Thưa Bà Con,
Do thời tiết bất thường
trong những tháng gần đây, căn cứ vào mực nước và dòng chảy ở hai trạm quan trắc
Tân Châu và Châu Đốc ở Sông Tiền và sông Hậu, cũng như do sự kiểm soát dòng chảy
của sông Mekong của Trung Cộng, người viết có vài đề nghị cùng Bà Con nông dân chuẩn
bị cho vụ lúa mùa Đông Xuân sắp tới nhằm tránh khỏi thiệt hại “trắng” trên
200.000 mẫu như mùa lúa vào tháng 3/2016 và 3/2020:
·
Không nên tập trung vào việc trồng lúa, chỉ
trồng một số diện tích chon hu cầu thiết yếu mà thôi, nhằm tránh thiệt hại;
·
Diện tích còn lại, nên trồng các loại hoa
màu, hạt, đậu, củ ngắn ngày và chịu được hạn hán.
Đây không phải là một
khuyến cáo của một chuyên gia về nông nghiệp, nhưng chỉ là góp ý đời thường của
một người con Việt còn nặng nợ với quê Cha đất Tổ!
Bài viết dưới đây tổng
hợp từ nhiều nguồn tin trong và ngoài nước nhằm giải thích và suy nghiệm một số
dữ kiện đã xảy ra trong quá khứ trong việc tiên đoán…tương lai “thời tiết”
trong những tháng sắp đến cho Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa “nuôi” cả nước!
Như vậy mà, Bà Con vùng
nầy bị thiệt thòi và “trù ẻo” ngay sau ngày 30/4/1975. Bằng cớ là:
·
Về giáo dục, trước 1975, trình độ học vấn
của lứa tuổi tử 14-24 ở vùng nầy là lớp 7 ½ so với cùng lứa ở Hà Nội là 5 ½;
·
Hiện tại, 2018, Trình độ ở ĐBSCL lại sụt xuống
còn lới 5, và Hà Nội được nâng cao lên lớp 7;
·
Chính sách thuế khóa và kinh tế về thu mua
sản phẩm…làm cho nông dân vùng nầy ngày càng nghèo thêm, làm ruộng và trồng hàng
bông, chăn nuôi không đủ sống. Chính vì vậy thanh niên phải bỏ ruộng đồng về thành
phố và các khu công nghiệp để kiếm sống (nhưng cũng không đủ nuối gia đình ở nông
thôn!);
·
Thanh niên nam nữ vùng nầy, nhứt là thiếu
nữ ở An Giang, Châu Đốc v.v…đành chấp nhận “được bán mình” chạy qua Cambodia làm
cái nghề ô nhục sĩ diện dân tộc như làm điếm hay làm vợ cho Miên Tàu, Đài Loan,
Đại Hàn, thậm chí còn chạy qua Pháp qua Anh do các tổ chức ăn chịu với CSBV đi
từ Việt Nam qua Nga, Tiệp, Ba Lan, Đông Đức cũ…và cuối cùng định cư ở các quốc
gia Tây phương giàu có để làm nghề bán “vốn trời cho” hay trồng “cỏ”, nhứt là ở
Anh và Canada…
·
Về phát triển hạ tầng cơ sở, những con đường
liên tỉnh huyết mạch trong việc chuyên chở, giao thương chánh (chưa nói đến các
hương lộ liên quận), Bà Con hãy so sách với những xa lộ phẳng phiu giáp nối khắp
nơi ở các tỉnh phía Bắc nhằm thu hút du lịch ngoại quốc…
·
Chỉ so sánh quốc lộ 1 mà thôi nối liền Nam
– Bắc, tuy người viết chưa về thăm Việt Nam, nhưng thử so sánh đoạn quốc lộ 1 hướng
về Bắc từ Bến Hải trở đi để thấy Quốc lộ 1 ở phía Nam như thế nào?
·
Thế mà, miền Nam phải đóng góp (qua đủ thứ
thuế) hơn 70% chi phí cho đảng CSBV “điều hành” đất nước. Riêng Saigon phải đóng
84% lợi tức (năm 2018) cho “quốc gia”?
