Thursday, July 24, 2025
Tạo sao Mỹ không khai thác đất hiếm tại nội địa – Phần II
Việc khai thác đất hiếm trên thế giới bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỷ trước, thoạt tiên là những cát chứa chất khoáng monazite trên các bãi biển. (Trong thời VNCH, Nhật mua rất nhiều cát ở miền Trung, nói là để làm kiếng xe, nhưng thật ra là mua “đất hiếm thô” để về tinh chế.) Vì monazite chứa nhiều thorium (Th) có tính phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường nên việc khai thác bị hạn chế. Theo các chuyên gia, quá trình khai thác, chế biến đất hiếm phát sinh nhiều nguyên tố độc hại và có tính phóng xạ, do vậy nếu khai thác, chế biến đất hiếm không đúng quy trình kỹ thuật có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và những hệ lụy về môi trường, sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác.
Trữ lượng đất hiếm trên thế giới khoảng 87,7 triệu tấn (chưa qua tinh chế), tập trung vào các nước như: Trung Cộng (27 triệu tấn); Liên Xô trước đây (19 triệu tấn); Mỹ (13 triệu tấn), Australia (5,2 triệu tấn); Ấn Độ (1,1 triệu tấn), Canada (0,9 triệu tấn); Nam Phi (0,4 triệu tấn); Brazil (0,1 triệu tấn); các nước còn lại (21 triệu tấn). Nhu cầu hằng năm chỉ cần 125.000 tấn thì trong 700 năm nữa mới cạn kiệt loại khoáng sản này. (Có nhiều nguồn tài liệu khác, ước tính trữ lượng các nơi trên có thể khác nhau và Việt Nam có trữ lượng 22 triệu tấn, xếp hàng thứ hai sau TC(?).
Hoa Ký, từ năm 1965, khai thác đất hiếm ở vùng núi Pass, Colorado - Mỹ. Đến năm 1983, Mỹ mất vị trí độc tôn khai thác vì nhiều nước đã phát hiện mỏ đất hiếm. Trong đó, ưu thế khai thác dần nghiêng về phía TC vì nước này đã phát hiện được nhiều mỏ đất hiếm. Đến năm 2004, vùng mỏ Bayan Obo của TC đã sản xuất đến 95.000 - 102.000 tấn đất hiếm hàng năm.
Nhưng trong ba thập kỷ qua, Bắc Kinh đã nắm chặt chuỗi cung ứng đất hiếm của thế giới đến mức gần như tất cả nguyên liệu, bất kể chúng được khai thác ở đâu trên thế giới, đều phải chuyển đến TC để sàng lọc trước khi chúng có thể được xử dụng trong công nghệ.
Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hiện nay, TC kiểm soát gần 65% hoạt động khai thác đất hiếm, hơn 85% công suất chế biến và hơn 90% sản lượng nam châm vĩnh cửu.
Tạo sao Mỹ không khai thác đất hiếm tại nội địa?
Câu hỏi thời thượng được đặt ra cho hôm nay rất thích hợp với tình hình đang gay cấn về việc khai thác, xuất nhập cảng đất hiếm trên toàn thế giới. Đất hiếm hiện tại là một nguyên liệu chiến lược trong một xã hội đang chao đảo hiện nay.
Câu trả lời là có, nhưng không chỉ vì môi trường, mà còn vì bốn nguyên nhân chính kết hợp:
Nguyên nhân 1: Vấn đề môi trường là rào cản lớn nhất vì Mỹ lo ngại ô nhiễm nặng nề do quá trình tinh luyện
Đất hiếm không “hiếm” về mặt địa chất, mà là khó tách chiết, phát thải một lượng lớn phế thải lỏng gây ô nhiễm và chi phí thanh lọc rất cao. Quy trình tinh luyện đòi hỏi nhiều acid vô cơ rất mạnh như Acid sulfuric, Acid nitric, và Acid hydrochloric tạo ra chất thải độc hại như bùn phóng xạ nhẹ (thorium, uranium) có khả năng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất, nước, và không khí kéo dài.
Thêm nữa, Mỹ có tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) quy định rất khắt khe. Từ đó, các công ty khai thác khoáng sản phải dự phòng cho chi phí hàng trăm triệu USD để thanh lọc chất thải độc hại. Trong khi đó, Trung Cộng chấp nhận đánh đổi môi trường để phát triển công nghiệp, biến thành một lợi thế cạnh tranh mà Hoa Kỳ không thể theo đuổi kịp.
