Những
Kế Hoạch Nhằm Thống Trị Thế Giới Áp Dụng
Cho Việt
Nam Như Thế Nào?
· Kế hoạch
Ngàn Nhân tài – One Thousand Talents Plan cũng đã được TC khởi động, chính xác
hơn từ năm 2008 và cho đến nay đã thu hút trên 7000 nhân tài hay tinh hoa của
các quốc gia Tây phương.
Sáng kiến “Vành đai và con đường” của TC là cơ hội, và cũng là một thách thức đối với Việt Nam. Công cuộc cải cách mở cửa của TC từ năm 1978 trở đi đã đạt nhiều thành công với mô hình “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Hoa”, đã vươn lên và hôm nay nghiễn nhiên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, kiểm soát quân đội mạnh thứ ba thế giới và là quốc gia công nghệ khổng lồ, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Mục tiêu mà các nhà lãnh đạo TC hướng đến đó là: xây dựng một xã hội khá giả vào năm 2021 đúng dịp Đảng Cộng sản Trung Hoa kỷ niệm 100 năm ngày thành lập; tiến tới xây dựng TC thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa vào năm 2049 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Để thực hiện mục tiêu trên, ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa (11-2012) và sau đó là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (3-2013), ông Tập Cận Bình đã đưa ra những ý tưởng lớn, thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế như “Giấc mộng Trung Hoa” và đáng chú ý hơn cả là sáng kiến “Vành đai và con đường” (Belt and Road Initiative - BRI).
Với tên ban đầu là “Một vành đai, một con đường” (One Belt, One Road - OBOR) được công bố lần đầu vào năm 2013, sau đó, từ năm 2016, “Một vành đai, một con đường” được đổi tên thành sáng kiến “Vành đai và con đường” – One Belt – One Road Initiative
Có rất
nhiều diễn giải về ý nghĩa địa chiến lược rộng lớn của sáng kiến “Vành đai và
con đường”, nhưng về mặt thực tế, có thể được hiểu bao gồm ba sáng kiến liên kết
với nhau:
· Một
là, việc thiết lập “Vành đai kinh tế - Con đường tơ lụa” (SREB) trên bộ với ba
nhánh chính, mục tiêu là hình thành cầu nối Á - Âu và phát triển các hành lang
kinh tế TC với Mông Cổ, Nga, Trung Á và Đông Nam Á.
· Hai
là, việc xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (MSR), nhằm xây dựng
các hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương, kết nối TC với Nam Á, Trung Đông, châu
Phi và Địa Trung Hải.
· Ba là, việc hình thành dự án “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” nhằm hướng tới xây dựng một siêu xa lộ thông tin kết nối nước này với châu Âu và châu Phi.
Riêng tại Việt Nam, tiến trình và ảnh hưởng của hai kế hoạch trên của TC đã xâm nhập vào đất nước đàn em như thế nào? Người viết xin lần lượt “giải mã” câu …lệ thuộc Tàu của CSBV dưới đây.
1- Về Kế
hoạch Ngàn Nhân tài
Việt Nam hiện có trên 30.000 tiến sĩ đủ loại và trên 200.000 Thạc sĩ, một tiềm năng lớn cho Kế hoạch Ngàn Nhân tài nhắm đến. Nhưng quả thật, sau khi tham khảo nhiều nguồn tài nguyên về nhân lực trong giới “tinh hoa” của Việt Nam, chúng ta không hề thấy hiện tượng hiện đang xảy ra cho các quốc gia Tây phương như: - Những GS TC bị bắt khi làm gián điệp ở các đại học Việt Nam, - Hoặc các GS Việt Nam hợp tác với TC và “bán” những nghiên cứu khoa học, quốc phòng của VN cho TC...bị sa lưới?
Tại
sao?
Có hai
giả thuyết để biện giải hiện tượng nầy:
· Một là,
Việt Nam kiểm soát giới tinh hoa Việt quá chặt chẽ và ngăn chận hữu hiệu sự xâm
nhập và chiêu dụ của TC?
· Hai là, trong 30.000 tiến sĩ Việt với những đề tài nghiên cứu như: Tiến sĩ cầu lông, TS nghiên cứu về phương pháp giặt các đồng phục quân đội hữu hiệu, TS nâng cao “chất lượng” giáo dục ở hệ đại học, TS nghiên cứu về chuyển biến kinh tế xã hội v.v… không hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của TC?
