Monday, October 18, 2021

 

Trích từ:  “Một Góc Nhìn về Chiến Tranh “Mậu Dịch” Mỹ-Trung

Và Hệ Quả Đến Việt Nam”

Chu Van Nguyen - Nguyễn Phi Hiệp - Nguyễn Bá Lộc

Hội nhập toàn cầu kiểu Trung Cộng và giấc mơ Trung Cộng

Nền kinh tế TC phát triển rất nhanh trong khoảng ba thập niên qua, từ một nền kinh tế trung ương hoạch định nghèo khó và tê cứng, ngày nay trở thành một cường quốc thứ hai về kinh tế. Sự thành công có tầm vóc lịch sử này chính yếu là nhờ sách lược hội nhập kinh tế toàn cầu. Thừa thắng, Đảng Cộng Sản Trung Cộng (ĐCSTC) muốn tiến mạnh hơn nữa, với ước mơ và mục tiêu sẽ trở thành độc bá quyền lãnh đạo thế giới.

1.1.      Toàn cầu hóa kiểu Trung Cộng (Globalization with Chinese Style)

Toàn cầu hóa của TC trải qua hai giai đoạn chính: thời kỳ từ Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và các người lãnh đạo kế tiếp (1980-2012) tới Tập Cận Bình (Xi Jinping), từ 2012 - đến nay, và giai đoạn quan trọng là thời kỳ Tập Cận Bình.

1.1.1    Giai đoạn từ 1980 đến 2012

Hội nhập kinh tế thế giới của TC bắt đầu từ khi Đặng Tiểu Bình thực sự nắm quyền lãnh đạo. Đây là khúc quanh thay đổi quan trọng của TC. Với tinh thần “thực dụng” Đặng Tiểu Bình chủ trương phải bước ra thế giới để thu hút đầu tư, để tăng xuất cảng, để học hỏi Tây Phương nhất là khoa học và kỹ thuật.

Trong khoảng 10 năm đầu, sách lược phát triển là vừa xây dựng kinh tế trong nước, vừa mở rộng ra thế giới trong tinh thần thận trọng, với khẩu hiệu là “vươn lên một cách hòa bình (peaceful rise) “ẩn mình, chờ thời”, vì lúc đó TC còn rất yếu về mọi phương diện. TC đưa ra mô hình kinh tế “đổi mới”, là sự phối hợp giữa kinh tế tự do và trung ương hoạch định. Khẩu hiệu mà Đặng Tiểu Bình đưa ra là: Chủ Nghĩa Cộng Sản kiểu TC (Chinese Marxism) hay xã hội chủ nghĩa với sắc thái TC (Socialism with Chinese Characteristics), mô hình kinh tế “Kinh tế thị trường của xã hội chủ nghĩa TC” (Market Economy of Chinese Socialism) (Peters, 2017).

Trong khi phong trào toàn cầu hóa (globalization) đang phát triển mạnh, mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần túy không thu hút được các nhà đầu tư ngoại quốc (Gong and Cortese, 2017).

TC cho các dự án do đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc (foreign direct investment

          FDI) tài trợ tổ chức kinh doanh dưới hai hình thức: chi nhánh (franchise) và liên doanh (joint venture). Phần lớn dự án do đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc lúc đầu là do các công ty từ Tân Gia Ba (Singapore), Hồng Kông, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản; trong khi các công ty đa quốc gia của Âu Châu và Mỹ còn dè dặt. Nhờ nhân công rất rẻ, thị trường nội địa rất lớn, sự thay đổi hình dạng và phương cách sản xuất theo mô hình công nghệ trên thế giới, nền kinh tế TC phát triển rất nhanh (Frankel, 2016).

Khẩu hiệu toàn cầu hóa của các nhà lãnh đạo kế tiếp Đặng Tiểu Bình là “hội nhập hòa bình”, “hội nhập hòa hợp”. Tiêu biểu là hội nhập “ôn hòa” hay chủ trương “thế giới hài hòa” (harmonious world) của Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao). Chiến lược của các nhà lãnh đạo TC trong giai đoạn này theo đúng tôn chỉ của Đặng Tiểu Bình nên gần như chỉ dùng nhu lực. TC lợi dụng tối đa sự mở rộng của toàn cầu hóa để tiếp tục phát triển.

