Tuesday, October 12, 2021

 

Kim Nhung Show, SBTN phỏng vấn 10/02/2021

Rác thải nhựa plastic trên thế giới


Câu 1- Thưa Quý thính giả của TV SBTN. Đúng như vậy thưa Cô KN…                                               Các chính phủ có thể cắt giảm mạnh dòng chảy nhựa plastic đến các đại dương thông qua các biện pháp như hạn chế bán và sử dụng vật liệu nhựa và bắt buộc các lựa chọn thay thế, nhưng ngay cả khi tất cả các biện pháp khả dĩ nhất được thực hiện thì cũng chỉ cắt giảm lượng rác thải xuống mức thấp hơn chứ không ngăn chặn được hoàn toàn như mức thải hiện nay.

Các ước tính trước đây đưa lượng nhựa đến các đại dương mỗi năm vào khoảng 8 triệu tấn, nhưng con số thực tế cao hơn nhiều vào khoảng 11 triệu tấn, theo bài báo đăng trên tạp chí Science.

Vào tháng 07/2017, hơn 200 quốc gia đã ký một nghị quyết của LHQ về loại bỏ ô nhiễm nhựa trong các đại dương của chúng ta.  Các nhà nghiên cứu cho biết với những nỗ lực cắt giảm chất thải hiện tại căn cứ theo quyết định của LHQ, thế giới có thể giảm khối lượng chỉ khoảng 7% hàng năm.

Sự thật không cần phải chối cãi - Theo ước tính gần đây, vấn đề rác thải nhựa trên thế giới hiện được dự đoán sẽ đạt 111 triệu tấn vào năm 2030. Hàng núi rác thải nhựa đang tích tụ trên toàn cầu sau khi Trung Cộng thực hiện lệnh cấm đối với việc xuất cảng rác thải của các nước khác vào TC.

Từ đó, đến năm 2030, số lượng ước tính sẽ đi về đâu khi có lịnh cấm nhập cảng của TC?

Trước khi có lệnh cấm, TC trở thành nhà nhập cảng rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Bài báo trên tạp chí Science Advances cho biết TC đã nhập 106 triệu tấn chất thải nhựa để tái chế kể từ năm 1992, chiếm 45,1% tổng lượng phế thải nhựa xuất cảng trên thê giới.

Nhưng vào năm 2017, TC tuyên bố không còn muốn đổ rác của các nước khác nữa, vì vậy họ có thể tập trung vào các vấn đề ô nhiễm của chính mình.

Sự thay đổi chính sách bất ngờ đã khiến các nhà xuất cảng rác thải như Hoa Kỳ, Canada, Ireland, Đức và các nước châu Âu khác phải truy tìm các giải pháp cho rác thải của họ. Hoa Kỳ đã gửi 13,2 triệu tấn giấy vụn và 1,42 triệu tấn nhựa phế liệu đến các trung tâm tái chế của TC hàng năm.

Các quốc gia Tây phương, nơi phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy tái chế của TC, đã chứng kiến những kiện giấy và nhựa hỗn hợp chất đống trong các trung tâm tái chế. Một số chất thải này hiện đang được chuyển đến Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, nhưng các chuyên gia cho rằng những quốc gia này có thể không lấp đầy khoảng trống mà TC để lại, CNBC News đưa tin.

Câu 2: Thưa Cô KN. Đây là một vấn đề rất đau đầu của những nhà môi trường vàhoạt định chương trình cùng kế hoạch giảm thiểu sự phát thải chất thải cũng như tìm biện pháp hạn chế mức tiêu dùng hay tái chế lại các sản phẩm nhứt là plastic đã dùng qua.

Hơn 8,3 tỷ tấn chất dẻo mới đã được tạo ra, phân phối và loại bỏ tính đến năm 2017. Phần lớn nguyên liệu đó được đưa vào đại dương của chúng ta. Mỗi năm con người gửi ước tính 8 triệu tấn nhựa ra biển. Nếu tiêu thụ nhựa tiếp tục với tốc độ này, chúng ta đang có xu hướng lấp đầy các đại dương với nhiều nhựa hơn lượng cá vào năm 2050!