Như vậy, mỗi người
trong chúng ta PHẢI nghĩ gì về Quê Hương, về đảng CSBV?
Nghĩ cũng chưa đủ!
PHẢI lấy quyết tâm và hành
động để nhằm “cởi trói” Quê Cha Đất Tổ!
Mời Bà Con đọc dưới đây:
***
Dự kiến
về Mùa Hạn hán và Nhiễm mặn sang năm 2021
Bây giờ là tháng 10, 2020,
tình trạng mùa nước nổi năm nay không mấy khả quan tạo ra nhiều cảnh báo về mùa
khô sang năm ảnh hưởng đến vụ mùa lúa Đông Xuân sang năm 2021 sẽ tái diễn như vụ
mùa 3/2016 và 3/2020 khiến cho trên 200.000 mẫu ruộng và hoa màu ở ĐBSCL bị chết
trắng. Vũ lượng vào những tháng cuối năm trên toàn lưu vực sông Mekong vẫn thiếu
hụt nhiều so với trung bình nhiều năm, thông thường diễn ra tối đa vào cuối
tháng chín và tháng 10. Nhưng điều nầy không xảy ra cho năm nay, 2020; do đó năm 2020 có thể sẽ có mùa nước lũ thấp nhất trong vòng
10 năm vừa qua.
Xin có
vài hàng về nạn hạn hán gần đây nhứt, mùa Đông Xuân 2019 – 2020. Ðối với khu vực
ĐBSCL, trong tháng 1-2020, mực nước các trạm trên dòng chính Mekong biến đổi chậm
và thấp hơn mực nước trung bình từ 0,2 - 0,7 m, lượng dòng chảy từ thượng nguồn
Mekong (trạm Kratie - Cambodia) về đầu nguồn Cửu Long ở mức thấp hơn trung bình
khoảng 18 đến 20% và ở mức xấp xỉ cùng kỳ năm 2016. Ðáng lo ngại, trong tháng
1-2020, tình trạng xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông Cửu Long từ 45 đến 60 km;
trên sông Vàm Cỏ từ 74 đến 77 km, ở mức xấp xỉ và cao hơn cùng kỳ năm 2016. Đó
là nguyên nhân đưa đến việc mất trắng trên 200.000 mẫu lúa và hòa màu vào đầu
tháng 3/2020.
1-
Hạn hán và nhiễm mặn sẽ tái diễn
vào tháng 3 năm 2021 hay không?
Sau đợt
hạn mặn khốc liệt năm 2019-2020, lượng nước tại lưu vực sông Mekong tiếp tục giảm
dù đã bước vào mùa nước lũ năm nay. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia,
cảnh báo như vậy khi nhận định về dự báo dòng chảy của mùa nước lũ (cũng còn gọi
là mùa nước nổi theo bà con địa phương ở miền Nam trước 1975) xuống thấp:”Vào cuối tháng 9 và tháng 10 lượng mưa ở vùng thượng
lưu sông Mekong có thể sẽ được cải thiện và bằng mức trung bình nhiều năm. Và
trong các tháng tiếp theo, vùng hạ lưu sông Mekong vẫn tiếp tục có mưa, tuy
nhiên tổng lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mekong vẫn thiếu hụt nhiều so với
trung bình nhiều năm”.
"Theo
đánh giá ban đầu, đỉnh lũ năm 2020 tại đầu nguồn sông Cửu Long (tại trạm thủy
văn Tân Châu và Châu Đốc) ở mức thấp (dưới báo động 1) và sẽ xuất hiện
muộn vào giữa tháng 10 và sau đó sẽ giảm nhanh. Trong toàn bộ mùa lũ năm 2020
dự kiến chỉ đạt khoảng 55% trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ năm 2019.
Như vậy, về tổng lượng nước
lũ năm 2020 có thể sẽ có mùa lũ thấp nhất trong vòng 10 năm vừa qua”.
Vườn sầu riêng năm nay…
Nếu
theo dự kiến trên thì tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô 2020-2021
từ thượng nguồn sông Mekong về đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu hụt tương đương
năm 2019 nên tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và gay gắt
nhứt là vào tháng 3 sang năm, tháng cạn kiệt nguồn nước cao nhứt trong mùa khô!
Theo đánh giá ban đầu ở hai Trạm
quan trắc Tân Châu và Châu Đốc, tổng lượng dòng chảy qua hai trạm này trong
toàn bộ mùa nước nổi năm 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 55% so với trung bình nhiều
năm, thiếu 130 tỷ m3 nước và thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 15%.
Nhiều chuyên gia dự báo ĐBSCL
có thể trải qua mùa nước lũ thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Các trạm vùng hạ
nguồn sông Cửu Long lên theo thủy triều, đỉnh lũ phổ biến ở mức báo động
2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3. Một số vùng trũng thấp, ven sông, đặc
biệt là thành phố Cần Thơ và Vĩnh Long vẫn có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.
Và hậu quả của mùa nước nổi thấp
sẽ đưa đến tình trạng nhiễm mặn là lẽ tất nhiên. Việc xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu
Long có thể xuất hiện sớm từ khoảng đầu tháng 12 và tập trung vào tháng 2/2021.
Nhưng đối với các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn, xâm nhập mặn tập
trung vào tháng 3 và 4. Và cũng nằm trong dự kiến, các vùng sau đây sẽ bị ảnh
hưởng nặng cho vụ mùa Đông Xuân là tại Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.
Ngoài ra, do thiếu hụt nguồn
nước dẫn đến mực nước trên sông và các kênh rạch ở mức thấp, vì thế cho nên cảnh
báo về nguy cơ sạt lở ở hai bên bờ sông và các kênh rạch trong thời gian này có
thể xảy ra, nhứt là ở những dòng sông chính.
Theo Tổng
cục Thủy lợi, kể từ đầu mùa nước lũ (tháng 5/2020) đến đầu tháng 9/2020, dòng
chảy trên cả lưu vực sông Mekong đều ở mức rất thấp do lượng mưa bị thiếu hụt
so với mức trung bình từ 30-40%. Cho đến nay, trên lưu vực sông Mekong, vùng
thượng nguồn (Trung Cộng, Thượng Lào) đã vào cuối mùa mưa; vùng trung và hạ lưu
(Trung và Hạ Lào, Campuchia) mùa mưa tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa tháng
10/2020.
Theo dự báo của một số tổ chức
khí tượng trên thế giới, từ nay đến cuối mùa mưa, lượng mưa trên lưu vực có khả
năng cải thiện, cao hơn từ 15-30% so với trung bình hàng năm.
Do vậy,
mực nước trung bình năm nay cho cả lưu vực ĐBSCL sẽ giảm vào khoảng từ 5-15%.
Ngoài ra, do các hồ chứa ở thượng nguồn hiện đang ở mức thấp nên sẽ tăng cường
tích nước. Dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô khả năng thiếu hụt
cao hơn nữa so với trung bình từ 20-35%.
Biển Hồ Cambodia là nguồn nước quan trọng bổ sung cho
ĐBSCL trong các tháng mùa khô hiện đang có mức trữ thấp (khoảng
gần 9 tỷ m3), thấp hơn cùng kỳ trung bình cùng thời điểm khoảng 23 tỷ m3, so với
năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và năm 2019 khoảng 2 tỷ m3. (Trích từ Tổng Cục Thủy lơi
Việt Nam).
Đợt hạn
mặn năm 2020 khiến hàng chục nghìn người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó
khăn về nước sinh hoạt. Đợt hạn mặn năm 2020 khiến hàng chục nghìn người dân ở
Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.
Với
tình trạng mưa, dòng chảy yếu, năm 2020 được dự báo tiếp tục là năm ít nước, nước
lũ về ĐBSCL sẽ yếu đi so với mùa 2019-2020.
1-
Cảnh báo về mức độ nhiễm mặn
trầm trọng cho mùa Đông Xuân sắp đến
Như đã
đan cử ở phần trên, tình hình nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân
sinh mùa khô tháng 3/2016 đã tiêu diệt 200.000 mẫu lúa và hoa màu. Và tình hình
càng nghiêm trọng hơn, khắc nghiệt hơn vào mùa khô 3/2020.
