Tuesday, June 14, 2022

 

Nét Đẹp Của Hoa Sen Trong Sự Bất Toàn

Lời người viết: Một đồng đạo gửi cho bức hình hoa sen “không toàn vẹn”, có vài cánh hoa bị rách và héo… Xin chia xẻ trong niềm cảm thông từ sự cảm thương cho một đóa hoa và liên tưởng đến một triết lý của Nhật bản về cái đẹp trong sự bất toàn – Wabi-sabi. Bài viết dưới đây được ra đời trong một tâm trạng “bất toàn” và “bất an” trong trí não và tâm lý của tác giả. Xin chia xẻ với niềm cảm thông. Cám ơn.

 

Sau khi gửi bài viết “Sen Người - Sen Ta” viết từ năm 2013 cho một người bạn vong niên đọc (GS Nguyễn Văn Trường mất 3/1/2018), anh gửi lại cho người viết một bài viết khác có tựa đề “Bạch Mã Phi Mã” với lời mào đầu như sau:” Ở tuổi tam thập, tôi tiếp cận với câu ‘Con ngựa trắng không phải là con ngựa.’ Hán Việt nói gọn hơn: ‘Bạch mã phi mã.’  Đó là câu nói của Công Tôn Long, khi ông qua một cửa ải, bị quân lính chận bảo ông phải xuống ngựa. Ông bảo: ‘Bạch mã phi mã.’ Con ngựa của Ông là con ngựa trắng. Vì ngựa trắng thì không là ngựa, nên ông không xuống ngựa”.

Thế nhưng gần đây, khi nhớ lại thời trung niên, sống gần hai thập niên với những người quân tử (thánh tướng) thời hiện đại. ‘ăn chỉ gần no, mặc chỉ gần đủ ấm’, tôi mới ngộ ra cái nghĩa của ‘con ngựa trắng không phải là ngựa”.

Đọc hai ba lần bài viết dài 7 trang của một người anh vong niên, tôi liền điện thoại đến hỏi anh xem ẩn dụ nào anh ngụ ý cho bài Bạch mã phi mã?

Câu tiếp của tôi là:” Có phải anh định nói “sen tách ra khỏi bùn không còn là sen nữa phải không? Và, cấu tạo của bùn gồm tất cả những vật xú uế trên đời, mà tại sao không ảnh hưởng lên sen, để sen vẫn còn giữ sắc trắng trinh nguyên và tỏa ngát hương thơm?

Anh bảo tôi phải khai triển thêm nữa các yếu tố trên. Và hôm nay, câu chuyện sen ngưi sen ta lại tiếp tục dưới một nhãn quan ... hiện thực hay siêu thực, bất toàn hay toàn vẹn!

Hòa thượng Thupten Ngodrup, Tu viện Nechung Dorje Drayang Ling ở Dharamsala, Ấn Độ nghĩ về hoa sen như sau: “Hoa sen là đóa hoa đẹp nhứt, các cánh hoa mở ra từng cánh. Tuy nhiên, hoa chỉ lớn lên trong bùn. Để được tăng trưởng và thành tựu trí huệ, trước hết bạn phải có bùn - những chướng ngại của đời sống và hệ lụy thương đau... Bùn nói lên nền tảng chung trong đó mọi người cùng san sẻ, cho dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào trong đời sống ... Cho dù chúng ta có tất cả hay không có gì hết, tất cả chúng ta cùng đối mặt với cùng những cản ngại như: sự buồn t, sự mất mát, bịnh tật, sự chết dần và sau cùng sự chết. Nếu chúng ta phấn đấu để có thêm được trí huệ, thêm được lòng nhân, thêm lòng từ bi, chúng ta phải có chủ tâm lớn lên như hoa sen và phải mở từng cánh hoa một.”

Thêm một bài hát về Sen và Bùn mà người viết có ý muốn để nguyên thủy cũng như dịch thoát như dưới đây:

I am a lotus, you are a lotus, Jesus a lotus, the Guru a lotus, the dearest goldenpoodle a lotus, all floating on one still pond of solitude, equally radiant, inseparable, entangled, with pale green stems undulating from the same luscious mud.