Vào tháng 12 năm 2018, Hiệp hội Thống kê Hoàng gia của Vương quốc Anh đã đưa ra sự thật cốt lõi trong câu chuyện này - rằng chỉ khoảng 9% tổng số nhựa từng được sản xuất có khả năng được tái chế.

Quá trình sản xuất hàng loạt nhựa dẽo plastic bắt đầu cách đây chỉ sáu thập kỷ vào khoảng thập niện 60 của thế kỷ trước, đã tăng tốc nhanh chóng đến mức tạo ra 8,3 tỷ tấn - hầu hết trong số đó là các sản phẩm dùng một lần, cuối cùng trở thành rác thải. Ngay cả những nhà khoa học bắt đầu tiến hành cuộc kiểm đếm đầu tiên trên thế giới về số lượng nhựa đã được sản xuất, thải bỏ, đốt cháy hoặc đưa vào các bãi chôn lấp, cũng phải kinh hoàng trước những con số rác đã được thải hồi nầy.

Các nhà nghiên cứu của bài báo đã kết luận, "Cần có những ý tưởng và hành động táo bạo trên toàn cầu để giảm số lượng vật liệu không thể tái chế, thiết kế lại sản phẩm và tài trợ cho việc quản lý chất thải nhựa trong nước."

Câu 3: Xin thưa, Amy Brooks, tác giả đầu tiên của nghiên cứu hiện tại và là nghiên cứu sinh tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Georgia, cho rằng các quốc gia cần quản lý và tái chế chất thải của chính mình tốt hơn.

"Đây là một lời cảnh tỉnh. Trước đây, chúng tôi (Amy) phụ thuộc vào TC để tiếp nhận chất thải tái chế này và bây giờ họ đang nói không", cô nói với Associated Press. "Chất thải đó phải được quản lý, và chúng ta phải quản lý nó một cách hợp lý."

Cũng như TS Jenna Jambeck, một kỹ sư môi trường của Đại học Georgia, người chuyên nghiên cứu về nhựa cho biết: “Tất cả chúng ta đều biết rằng có sự gia tăng nhanh chóng và cực độ trong sản xuất nhựa từ năm 1950 cho đến nay, nhưng thực sự việc định lượng con số tích lũy cho tất cả các loại nhựa từng được sản xuất là không thể tưởng tượng rõ rang được, nhứt là chất thải plastic lên đại dương”.

Nhựa plastic mất hơn 400 năm để phân hủy, vì vậy hầu hết chúng vẫn tồn tại ở một số dạng. Chỉ có 12 phần trăm đã được thiêu hủy.

Nghiên cứu được đưa ra cách đây hai năm khi các nhà khoa học cố gắng giải quyết lượng nhựa khổng lồ tích tụ ở biển và tác hại của nó đối với các loài chim, động vật biển và cá. Dự đoán rằng vào giữa thế kỷ này, các đại dương sẽ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cá, tính theo trọng lượng! Điều nầy đã trở thành một trong những thống kê được trích dẫn nhiều nhất và là một lời kêu gọi các quốc gia cần tập hợp nhau lại và cần phải hành động trước khi đã quá muộn!

Câu 4: Thưa Cô, Mỗi năm, 8 triệu tấn nhựa có được trong kỹ nghệ dầu mỏ được đổ xuống biển, thực sự làm nghẹt thở sinh vật biển và tàn phá các hệ sinh thái đại dương và chuỗi thức ăn lớn hơn.

Trong khi TC đã tham gia lời kêu gọi gần đây của LHQ nhằm ngăn chặn rác thải nhựa trên đại dương, thì nghị quyết đã không đưa ra bất kỳ mục tiêu hoặc thời gian cụ thể nào. TC, cũng như Mỹ và Ấn Độ, được cho là đã từ chối đưa vào nghị quyết bất kỳ mục tiêu cắt giảm mức sản xuất và phế thải nhựa như thế nào. Tất cả chỉ là nói suông thôi!