Vì vậy, Mỹ có khai thác quặng, nhưng sản xuất rồi chuyển sang cho TC tinh chế, vì rẻ hơn và ít bị ràng buộc pháp lý.
Nguyên nhân 2: Kinh tế thị trường qua giá thành và lợi nhuận. Trung Cộng trợ giá (subsidies) mạnh cho ngành đất hiếm như giảm thuế, hỗ trợ tài chính, và nhứt là “lơ là” trong việc kiểm soát chất phế thải, tạo ra giá đất hiếm tinh luyện từ TC rẻ hơn từ Mỹ nhiều lần.
Nguyên nhân 3: Mỹ từng mất vị thế do sai lầm chiến lược trong thời gian chiến tranh lanh ở thế kỷ trước. Từ thập niên 1960–1980, Mỹ từng là nước dẫn đầu về đất hiếm (Mountain Pass chiếm 90% thị phần). Nhưng từ 1990s trở đi, TC tăng tốc đầu tư và trợ giá ngành này.Vào thời điểm nầy, Mỹ không xem đất hiếm là tài nguyên chiến lược, không đầu tư chuỗi chế biến và dần dần bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đến năm 2002, Mountain Pass phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi và vi phạm quy định môi trường qua việc giải quyết các phế thải.
Nguyên nhân 4: Qua ba nguyên nhân trên, Mỹ dần dần xa rời việc Nghiên cứu và phát triền (R&D) trong việc tinh chế đất hiếm và lần lần đưa công nghệ nầy vào quên lãng!
Chế biến đất hiếm đòi hỏi: - Một Công nghệ chiết xuất rất phức tạp – Cần một quy trình chuyên biệt cho từng nguyên tố - Và cần nhóm Kỹ sư chuyên biệt, nhà máy, và hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ v.v….
Mỹ mất dần chuỗi cung ứng này trong suốt 3 thập niên.Và ngay cả khi Mỹ muốn "khép kín" chuỗi sản xuất đất hiếm từ năm 2020, cũng cần 5–10 năm để xây dựng lại năng lực chế biến nội địa thành những thành phẩm cần thiết cho kỹ nghệ như lithium, nam châm vĩnh cửu …
Đất hiếm ở Hoa Kỳ
Thống kê và tin tức về cung, cầu và sự luân lưu trên toàn thế giới của nhóm khoáng sản đất hiếm - scandium, yttrium và lanthanides cho thấy nguồn kinh tế chính của đất hiếm là các khoáng chất bastnaesite, monazite, loparite và ion Laterit - đất sét hấp phụ (ion-adsorption).
Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra kế hoạch hỗ trợ các nước phát triển nguồn khoáng sản như lithium, đồng và cobalt, nhằm giảm phụ thuộc vào TC về những khoáng sản quan trọng đối với ngành công nghiệp kỹ thuật cao.Trong thời gian gần đây, Washington quan ngại về việc phụ thuộc vào khoáng sản nhập cảng sau khi có tin Bắc Kinh xem xét cắt giảm xuất cảng đất hiếm sang Mỹ giữa lúc chiến tranh thương mại song phương leo thang.
Các công ty quốc phòng Mỹ Raytheon và Lockheed Martin dùng đất hiếm trong hệ thống hướng dẫn và bộ cảm biến cho tên lửa. Đất hiếm cũng rất cần thiết cho những thiết bị quân sự quan trọng khác như động cơ máy bay, laser, và thiết bị nhìn xuyên đêm.
Theo Reuters, 80% lượng đất hiếm nhập vào Mỹ trong giai đoạn 2014-2017 là từ TC trong khi hiện nay không có nhiều bên cung cấp khác có thể cạnh tranh với nước nầy.
“Hơn 80% chuỗi cung cấp đất hiếm toàn cầu bị một nước kiểm soát. Việc dựa vào bất kỳ một nguồn nào làm gia tăng nguy cơ bị gián đoạn về nguồn cung”, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo trong tài liệu về kế hoạch hỗ trợ các nước phát triển khoáng sản, được gọi là Sáng kiến quản lý nguồn năng lượng. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ chia sẻ kỹ thuật khai thác nhằm hỗ trợ phát hiện và phát triển nguồn khoáng sản cũng như tư vấn cách quản lý nhằm đảm bảo ngành công nghiệp của các nước hấp dẫn đối với giới đầu tư quốc tế.