I never hear the breeze whisper, "This one is the Master, that one is the Savior." I just hear a breath rippling over the waters, singing over the pond, "How beautiful you are! And you! This one has blossomed, that one is next! How beautiful!"

“Tôi là hoa sen, bạn là hoa sen, Chúa Giê-su là hoa sen, Đạo sư Guru là hoa sen, con chó xù vàng thân yêu nhất là hoa sen, tất cả đều trôi nổi trên một cái ao tĩnh lặng, rạng rỡ như nhau, không thể tách rời, quấn quýt, với những cành cây xanh nhạt nhấp nhô từ bùn cùng “ngon” (luscious) như nhau.

Tôi không bao giờ nghe thấy tiếng gió thì thầm, "Người này là Chủ, người kia là Cứu Tinh." Tôi chỉ nghe thấy một hơi thở lăn tăn trên mặt nước, hát vang trên mặt ao, "Em đẹp làm sao! Còn em! Cái này đã nở, cái kia lại tiếp theo! Đẹp làm sao!"

Đó là hoa sen của tôi ngày hôm nay, nhận được từ một Muội đồng đạo ở tận Việt Nam.

“Tôi mở tâm để nhận tất cả những gì đến với tôi hôm nay”.

Đây có phải là một trong những triết lý của Phật giáo không?

 

Tôi không biết, nhưng tôi cảm nhận như vậy. Trong Phật giáo, hoa sen nở ra tượng trưng cho một trái tim rộng mở. Hoa sen nở trên mặt nước, nối dài bằng cuống sen dài và rễ sen chìm trong lòng bùn dưới đáy sâu tượng trưng cho “cái đẹp” và “ánh sáng” chìm trong tăm tối. Những ngón tay mở rộng cho ta hình dung được hoa sen với từng cánh sen mở lớn ra, cho ta hình dung một sự nối tiếp về nguồn cội, và cũng cho ta nhớ lại suối nguồn tươi mát của sự sẵn sàng chào đón cuc sống bằng một trái tim rộng mở.  

Như vậy “bạch mã phi mã” có liên quan gì đến “sen trong bùn” của tôi?

Đến đây, nhìn lại kết luận bài viết của anh bạn già về bạch mã phi mã, về nói chuyện thánh tướng của anh, của thế giới xã nghĩa ngày hôm nay người viết nghĩ rằng với “văn hóa thánh tướng” hiện nay ở trong nước, cho dù là “xác người hồn thánh tướng” …thì trong một sát na nào đó, tôi đã “ngộ” ra được ý của anh trong “bạch mã phi mã” là:” Sen trong bùn văn hóa thánh tướng không thể nào là sen được”. (Văn hóa thánh tướng ám chỉ văn hóa của những kẻ thắng trận).

 Hai đứa trẻ trong hình là hai đóa hoa sen “đời”,

lớn lên trong bùn XHCN...

Làm sao tỏa hương thơm được?

  Làm sao có thể chấp nhận được sự bất toàn của nhà cầm quyền trong tình trạng đất nước hiện nay? Để từ đó có thể làm kim chỉ nam cho những hướng đi mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn cho quê hương chúng ta?

Cho dù đã có “khi mê bùn vẫn là bùn, ngộ ra mới biết trong bùn có sen”, người có văn hóa thánh tướng sẽ ngàn đời không bao giờ ngộ được, vì làm sao thấy sen trong bùn được trong khi Tâm, Khẩu, Ý chỉ mơ thấy, nói đến, và nghĩ đến quyền lực, tài sản, sắc dục v.v…  

Như vậy “bạch mã phi mã” đã có liên quan đến “sen trong bùn” của người viết trong ý nghĩa của “văn hóa thánh tướng” rồi.

Xin mượn bốn câu thơ kết thúc cho bài Bình về quyển Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh để thêm ý cho bài viết:

Cô vọng ngôn chi cô thính chi.

Đậu bằng qua giá vũ như ti.

Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,

Ái thính thu phần quỷ xướng thi! 

Bản Diễn Nôm của Cụ Đào Trinh Nhất: 

“Nói láo” mà chơi, nghe láo chơi

Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi

Chuyện đời đã chán không buồn nhắc

Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời.’