Với những thành công kinh tế lớn, TC vượt qua Nhật rồi Đức để trở thành nước có mức xuất cảng lớn thứ nhì và nước nhận được số lượng FDI thứ nhất thế giới. Chuỗi cung ứng kinh tế thế giới thay đổi. Nhờ sức mạnh của đồng quy kinh tế và cóp nhặt tài sản trí tuệ của các cường quốc, TC phát triển quân sự, chính trị quốc tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa. TC dựa vào những mẫu văn học và văn minh thời cổ để gây dựng lại niềm tự hào dân tộc Hán. Trong khi đó, thế giới sai lầm cho rằng khi trở nên phồn thịnh, TC sẽ dân chủ hóa.

Thực sự thì truyền thống lâu đời và mãi về sau của TC về hội nhập và xâm chiếm thế giới có các đặc điểm sau đây:

o          Thu hút tài nguyên nước ngoài để xây dựng một TC vĩ đại.

o          Xuất cảng nhân công vì nạn nhân mãn lớn trong nước.

o          Xây dựng một hệ thống kinh tế tài chính của Hoa Kiều hải ngoại để yểm trợ kinh tế trong nước.

o          Xây dựng mối liên lạc chính trị quốc tế, nhất là đối với các nước nhỏ lệ thuộc vào TC, coi TC như một trung tâm quyền lực. Áp dụng chính sách đối ngoại vừa nhu vừa cương.

o          Phổ biến văn hóa và triết lý TC để chứng minh TC có nền văn minh, văn hóa lâu đời và huy hoàng mà các nước nên theo.

 

1.1.2. Giai đoạn từ 2012 đến bây giờ

Dù là một thái tử đỏ (communist princeling) Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí Thư (TBT) đảng không do vi cánh của chính nhóm mình mà qua sự thỏa thuận của hai nhóm có quyền lực ngang ngửa vào thời gian đó nên không thể đưa “gà nhà” của họ lên nắm chức vụ TBT. Đó là các nhóm quyền lực tại Thượng Hải của Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) và Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản (The Communist Youth League) của Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao).

2.         Chiến thuật và chiến lược

Sau khi nắm chức vụ TBT đảng vào năm 2012, và thu gọn quyền lực trong tay, Tập Cận Bình thay đổi chiến thuật và chiến lược của Tứ Đại Cải Cách (TĐCC) bằng một mô hình mới. Mô hình mới này có tính cách toàn diện, mạnh mẽ, hung hăng, và công khai hơn thời trước để đưa TC lên vị thế độc bá quyền lãnh đạo thế giới vào sinh nhật thứ 100, theo kế hoạch mà Mao Trạch Đông đề ra khi thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1949. Toàn cầu hóa mới của Tập Cận Bình được nhiều nhà nghiên cứu mệnh danh là toàn cầu hóa kiểu TC (Globaliza- tion with Chinese Style).

Chiến thuật và chiến lược mới của Tập Cận Bình hoàn toàn khác với đường lối “dấu mình, chờ thời” của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Ông mạnh dạn, công khai và tự hào tuyên bố mô hình mới và vừa là hướng đi mới “Xã Hội Chủ Nghĩa với sắc thái TC trong thời đại mới” (Socialism with Chinese Characteristics in new Era).

Để thực hiện kế hoạch toàn cầu theo kiểu TC, Tập Cận Bình hoạch định tiếp tục mục tiêu và kế hoạch cũ. Đó là:

o          Gia tăng xuất cảng, trong đó phải giữ vững chuỗi cung ứng.

o          Cải tiến phẩm chất hàng hóa xuất khẩu.

o          Cải thiện quốc doanh.

o          Cải tiến năng suất.

o          Cải tiến kỹ thuật bằng cách gởi nhiều du học sinh và bằng cách đánh cắp kỹ thuật cao của nước ngoài, nhất là kỹ thuật công nghệ thông tin.

o          Phát triển mạnh về quân sự.

