Câu chuyện một dòng sông
Phần III - Những gì cần phải làm
Sau khi phân tích về hiện trạng
sông Mêkong và Sông Cửu Long, đứng về phương diện quốc tế, mọi cải sửa hay thay
đổi tình trạng trên hết sức khó khăn vì ba lý do chính sau đây:
·
Mặc dù TC là nguyên nhân chính yếu gây ra tình
trạng hạn hán và nhiễm mặn thường xuyên cho ĐBSCL, nhưng TC lại là một Ủy viên
thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, cho nên mọi tố cáo hay nghị quyết bất lợi
cho TC đều bị…phủ quyết ngay;
·
Trong các quốc gia trong Ủy hội Mêkong, Thái
Lan mặc dù nằm trong Ủy hội, nhưng vì quyền lợi của quốc gia cho nên tiếp tay hợp
tác với TC trong việc xây dựng đập Xayaburi trên dòng chính Mêkong ở Lào nhằm mục
đích dẫn nguồn nước chuyển qua lưu vực Bắc Thái cung cấp cho 400.000 hecta đất
nông nghiệp cho xứ nầy;
·
Còn Lào, và Cao Miên có thể nói hiện là hai quốc
gia hoàn toàn lệ thuộc vào TC. Cho nên Việt Nam hoàn toàn không có tiếng nói
trong Ủy hội Mêkong và TC toàn quyền tự tung tự tác.
Từ đó, những gì cần phải làm để
giải quyết tình trạng bế tắc của dòng Mêkong thật khó khăn. Mặc dù khó, chẳng lẽ
chúng ta lại ngồi yên thụ động chấp nhận. Vì vậy, những đề nghị dưới đây xin được
chia xẻ cùng quý vị hiện diện trong diễn đàn để cùng suy gẫm.
Đó là việc đề nghị các cơ quan
liên quan đến nguồn nước sông Mekong và quốc tế, các nhà hoạch định chính sách
và cư dân của lưu vực sông Mekong và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuân thủ
và duy trì các nguyên tắc dưới đây để phát triển và khai thác lưu vực sông Mekong
một cách nghiêm chỉnh và có trách nhiệm:
2. Rằng tất cả các nhà
phát triển dự án Mekong đều phải đánh giá tác động môi trường toàn diện
và một hệ thống quản lý môi trường tuân theo tiêu chuẩn ISO 14000 sẽ được yêu cầu
đối với tất cả các nhà phát triển dự án Mekong. Nghiên cứu Tác động Môi trường (Environmental
Impact Assessment - EIA) sẽ được thực hiện bởi các nhà khoa học độc lập và có
trình độ, không có xung đột lợi ích nhóm thực hiện dự án.
3. Rằng tất cả các dự án
phát triển và chuyển hướng sông Mekong, bất kể nguồn tài chính và quyền sở hữu
của chúng, phải được tôn trọng và trao "quyền được giáo dục" (right
to be educated) cùng với "quyền được biết" (the right to know) cho tất cả người dân bị ảnh hưởng. Những người
dân bị ảnh hưởng phải được cung cấp đầy đủ tin tức tin và kiến thức cần thiết
để hiểu thiết kế của dự án, xem xét chi phí và lợi ích, đồng thời tự đánh giá
các tác động lâu dài của dự án.
4. Rằng tất cả các nhóm dân cư bị ảnh hưởng trên toàn lưu vực,
không liên quan đến biên giới quốc gia, đều có quyền tham gia vào bất kỳ quyết
định của bất cứ dự án nào.
5. Rằng tất cả các cơ
quan tiến hành hoạt động kinh doanh của mình theo nguyên tắc minh bạch và công
bố đầy đủ như:1 - Tất cả các kế hoạch phát triển, thỏa thuận, 2- Dữ liệu
cơ bản về môi trường, 3- Báo cáo đánh giá tác động môi trường, 4- Nghiên cứu khả
thi phải được công khai và có sẵn để cộng đồng khoa học quốc tế xem xét các tổ
chức phi chính phủ và bởi các công dân tư nhân.
6. Rằng việc xây dựng tất cả các
chính sách và quyết định, dự án cũng như các quy tắc và quy định của Ủy hội
sông Mekong và tất cả các cơ quan quốc gia thành viên sẽ bao gồm một chương
trình tham gia của công chúng với quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được đảm
bảo.
7. Các chủ đầu tư, chủ sở
hữu và các cơ quan phát triển phải chịu trách nhiệm về tất cả các tổn
thất và thiệt hại về môi trường theo kế hoạch và ngoài kế hoạch do các dự án của
họ gây ra và những thiệt hại về tài sản, thu nhập và sinh kế của người dân.
8. Rằng bốn quốc gia hạ
lưu sông Mekong: Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam sửa đổi thỏa thuận năm
1995 để tuân thủ chặt chẽ ngôn ngữ của Luật Quốc tế về Xử dụng Phi Hàng
hải của LHQ năm 1997
9. Rằng Trung Cộng và Myanmar cần phải gia nhập trở lại Ủy Hội
Sông Mekong (Mekong River Commission - MRC) như trước năm 1995 trong Ùy ban Sông Mekong
(Mekong River Committee - MRC) vì đã có chung dòng sông Mekong chảy xuyên qua.
Hai quốc gia nói trên cần tham gia với bốn nước hạ lưu sông Mekong nói trên, và
cùng nhau đàm phán một thỏa thuận về phát triển và bảo vệ sông Mekong trong thế
kỷ 21.
Thưa Quý vị,
Song song với việc trên, sự cố
ý hay vô tình của các nước ở thượng nguồn càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng
và sông Cửu Long của chúng ta ngày càng bị tác hại lên môi trường càng quyết liệt
hơn nữa. Đặc biệt những nguy cơ ảnh hưởng lên đời sống hiện tại và tương lai của
người dân sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng nặng nề hơn do những chính
sách phát triển thiếu điều nghiên kỹ lưỡng về các tác động môi trường trong từng
kế hoạch. Đó là: - Hạn hán – Nhiễm mặn – Sạt
lở hai bên bờ sông do khai thác cát – Đất bị hoang hóa và sa mạc hóa do việc tận
dụng khai thác đất – Xây dựng đê bao làm nước bị bị chuyển dòng, một nguyên
nhân làm tăng thêm việc sạt lở v.v…
Cũng cần nên nói thêm về một tội
ác có thể nói là “diệt chủng” của CSBV đối với người dân vùng ĐBSCL bắt đầu
ngay từ khi họ chiếm miền Nam năm 1975. Đời sống người dân ở ĐBSCL ngày hôm nay
có thể nói là vô sản đúng nghĩa trong chính sách bần cùng hóa và cố triệt tiêu
khả năng tư duy của người dân bằng cách hạ thấp trình độ giáo dục của người
dân. Đó là:
·
Về kinh tế: Người dân ngày hôm nay, từ vị trí
người chủ mảnh ruộng đã biến thành con nợ của ngân hàng nhà nước triền miên vì
những món nợ liên tục từ phân bón, lúa giống, thuốc trừ sâu rầy là những món nợ
mà nông dân phải “gối đầu”. Đây là một chính sách hết sức sâu độc;
·
Về giáo dục, theo thống kê của World Bank,
trình độ học vấn của nông dân ĐBSCL từ 14 đến 25 tuổi trước năm 1975 là lớp 7
½, so với lớp 5 ½ đối với người dân cùng thời điểm ở Hà Nội. Ngày nay (2021),
trình độ hiện tại của người dân nơi đây là lớp 5!
Vì vậy, trước những nguy cơ hủy
diệt môi trường và an toàn thực phẩm của ĐBSCL, chúng ta chỉ mong tiếp tục
gióng lên tiếng chuông báo động kêu gọi tất cả những đối tác có liên quan trực
tiếp hay gián tiếp cùng nhau ngồi lại để cứu
nguy Sông Mekong hầu gìn giữ
cân bằng nguyên thủy cho hệ sinh thái của dòng sông nầy. Làm được như thế chúng
ta sẽ bảo vệ được sự ổn định kinh tế và chánh trị của hơn 17 triệu người con Việt
sống trong vùng.
Mục đích của bài nói chuyện
hôm nay nhằm đánh động sự quan tâm của thế giới qua phương tiện truyền thông.
Cũng cần vận động bằng bất cứ khả năng nào trong mỗi chúng ta để nêu lên sự diệt
chủng của TC qua việc kiểm soát dòng luân lưu của sông Mêkong hầu áp đặt lên
các quốc gia ở hạ nguồn. Và cũng không quên tố cáo CSBV qua việc tiếp tay với
TC trong việc làm đảo lộn dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu, phá vỡ cân bằng
sinh thái ở Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, hai hồ tích trữ nước thiên
nhiên nhằm điều tiết lưu lượng nước dùng cho nông nghiệp của ĐBSCL ở miền Nam.
Mọi chính thể rồi cũng
qua đi.
Mọi chính quyền rồi
cũng phải chấm dứt.
Cuối cùng chỉ còn lại Đất
và Nước của chúng ta.
Và thế hệ tương lai sẽ nhìn lại
và phán xét hành động của chúng ta ngày hôm nay!
Trân trọng và cám ơn Quý vị đã
lắng nghe.
Mai Thanh Truyết
Viết trong những ngày Quốc hận tháng tư 2021
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS
No comments:
Post a Comment