 

Lời Bạt


Chats

Categories

Receipts

Work

Manage labels

Create new label

Inbox Type

Default

Important first

Unread first

Starred first

Priority Inbox

Try them all, keep what fits

Try out all of the new inbox styles to see what fits you best. You can always switch back if you change your mind.

Inbox Type

Default

Important first

Unread first

Starred first

Priority Inbox

Try them all, keep what fits

Try out all of the new inbox styles to see what fits you best. You can always switch back if you change your mind.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Fetching mail...

More

 

All

None

Read

Unread

Starred

Unstarred

1–50 of 429

 

 

  Richard Powell, tác giả của "Wabi Sabi Simple" nhận định: "Chấp nhận thế giới là không hoàn hảo, chưa hoàn thành, và thoáng qua, và sau đó đi sâu hơn và tung hê thực tế đó, cái gì đó không khác sự tự do." ("Accepting the world as imperfect, unfinished, and transient, and then going deeper and celebrating that reality, is something not unlike freedom").

Do đó, ý tưởng từ bỏ "hoàn hảo" và thậm chí "đủ tốt" (good enough) không thể cưỡng lại sự hấp dẫn trong cuộc sống, thí dụ như các dấu vân tay, vết sẹo trên thân thể và những đường “xếp” trên mặt khi chúng ta cười. Tất cả hoàn toàn không hoàn hảo, tuy nhiên mỗi người trong chúng ta đều có thể ngắm lấy vẻ đẹp không hoàn hảo trong đó.

Nhìn về phương Đông trong một thoáng lắng động nhằm chiêm nghiệm thêm sâu về triết lý Phật giáo, chúng ta hình dung được Wabi-sabi đại diện cho sự chấp nhận sự bất toàn (imperfection). Khái niệm này có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo và bao gồm việc công nhận sự bất đối xứng, bất thường, và khiêm tốn như các thuộc tính của sắc đẹp tùy theo nhãn quan của mỗi người.

Trong một ý nghĩa rất thực tế, ý tưởng của wabi-sabi mời gọi người xem xét sự không hoàn hảo - một vết lõm trong một cái chén đồng, một vết nứt trong một bình thủy tinh, hay những nét đổ nát qua thời gian của bức tượng Phật, hoặc một vài cánh hoa sen có tỳ vết hay tơi tả trong toàn thể bông sen!

Bạn có thấy được nét đẹp, thấy được sự toàn vẹn trong cái bất toàn đó không?

Nếu thấy được, cảm nhận được điều trên, tức là bạn đang ở trong một trạng thái an nhiên tự tại giữa sự bất toàn và sự toàn vẹn. Bạn sẽ không còn nhận thức được sự khác biệt giữa hai nét đẹp. Bạn đã về Một và đã về Tất cả - Oneness.

Và, Krishnamurti đi sâu hơn, nói rằng linh hồn chúng ta đều được cấu thành bằng cùng một loại giấy báo, xuất phát từ các nếp gấp trong bài báo và qua thời gian từ từ được gấp lại thành những nếp và khi mở ra, thì đó là những trải nghiệm của chính bạn.

Tất cả vạn vật như là một vật thể có giá trị đối với mọi người.

Ý tưởng ôm lấy sự “không hoàn hảo” hoàn toàn là cái nhìn ngược lại của chúng ta có trong thế giới Tây phương. Chính cái ngược nầy mới là Đông phương. Ngược, nhưng không đối chọi. Ngược, nhưng vẫn hài hòa…

Hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm kim chỉ nam cho những hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn…

Phổ Lập Mai Thanh Truyết

Houston – 10 – 6 - 2022

 





 

Not starred

 

 

 

 

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Not starred

Starred

Attachment

Not starred

 

Starred

 

Not starred

 

Starred

 

122 of 22

 

 

This tab is empty.

Here are a few things you can try:

  • Edit your filters to ensure messages of this type reach the inbox.

Promotions

 

150 of 1,263

 

 

This tab is empty.

Here are a few things you can try:

  • Edit your filters to ensure messages of this type reach the inbox.

 

 

 

No comments:

Post a Comment