Vì vậy, có nhiều xác suất cho thấy gỉa thuyết thứ hai là chính xác và thỏa đáng cho câu hỏi được đặt ra, vì giới tinh hoa (?) ở Việt Nam hoàn toàn không nằm trong tầm nhắm của TC vì…không có đủ khả năng và trí tuệ hầu thỏa mãn được nhu cầu thống trị thế giới của họ!
Và Kế
hoạch Ngàn Nhân tài của TC sẽ phải phá sản nếu đầu tư vào Việt Nam.
Bước qua Sáng kiến trên đối với Việt Nam, mọi sự trở nên hoàn toàn khác biệt. TC đầu tư tài vật, nhân sự vào việc phát triển giao thương trên đất liền và đường biển ở Biển Đông. Có thể nói mọi vị trí chiến lược trên mảnh đất hình chữ S đều được anh hai TC chiếu cố. Không tụ điểm kinh tế hay chiến lược, hay quốc phòng nào ở Việt Nam mà không có chuyên viên khoa học hay “gián điệp” hiện diện. Con ngựa thành Troy của TC đã hiện diện khắp 63 tỉnh thành và các thành phố lớn ở Việt Nam rồi.
Hiện tại, có thể nói TC đã chiếm trọn Việt Nam mà không cần một tiếng súng nào cả! Xin liệt kê những thành quả của Sáng kiến Nhứt lộ-Nhứt Đới cũng như đang còn trong dự án ở Việt Nam từ hơn 15 năm qua.
· Tất cả
giao lộ thông thương giữa hai biên giới Trung Việt qua sáu tỉnh miền Bắc đều được
khai thông và mở rộng. Hàng hóa vào Việt Nam được tự do thông thương và miễn
thuế, nhưng ngược lại, hàng hóa từ Việt Nam qua TC rất nhiều khi bị ối động và
bị đánh thuế nhập cảng.
· Đường
xe lửa nối liền Côn Minh (Kunming), thủ phủ của tỉnh Vân Nam đã được nối liền
Hà Nội và Hải Phòng, với đường ray 1,2 m, do đó, xe lửa Việt không xử dùng được
mà chỉ dành riêng cho xe Tàu mà thôi. Đặc điểm của tuyến đường nầy là để chở hàng
hóa từ Tàu qua Việt không bị quan thuế Viết đánh thuế. Tại Côn Minh đã có hướng
dẫn viên người Tàu nói thông thạo tiếng Việt để con buôn Việt biết được nơi nào
bán loại hàng hóa gì…
· Xa lộ
số 2 đã nối liền Côn Minh Hà Nội và chạy xuống Hải Phòng bằng xa lộ số 4. Tất cả
do TC đầu tư và xây dựng.
· Xa lộ
số 4 nối liền Nam Ninh (Namning), thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, và Hà Nội. Kinh
phí do TC cho mượn nợ.
· Quốc lộ
18 được khai thông và mở rộng thành QL 18A dài 303 Km nối liền Hà Hội- - Bắc
Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh.
· Xa lộ
nối liền Khu tự trị Vân Đồn – Hải Phòng – Hạ Long khánh thánh ngày 8 tháng 12
năm 2020.
· Xa lộ
nối liền Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Quảng Ninh đã làm xong ngày 30 tháng 10
năm 2021.
· Sân bay quốc tế Vân Đồn với đường bay dài 3.000 m cho các máy cỡ lớn như 747 có thể lên xuống dễ dàng, khánh thành ngày 23 tháng 2 năm 2018.
Như vậy, chúng ta có thể nói rằng Sáng kiến Một vành đai-Một con đường hoàn toàn thành công đối với miền Bắc. Người Tàu có thể đi bộ hay dùng phương tiện chuyên chở, mang theo bất kể thứ gì họ có thể mang được kể cả súng đạn bằng bất cứ phương tiện chuyên chở nào để VÀO Việt Nam mà không có một trở ngại nào cả. Dĩ nhiên không có chiều ngược lại cho người Việt. Đây mới chính là luật rừng xanh của kẻ mạnh và là nỗi ô nhục của CSBV.