Theo đó, giữa tháng 12-2019,
xâm nhập mặn sẽ vào sâu trong đất liền 40-50km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5km. Tháng 1, 2 và đến
giữa tháng 3-2020, nồng độ mặn lên đến
4g/l xâm nhập sâu vào đất liền 55-110km, cao hơn từ 3-7km so với năm hạn mặn lịch
sử 2016.
Tình trạng xâm nhập mặn như vậy
gây rủi ro rất lớn cho vụ đông xuân tại khu vực cách biển 50-60km. Xâm nhập mặn
sẽ tác động đến 10/13 tỉnh của ĐBSCL gồm Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh
Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau và Kiên Giang.
Một
thí dụ cụ thể, theo thông báo mới nhất của ngành nông nghiệp huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre, độ mặn đo được tại các nhánh sông trên địa bàn huyện này đang ở mức
cao vào đầu năm 2020, có những chỗ đo được 4.63‰ - mức được xem là "cao bất
thường".
Chợ Lách là địa phương năm xa biển nhất của tỉnh Bến Tre, trong đợt hạn,
mặn lịch sử 2016, tòan tỉnh chỉ có một xã thuộc huyện này không bị xâm nhậm mặn.
Tuy vậy, năm 2020, huyện có hơn 13.000 hộ sản xuất trên 11 triệu sản phẩm
hoa kiểng đa chủng loại phục vụ thị trường tết Nguyên đán Canh Tý 2020 này lại
bị xâm nhập mặn sớm hơn, nặng nề hơn.
Từ những kết quả trên, dự kiến
có thể xảy ra các diễn biến của việc xâm nhập mặn vào mùa khô 2020-2021 có xác
xuất rất cao, có thể xảy ra như sau:
• Với kịch bản thứ nhứt, mưa trên lưu vực sông Mekong hiện như
dự báo của một số tổ chức khí tượng quốc tế, khả năng xảy ra xâm nhập mặn ở mức
nặng đến rất nặng cho mùa khô sang năm 2021. Phạm vi xâm nhập mặn 4 g/lít sâu
nhất ở các cửa sông Cửu Long từ 55-65 km xuất hiện từ tháng 2, 3/2021, sâu hơn
trung bình từ 15-20 km, thấp hơn năm 2015-2016 từ 5-8 km, thấp hơn năm
2019-2020 từ 7-13 km.
• Còn kịch bản hai, mưa trên lưu vực sông Mekong tiếp tục ở mức
thiếu hụt như đã xảy ra từ đầu mùa mưa đến nay, khả năng xảy ra xâm nhập mặn ở
mức rất nặng đến nghiêm trọng. Với kịch bản này, phạm vi xâm nhập mặn sâu nhất ở
các cửa sông Cửu Long từ 60-70 km xuất hiện từ tháng 2, 3/2021, sâu hơn TBNN từ
20-25 km, ở mức tương đương với năm 2015-2016, một số thời điểm ngắn hạn ở mức
tương đương năm 2019-2020.
Tổng cục Thuỷ lợi cho rằng, đến
thời điểm hiện tại (10/2020), với cả hai kịch bản, xâm nhập mặn mùa khô năm
2020-2021 ở ĐBSCL đều ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.
Hiện
nay, sông Mekong trong thời kỳ giữa mùa lũ. Vào tháng 9/2020, dòng chảy thượng
nguồn sông Mekong có xu thế giảm mạnh, dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long có xu
thế giảm theo triều cường, ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) và
các năm gần đây.
Cụ thể, mực nước sông Mekong tại
trạm Kratie (Campbodia) có khuynh hướng giảm với cường suất trung bình 37
cm/ngày. Đến 7h ngày 11/9 mực nước tại Kratie là 11,76 m, thấp hơn 7,4 m so với
trung bình, thấp hơn 10,86 m so với năm 2019 và thấp hơn 5,32 m so với giai đoạn
hạn hán lịch sử năm 2016 và thấp hơn nhiều so với 2000, 2018 cùng kỳ.
Còn tại khu vực Tân Châu, Châu
Đốc (An Giang), mực nước trung tuần tháng 9 có khuynh hướng giảm trung bình 7,8
cm/ngày, và biến đổi theo triều cường.
Theo Tổng cục Thuỷ lợi, kể từ
đầu mùa lũ (tháng 5/2020) đến đầu tháng 9/2020, dòng chảy trên cả lưu vực sông
Mekong đều ở mức rất thấp do lượng mưa bị thiếu hụt so với trung bình từ
30-40%.
Đến nay, trên lưu vực sông
Mekong, vùng thượng nguồn (Trung Cộng, Thượng Lào) đã vào cuối mùa mưa; vùng
trung và hạ lưu (Trung và Hạ Lào, Cambodia) mùa mưa tiếp tục kéo dài đến khoảng
giữa tháng 10/2020.
Xét trung bình cả lưu vực thì
lượng mưa năm 2020 khả năng thiếu hụt so với trung bình từ 5-15%. Ngoài ra, do
các hồ chứa ở thượng nguồn hiện đang ở mức thấp nên sẽ tăng cường mức tích trữ
nước. Dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô khả năng thiếu hụt so với trung
bình từ 20-35%.
Với tình trạng mưa, dòng chảy
như trên, năm 2020 được dự báo tiếp tục là năm ít nước, lũ về ĐBSCL nhỏ. Nhận định
của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc Gia cho thấy, xâm nhập mặn vùng cửa
sông phía Nam của ĐBSCL sẽ cao hơn trung bình.
1-
Kết luận
Qua những
dữ kiện kể trên, một lịch bản không mấy sáng sủa cho cư dân vùng ĐBSCL trong vụ
mùa Đông Xuân sang năm. Thêm một lần nữa, những người đang nắm quyền lực và vận
mạng đất nước cần nên nhớ là …đừng đổ lỗi cho hiện tượng thay đổi khí hậu, để rồi
…phủi tay làm ngơ hay qua những lời tuyên bố “nực nồng” những câu thiệu…tuyên
truyền.
CSBV phải đứng trước một thực
tại do những nguyên nhân thực tế làm cho tình trạng hạn hán và nhiễm mặn ngày
càng trầm trọng thêm, cũng như những chính sách hay kế hoạch phát triển không điều nghiên kỹ
lưỡng và được áp dụng tùy tiện làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ thêm lên.
Đó là:
·
Nạn phá rừng ở thượng nguồn sông Mekong tiêu hủy
lớp đất “thịt”, vùng đấp hấp thụ nước trong mùa nước lũ và điều tiết phụ vào
dòng chảy của sông trong mùa khô;
·
Nạn xây dựng đê bao tùy tiện nhằm chận hoặc
xoay chuyển dòng chảy của sông Cửu Long để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là
vụ mùa Đông Xuân làm ngăn chận hay cản trở dòng chảy tự nhiên của mùa nước nổi.
Từ đó tạo ra những vụ hạ hán hay lũ lụt không được dự kiến trước như những năm
trước 1975;
·
Rừng ngập mặn bao quanh mũi Cà Mau là một hệ
sinh thái thiên nhiên đóng góp vào việc bảo toàn nguồn tài nguyên thiên nhiên
như: 1- Ngăn chặn giông bão nhiệt đới, 2- Vùng an toàn cho tôm cá sinh sôi nẩy
nở, 3- Là nơi dừng chân của phù sa sông Cửu và tăng thêm diện tích đất của tổ
tiên từ 1-2 Km dọc theo Mũi Cà Mau, 4- Là nơi cây tràm, cây đước hấp thụ phèn
sulphate có trong nước biển, 5- Và quan trọng nhứt, rừng ngập mặn là nơi ngăn
chặn một phần nào việc nước mặn tiến sâu vào đất liền.
Một khi năm lợi điểm kể
trên không còn nữa, việc hạn hán hay nhiễm mặn ngày càng trầm trọng thêm là lẽ
tất nhiên mà thôi.
Ai ơi! Hãy nhờ lời…
Mai
Thanh Truyết
Tháng
10, 2020 – Báo hiệu mùa khô sang năm 2021
No comments:
Post a Comment