Thưa Bà Con,
Tất cả chúng ta đang được
Covid Wyhan chiếu cố từ hơn bảy (7) tháng qua. Trong lịch sử nhận loại, có ba
trường hợp đại dịch cách nhau hang thế kỷ, nhưng có điểm đặc biệt là từ việc “cách
ly xã hội” đã nảy sinh ra VĨ NHÂN của thời đài. Đó là Newton,
Shakespeare và Leonardo da Vinci.
Hôm nay, xin được giới
thiệu cùng Bà Con: Khoa học gia Issac Newton
***
Issac Newton trong đại
dịch (Đề tựa
của người chuyển)
Ông đã tận dụng rất tốt
"cách ly xã hội" trong thời gian dịch bệnh xảy ra, cống hiến hết mình
cho sáng tác, thành quả thu được đều rực rỡ ánh hào quang, tạo phúc cho nhân loại.
Virus Vũ Hán đã thay đổi cuộc
sống của hầu hết mọi người. Trong những thời điểm căng thẳng của dịch bệnh,
chúng ta được yêu cầu ở nhà, tự cách ly, mọi hoạt động xã hội bị đình chỉ. Đối
với những người quen với cuộc sống gấp rút sôi động, sẽ dường như rơi vào trạng
thái không trọng lượng, cảm giác lơ lửng giữa không trung và mất mục tiêu.
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Đám
mây nào cũng có viền sáng bạc” (Every cloud has a silver lining). Chúng
ta đều có thể luyện tập để tìm thấy cảm hứng ngay trong khốn cảnh, từ đó tìm thấy
điểm sáng cho cuộc sống bản thân mình.
Trong lịch sử cũng đã
xuất hiện không ít lần đại dịch, vậy khi ấy mọi người đã đối mặt với nó như thế
nào?
Newton: Giai đoạn đó là thời kỳ đỉnh cao cho những phát
minh của tôi.
Vào năm 1665, bệnh dịch hạch
bùng phát ở Cambridge, Anh, là phần mở rộng của khu vực London. Trường Cao đẳng
Trinity của Đại học Cambridge cũng đóng cửa. Tất cả nhân viên, sinh viên
và dân đều tránh các khu vực ngoại ô và
thực hiện "cách ly xã hội". Chàng sinh viên trẻ tuổi Isaac Newton
cũng là một trong số đó, năm đó ông 22 tuổi. Ông trở về quê hương Woolsthorpe
Manor để "bế quan".
Woolsthorpe Manor thuộc quận
Lincolnshire, cách trường đại học khoảng 60 dặm Anh về phía bắc. Newton đã ở
đây khoảng hai năm.
Trong một môi trường thanh tịnh,
biệt lập này, Newton không phải tham gia các lớp học, không có các hoạt động xã
hội, càng không có điện thoại di động hay Internet, nhưng thật ra đầu óc ông
không nhàn rỗi chút nào, ông có rất nhiều đề tài cần phải suy nghĩ và khám phá.
Và những nghiên cứu chuyên môn của ông trong thời gian này đã thực sự có kết quả
tốt đẹp. Trong toán học, ông đã phát triển phương pháp tính vi phân và tích
phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau
thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến
nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm.
Ông thiết kế các thí nghiệm để đo lực hấp dẫn, và đưa ra khái niệm về định luật
vạn vật hấp dẫn. Ông cũng tiến hành làm thí nghiệm quang học trong phòng ngủ.
Ông khoét một cái lỗ trên cửa chớp, cho ánh sáng chiếu qua để bắt lấy chùm tia
nhỏ nhất có thể. Newton dùng 3 lăng kính quan sát sự thay đổi 7 sắc màu của
quang phổ khả kiến.
Trong thời gian này, ông đã
phát triển phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và
đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ.
Trong thời gian này, ông đã
phát triển phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và
đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ. (Pixabay)
Về sau, khi nhớ lại khoảng thời
gian này Newton đã nói rằng đây là một “niên đại thần kỳ” (tiếng Latinh: Annus
Mirobilis, tiếng Anh: Years of Wonders) - “Đoạn thời gian đó là thời kỳ đỉnh
cao cho những phát minh của tôi, giúp tôi có mối quan tâm sâu sắc chưa từng có
đối với toán học và triết học".
"Đại dịch London" bắt
đầu từ năm 1665, lây lan từ năm 1665 đến năm 1666, khiến một phần tư dân số Anh
chết vì nhiễm dịch bệnh. Đây là trận dịch bệnh gây chết người lớn nhất ở Anh
sau Cái chết Đen vào thế kỷ 14.
Sau khi Newton trở lại
Cambridge vào năm 1667, ông đã đưa một số lượng lớn các luận văn, nửa năm sau
đã trở thành viện sĩ, hai năm sau trở thành giáo sư. Trong suốt cuộc đời còn lại
của mình, ông vẫn tiếp tục suy nghĩ về các chủ đề như vật chất, thời gian,
quang học và màu sắc…
Tác giả An Nhiên
No comments:
Post a Comment