Và câu chuyện Nhất lộ-Nhất đới ở Việt Nam vẫn chưa chấm dứt nơi đây, vì:
· TC cho
vay vốn và đang xây dựng tuyến đường xe lửa xuyên Việt nối liền Hà Nội - Sài
Gòn.
· Dự án
tuyến đường xe lửa Sài Gòn – Phnom Penh, Cambodia,
· Và sau
cùng tiến về Kuala Lumpur, Malaysia, và Singapore kết thúc con đường thiết lộ
xuyên Đông Nam Á của Tàu.
· Từ đó, TC có thể “xuôi Nam” tiến về Nam Dương và xa hơn nữa…
Có thể nói, cho đến khi hoàn tất các giai đoạn trên, TC hoàn toàn làm chủ tình tình trên bộ cũng như ngoài biển Đông, cho dù Hoa Kỳ có muốn can dự cũng đã muộn rồi.
Thiết nghĩ ngay từ bây giờ, thời gian không còn đủ dài để Tây phương và ngay chính dân tộc Việt tìm biện pháp ngăn chặn sự bành trướng của TC. Có thể nói, tình trạng hiện nay không cho phép thế giới tự do an nhiên tự tại được, mà cần phải có biện pháp ngăn chận sự bành trướng hay “chiếm đóng” không tiếng súng của Hán Cộng!
Với tình trạng phân tán của thế giới Tây phương hiên tại qua cuộc xâm lăng của Nga trên đất Ukraine, cũng như Việt Nam đã hoàn toàn nằm trong cái bẩy nợ của TC. có lẽ chúng ta chỉ chờ phép lạ mà thôi.
Hôm
qua 12/6, tin từ Epochtimes cho biết:” “Không có lửa thì đâu có khói. Bắt đầu từ cuộc họp
100.000 người, nói rằng ông Lý Khắc Cường tổ chức cuộc họp 100.000 người để
phát triển kinh tế, và ông Tập Cận Bình sẽ không để cho nền kinh tế phát triển,
và muốn ‘zero COVID’. Bởi vì vấn đề này nói rất mạnh mẽ, đấu
tới đấu lui.”
“Một số
người nói rằng ông Tập đã bị quản thúc, một số nói rằng ông ấy bị giam lỏng, và
không cho ông ấy đi lại. Mọi việc sẽ kết thúc vào tháng 10. Có quá nhiều lời
như thế.”
Tuy
nhiên, Triệu Hiểu cho rằng quả thực có vấn đề với chính sách “zero COVID”. “Ông
Lý Khắc Cường muốn phát triển kinh tế, nông dân muốn xuống ruộng sản xuất, còn
một bên thì nói không cho sản xuất, nông dân không trồng trọt thì làm cách nào
đây?”.
Vào
ngày 8 và 9/6, ông Tập Cận Bình đã đến Tứ Xuyên để thị sát và yêu cầu làm tốt
việc làm và “duy trì ổn định” trước Đại hội 20 ĐCSTQ, một lần nữa nhấn mạnh “cần
kiên trì không lay động vào chính sách ‘zero COVID’”. Ông cũng đặc biệt đề cập
đến sự cần thiết phải “duy trì sự ổn định của lòng người và sự ổn định của tình
hình xã hội chung.”
Cũng
trong ngày 8/6, ông Lý Khắc Cường đã chủ trì một cuộc họp của Quốc vụ viện, nội
dung bao gồm “ổn định tăng trưởng, ổn định thị trường và đảm bảo việc làm” và
triển khai hơn nữa “ổn định ngoại thương và đầu tư của nước ngoài”.
Tuy
nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhiều lần kêu gọi “ổn định nền
kinh tế” và tổ chức một cuộc họp hiếm có 100.000 cán bộ vào ngày 25/5 vừa qua,
thẳng thắn thừa nhận những khó khăn kinh tế, nhưng không đề cập đến “zero COVID
linh động” của ông Tập Cận Bình, điều này được giới quan sát cho là cả hai đang
ngầm đấu nhau.”
Có thể phép lạ đang dần dần xuất hiện sau tin vừa nêu trên chăng?
Và phép lạ đó không gì
khác hơn là đất nước “Đại Hán” của Trung Cộng bị nạn nội xâm và xâu xé thành
Đông Châu Lục Quốc mà thôi.
Mai
Thanh Truyết
Hào
khí tháng 6-2022
No comments:
Post a Comment