Thưa
Quý vị,
Năm
nay, 2021, Ngày Chiến sĩ Trận vong vào ngày 31/5, người viết xin chuyển lại bài
viết từ năm 2013 nhằm diễn đạt cùng một suy nghĩ cách đây 8 năm. Dù sao đi nữa,
dù người lính của bất cứ quốc gia nào, bất cứ màu da nào cũng đáng được vinh
danh và tưởng niệm.
Họ
xứng đáng là những đứa con của Tổ Quốc. Duy chỉ có một ngoại lệ, những người lính
của cộng sản Việt Nam được nhồi sọ và đào tạo nhằm làm “con cờ” cho một chế độ độc tài, độc đảng cộng sản mà thôi.
Họ không còn khái niệm tổ quốc là gì cả! Thật đáng tội nghiệp. Chúng ta cần giúp
họ vượt qua khổ ải nầy. Trong trường hợp Việt Nam hiện tại, chính những người lính
nầy, (ngoại trừ một số tướng lãnh CSBV đã cùng phe nhóm với độc tài đảng trị),
là những nhân tố đứng về phía dân tộc để …xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của
CSBV.
Chúng
ta hãy chờ xem…
Tản
Mạn Ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong
Ngày 27 tháng 5 năm 2013 là
ngày Chiến sĩ Trận vong (Memorial Day). Từ khu South West, qua lời kêu gọi của
một người bạn cựu quân nhân Việt Nam, chúng tôi lên đường tham dự Lễ tưởng niệm
và vinh danh chiến sĩ tại Houston National Cemetery nằm trên đường Memorial
Drive.
Trên đường đi vào cổng nghĩa
trang, từng đoàn người vừa đi bộ, vừa lái xe chầm chậm đi tìm chỗ đậu xe. Chúng
tôi cũng nằm trong dòng xe chạy từ từ về hướng Hemicycle Memorial, tên gọi của
nơi cử hành lễ. Nơi tưởng niệm nầy là do một giáo sư Đại học Rice thiết kế vào
năm 1975. Cũng cần nói thêm là Nghĩa trang quốc gia ở Houston nầy được xây dựng
từ một nông trại do một thương gia bán với giá rẻ cho thành phố, và khánh thành ngày 7/12/1965. Với 419 acres diện
tích, nghĩa trang lớn thứ hai Hoa Kỳ chỉ sau nghĩa trang Arlington (450 acres)
mà thôi.
Với trên 65 ngàn ngôi mộ,
chúng tôi thấy hàng hàng lớp lớp cờ Hoa Kỳ được gắn ngay ngắn trước mỗi mộ. Có
nơi mộ bia nằm ngang với mặt đất, có nợi mộ bia đứng thẳng, ngay hàng thẳng lối.
Không khí trang nghiêm mặt dù
từng đoàn người và xe di chuyển. Sự im lặng làm tăng thêm vẻ uy nghi của nghĩa
trang và của Ngày Tưởng Niệm và Vinh Danh những cựu chiến binh.
Khi chúng tôi vừa đến buổi lễ
cũng vừa bắt đấu lúc 9:45AM bằng bài quốc ca Hoa Kỳ thật trang nghiêm. Sau đó,
Trung tá Kurt Leslie, Air National Guard Commander bắt đầu khai mạc buổi lễ.
Nhìn chung quanh lễ đài, lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới bay trên từng thứ hai của
khu Hemicycle Memorial hình vòng tròn. Một niềm hãnh diện và bùi ngùi trong tôi
khi nhìn lá cờ thân yêu tung bay cùng với hàng mấy chục lá cờ khác của Hoa Kỳ;
hãnh diện vì thấy biểu tượng của quê hương phất phới tung bay trên một đất nước
tạm dung nầy; và bùi ngùi vì nơi đây không phải là quê hương.
Tiếp theo Trung tá Leslie, Bà
Thị trưởng Annise Parker nối lời bằng những lời nói ngắn gọn và thật cảm động:”Hôm
nay là ngày tất cả chúng ta hiện diện nơi đây để tưởng niệm và vinh danh nhưng
người cựu quân nhân bởi vì họ là những người chiến đấu cho chúng ta.
Kế tiếp sau đó, Ông Jerry
Patterson, Texas Land Commisionner đọc một bài diễn văn, trong đó tôi ghi nhận
được hai câu tôi nghĩ nói lên trọn vẹn suy nghĩ của mình đối với những người
chiến sĩ Cộng hòa Việt Nam. Đó là “No matter what you think of the war, you
honor the warrior”. Và một niềm se sắc trong tim tôi khi nghe Ông tiếp :“Our
nation is still independent and free (because of their sacrifice).
Còn những chiến binh Việt Nam
thì sao?
Dù bị đối xử như thế nào đi nữa,
người lính chiến VNCH, chưa hề bị rã ngũ, vẫn hiên ngang hiện diện trong những
đoàn diễn hành qua lễ đài. Nhìn từng bộ quân phục của các binh chủng, các anh
chị có già đi, nhưng tôi tin tưởng trong các anh vẫn còn tinh thần chiến đấu của
người lính chiến “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm”. Tiếng vổ tay khi các anh bước
qua nhưng trong những tiếng vổ tay vẫn còn một chút gì uất nghẹn trong cổ họng.
Bao giờ người lính chiến Việt Nam oai hùng đi diễn hành giữa đường phố Sàigòn?
Tôi đã dừng lại và chụp hình cùng vài người
lính Việt mà tôi chưa hề quen biết, nói với các anh vài lời ngưỡng mộ và cũng
xin cám ơn các anh đã vì quê hương mà phải…xa lìa quê cha, xa mà vẫn gần, gần
trong niềm hãnh diện của một người con Việt.
Rời Nghĩa trang thành phố,
chúng tôi kịp về Tượng đài chiến sĩ Việt Nam trên đường Bellaire cho kịp lễ tưởng
niệm đúng 12 giờ trưa.
Cũng những khuôn mặt trên
nghĩa trang quốc gia, buổi lễ nơi đây đơn giản hơn nhiều. Phải chăng sự đơn giản
nơi đây thể hiện một phần nào …sự thờ ơ của ngưới dân việt cự ngụ ở thành phố nầy.
Phải chăng tình trạng vắng bóng sự tham gia của đồng hương cũng phản ảnh phần
nào sự phân tán niềm tin và tinh thần thiếu vắng sự hợp quần cho một công cuộc
chung là…chiến đấu cho một nước Việt độc lập và tự do như lời của Ông Parker
nói trong buổi lể Chiến sĩ Trận vong ở Nghĩa trang Quốc gia Houston.
Trên đường về nhà sau một
ngày có ý nghĩa, tôi thấy có niềm cay đắng thấm trong tôi. Tuy không nước mắt
lưng tròng, nhưng tôi vẫn ngậm nhấm được nỗi buồn ly hương và xót xa cho một
dân tộc còn nhiều dày xéo do chính kẻ thù mà cũng do chính mình mà ra.
Ngày về quê Cha chắc cũng còn
xa…
Mai Thanh Truyết
Kỷ niệm
Ngày Memorial Day,
Houston,
27/5/2013
No comments:
Post a Comment