o          Mở rộng mối liên lạc quốc tế và phổ biến văn hóa Trung Cộng. Đồng thời ông cũng đẩy mạnh các lãnh vực chủ yếu sau đây:

o          Đầu tư trực tiếp ra ngoại quốc của TC nhằm chiếm thị trường thế giới và khai thác nhiên liệu và nguyên liệu tại một số quốc gia, nhất là tại Phi Châu.

o          Về ngoại thương, TC ký một số hiệp thương song phương và đa phương mà mới nhất là hiệp thương Quan Hệ Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP), được ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 với 15 quốc gia (10 nước ASEAN và 5 nước khác: Nhật, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, và TC). RCEP do TC lãnh đạo và để chống lại Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pa- cific Partnership-TPP) do Mỹ đứng đầu và ký kết vào năm 2016, nhưng Mỹ sau đó rút ra. Những quốc gia còn lại hoàn tất hiệp thương với tên mới là Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Part- nership – CPTPP). Có thể là Mỹ sẽ tái gia nhập CPTPP.

o          Đại kế hoạch Một Vành Đai, Một Con Đường (Belt and Road Initiative – BRI), từ 2016, dưới danh nghĩa là để giúp các nước Á Châu và Phi Châu, xây dựng hạ từng cơ sở: xa lộ, cầu cống, thương cảng. TC bỏ ra lần đầu

1.000 tỷ Mỹ kim cho dự án này. Đây là chương trình quốc tế lớn nhất hiện nay. Đây cũng là công cụ lớn cho tham vọng bá quyền của TC, bao trùm mọi lãnh vực kinh tế, quân sự và chính trị quốc tế.

o          Kế hoạch “Made in China 2025” với dự định là đến năm 2025 hầu hết hàng hóa bán ra phải có tiêu chuẩn ngang hàng Mỹ và Âu Châu.

Để đạt các mục tiêu to lớn và đầy tham vọng trên phương diện toàn cầu hoá kiểu TC, Tập Cận Bình đã tung ra nhiều chiêu kết hợp cùng lúc: trong đó phương thức kiểu cộng sản là sắt máu với dân, nhất là các phe phái và sắc tộc chống đối tại quốc nội, được áp dụng triệt để.

Trong lãnh vực quốc tế, TC dùng công cụ không mấy quang minh chính đại sau đây: dối trá, đánh cắp, cướp đoạt, cưỡng bức các quốc gia, các cơ quan quốc tế hầu đạt được mục tiêu.

o          Dùng con người qua phương cách kéo các đối tượng hợp tác bằng tiền, trực tiếp là tham nhũng, hay gián tiếp bằng tổ chức đảo chính, thủ tiêu. Gài đặt cán bộ CS trong các công ty lớn hay trung tâm nghiên cứu của các nước tư bản tiến bộ.

o          Dùng tiền bạc qua viện trợ để tạo bẫy nợ và chiếm đoạt đất, cơ sở quan trọng của nước khác, hay mua chuộc các lãnh đạo một số nước.

o          Đánh cắp kỹ thuật và gài đặt để phá hoại các nước bạn và thù.

 

o          Dùng quân sự để xâm chiếm lãnh thổ hay lãnh hải của các nước.

o          Dùng văn hóa và truyền thông để tuyên truyền đưa ra một hình ảnh một TC tốt về con người lẫn đất nước.

Các kế hoạch và chương trình nói trên có một số kết quả; tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều thử thách cho phía TC cũng như bên phía nhận viện trợ.

 

3.         Chiến tranh tâm lý và ngoại giao

Bộ máy tuyên truyền của TC hoạt động tích cực để rao giảng cơ bản và thành quả của kế hoạch toàn cầu theo TC.

Trên diễn đàn quốc nội, trong Đại Hội Đảng 2017 và Hợp Quốc Hội 2018, Tập Cận Bình đã dõng dạc tuyên bố: “TC đã đứng lên, trở nên giàu có và hùng mạnh, với hình ảnh mới; nay TC đứng thẳng và vững vàng ở phương Đông.”

Ông còn tuyên bố thêm rằng “TC là một quốc gia xã hội chủ nghĩa tiên tiến, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, với văn hóa tiến bộ, hài hòa, và mỹ miều”. Như vậy, với Tập Cận Bình, ngày nay TC là một nước siêu cường và tốt đẹp về mọi phương diện, TC đã có đủ điều kiện để lãnh đạo thế giới trong tương lai.

Trên diễn đàn quốc tế, Tập Cận Bình đã phát biểu tại Hội Nghị G-20 tại Davos, Thụy Sĩ 2017, về toàn cầu hóa trong đó ông khuyến cáo: “Thế giới nên tôn trọng tinh thần và nguyên tắc tự do mậu dịch hoàn toàn, không có chính sách bảo hộ mậu dịch.” Tập Cận Bình cũng tuyên bố rằng ngày nay TC đủ sức mạnh để lãnh đạo toàn cầu. Tập nêu khẩu hiệu “một cộng đồng thế giới chia sẻ chung vận mệnh (community shared common destiny)” (Kalathil, 2017). Qua những lời tuyên bố mạnh bạo này, chắc chắn là họ Tập muốn khuyến cáo thế giới, nhất là những nước có nền kinh tế phát triển, rằng cần hợp tác không nên chia rẽ hay ngăn cách trong mậu dịch thế giới. Sự hợp tác sẽ có lợi cho mọi bên. Và, TC đủ sức để đóng vai trò lãnh đạo trong hợp tác đó. Năm 2017 là thời điểm mà Mỹ và Tây Âu đã thấy TC đã lũng đoạn kinh tế thế giới và theo đà này thì TC sẽ trở thành cường quốc số một.

Mặc dù bộ máy tuyên truyền của ĐCSTC hoạt động tích cực, Tập Cận Bình và các đại công ty quốc doanh đã chi hàng tỷ Mỹ kim cùng nhiều hứa hẹn yểm trợ tài chính khác cho kế hoạch Nhất Lộ Nhất Đới (Belt and Road Initiative - BRI), TC hiện đang phải đối đầu với nhiều thử thách không nhỏ, nhất là sau đại dịch COVID-19.

Giới lãnh đạo của các nước dân chủ tự do trước kia có ý nghĩ không đúng là cộng sản đã sụp đổ, TC là loại xã hội chủ nghĩa có tính dân tộc, khi TC phát triển kinh tế tốt thì dần dần nước này sẽ có dân chủ tự do như nhiều cuộc nghiên cứu trước đây đề nghị. Thực tế thì nhận định này không đúng cho trường hợp TC, chỉ đúng cho các nước vốn có mầm móng dân chủ tự do trước đó.

TC cũng đang phải đối diện với các kế hoạch lớn như BRI đang có nhiều khó khăn, xuất cảng giảm, FDI sụt giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu bị sứt mẻ, nợ công quá lớn làm hệ thống tài chính có thể vỡ.

TC vẫn là một nước cộng sản, dù họ có rao giảng “dân tộc chủ nghĩa”, họ lạm dụng tự do mậu dịch, lợi dụng lòng tham của một số lãnh đạo của nhiều quốc gia. Mục tiêu chính của TC vẫn là “độc bá quyền”, là “bình thiên hạ” trong khi “trị quốc” chưa xong. Đây cũng là nguyên nhân cho sự đụng độ Mỹ-Trung và bắt đầu là chiến tranh mậu dịch.

Trong khi đó, sự toàn cầu hóa đã dời một số lớn cảc công việc trong ngành sản xuất ra nước ngoài, cùng với sự tiến bộ kỹ nghệ điện toán, chính sách và làn sóng di dân đến Mỹ, thay đổi cơ cấu của thị trường tài chính đưa đến sự chênh lệch giàu nghèo tại Mỹ sâu rộng hơn. Các thay đổi này đưa đến thay đổi tư duy chính trị trên chính trường Mỹ mà kết quả là một chính sách mới của chính phủ của Tổng Thống Trump ra đời.

4.       Giấc mộng TC ngày nay

Lược qua lịch sử TC, cái gọi là “Giấc Mộng Trung Hoa” (Chinese Dream) đã có từ bao ngàn năm trước công nguyên. Ước mơ đó trải dài từ các hoàng đế cho đến ngày nay, dưới thời TBT Tập Cận Bình. Ngày xưa, khi nước Tàu mạnh thì đi xâm lấn các lân bang. Ngày nay khi TC mạnh thì muốn chiếm đoạt và lãnh đạo thế giới. Dù có một số điểm khác biệt, nhưng cốt lõi vẫn thế. Một loại “thực dân thời thượng cổ” và một loại “thực dân mới thời cộng sản biến thể”.

Để thực hiện “Mộng Trung Hoa” ngày xưa hay mộng TC ngày nay, các hoàng đế ngày xưa và TBT đảng ngày nay đều có chung quan điểm, cùng tham vọng, và có cùng phương cách. Đối với dân trong nước, người lãnh đạo hay vua là thừa lệnh Trời (“Thiên Mệnh”). Đối với bên ngoài, TC là vĩ đại, là trung tâm của vũ trụ, là trên hết.

Tập Cận Bình đã chuẩn bị và tiến hành từng bước để đạt mục tiêu sau cùng, như kế hoạch mà TBT Tập đã đưa ra trong đại hội đảng 2017, “Kế hoạch 2035”. Theo tinh thần kế hoạch này thì đến năm 2049, TC sẽ là nước có mức phát triển cao và toàn diện từ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn minh, quân sự, bang giao quốc tế trong cộng đồng thế giới (Peters, 2017).

Cũng như mục tiêu xây dựng một kế hoạch toàn cầu hóa mới, giấc mộng TC tác tạo một trật tự thế giới mới (Pax Sinica) để thay thế cơ cấu trật tự thế giới ngày nay (Pax Americana) gặp rất nhiều thử thách.

Thử thách đầu tiên là ngày nay giới lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới hiểu khá rõ bộ mặt thật của TC. Tất cả những gì họ làm trên thế giới không giống như những lời hoa mỹ của các nhà lãnh đạo.

Cách thực hiện xâm lăng cơ bản giống nhau: kết hợp chính trị, kinh tế, vũ lực và văn hóa. Ngày nay có thêm điểm quan trọng khác là TC trả mối hận thù vì bị Tây Phương xâu xé. Trong chiến lược với thế giới, TC dùng nhu lực nhiều hơn, tức là dùng tiền và chiến tranh tâm lý.

Thời gian đến 2049 còn dài. Liệu giấc mộng đó có thể thành sự thật không. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khó thành hiện thực, vì hiện nay TC đang phải trực diện với nhiều khó khăn lớn, từ trong nước lẫn bên ngoài.

Tóm lại, TC ngày nay hay TC ngày mai, “giấc mộng TC vẫn còn là mộng”; nhưng TC sẽ biến nó thành thực khi nào có đủ sức mạnh toàn diện. TC sẽ tiếp tục gây nhiều biến động trên thế giới. Các nước dân chủ tự do phải chống lại. Đặc biệt các nước nhỏ trong đó có Việt Nam, luôn phải cảnh giác mối họa tham vọng “độc bá quyền” từ Trung Cộng.

Một điều vô cùng quan trọng trong lãnh vực bang giao quốc tế là một cường quốc chỉ có thể lãnh đạo khi các quốc gia khác cho phép cường quốc đó lãnh đạo. Mặc dù thế lực của độc bá quyền hiện tại, Mỹ, đã bị suy giảm trong hai thập niên qua, đại đa số các thành viên trong cộng đồng thế giới vẫn cho rằng: “Chỉ có một vấn đề duy nhất khi Mỹ không lãnh đạo thế giới là Mỹ không lãnh đạo thế giới”.

Kelly-Clark (2021) trong bài viết trên Epoch Times số ra ngày 28 tháng 1 năm 2021 đăng tải lời tuyên bố của Bộ Trưởng Tài Chính Úc, Josh Frydenberg vào ngày 27 tháng 1 năm 2021 rằng “ông chia sẻ đường lối mà TBT Tập Cận Bình tuyên bố tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF - Davos, ngày 26 tháng 1 năm 2021) rằng các quốc gia lớn không nên bắt nạt những quốc gia nhỏ. Tuy nhiên, hành động của TC không đi đôi với (hay không như) lời của nhà lãnh đạo.” Có lẽ lời phát biểu trên đây của Bộ Trưởng Tài Chính Úc phản ảnh mức độ tin tưởng của cộng đồng thế giới đối với TC và TBT Tập Cận Bình.

5.         Tư duy và mục tiêu khác biệt

Lịch sử cho thấy chính TT Nixon là người đã dùng lá bài TC để chia rẽ khối cộng sản quốc tế. Tuy nhiên, khi ông William Safire, người viết diễn văn cho TT Nixon hỏi, vào lúc gần cuối đời, liệu chính phủ của ông đã đi hơi xa sự thật khi tuyên bố với công chúng Mỹ về lợi ích chính trị khi thiết lập quan hệ ngoại giao và gia tăng mậu dịch với Trung Quốc. Ông William Safire (2000) nhận xét TT Nixon, với một nét mặt buồn và không đầy hy vọng như ông đã từng có, trả lời: “Có lẽ chúng ta đã tạo ra một con quái vật Frankenstein.”

Nhiều học giả khác cũng phân tích liên quan Mỹ-Trung từ nhiều góc độ khác nhau. Ông George Friedman (2009) và Tiến Sĩ Michael Pillsbury (2015), biện luận rằng Mao Trạch Đông đã có tham vọng là TC sẽ thay Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới từ năm 1949, ngay khi thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (People’s Republic of China – PRC); và lập luận rằng lãnh đạo của TC đã rút tỉa các bài học trong thời Chiến Quốc (The Warring States period) để làm cơ bản cho chiến thuật và chiến lược để tranh giành ngôi vị lãnh đạo thế giới với Mỹ.

Vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, ông Martin Jacques (2011, 2012, 2019) áp dụng quy luật 72 (Rule 72) trong kinh tê ́2 và mức tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm hơn 10% của TC để kết luận rằng cứ mỗi 7 năm (thật ra chỉ 5 năm và 5,76 tháng), nền kinh tế này lớn gấp đôi trong hơn ba thập niên qua. Ông Jacques quả quyết rằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và với một dân số hơn 1,4 tỷ người cũng như một văn hóa không thể hiểu thấu suốt qua lăng kính của văn hóa Tây Phương; do đó, TC là một thách thức vô cùng khó khăn cho Mỹ và đồng minh.

Ông Jacques (2011, 2012, 2019) còn cho rằng đây một thử thách mà Mỹ và đồng minh đã không thể am tường để đối đầu một cách hữu hiệu, nếu họ cứ tiếp tục xem văn hóa TC như, hoặc phải là, một cấu thể của chính nền văn minh của họ. Dù đúng hay sai, người Trung Quốc cho rằng họ là trung tâm của vũ trụ và thế giới cần phải nhớ ơn họ vì họ đã khai phóng nhân loại bằng một nền văn minh rực rỡ mấy nghìn năm trước, với các phát minh khoa học vẫn còn hữu dụng cho đến hôm nay như: la bàn, thuốc súng, đông y, v.v...

TC có một nền văn hóa mà trong đó tính chính đáng hay hợp pháp của quyền lãnh đạo quốc gia không qua quá trình dân chủ mà dựa trên khái niệm thiên mệnh, khả năng bảo vệ sự thống nhất (unity), đoàn kết (cohesion), sự vẹn toàn (integrity) lãnh thổ, và gia tăng phúc lợi của người dân. Ngược lại, thiên mệnh sẽ xem là bị thu hồi hay hủy bỏ và tính chính đáng hay hợp pháp của lãnh đạo sẽ không còn nữa một khi lãnh đạo không thể bảo vệ các ủy thác trên.

Do đó, làm sao chúng ta có thể hiểu tư duy của người dân TC trong bối cảnh của thế kỷ thứ 21, nếu chúng ta cứ mãi khước từ không nhìn văn hóa của TC qua một lăng kính nào khác hơn là lăng kính của văn hóa Tây Phương, trong đó tính chính đáng hay hợp pháp của lãnh đạo quốc gia phải trải qua quá trình dân chủ.

Trong khi đó, từ khi Mỹ được độc lập cho đến ngày nay, cách hành xử hay văn hóa của người Mỹ mang những tình tự sau đây: (i) họ rất hãnh diện về quyền tự do và giàu mạnh của quốc gia họ, (ii) họ thật muốn mọi dân tộc khác trên thế giới được tự do và giàu mạnh như họ, duy chỉ có một chướng ngại vô cùng quan trọng trong văn hóa Mỹ là (iii) người Mỹ quả quyết rằng, nếu các dân tộc khác muốn được tự do và giàu mạnh như họ thì phải hành xử như người Mỹ.

Đến hôm nay, cuộc tranh chấp Mỹ-Trung, bắt đầu bằng “công cụ của lãnh vực ngoại thương” và còn được mệnh danh là “chiến tranh thương mại”, đã kéo dài dường như vô tận. Và cuộc chiến đo lường bằng mức độ thuế quan đang diễn ra cao độ, và cường độ gia tăng, cũng như đã lan qua nhiều lãnh vực khác. Và cả đôi bên, một mặt thì kêu gọi tiếp tục thương thảo, mặt khác thì hù dọa, vu cáo và đổ

 

2 Quy luật 72 (Rule 72), nếu số đo lường của một biến số nào đó tăng p phần trăm mỗi năm, thì công thức để chiết tính số năm cần để giá trị của biến số đó tăng gấp đôi là: n = 72 p.

GDP của TC tăng 13,14 phần trăm mỗi năm trong giai đoạn 1989 - 2019; do đó, trong giai đoạn này nền kinh tế TC tăng gấp đôi mỗi 5 năm và 5,76 tháng: 72 n = 13,14 = 5,48 hay 5 năm và 5,76 tháng.

6.         Kỳ vọng của người viết

Tuy nhiên, chiến tranh, dù không tiếng súng, cũng phải có ngày tàn. Tùy theo tư duy và cơ sở lý luận, có nhiều dự đoán về ai thắng ai thua trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai trên thế giới, dưới hai chế độ chính trị và văn hóa khác nhau. Thực ra, dữ liệu thống kê được báo cáo qua các phương tiện truyền thông thường không trung thực khi so sánh với kết quả của quá trình phân tích điều kiện cơ bản nội tại của quốc gia. Bản chất của dữ liệu thống kê được báo cáo qua các phương tiện truyền thông luôn được tô điểm để có thể tạo ra một bức tranh “ảo vọng” hơn là chân dung thật.

Từ những luận cứ trên, như ông Jacques đề nghị, một hành trình ngược dòng lịch sử có thể giúp chúng ta hiểu ít nhiều về văn hóa TC, đặc biệt là suy tư của họ trong lãnh vực phát triển kinh tế.

Mặc dù bị thất vọng lúc gần cuối đời, TT Nixon tin rằng đưa TC vào cộng đồng thế giới tự do, trong bối cảnh của các thập niên 1960, 1970 và quan điểm của ông lúc đó, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hòa bình và ổn định thế giới. Bối cảnh và quan điểm này được trình bày khá tường tận trong bài xã luận của TT Nixon trên tạp chí Foreign Affairs vào năm 1967. Do đó, việc nghiên cứu bài xã luận này để hiểu nguyên cơ cho sự thiết lập bang giao Mỹ-Trung sẽ rất cần thiết để hiểu tư duy của ông vào thời điểm lịch sử đó.

Ngoài nhu cầu tìm hiểu (i) tư duy của TC trong lãnh vực phát triển kinh tế và (ii)           nguyên nhân của sự thiết lập bang giao Mỹ-Trung, các nghi vấn tất yếu sau đây cũng cần phải được giải đáp trước vì đáp án của các nghi vấn này sẽ là cơ bản để giúp giải thích ba câu hỏi quan trọng sau đây: cuộc tranh chấp Mỹ-Trung sẽ kết cuộc ra sao? Và thế giới sẽ định hình ra sao sau khi cuộc chiến này kết thúc? Chắc chắn chúng ta sẽ không thể bỏ quên câu hỏi là cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao?

Các nghi vấn cần được giải đáp trước là:

o          Chiến lược cải cách kinh tế,

o          Thực trạng của nền kinh tế,

o          Khả năng phát minh và cải tiến khoa học và kỹ thuật của TC,

o          Tại sao cuộc tranh chấp Mỹ-Trung đến gần đây mới xảy ra, và,

o          Liệu sự tranh chấp do sự phát triển kinh tế không đồng đều này có thể trở thành cuộc chiến tranh nóng như sử gia Hy Lạp Thucydides âu lo không?





No comments:

Post a Comment