Wednesday, June 1, 2022

 

Chuyển lại câu chuyện dưới đây nhằm chứng minh cho thấy từ trên xuống dưới, mọi tầng lớp “sĩ phu Bắc hà” không hề biết qua lịch sử dân tộc Việt. Có nghĩa là họ không phải là người Việt Nam.

 

AI CHÉM LIỄU THĂNG?

Nguyễn Ngọc Luật 

Năm nay (2012) Bộ Giáo dục & Đào tạo cải cách đưa môn Lịch Sử là môn tự chọn cho học sinh Trung học phổ thông. Vì quan niệm rằng ở Trung học cơ sở là giai đoạn giáo dục cơ bản các em đã được học môn Lịch Sử Việt Nam đầy đủ và toàn diện rồi, sang Trung học phổ thông là giai đoạn giáo dục hướng nghiệp nên đưa môn Lịch Sử môn tự chọn. Cải cách này của bộ Giáo dục đã có nhiều ý kiến trái chiều đồng tình cũng có mà phản đối cũng lắm. Nhiều nhà giáo dục, nhà văn hóa, phụ huynh đã phản đối quyết định này vì căn cứ vào thực tế hiện nay học sinh rất kém môn Sử, có lẽ vì cách dạy thiếu sức hút và nội dung có phần thiếu trung thực, một phần quan trọng khác là nó không được đưa vào môn thi bắt buộc để thi tốt nghiệp THPT. Nếu để môn lịch sử thành môn tự chọn thì tương lai học sinh cũng là công dân Việt sẽ mù tịt về lịch sử Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến kiến thức lịch sử của công dân rất kém và từ đó sẽ phát sinh nhiều hệ lụy xấu khác. 

Trước sự kiện này người viết liên tưởng câu chuyện cười đã đọc được ở đâu đó. Hy vọng nó sẽ không trở thành câu chuyện thật trong tương lai mười năm nữa.

Trong giờ lịch sử của một lớp trường trung học phổ thông, cô giáo dạy sử như thường lệ ôn bài cũ trước khi giảng bài mới.

-Bây giờ cô ôn bài cũ trước khi giảng bài mới. Dũng cho cô biết Liễu Thăng bị chém ở đâu?

-Dạ thưa cô, Liễu Thăng bị chém ở cổ ạ.

Cả lớp cười ồ, Cô giáo lắc đầu cố nén tiếng cười. 

-Vậy em nói cho cô biết: Ai đã chém Liễu Thăng?

-Dạ, thưa cô, ai chém thì em không biết nhưng không phải em! 

Cô giáo mất hết kiên nhẫn.

-Em không hiểu tý gì bài đã học, cô cho em 0 điểm. 

Sáng hôm sau trong lúc ăn sáng, ông bố kiểm tra phiếu điểm của con, ông phát hiện ra Dũng bị 0 điểm môn Sử

-Vì sao như thế, ông quắc mắt hỏi.

Dũng ấp úng trả lời

-Dạ, hôm qua cô giáo hỏi ai đã chém Liễu Thăng, con nói không biết nên cô cho con 0 điểm.

Ông bố tức lồng lộn đẩy con lên xe, lái đến trường. ông vào gặp thầy hiệu trưởng vừa nói lý do tại sao con ông bị 0 điểm môn Sử. Cô giáo được mời lên phòng hiệu trưởng, trước mặt thầy, cô và bố, Dũng được yêu cầu cho biết vì sao bị 0 điểm. Dũng trả lời y chang câu đã trả lời với bố sáng nay.

Vốn là một quan chức lớn trong tỉnh, ông hiệu trưởng cũng rất nể sợ, ông bố đã không kìm được cơn giận quát lớn

-Cô dạy dổ kiểu gì thế, tại sao chỉ vì con tôi không biết ai chém Liễu Thăng mà cô cho nó 0 điểm. Đáng ra nếu vụ việc nghiêm trọng cô phải báo bên công an hình sự, họ sẽ lập chuyên án điều tra để tìm thủ phạm mới đúng chứ! 