Bước đi này được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo nguồn cung khoáng sản toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới. Nhu cầu về khoáng sản năng lượng thiết yếu có thể gia tăng gần 1.000% vào năm 2050, theo ước tính của giới chuyên gia.
Ở Bắc Mỹ, nguồn tài nguyên đất hiếm được đo lường và chỉ ra ước tính bao gồm 2,4 triệu tấn ở Hoa Kỳ và hơn 15 triệu tấn ở Canada.
Mỹ nhập cảng bao nhiêu nguyên tố đất hiếm?
Hoa Kỳ nhập khẩu ròng 100% vào các nguyên tố đất hiếm trong năm 2018, nhập khẩu ước tính khoảng 11.130 tấn hợp chất và kim loại trị giá 160 triệu USD. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, 80% lượng hàng nhập khẩu đó có nguồn gốc từ TC.
Kết luận
Cuộc cạnh tranh toàn cầu về các khoáng sản quan trọng đang nóng lên và Mỹ chưa giành được chiến thắng. Trong số các khoáng sản quan trọng này là các nguyên tố đất hiếm (Rare Earth Element-REE), rất quan trọng đối với mọi hoạt động từ quá trình chuyển đổi năng lượng sang kỹ nghệ quốc phòng. Vào ngày 4 tháng 3, 2025 Tesla TSLA đã công bố hợp tác với một mỏ niken ở New Caledonia.
Trước kia, Mỏ Mountain Pass của California là cơ sở đất hiếm duy nhất đang hoạt động của Hoa Kỳ. Nhưng Cty MP Materials mua lại mỏ Mountain Pass, quyết định, thay vì tinh chế, lại cho vận chuyển khoảng 50.000 tấn đất hiếm cô đặc mà họ khai thác mỗi năm từ California đến TC để chế biến. TC đã áp đặt mức thuế 25% đối với những mặt hàng nhập khẩu đó trong cuộc chiến thương mại.
Hiện tại, Mỏ Mountain Pass, CA hoạt động trở lại vào năm 2012 sau nhiều năm ngừng hoạt động. Từ năm 2020, HK cung cấp khoảng 15% sản lượng đất hiếm “thô” của thế giới, một nhóm gồm 17 khoáng chất được sử dụng để chế tạo nam châm trong công nghệ thương mại và quân sự tiên tiến nhất của Mỹ, từ xe điện. cho các tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Mountain Pass của California, một trong những mỏ lớn nhất thế giới, nơi sản xuất 43.000 tấn REO vào năm 2022, theo USGS.
Nhưng trong vòng ba thập niên qua, Bắc Kinh đã nắm chặt chuỗi cung ứng đất hiếm của thế giới đến mức gần như tất cả nguyên liệu, bất kể chúng được khai thác ở đâu trên thế giới, đều phải chuyển đến TC để sàng lọc trước khi chúng có thể được xử dụng trong công nghệ.
Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hiện nay, TC kiểm soát gần 60% hoạt động khai thác đất hiếm, hơn 85% công suất chế biến và hơn 90% sản lượng nam châm vĩnh cửu.
Hành pháp Trump 44 đã chuẩn bị tất cả cho sự độc lập của Mỹ về đất hiếm. Ngày 30/9/2019, TT Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để tăng cường khai thác các khoáng sản quan trọng trong nước, như nguyên tố đất hiếm, để hỗ trợ các công việc khai thác mỏ ở Hoa Kỳ, nhằm giảm sự phụ thuộc vào TC. Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong ngành khai thác mỏ của Hoa Kỳ, và yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét việc thực hiện Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tài trợ cho chế biến khoáng sản nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.
Khai thác đất hiếm ở mỏ Mountain Pass, California, Mỹ.
“Chúng tôi sẽ đưa các thợ mỏ của mình trở lại làm việc”, TT Trump nói. Các cơ quan liên bang cũng sẽ được phép thăm dò và hoạt động để giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác trong việc nhập khẩu khoáng sản. Tòa Bạch ốc thời đó tuyên bố:“Tổng thống Trump sẽ tiếp tục bảo vệ chuỗi cung ứng nội địa của chúng ta đối với các khoáng sản quan trọng thoát khỏi hành vi săn mồi của TC”.
Thà chậm còn hơn không!
Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam
Houston - Tháng 7-2025
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment