Thursday, February 11, 2021

 


Thưa Bà Con,

Thân chuyển vài trích đoạn của bài viết về chữ NHẪN của tác giả Lam Sơn.

Mời Bà Con đọc trong ba ngày Tết (ba chữ nầy, Má tôi thường nói như…vào ăn ba hột cơm đi con!”

***

Nhẫn là khả năng.

Sách "Quảng Nhã" viết: Nhẫn là chịu đựng. “Leo núi phải chịu được sườn dốc, đạp tuyết phải chịu được cầu trơn". Nại cũng là Nhẫn. 

Đại thể các sách đều nói là "Nhẫn" thực chất là "có thể chịu đựng", là tố chất, bản sự của một người, là thể hiện của năng lực tinh thần và thể chất của một người. Nhẫn là một trong những mỹ đức truyền thống các dân tộc các nước Á Đông. Nho gia, Phật gia và Đạo gia đều coi trọng Nhẫn.

Vì trọng trách mà chịu đựng khuất nhục, tế thế độ nhân

Phật gia thuyết rằng áo cà sa là: "Nhẫn nhục y, nhẫn nhục khải" (Áo nhẫn nhục, giáp nhẫn nhục). Một người xuất gia một khi mặc lên mình tấm áo cà sa, người đó phải chịu đựng đủ thứ vinh nhục của thế gian mà vẫn bất động tâm, ở trong mọi hoàn cảnh, nghịch cảnh để ma luyện và thăng thăng hoa chính mình, mở rộng lòng từ bi và dung lượng của cái tâm bản thân, tu thân dưỡng tính, tế thế độ nhân.

Động tâm nhẫn tính, giúp ích bồi đắp chỗ còn thiếu sót

Có câu rằng: “Gươm quý sắc bén nhờ mài dũa mà thành, hoa mai ngát hương nhờ giá lạnh mà sinh ra”. Hoàn cảnh gian khổ, gặp điều ác liệt thường là cơ hội để ma luyện ý chí và khơi dậy tiềm năng của con người.

Những bậc Thánh hiền thời xưa này, đều ở trong cảnh khốn cùng, tù giam hay nghịch cảnh rủi ro, nhưng bằng sự nhẫn nại không lay chuyển, cùng ý chí và nghị lực kiên cường đã nỗ lực hết mình, để rồi cuối cùng thành tựu được những trước tác vĩ đại lưu danh muôn đời.

Nhẫn, còn có ý nghĩa khác là: Dằn lòng quyết tâm, sau mở rộng nghĩa thành tàn nhẫn. Về cơ bản nó là hai phương diện của sự vật, một chính một phản, một thiện một ác. Vì vậy, không có nhân nghĩa, thiện lương, bao dung mù quáng sẽ chỉ trở nên thủ đoạn độc ác, lòng dạ nham hiểm, như những kẻ gian nịnh trong lịch sử.

Vậy nên có “Nhẫn” cũng cần phải có “Nhân”, tu thân dưỡng tính, “khắc chế bản thân theo lễ, đó là nhân”.

Chữ Nhẫn có đức có chí, khắc chế bản thân theo lễ

 

… Làm người quân tử nên: có đức, có chí, khắc chế bản thân theo lễ. Nhẫn chịu khó khăn nghịch cảnh là Nhẫn; “thuận theo ham muốn là kẻ phàm, đối ngược ham muốn là bậc thánh”, kiên định lựa chọn của nội tâm, không nước chảy bèo trôi, không mê muội trước ngoại vật, giữ ý chí, trước sau như một, đó cũng là Nhẫn.

Mà trong Nhẫn có xả, buông bỏ các tâm không tốt.

Tu thân, tu đức cần chí khí, cần kiên nhẫn. Kỳ thực, thành tựu của bất kỳ một sự nghiệp nào cũng đòi hỏi sự bền bỉ và kiên trì.

Có đức có chí mới có thể thành bậc đại khí.

Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao.

Có câu: “Việc nhỏ không nhẫn ắt loạn đại mưu”, “Nhẫn vi cao, hoà vi quý”, “nhẫn được bực tức, tha thứ cho người khác thì hoạ tự tiêu”

***

Nhẫn nhịn và nhu nhược

Có lẽ có người cảm thấy, cái gì cũng nhẫn, phải chăng là quá nhu nhược?

Nhẫn không quyết đoán, nhẫn là không làm gì chăng?

Kỳ thật không phải vậy, những sự tình trên thế gian, có được ắt có mất, có lấy thì có cho. Mà Nhẫn là thái độ và sự lựa chọn được thể hiện ra trong hành vi.

Tiểu nhân thủ lợi, quân tử lấy nghĩa, Thánh nhân lấy đại Đạo thiên hạ; ai nấy đều lấy cái mình muốn lấy, ai nấy đều bỏ cái mình muốn bỏ!

Nhẫn vô khả nhẫn và đại thiện đại nhẫn

Đối mặt với đại nghĩa, mà có lúc nhẫn vô khả nhẫn, nhưng hành vi thực sự là thể hiện nội hàm của Nhẫn, nhẫn nhưng không thể vi pham, làm trái với đại nghĩa, đó là giới hạn của Đại Nhẫn.

***






No comments:

Post a Comment