Cô giáo sững sờ chưa kịp trả lời thì thầy hiệu trưởng vốn rất sợ bị mất điểm thi đua vội cười nịnh với ông bố Dũng rồi phân trần 

-Dạ, anh Hai đã chỉ đạo thì chúng em rút kinh nghiệm ạ. Thôi anh Hai đi làm kẻo trể, để vụ này em xử lý nội bộ, rút kinh nghiệm. xin anh hết sức thông cảm cho. Em xin đa tạ.

Ông bố vùng vằng bước ra xe hơi còn nói vọng lại: 

-Chỉ một lần duy nhất thôi đấy, lần này tôi thông cảm nhưng sẽ không có lần hai đâu nhé.

Thầy hiệu trưởng cúi đầu dạ vâng. 

Khi trong phòng chỉ còn lại hai người, thầy hiệu trưởng mới nói với cô giáo

-Sao cô đem ba cái chuyện đâm chém ra hỏi học trò chi vậy, nó làm cho phụ huynh người ta bức xúc đó, rút kinh nghiệm lần sau thận trọng nhé. Thôi cô về lớp đi. Cô giáo mới bước mấy bước chưa ra tới cửa thầy hiệu trưởng gọi giật lại: 

-A mà này, thế thì cái thằng Liễu Thăng đang học lớp nào vậy, bị chém có nặng không mà tôi không nghe ai báo cáo hết vậy?!

 ***

Câu chuyện thật lịch sử Việt dưới đây: 

Ai chém cụt đầu Liễu Thăng? 

Liễu Thăng, một danh tướng lừng lẫy của nhà Minh (Trung Quốc) kiêu dũng và dày dạn kinh nghiệm chính trường đã thảm bại trước nghĩa quân của Bình Định Vương - Lê Lợi. Bản thân Liễu Thăng bị chém rơi đầu, quân Liễu Thăng “mười phần chết chín”. Vậy ai là người chém đầu danh tướng Liễu Thăng?

Liễu Thăng tất chết 

Trong nhiều tư liệu lịch sử có ghi: sau thất bại trong trận Tốt Động - Chúc Động (5 – 7/11/1426), Vương Thông (Wang Tong) vờ xin giảng hoà để chờ viện binh chính quốc. Tháng 10/1427, viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo tiến sang; đạo quân Liễu Thăng (khoảng 100 nghìn) từ Quảng Tây qua Lạng Sơn vào Đông Quan; đạo quân Mộc Thạnh (Mu Sheng) (khoảng 50 nghìn) từ Vân Nam (Yunnan) định qua Lào Cai tiến về Đông Quan. 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lúc này Bình Định Vương Lê Lợi và mưu thần Nguyễn Trãi đã tiên đoán viện binh quân Minh sẽ có những đường tiến quân theo các ngả cứu viện nhằm đánh thẳng vào chủ lực quân đang đóng tại Xương Giang, Chi Lăng. Do vậy các mũi “điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong” quân cứu viện nhà Minh đã được Bình Định Vương Lê Lợi sớm sắp đặt. Vẫn theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Ngày 8/10, đạo quân Liễu Thăng (Liu Sheng) vượt biên giới vào Lạng Sơn; nghĩa quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút, nhử đối phương vào trận địa mai phục ở Chi Lăng”. 

Nguyễn Trãi …chỉ cho tướng Trần Lựu thi hành kế hoạch dụ Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng , đánh chỉ được thua, riêng về phía chủ lực thì đã có Lê Sát , Lưu Nhân Chú, Lê Linh , Lê Thụ đương đầu , song song với các tướng Phạm Văn Xảo , Lê Khả , Lê Trung …tiếp ứng và chặn các lộ quân tiếp viện từ Vương Thông, Mộc Thạnh.

 Trần Lựu là tướng cẩn trọng , đang giữ ải Nam Quan (Phá Lũy), theo mệnh lệnh bỏ ải rút dần theo đà tiến của quân địch, về Ai Lưu rồi về Chi Lăng .Tới đây thói kiêu mạn của Liễu Thăng đã tràn trề, mặc cho Lý Khánh khuyên can, kệ cho Hoàng Phúc cầu xin dẫn 100 quân kỵ vượt qua cầu, cầu đỗ, người ngựa quân Minh đều rơi cả xuống sông.


 





No comments:

Post a Comment