Câu chuyện một dòng sông
Mà câu chuyện của dòng sông ở
đây là “Dòng sông Mekong” với những nghiệt ngã hiện tại do tham vọng
cuồng điên của Trung Cộng xử dụng sông Mekong như một vũ khí nước nhằm áp đảo cả
vùng Đông Nam Á Châu, trong đó, Việt Nam với Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là
nạn nhân chịu nhiều thiệt thòi và hậu quả khắc nghiệt nhứt.
Bài viết gồm ba Phần: - Phần
I: Sông Mekong: Nỗi đau bất tận; - Phần II: Tình trạng hiện tại của sông
Mekong; - Phần II: Những gì cần phải làm.
Sông
Mekong: Nỗi đau bất tận – Phần I
Sông Mekong, con sông dài thứ
11 thế giới, cũng là con sông đa dạng sinh học thứ 2 thế giới. Được nuôi dưỡng
bởi tuyết tan trên dãy Himalaya Tây Tạng và mưa gió mùa ở Đông Nam Á. Sông
Mekong dài 4200 km là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm
có nguy cơ tuyệt chủng. Dòng sông chính và vô số phụ lưu của nó nuôi dưỡng và hỗ
trợ hơn 100 triệu người từ Trung Hoa ở phía bắc đến Miến Điện, Thái Lan, Lào,
Cambodia, và cuối cùng là gần 20 triệu người sống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long ở miền Nam Việt Nam.
Nói về tên, Sông Mekong có những
tên khác nhau khi chảy qua từng quốc gia một. Khi chảy qua Trung Hoa, Mekong có
tên gọi là Lancang Jiang nghĩa là “Dòng sông hỗn loạn - Turbulent
River”. Khi qua Lào, lại có tên Mae Nam Kongi; khi chảy xuyên
Thái Lan, sông có tên Mae Kong tức Mother of Water. Sông chảy
xuôi Nam xuyên qua thác
Những tổ chức quốc tế về
sông Mekong
Cho đến nay, có 4 tổ chức quốc
tế liên quan đến sông Mekong và một Định ước LHQ quy định chung về những sông
có dòng chảy xuyên qua nhiều quốc gia như sau:
1- Mekong
River Committee – MRC - Ủy ban Sông Mekong
Mục đích của Ủy ban là cùng nhau thương thảo và có sự đồng thuận trong bất cứ đề
nghị hay dự án nào của mỗi thành viên liên quan đến dòng sông
hay ảnh hưởng đến lưu vực hai bên sông. Dự án hay đề nghị sẽ bị hủy bỏ ngay tức
khắc nếu có một thành viên phản đối (giống như 5 thành viên thường trực trong Hội
đồng Bảo an LHQ). Ủy viên trong Ủy ban là các thành viên của các quốc gia có
con sông Mekong chảy qua như: Trung Cộng, Miến Điện (Myanmar), Thái Lan
(Thailand), Lào (Laos), Cao Miên (Cambodia), và Việt Nam. Ủy ban nầy bị giải
tán từ năm 1995 vì Trung Cộng rút ra khỏi để tiến hành những đập thủy điện bậc
thềm và đập chứa nước trên dòng chính của sông. Và con đập gây ra nguyên nhân
trực tiếp cho sự hạn hán và nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có tên là Cảnh
Hồng – Jinhong nằm trên dòng chính sông Mêkong và cách biên giới Vân Nam – Lào
khoảng 60Km.
2- Mekong
River Commission – MRC - Ủy hội Sông Mekong
Ủy hội Mekong được thành lập
vào ngày 5 tháng 4, 1995 với mục đích:” Hiệp định này đã đưa bốn quốc gia lại với nhau nhằm thúc
đẩy và phối hợp quản lý và phát triển bền vững nguồn nước và các nguồn tài
nguyên liên quan vì lợi ích chung của các quốc gia và hạnh phúc của người dân”.
Hiện tại, chỉ còn lại bốn
thành viên là Thái – Lào – Miên – Việt cùng hợp tác với nhau, trao đổi tin tức
qua hai trạm quan trắc ở Tân Châu và Châu Đốc như dòng chảy đo đạc hàng tuần,
các thông số hóa học và vật lý như độ mặn (Sodium), độ pH, độ đục (turbidity),
vi khuẩn coliform. Riêng trạm quan trắc nằm bên kia biên giới tỉnh Vân Nam do
TC quản lý không chịu trao đổi các tin tức đo đạc kể trên tại đây cho dù phải
chịu nhiều áp lực quốc tế về phương diện nầy.
3- Lower
Mekong Initiative – LMI - Sáng kiến Hạ lưu Sông MeKong
Sáng kiến Hạ nguồn Mekong
(LMI) được thành lập để hưởng ứng cuộc họp ngày 23 tháng 7 năm 2009 giữa Ngoại
trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao các nước Hạ nguồn Mekong - Cambodia,
Lào, Thái Lan và Việt Nam - tại Phuket, Thái Lan.
