Sunday, February 7, 2021

 

Thưa Bà Con,

Xin chuyển lên bài viết của tác giả Hà Thất Phu về hai chữ “CHIA SẺ” hay “CHIA XẺ”.

Đây là một vấn đề ngoài “câu chuyện ngôn ngữ” mà còn có âm hưởng…vùng miền và tính áp đặt của “kẻ mạnh”. Xin thưa trong tất cả bài viết của “ngu nhơn” đều dùng chữ “chia xẻ” mà đôi khi cũng bị sách mé như sau:”Là TS (trung sĩ) mà cũng viết sai chánh tả thay vì “chia sẻ”. Và có thêm một chữ nữa tiện nhân tôi cũng bị một “văn sĩ” trong một Hội văn bút vùng Nam Hoa Kỳ viết ra một bài viết ngắn nhận định về cách viết sai chánh tả chữ “nầy”. Tôi viết “nầy”, người viết phê bình bảo là phải viết “này” mới đúng!

Xin chia xẻ cùng Bà Con.

À quên, lại sợ có người đọc sẽ dạy tôi viết là “chính tả” chứ không phải “chánh tả”!

Cuối cùng, dù sao đi nữa xin cũng đừng… CHIA RẺ

***

LẠM BÀN VỀ: CHIA XẺ, CHIA SẺ, AI ĐÚNG, AI SAI?

XẺ VÀ SẺ, CHIA XẺ VÀ CHIA SẺ, AI ĐÚNG, AI SAI?

Biến cố tháng tư năm 1975 đã làm cho nếp sống người Việt xáo trộn gần như toàn diện. Ngôn ngữ Việt Nam cũng không chạy thoát được cuộc rượt đuổi tàn bạo của những chiếc dép râu và kết quả là có một số khá lớn những nhóm chữ mới được tạo ra. Những nhóm chữ này như những con vi trùng gớm ghiếc lan dần vào đời sống người dân. Phần lớn những nhóm chữ này (tôi không muốn dùng hai chữ "cụm từ" mà VC vẫn thường dùng) được thai nghén từ những đầu óc không mấy bình thường cho nên khi sinh ra, chúng mang hình thù ngô nghê kịch cỡm như những con quái vật.

Trong gần 40 năm qua, bầy quái vật này đã xuất hiện khá nhiều trên lãnh vực truyền thông tại hải ngoại. Không ít người Việt tự do đã phải cau mày khi nghe những nhóm chữ như "hoành tráng", "ùn tắc", "đại trà", "đăng ký", "cảnh báo", "ấn tượng" "bóng đá" (là một danh từ nhưng người vịt + lại dùng như động từ!), "xử lí" (i ngắn!), "vụ việc", "sự cố", vân vân. Có người nghe riết rồi cũng thành quen, nhưng cũng có người mỗi lần nghe đến là mỗi lần thót ruột và cảm thấy thật xót xa. Thót ruột vì lo cho những thế hệ sau sẽ trở thành nạn nhân của cái gọi là kế hoạch trăm năm trồng người của bọn chó nhảy bàn độc.

Người viết bài này là một trong số những người thuộc thành phần sau. Cho đến nay, khi thấy những nhóm chữ đó xuất hiện trên các trang báo, bài viết, tôi vẫn còn thấy buồn nôn. Chẳng lẽ đầu óc tôi không còn “thu nhập”, “tiêm nhiễm” được những "cái mới" nữa chăng? Hay vì thù ghét bọn bán nước ươn hèn nên không muốn nghe và dùng bất cứ thứ gì của chúng?

Thú thật, bệnh dị ứng chữ-nghĩa-quái-vật của VC trong tôi đã gần như bất trị.

Một trong những nhóm chữ mà tôi vẫn luôn đau đầu khi thấy xuất hiện trên báo chí hay nghe ai đó nhắc đến là nhóm chữ "chia sẻ".

 Không phải là nhà ngôn ngữ học nhưng tôi luôn hãnh diện rằng trình độ nói, nghe và viết tiếng Việt của tôi đủ để tôi còn có thể tự hào rằng tôi còn là người Việt cho dù sau hơn 30 năm lưu vong, tuổi Mỹ của tôi đã còn cao hơn cả tuổi  Việt. Nếu tôi nhớ không lầm, trước tháng 4 năm 1975 chưa bao giờ tôi viết một bài luận văn trong đó có hai chữ chia xẻ được viết thành "chia sẻ". Hai chữ chia xẻ tôi viết trong mấy bài luận văn đó chưa bao giờ bị thầy cô khoanh mực đỏ hay gõ đầu để khiển trách. Trong cuộc sống thường nhật, khi nói chuyện, tôi chưa bao giờ nghe ai đó uốn lưỡi lên để phát âm chữ "xẻ" như "sẻ". Xin mở một dấu ngoặc ở đây - đám bạn gốc Bắc-kỳ của tôi thuộc thành phần ngoại lệ vì họ phát âm "x" và "s" như nhau.

 Theo tôi, chữ "xẻ" ít nhiều có bà con họ hàng với chữ "xé". Xin thưa, tôi nhận xét rất đơn giản vì tôi không phải là nhà ngôn ngữ học. Nghĩa của chữ "xé" rất rõ ràng: làm cho rách ra, toạc ra.

* Nghĩa của chữ "xẻ" cũng na ná như thế. Rất rõ ràng, "xẻ" = cắt ra, chia ra, bổ dọc ra. Việt Nam Tự Điển của hai cụ Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ định nghĩa nó như sau: "xẻ", động từ, mổ, bổ ra, cắt ra thành hai hay nhiều phần.

* Chữ "xé", theo tự điển này, được định nghĩa như sau : "xé", động từ, hai tay nắm tét ra. Không chối cãi gì được, hai chữ "xé" và "xẻ" tuy không phải là hai chữ đồng nghĩa nhưng cũng có ý nghĩa khá tương tự.

 - - Khốn nỗi ta lại không có chữ "sé" với nghĩa na ná như chữ "sẻ"!

 Chữ "sẻ" trong tự điển của hai cụ Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, cũng được định nghĩa gần giống như chữ "xẻ":

"sẻ", động từ = chia ra, sớt bớt, san sẻ. Riêng đối với nhóm chữ "san sẻ", tôi hoàn toàn đống ý rằng hai chữ này đã được dùng một cách rất phổ biến trước năm 1975. Đặc biệt là tôi chưa hề thấy ai viết nhóm chữ đôi này thành "san xẻ".

Giở quyển Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, hai chữ "xẻ" và "sẻ" cũng được định nghĩa tương tự như trong quyển tự điển của hai cụ Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ. Trong quyển tự điển này, chữ "sẻ" được định nghĩa "san chia ra" và chữ "xẻ" được định nghĩa "bổ dọc ra". Thêm một quyển tự điển xác nhận hai chữ "xẻ" và "sẻ" có ý nghĩa gần như tương tự.

 Tuy nhiên, điều khác biệt giữa hai pho tự điển này trở nên rõ rệt khi quyển của hai cụ Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ chỉ có nhóm chữ "chia xẻ" mà không có "chia sẻ".

 Và càng lạ hơn là trong hầu hết những quyển tự điển do ngụy quyền Hà nội ấn hành, người ta chỉ thấy "chia sẻ" mà không thấy "chia xẻ". Việt cộng đã dùng quyền kẻ thắng để chụp nón cối hóa phép cho hai chữ "chia xẻ" biến thành "chia sẻ" và tệ hại hơn, chúng còn cho rằng viết "chia xẻ" là sai chính tả! . . . . . ?!?!?!?!

 Với tôi, cho dù Việt cộng có in hàng ngàn quyển tự điển và quyển nào cũng chỉ có nhóm chữ "chia sẻ" mà không có "chia xẻ", tôi vẫn tiếp tục nói và viết "chia xẻ" như tôi đã từng làm từ khi còn cơm cha, áo mẹ, công thầy. Thú thật, tôi nghĩ vì bọn ngợm ngất ngưởng trên "đỉnh cao trí tệ" phát âm "s" như "x" cho nên họ không phân biệt được cái nào là "s" và cái nào là "x". Chúng cũng giống như một tên nói láo chuyên nghiệp. Tên này nói láo lâu dần thành quen, cứ tưởng những chuyện hắn bịa ra là chuyện thật!

 Rất mong quý vị thức giả và nhất là những nhà ngôn ngữ học góp phần chỉ giáo để kẻ thất phu này được sáng mắt.

Trong thời gian chờ đợi, tôi nghĩ tại sao người Việt phải tự chia rẻ bằng cách chọn hai cách viết khác nhau?

Chúng cũng giống như một tên nói láo chuyên nghiệp. Tên này nói láo lâu dần thành quen, cứ tưởng những chuyện hắn bịa ra là chuyện thật!

 Rất mong quý vị thức giả và nhất là những nhà ngôn ngữ học góp phần chỉ giáo để kẻ thất phu này được sáng mắt.

Trong thời gian chờ đợi, tôi nghĩ tại sao người Việt phải tự chia rẻ bằng cách chọn hai cách viết khác nhau?

 Chúng cũng giống như một tên nói láo chuyên nghiệp. Tên này nói láo lâu dần thành quen, cứ tưởng những chuyện hắn bịa ra là chuyện thật!

 Rất mong quý vị thức giả và nhất là những nhà ngôn ngữ học góp phần chỉ giáo để kẻ thất phu này được sáng mắt.

Trong thời gian chờ đợi, tôi nghĩ tại sao người Việt phải tự chia rẻ bằng cách chọn hai cách viết khác nhau?

Tại sao không viết đồng nhất là "chia xẻ", vừa rõ ràng, vừa quen thuộc vì nó đã được dùng từ hơn nửa thế kỷ qua?

Tại sao ta lại phải viết theo kiểu kẻ thù thích viết sai và vô nghĩa?

Hà Thất Phu

 

Lượm trên Google không đề tên tác giả 

1. “Chia sẻ”:

+ “chia” có nghĩa là phân ra từng phần từ một chỉnh thể; “sẻ” là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, “Chia sẻ” có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng chịu hoặc cùng hưởng. Vậy, từ “Chia sẻ” có ý nghĩa về tinh thần.

Thí dụ:

– Chia sẻ nỗi buồn.

– Chia cơm sẻ áo.

– Chia sẻ một phần trách nhiệm.

 

2. “Chia xẻ”:

+ “chia” vẫn có nghĩa là phân nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể; trong khi đó, “xẻ” lại có nghĩa là chia, bổ, cắt rời ra.

Thí dụ:

– Mẹ xẻ dưa cho các con.

+ “xẻ” còn có nghĩa là đào cái gì cho thông thoát.

Thí dụ:

– Xẻ rãnh thoát nước.

 

Do đó, “Chia xẻ” là chia thành nhiều mảnh làm cho không còn nguyên một khối nữa. Vậy, từ “Chia xẻ” có ý nghĩa về vật chất.

Thí dụ:

– Chia xẻ lực lượng.

Cho nên, hai từ “Chia sẻ” và “Chia xẻ” cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau, nhưng cách dùng lại khác nhau, tùy theo trường hợp.






No comments:

Post a Comment