Các nhà khoa học đã biết đến vấn đề nhựa đại dương vào những năm 1950 và sự hiểu biết về bản chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đã tăng lên trong những thập kỷ tiếp theo. Mãi cho đến 1970, một báo cáo mới được công bố bởi Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế nhấn mạnh cách ngành công nghiệp nhựa từ lâu đã biết về vấn đề nhựa đại dương. Ngành Công nghiệp Nhựa về VN đề Nhựa Đại dương, gợi ý rằng các ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí đã nhận thức được, hoặc lẽ ra phải nhận thức được các vấn đề do sản phẩm của họ gây ra không muộn hơn những năm 1970.

Nhưng điều đó đã không xảy ra! Thật đáng tiếc! Để rồi, ngày hôm nay đã xuất hiện một “đảo” rác có diện tích lớn hơn 2 lần diện tích Tiểu bang Texas.

1-                                                Bãi rác “vĩ đại” giữa Thái Bình Dương

Bãi rác nằm trên kinh tuyến 150 và vỹ tuyến 23, kế cận Tropic of Cancer, gần Hawai. Sự hiện diện của đảo plastic nầy là do sự di chuyển của các dòng hải lưu tạo thành một vòng xoáy nơi đây và ngày càng …tích tụ thêm nhiều rác plastic và những rác thải có tỷ trọng thấp hơn tỷ trong của nước biển. Các nghiên cứu đã cho thấy rất nhiều vật liệu và rác thải đến từ trận tsunami ở Nhựt năm 2011.

 

Bãi rác có diện tích 1,6 triệu Km2, hơn gấp hai lần tiểu bang Texas, 3 lần nước Pháp, 4,5 nước Đức. Cấu tạo bãi rác từ mỏng tới dày, từ ngoài vào trong có tỷ trọng khác nhau. Những mảnh rác “già nhứt” đến từ năm 1977.

 

Có tất cả 1,8 tỷ mảnh plastic trên đảo gồm:

                                                  1- 94% mảnh plastic nhỏ (microplastics);

                                                  2- 6% còn lại gồm: 2.1- 56 tỷ plastics trung (mesoplastics);

                                                  3- 821 triệu plastics lớn (macroplastics);

                                                  4- 3,2 triệu plastics “đại bàng” (megaplastics).

VÀ tác giả của những loại rác thải trên ốc đảo nầy lại chính là…những quốc gia sau đây: Japan, Korea, Mexico, Taiwan, Philippines, China, Canada, Chile, Colombia, Venezuela, Italy, Germany. (Chúng ta hơi ngạc nhiên là tại sao không thấy nói rác đến… từ Hoa Kỳ!)

 

Ước tính hàng năm rác thải trên giết hại, làm nghẹt thở trên 100.000 sinh vật biển thuộc 700 chủng loại khác nhau.

Có 84% lượt rác thải chứa các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh vật biển.

Câu 5: Thưa Cô KN. Để kết luận cho buổi hội thoại hôm nay, tôi  xin áói về thủ phạm tạo nên tình trạng rac thải trên toàn thế giới đặc biệt về rác thải nhựa plastic, có thể nói các đại Cty sau đây như Coca-Cola, PepsiCo, Nestlé là những nhà gây ô nhiễm nhựa tồi tệ nhất năm 2020.

Những người gây ô nhiễm nhựa hàng đầu năm 2020 đã được công bố, và Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé đứng đầu danh sách ba năm liên tiếp.

Trong một báo cáo mới yêu cầu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với ô nhiễm nhựa, Hội “Giải thóat khỏi plastic” - Break Free From Plastic (BFFP) đã nêu tên những người tái phạm và kêu gọi họ vì những gì dường như là tiến bộ không đáng kể trong việc hạn chế lượng rác nhựa mà họ sản xuất bất chấp các tuyên bố khác của công ty.

"Danh hiệu Người gây ô nhiễm toàn cầu” hàng đầu mô tả các công ty mẹ có thương hiệu được ghi nhận gây ô nhiễm nhiều nơi nhất trên thế giới với lượng rác thải nhựa lớn nhất

Báo cáo xử dụng các hoạt động kiểm toán thương hiệu và quy trình dọn dẹp toàn cầu để thu thập và đếm các mảnh vụn nhựa từ khắp nơi trên thế giới. Năm nay, có gần 15.000 tình nguyện viên đã thu thập 346.494 mảnh nhựa ở 55 quốc gia để đóng góp cho báo cáo, một thông cáo báo chí của BFFP cho biết.

Thưa Quý vị,

Ô nhiễm nhựa plastic là một trong những vấn đề môi trường hàng đầu của thời hiện đại. Nhựa không phân hủy hoặc biến mất, mà thay vào đó, phân hủy thành các vi nhựa được những sinh vật nhỏ nhất tiêu thụ. Những chất độc này tích tụ sinh học và di chuyển theo cách của chúng lên chuỗi thức ăn và vào không khí, thức ăn và nước của chúng ta.

Emma Priestland, điều phối viên chiến dịch toàn cầu của Hội Break Free From Plastic, nói với báo The Guardian: “Các tập đoàn gây ô nhiễm hàng đầu thế giới tuyên bố đang nỗ lực để giải quyết ô nhiễm nhựa, nhưng thay vào đó họ đang tiếp tục bơm ra các loại bao bì nhựa dùng một lần có hại cho môi trường”.

Priestland nhấn mạnh rằng cách duy nhất để ngăn chặn làn sóng rác thải nhựa đang gia tăng trên toàn cầu là ngừng sản xuất, loại bỏ các sản phẩm dùng một lần và thực hiện các hệ thống tái xử dụng, bản tin cho biết.

Hội THoát khỉ nhựa plastic - Break Free From Plastic - BFFP kêu gọi tất cả các tập đoàn gây ô nhiễm chịu trách nhiệm "hoàn toàn chịu trách nhiệm về chi phí ngoại lai của các sản phẩm nhựa dùng một lần của họ, chẳng hạn như chi phí thu gom, giải quyết chất thải và thiệt hại môi trường do chúng gây ra". Nhóm cảnh báo rằng cách tiếp cận "kinh doanh như bình thường" có thể tăng gấp đôi sản lượng nhựa vào năm 2030 và có khả năng tăng gấp ba vào năm 2050.

Theo báo cáo của The Guardian, có tới 91% tổng lượng nhựa từng được tạo ra đã được đốt, chôn lấp hoặc trong môi trường tự nhiên. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, nó không được tái chế và tái chế không phải là cách hiệu quả để đối phó với tình trạng sản xuất quá mức và xử dụng quá mức chất nhựa plastic.

Simon Mbata, điều phối viên quốc gia của một nhóm người nhặt rác đã hỗ trợ khảo sát thùng rác, nói với The Guardian, "Bất cứ thứ gì không thể tái chế đều không được sản xuất."

Báo cáo của BFFP kết luận với lời kêu gọi hành động cho các công ty: "Những người gây ô nhiễm hàng đầu phải tiết lộ lượng nhựa phastic dùng một lần mà họ dùng, sau đó đặt ra các mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường để giảm số lượng đồ nhựa dùng một lần mà họ sản xuất. Cuối cùng, họ phải phát minh lại hệ thống phân phối sản phẩm của mình để vượt ra ngoài hoàn toàn nhựa xài một lần."

Hy vọng trong lần hội thoại tới, chúng tôi sẽ trình bày thêm những vấn nạn của nhựa plastic ảnh hưởng lên toàn hệ sinh thái như thế nào và trách nhiệm của các chính phủ, các đại cty, và trách nhiệm của mỗi chúng ta trước một vấn nạn của toàn cầu đang sừng sửng hiện diện trước mắt…so với việc thay đổi khí hậu hiện nay vẫn còn là một giả thuyết mà thôi.

Thân chào Quý vị,







No comments:

Post a Comment