Sáng kiến Hạ nguồn sông
Mekong (LMI) là sự hợp tác kéo dài một thập kỷ giữa Hoa Kỳ, Cambodia, Lào,
Myanmar, Thái Lan và Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế bền vững trong khu vực. Sáng kiến hỗ trợ sự hợp
tác giữa các nước thành viên thông qua các chương trình giải quyết những thách
thức chung trong khu vực. LMI được hỗ trợ thông qua hai trụ cột liên ngành: Trụ cột Nexus (Nexus Pillar) bao gồm môi trường,
nước, năng lượng và thực phẩm, và Trụ cột kết nối (Connectivity Pillar) và
Trụ cột phát triển con người (Human Development) bao gồm giáo dục, sức
khỏe, trao quyền cho phụ nữ (women’s empowerment) và hội nhập kinh tế.
Thông qua lịch sử gắn bó lâu
dài của Hoa Kỳ với các quốc gia Đông Nam Á, ngày càng có nhiều nhận thức về các
vấn đề xuyên biên giới quốc gia. Các quốc gia thuộc tiểu vùng hạ lưu sông
Mekong có nhiều mối quan tâm chung khác nhau, bao gồm quản lý tài nguyên nước
xuyên biên giới (quản lý tài nguyên nước vùng biên giới), các bệnh truyền nhiễm
như sốt xuất huyết và đại dịch cúm, và tính dễ bị tổn thương trước các
tác động tiêu cực của khí hậu thay đổi. LMI tìm cách hỗ trợ sự hiểu biết
chung của khu vực về những vấn đề này và tạo điều kiện cho các phản ứng phối hợp
cho có hiệu quả hơn.
USAID hỗ trợ LMI thông qua
chương trình Kết nối Mekong thông qua Giáo dục và Đào tạo, một khoản đầu tư đặc
biệt vào phát triển lực lượng lao động theo sáng kiến này.
4- Lancang-Mekong
River Cooperation - Hợp tác Sông Lancang – Mekong
Hợp tác Sông Lancang – Mekong
ra đời dưới sự đề xướng và tài trợ của TC ngày 17 tháng 3 năm 2016. Hợp tác
sông Lancang-Mekong đã được thêm vào ... sáu quốc gia nguyên thủy của Mekong
River Committee ngay từ lúc ban đầu cho thấy sự phối hợp hiệu quả, hợp tác khẩn
cấp ...
Thủ tướng TC Lý Khắc Cường
tham dự Cuộc họp các nhà lãnh đạo Hợp tác Lancang-Mekong lần thứ ba qua liên kết
video tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, thủ đô TC, ngày 24 tháng 8 năm
2020. Cuộc họp do Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Thongloun đồng chủ trì Sisoulith của
Lào, và có sự tham dự của Thủ tướng Hun Sen của Cambodia, Tổng thống U Win
Myint của Myanmar, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha của Thái Lan và Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc của Việt Nam.
Trong cuộc họp lần thứ ba của
các nhà lãnh đạo Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) vạch ra toàn diện kế hoạch hợp
tác trong tương lai giữa các thành viên LMC dĩ nhiên dưới sự điều động của
TC. TT TC Lý Khắc Cường đưa ra một loạt đề nghị nhằm thúc đẩy hợp tác
Lancang-Mekong trong các lĩnh vực như tài nguyên nước, kết nối và các nỗ lực chống
đại dịch toàn cầu.
Với tư cách là một đối tác có
trách nhiệm, TC chia xẻ dữ liệu thủy văn trên sông Lancang kịp thời và minh bạch
hơn với các nước hạ lưu, đồng thời thực hiện hợp tác khẩn cấp để ứng phó với lũ
lụt và hạn hán. Xin nhấn mạnh ở đây điều nầy đã được ghi trong Ủy ban Sông
Mekong, nhưng TC đã không thực thi! Bây giờ lại hứa! Và cho đến nay (2021), TC
vẫn chưa công bố kết quả đo đạc hàng tuần ở trạm thủy văn nằm ngay biên giới
TC-Lào, mặc dù các thành viên của UH Mêkong yêu cầu nhiều lần.
Trong năm 2016, 2019, và 2020
các nước Mekong đã phải hứng chịu nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng. TC hứa (lại hứa!)
tăng cường vận hành khoa học các hồ chứa trên sông Lancang để giảm hạn hán, điều
này đã được chính phủ các nước Mekong, trong đó có Lào, cũng như cộng đồng quốc
tế đánh giá cao. Phải chăng vì bị áp lực của TC, dù bị thiệt hại nặng nề do việc
đóng đập Jinhong trong các năm kể trên?
5-
UN Convention on the Law of
the Non-navigational Uses of International Watercourses 1997 – Công ước LHQ về Luật
Xử dụng Phi Hàng hải ở các nguồn Nước quốc tế
Công ước LHQ nầy quy định những
Điều khoản xử dụng nguồn nước sông Mekong như các Điều khoản sau đây:
·
Điều 3-Khoản 4 ” Khi
một thỏa thuận về nguồn nước được ký kết giữa hai hoặc nhiều Quốc gia có nguồn
nước, từ đó sẽ xác định các vùng nước ghi trong ký kết. Một thỏa thuận như vậy
có thể được ký kết đối với toàn thể nguồn nước quốc tế hoặc bất kỳ phần nào của
nó hoặc một dự án, chương trình hoặc việc xử dụng cụ thể ngoại trừ trong chừng mực
thỏa thuận có ảnh hưởng bất lợi, ở một mức độ đáng kể, việc sử dụng bởi một hoặc
nhiều Quốc gia có nguồn nước khác của nước của nguồn nước, mà không có sự đồng
ý rõ ràng của họ”.
·
Điều 7-Khoản 1: Bổn phận không gây ra thiệt hại đáng kể - Các Quốc gia có nguồn nước, khi xử dụng nguồn
nước quốc tế trong lãnh thổ của mình, PHẢI thực hiện tất cả các biện pháp thích
hợp để ngăn chặn việc gây ra thiệt hại đáng kể cho các Quốc gia có nguồn nước
khác.
·
Điều 8-Khoản 1: Trao đổi dữ liệu và thông tin thường xuyên -
Các Quốc gia có nguồn nước PHẢI thường xuyên trao đổi dữ liệu và thông tin sẵn
có về tình trạng của nguồn nước, đặc biệt là về bản chất thủy văn, khí tượng, địa
chất thủy văn và sinh thái và liên quan đến chất lượng nước cũng như liên quan
dự báo. (Điều nầy TC chưa bao giờ thực hiện).
· Và Điều
33 -Khoản 1: Giải quyết
tranh chấp - Trong trường hợp có tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên
liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, các bên liên quan,
trong trường hợp không có thỏa thuận Điều 13 có thể áp dụng giữa họ, tìm cách
giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với các quy định Khoản
2:” Nếu các bên liên
quan không thể đạt được thỏa thuận bằng thương lượng do một trong số họ yêu cầu,
họ có thể cùng tìm kiếm văn phòng tốt của, hoặc yêu cầu hòa giải hoặc hòa giải
bởi bên thứ ba, hoặc xử dụng, nếu thích hợp, của bất kỳ tổ chức nguồn nước
chung nào có thể đã được thành lập bởi họ hoặc đồng ý gửi tranh chấp ra trọng
tài hoặc Tòa án Công lý Quốc tế”.
Tóm lại, qua 5 tổ chức quốc tế
về sông Mekong, chúng ta nhận thấy thái độ và sự hợp tác của TC hoàn toàn dựa
trên quyền lợi của nước nầy, và phủ nhận mọi trách nhiệm trong việc khai thác dòng
sông Mekong chảy xuyên qua đất nước của họ như:
• TC đã đứng ngoài Ủy hội Mekong dù quốc gia nầy phải có bổn
phận và trách nhiệm vì dòng sông Mêkong chảy xuyên đất nước họ hàng ngàn cây số;
• TC dựng ra Hợp tác Sông Lancang – Mekong chỉ nhằm mục đích kết
hợp về kinh tế lưu vực theo ý kiến của họ mà thôi, hoàn toàn phủ nhận trách nhiệm
đã xây dựng các đập bậc thềm ngay trên dòng chính, trái với quy định của công ước
LHQ năm 1997.
• Qua những
quy định trong Công ước LHQ 1997, chúng ta có thể kiện TC ra Tòa án Công lý
Quốc tế - The International Court of Justice qua các Điều khoản:- Điều 3-Khoản 4; - Điều 7-Khoản 1; - Điều
8-Khoản 1; và - Điều 33 -Khoản 1 như đã nói ở phần trên.
• Về Tòa án Hình sự Quốc tế - The International
Criminal Court. Vào năm 1990 khi ICC -
Tòa án Hình sự Quốc tế thường trực đầu tiên được thành lập trên thế giới. Với
tư cách là tòa án cuối cùng, ICC được thành lập không phải để thay thế các tòa
án quốc gia mà nhằm bổ túc cho các tòa án đó, tạo ra một tòa án toàn cầu sẽ xét xử những tội ác nghiêm
trọng nhất mà cộng đồng quốc tế quan tâm trong đó ICC nâng mức độ tàn phá môi
trường lên ngang với tội ác diệt chủng nhằm đưa ra một Bộ luật hủy
diệt môi trường và hệ sinh thái là truy tố các tội phạm về môi trường nằm ngoài
khu vực tài phán quốc gia. Dựa theo tiêu chuẩn trên của ICC, đối với những vi
phạm qua việc khai thác dòng sông Mêkong bất hợp pháp, TC có thể bị kết án về
“tội diệt chủng’ (ecocide) qua việc hủy hoại môi trường sông Mêkong ảnh hưởng
lên hàng trăm triệu người dân sống dọc theo lưu vực sông, trong đó có trên 17
triệu người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Xin mời xem tiếp Tình trạng hiện
tại của sông Mekong - Phần II
Mai Thanh Truyết
Viết trong những ngày Quốc hận Tháng tư 2021
No comments:
Post a Comment