của ông không còn chỉ là “chiến dịch tranh cử và hành động”, mà là một dự án kiến tạo lại thể chế Hoa Kỳ, với mục tiêu tập trung quyền lực và dẹp bỏ đối trọng.
Nếu bạn là người trung lập hoặc học giả, đề nghị bạn nên đọc sách như một “case study về chính trị thời Trump”, đồng thời đối chiếu với các nguồn dữ liệu khác (như Congressional Research Service, GAO, hoặc các phân tích chính trị học học thuật) để kiểm nghiệm thêm các lập luận trong sách.
Rút lại, Trump’s Playbook là một trường ca… chiến dịch hành động chính trị mang màu sắc tình báo, thể hiện rõ tính cách và mục tiêu của một phong trào đang muốn thay đổi tận gốc mô hình quyền lực liên bang Hoa Kỳ. Nó hấp dẫn như tiểu thuyết trinh thám, nhưng nguy hiểm nếu bị hiểu sai như là “sự thật toàn diện”. Mỗi chúng ta cần nên đọc kỹ, phản biện sâu, và dùng như một phần của bức tranh rộng lớn hơn, phức tạp hơn, thay vì xem như lời tiên tri chính trị duy nhất.
Mai Thanh Truyết
Houston - Tháng 7-2025
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment