Monday, May 3, 2021

 

 

Thưa Quý vị,

Nói về sự Thay đổi khí hậu – Climate change, Joe Biden họp Thượng đỉnh trên mạng có 33 quốc gia tham dự nhân Ngày Trái Đất 22/4 vừa qua. Ông “hứa” vào năm 2030, Hoa Kỳ sẽ cắt giảm khí thải carbonic lên bầu khí quyển 50% so với thời điểm 2005. Vào năm 2005, Hoa Kỳ phóng thích 3.000 tỷ m3 CO2 . Như vậy nghĩa là măm 2030, mức phát thải của HK sẽ giảm xuống còn 1.500 tỷ m3 mà thôi.

Cũng cần nên biết, vào năm 2019, HK phóng thích 6.500 tỷ m3.

Xin hỏi, đây có phải là một lời “HỨA” có căn bản không? – Hết nước nói!

Cũng xin nhắc lại, nhân dịp nầy, Bà Phó của Ông, K. Harris phát biểu một câu xanh dờn:”Căn nguyên của việc khủng hoảng biên giới phía Nam của Hoa Kỳ là do sự “Biến đổi khí hậu”.

Mời Quý vị đọc quan điểm của người viết về sự thay đổi khí hậu dưới đây:

***

Người viết không đặt vấn đề Đúng – Sai ở đây, mà chỉ muốn nêu vài ý kiến và nhận định khác với những gì Thượng đĩnh COP21 đưa ra.

Sự chuyển dịch tuần hoàn của Trời Đất  xảy ra và thay đổi theo chu kỳ hàng ngàn năm, hàng chục ngàn năm…và khoa học chỉ cố gắng lần theo lối mòn lịch sử vài trăm năm trong hy vọng có những chứng liệu, chứng tích tương đối chính xác. Còn việc truy tìm lịch sử, những biến động của trái đất xảy ra hàng ngàn năm trước hay hơn nữa, xin hỏi, mức độ chính xác sẽ đạt được đến đâu? Hay chỉ là những giả thuyết được nêu ra mà thôi.

Chính vì vậy, chúng ta cần nhìn sự việc với sự bình tâm và tỉnh táo hơn để quan sát những thay đổi của dòng sinh mệnh và tuần hoàn của trái đất. Những “kết luận” của các nhà khoa học cùng những viễn kiến được đề nghị, cũng như các kết ước ký kết ở Thương đỉnh COP21 năm 2015 có thể được xem như là các dự phóng hay giả thuyết… để mỗi người trong chúng ta ý thức hơn về việc bảo vệ trái đất chung, hoặc được xem như một “wake up call” cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra cho chúng ta hơn là những ràng buộc bắt buộc phải “cứng nhắc” thi hành.

Từ đó, chúng ta cần phải tỉnh táo nhận định là vậy!

Không phải tất cả những kết luận của các nhà khoa học là …chân lý tuyệt đối đâu:

         Chúng ta còn nhớ khi thế giới sắp bước vào năm 2000, biết bao tiên đóan, dự phóng của các nhà khoa học nêu lên về một viễn ảnh bi quan, có thể đưa đến thế giới “nổ tung” vì mạng lưới toàn cầu chỉ tính toán cho đến ngày 31/12/1999 mà thôi!

         Chúng ta còn nhớ Đài khí tượng lớn nhứt thế giới Mauna Loa Observatory ở Hawai đã đo đạc nồng độ khí CO2 trong không khí thường xuyên. Các chuyên gia tiên đoán rằng sẽ có những xáo trộn lớn trong đời sống trên thế giới nếu nồng độ khí CO2 trong không khi đạt đến 400 ppm. Và ngày định mệnh đó đã đến. Vào ngày thứ Năm, ngày 9 tháng 5 năm 2013, nồng độ trung bình hàng ngày của carbon dioxide trong khí quyển được đo tại Mauna Loa ở Hawaii đã đạt mốc đáng lo ngại là 400 ppm. Nồng độ 400 ppm có nghĩa là cứ một triệu hạt trong không khí thì 400 trong số đó là phân tử carbon dioxide (0,04%). Từ đó cho đến hiện tại, nồng độ khí nầy tiếp tực tăng (xem hình bên cạnh). Và thế giới vẫn vận hành bình thường như không có chuyện xáo trộn nào xảy ra!

Trở về hiện tượng biến đổi khí hậu, vài sự kiện kể trên nêu ra những “bất toàn” trong kết luận về hậu quả của sự việc hâm nóng toàn cầu cho chúng ta thấy các nhà khoa học đã đưa ra các dự kiến “bi thảm” cho năm 2100 mà thôi.

Người viết không phải là một nhà chuyên môn trong lãnh vực nầy, nhưng mục đích của bài viết nhằm cảnh báo đến Bà Con về những biến đổi của Trời Đất hay Thế giới vẫn còn là những ẩn số mà trí thông minh của con người hiện tại chỉ có thể đưa ra nhiều “dự phóng” mà thôi. Điều đó không thể nào được xem như một kết luận khoa học được.

Thiên nhiên luôn là một bài toán mà con người cần phải chạy theo tìm ần số và sẽ không bao giờ có đáp số chính xác được!

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam – VEPS

 

 

  

Thưa Quý vị,

Nói về sự Thay đổi khí hậu – Climate change, Joe Biden họp Thượng đỉnh trên mạng có 33 quốc gia tham dự nhân Ngày Trái Đất 22/4 vừa qua. Ông “hứa” vào năm 2030, Hoa Kỳ sẽ cắt giảm khí thải carbonic lên bầu khí quyển 50% so với thời điểm 2005. Vào năm 2005, Hoa Kỳ phóng thích 3.000 tỷ m3 CO2 . Như vậy nghĩa là măm 2030, mức phát thải của HK sẽ giảm xuống còn 1.500 tỷ m3 mà thôi.

Cũng cần nên biết, vào năm 2019, HK phóng thích 6.500 tỷ m3.

Xin hỏi, đây có phải là một lời “HỨA” có căn bản không? – Hết nước nói!

Cũng xin nhắc lại, nhân dịp nầy, Bà Phó của Ông, K. Harris phát biểu một câu xanh dờn:”Căn nguyên của việc khủng hoảng biên giới phía Nam của Hoa Kỳ là do sự “Biến đổi khí hậu”.

Mời Quý vị đọc quan điểm của người viết về sự thay đổi khí hậu dưới đây:

***

Người viết không đặt vấn đề Đúng – Sai ở đây, mà chỉ muốn nêu vài ý kiến và nhận định khác với những gì Thượng đĩnh COP21 đưa ra.

Sự chuyển dịch tuần hoàn của Trời Đất  xảy ra và thay đổi theo chu kỳ hàng ngàn năm, hàng chục ngàn năm…và khoa học chỉ cố gắng lần theo lối mòn lịch sử vài trăm năm trong hy vọng có những chứng liệu, chứng tích tương đối chính xác. Còn việc truy tìm lịch sử, những biến động của trái đất xảy ra hàng ngàn năm trước hay hơn nữa, xin hỏi, mức độ chính xác sẽ đạt được đến đâu? Hay chỉ là những giả thuyết được nêu ra mà thôi.

Chính vì vậy, chúng ta cần nhìn sự việc với sự bình tâm và tỉnh táo hơn để quan sát những thay đổi của dòng sinh mệnh và tuần hoàn của trái đất. Những “kết luận” của các nhà khoa học cùng những viễn kiến được đề nghị, cũng như các kết ước ký kết ở Thương đỉnh COP21 năm 2015 có thể được xem như là các dự phóng hay giả thuyết… để mỗi người trong chúng ta ý thức hơn về việc bảo vệ trái đất chung, hoặc được xem như một “wake up call” cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra cho chúng ta hơn là những ràng buộc bắt buộc phải “cứng nhắc” thi hành.

Từ đó, chúng ta cần phải tỉnh táo nhận định là vậy!

Không phải tất cả những kết luận của các nhà khoa học là …chân lý tuyệt đối đâu:

•         Chúng ta còn nhớ khi thế giới sắp bước vào năm 2000, biết bao tiên đóan, dự phóng của các nhà khoa học nêu lên về một viễn ảnh bi quan, có thể đưa đến thế giới “nổ tung” vì mạng lưới toàn cầu chỉ tính toán cho đến ngày 31/12/1999 mà thôi!

•         Chúng ta còn nhớ Đài khí tượng lớn nhứt thế giới Mauna Loa Observatory ở Hawai đã đo đạc nồng độ khí CO2 trong không khí thường xuyên. Các chuyên gia tiên đoán rằng sẽ có những xáo trộn lớn trong đời sống trên thế giới nếu nồng độ khí CO2 trong không khi đạt đến 400 ppm. Và ngày định mệnh đó đã đến. Vào ngày thứ Năm, ngày 9 tháng 5 năm 2013, nồng độ trung bình hàng ngày của carbon dioxide trong khí quyển được đo tại Mauna Loa ở Hawaii đã đạt mốc đáng lo ngại là 400 ppm. Nồng độ 400 ppm có nghĩa là cứ một triệu hạt trong không khí thì 400 trong số đó là phân tử carbon dioxide (0,04%). Từ đó cho đến hiện tại, nồng độ khí nầy tiếp tực tăng (xem hình bên cạnh). Và thế giới vẫn vận hành bình thường như không có chuyện xáo trộn nào xảy ra!

Trở về hiện tượng biến đổi khí hậu, vài sự kiện kể trên nêu ra những “bất toàn” trong kết luận về hậu quả của sự việc hâm nóng toàn cầu cho chúng ta thấy các nhà khoa học đã đưa ra các dự kiến “bi thảm” cho năm 2100 mà thôi.

Người viết không phải là một nhà chuyên môn trong lãnh vực nầy, nhưng mục đích của bài viết nhằm cảnh báo đến Bà Con về những biến đổi của Trời Đất hay Thế giới vẫn còn là những ẩn số mà trí thông minh của con người hiện tại chỉ có thể đưa ra nhiều “dự phóng” mà thôi. Điều đó không thể nào được xem như một kết luận khoa học được.

Thiên nhiên luôn là một bài toán mà con người cần phải chạy theo tìm ần số và sẽ không bao giờ có đáp số chính xác được!

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam – VEPS


 






 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment