Tuesday, July 8, 2025

``````Tinh giản hay song hành Phân tích cơ chế lãnh đạo Đảng và Chính phủ sau ngày 1/7/2025 Trong khuôn khổ cải cách hành chính đang được đẩy mạnh tại Việt Nam từ năm 2024 đến 2026, một câu hỏi căn bản cần được nêu ra là liệu cải cách có dẫn đến việc thay đổi cơ chế lãnh đạo song hành giữa Đảng và Chính phủ hay không? Hay nói cách khác, liệu chính phủ có được thực sự "điều hành quốc gia" với quyền tự chủ rõ ràng, hay vẫn hoạt động trong khuôn khổ chỉ đạo trực tiếp từ Đảng Cộng sản Việt Nam? Tất cả cơ chế chính trị hiện nay ở Việt Nam là mô hình “Đảng lãnh đạo, Chính phủ điều hành theo chỉ đạo Đảng.” Sau hơn 80 năm ở miền Bắc và trên 50 năm trên toàn quốc, cơ chế này đã có những đóng góp nhất định. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nó cũng mang theo nhiều bất ổn, làm trì trệ sự phát triển kinh tế – xã hội và gây mất lòng tin trong nhân dân. Chúng ta cùng nhau nhìn nhận thẳng thắn để tìm ra con đường điều chỉnh phù hợp hơn. Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện có số lượng lớn các cơ quan, tổ chức đảng cấp dưới đồng thời tồn tại trong bộ máy chính quyền. Nhiều vị trí lãnh đạo kiêm nhiệm chức danh đảng và chính quyền, làm tăng gánh nặng hành chính, hao tốn ngân sách và gây ra sự trùng lặp bổn phận và nhiệm vụ. Sau ngày 1/7/2025, Việt Nam chỉ còn lại 28 tỉnh (mới) và 6 thành phố trực thuộc trung ương, nghĩa là thuộc về đảng, và đơn vị hành chánh “huyện” hoàn toàn biến mất, nghĩa là chỉ còn Xã và Tỉnh mà thôi. Việt Nam vận hành theo mô hình "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ". Cơ chế song hành được thể hiện ở việc mọi cấp hành chính từ trung ương đến địa phương đều tồn tại đồng thời hai hệ thống: • Hệ thống Đảng (cấp ủy, Ban tổ chức Đảng, Ban tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc v.v.) • Hệ thống chính quyền (Chính phủ, UBND, các sở ngành...) Các quyết sách lớn như bổ nhiệm nhân sự, quy hoạch phát triển, phân bổ ngân sách đều phải được cấp ủy Đảng đồng cấp thông qua trước khi chính quyền thực hiện. Cơ chế này tạo nên sự thống nhất về chính trị, nhưng cũng gây ra nhiều mâu thuẫn, chồng chéo nhau trong việc quản lý hành chính, hiệu quả điều hành và trách nhiệm của từng nhân sự. 1- Tình trạng trong đợt tinh giản hiện nay Hiện nay, quá trình tinh giản tập trung vào hệ thống hành chính nhà nước: sáp nhập bộ, sở; giảm biên chế công chức, viên chức; hiện đại hóa công vụ. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy cơ cấu tổ chức của Đảng bị cắt giảm tương ứng. Trái lại, vai trò chỉ đạo của Đảng tiếp tục được củng cố mạnh mẽ qua các Ban Chỉ đạo Trung ương, đặc biệt là vai trò của Tổng Bí thư Tô Lâm trong giám sát và chỉ đạo cải cách, vì tất cả vị trí lãnh đạo từ Chủ tịch, Giám đốc nha sở hầu như do …đảng chỉ định tất cả. Và đảng hiện nay, chính là TBT CS Tô Lâm. Những vị trí then chốt đều thuộc về nhóm Hưng Yên cả! Điều này cho thấy, cải cách chỉ mới diễn ra trên một nửa bộ máy trên giấy tờ và việc thực hiện. Nửa còn lại (Đảng) vẫn duy trì cơ cấu, nhân sự và quyền lực không thay đổi. Đảng không những chỉ lãnh đạo đường lối, chính sách mà còn chỉ đạo mọi hoạt động của chính quyền và các cơ quan nhà nước. Rốt ráo lại, chính Tô Lâm tóm thâu trọn gói!? Từ đó dẫn đến: • Quyền lực chồng chéo, trách nhiệm mơ hồ: Chính phủ được xem là cơ quan hành pháp, nhưng các quyết định lớn phải thông qua ý kiến của Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Điều này làm chậm tiến trình ra quyết định, thậm chí có lúc dẫn đến “giai đoạn dậm chân tại chỗ” khi các cơ quan nhà nước phải chờ ý kiến đảng. Ví dụ điển hình là các dự án đầu tư công lớn bị kéo dài nhiều năm, gây thất thoát ngân sách và lãng phí tài nguyên. Khi xảy ra sai phạm, không rõ ràng ai phải chịu trách nhiệm cuối cùng vì quyền lực và trách nhiệm phân tán giữa các cấp ủy đảng và chính quyền. Đây là lý do vì sao nhiều vụ tham nhũng lớn kéo dài mà không có ai chịu trách nhiệm rõ ràng, như vụ án tham nhũng tại Tổng công ty xây dựng xảy ra trong nhiều năm nhưng xử lý rất chậm. Rốt cuộc rồi chỉ đổ lỗi cho…cơ chế, và không ai bị xử phạt cả! • Chế độ bổ nhiệm cán bộ dựa trên “lý lịch đảng” hơn năng lực: Chúng ta biết rằng để được thăng tiến, cán bộ phải qua quy trình quy hoạch của đảng với các tiêu chuẩn chính trị đặt lên hàng đầu, còn năng lực và hiệu quả công việc chỉ là yếu tố phụ. Điều này dẫn đến tình trạng không ít cán bộ yếu kém, thiếu trách nhiệm, không có năng lực, học vấn kém cỏi, thậm chí tha hóa và tham nhũng. Thực tế trước mắt, vừa qua hai vị lãnh đạo cấp trung ương lại … không biết đọc số dân số tỉnh từ con số triệu ra thành tỷ. Điều đó chứng minh rằng trình độ giáo dục cần phải xét lại dù trên lý lịch những cán bộ trên đều tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ cả! Từ đó, hậu quả của việc tuyển chọn theo tiêu chuẩn “đảng” như thế dẫn đến sai phạm nghiêm trọng gây thiệt hại tài sản nhà nước và lòng tin của người dân. • Tham nhũng và lợi ích nhóm phát triển do quyền lực thiếu kiểm soát: Quyền lực không minh bạch, thiếu kiểm soát đưa đến tham nhũng tràn lan, từ việc phân bổ đất đai, ngân sách đến các dự án đầu tư công. Những vụ án tham nhũng quy mô lớn như vụ Vinashin, Vinalines không chỉ gây tổn thất hàng tỷ đô la mà còn làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của xã hội. 2- Tinh giản hay phình to? – Một nghịch lý từ cải cách hành chính tại TP.HCM Từ nhiều năm nay, cải cách hành chính đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu là xây dựng một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả – nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, thực tiễn lại đang đặt ra những câu hỏi đầy nghịch lý. Một trong số đó là trường hợp của Sở Tài chính TP.HCM, nơi được cho là đang có tới 18, thậm chí 24 Phó Giám đốc, một con số gây nhiều băn khoăn trong dư luận. Sau đây là danh sách 18 vị phó giám đốc của một sở cấp thành phố ấy: 1.Nguyễn Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Sở Tài chính TPHCM (SN 1966); 2. Trần Mai Phương, Phó Giám đốc Sở Tài chính TPHCM (SN 1976); 3. Đinh Khắc Huy, Phó Giám đốc Sở Tài chính TPHCM (SN 1977); 4. Quách Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính TPHCM (SN 1976); 5. Đỗ Đăng Ái, Phó Giám đốc Sở Tài chính TPHCM (SN 1972); 6. Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương (SN 1967); 7. Lê Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương (SN 1973); 8. Ngô Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương (SN 1975); 9. Lê Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương (SN 1983); 10. Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương (SN 1982); 11. Lai Xuân Đạt, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương (SN 1979); 12. Nguyễn Thanh An, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương (SN 1980); 13. Mai Bá Trước, Bí thư Huyện ủy huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (SN 1972); 14. Hoàng Vũ Thảnh, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (SN 1974); 15. Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (SN 1980); 16. Nguyễn Thị Minh Vân, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (SN 1979); 17. Trương Tấn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (SN 1984); 18. Tạ Thành Nhân, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (SN 1987). Nhìn vào danh sách này dễ thấy hầu hết lãnh đạo sở tài chính của ba tỉnh sáp nhập hoàn toàn được giữ nguyên. Pháp lý có cho phép? Câu trả lời là có. Nghị định 150/2025 của Chính phủ quy định rằng các địa phương đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM – do đặc điểm dân số đông, quy mô kinh tế lớn, khối lượng công việc nhiều được phép tăng thêm tối đa 10 Phó Giám đốc sở so với quy định thông thường. Tức là, nếu các sở ở địa phương khác chỉ có 3 đến 4 Phó Giám đốc, thì TP.HCM có thể có đến 13–14, thậm chí lên tới 17–18 nếu tính theo các cơ chế chuyển tiếp, luân chuyển cán bộ. Trong trường hợp của Sở Tài chính TP.HCM, nhiều Phó Giám đốc hiện nay là cán bộ chuyển về từ các cơ quan sáp nhập, hoặc từ các sở liên quan như Sở Kế hoạch – Đầu tư (trước khi tái cơ cấu), Sở Tài sản công, hoặc các cơ quan tài chính cấp quận huyện được giải thể. Phải chăng lối giải thích trên cũng thuận tình thuận lý củng … ý đảng chăng? 3- Bài học từ các quốc gia khác Việt Nam không phải quốc gia duy nhất từng vận hành hệ thống tập quyền kiểu này. Nhưng nhiều nước xhcn đã nhận ra điểm yếu và thay đổi để phát triển. Đông Âu, Sau khi Liên Xô tan rã, các nước Đông Âu như Ba Lan, Cộng hòa Czech, Hungary, Ukraina v.v… đã tách bạch quyền lực giữa đảng và nhà nước, xây dựng nền dân chủ đa đảng, hệ thống pháp luật minh bạch và báo chí tự do. Kết quả là họ đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc và so với thời Sô Viết, xã hội ổn định hơn nhiều so với thời kỳ tập quyền. Trung Cộng cũng duy trì cơ chế song hành nhưng tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cá nhân (Tập Cận Bình), cho phép triển khai nhanh nhưng dễ sai lầm hệ thống. Dù vẫn do Đảng Cộng sản lãnh đạo, TC cũng đã trao quyền hành chính cho các cơ quan nhà nước và tập trung phát triển kinh tế, mở cửa với thế giới bên ngoài, giúp họ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều đó cho thấy quyền lực tập trung cần phải đi đôi với cơ chế kiểm soát và trách nhiệm minh bạch thì mới phát huy hiệu quả. Lào vẫn tái lập mô hình Việt Nam nhưng ở quy mô nhỏ hơn, không có nhiều đột phá cải cách, cũng như nội bộ đảng không có nhiều mâu thuẫn, do đó, sự đấu đá, tranh dành quyền lực không quyết liệt như ở Việt Nam. 4- Tái định nghĩa vai trò “Đảng lãnh đạo” trong cơ chế chính trị Việt Nam Hiến pháp Việt Nam hiện nay quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất, cao nhất trong hệ thống chính trị. Đây là nguyên tắc bất biến có ghi trong hiến pháp, gắn liền với quá trình cách mạng và bảo vệ đất nước. Các cơ quan đảng không chỉ làm công tác chính trị tư tưởng mà còn tham gia trực tiếp vào việc điều hành, kiểm soát các hoạt động hành chính, khiến quyền lực không được phân chia rõ ràng. Kết quả là nhiều quyết định bị chậm trễ, thủ tục hành chính phức tạp, nguồn lực bị phân tán, gây ra lãng phí lớn cho xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn vận hành, quyền lực của Đảng trực tiếp can thiệp vào mọi mặt hoạt động của nhà nước, từ hoạch định chính sách đến thực thi hành pháp làm cho tình trạng chồng chéo quyền lực, mâu thuẫn trách nhiệm, trì trệ và kém hiệu quả. Nhiều cán bộ, đảng viên kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền khiến ranh giới giữa “đảng lãnh đạo” và “nhà nước điều hành” bị mờ nhạt, thậm chí mất đi sự phân định cần thiết. XIn đan cử vài đề nghị cho vai trò của đảng trong việc tinh giản hiện tại như: - Định hướng chính trị, tư tưởng và chiến lược phát triển đất nước; - Giữ vai trò lãnh đạo về đường lối và xây dựng hệ thống chính trị về mặt tư tưởng; - Và dứt khoát, không can thiệp trực tiếp vào việc quản lý, điều hành cụ thể của Chính phủ và các cơ quan nhà nước. Lam được như thế, chính phủ và bộ máy nhà nước mới có: - Quyền tự chủ trong thực thi chính sách, quản lý hành chính theo pháp luật; - Chính phủ chịu trách nhiệm rõ ràng, minh bạch với nhân dân và Quốc hội; - Và các cán bộ, dù là đảng viên, khi thực hiện công vụ phải tách biệt rõ vai trò chính trị và vai trò công chức, chịu sự giám sát và pháp luật điều chỉnh. Cho đến hiện tại, cán bộ đảng viên chỉ chịu trách nhiệm trước đảng mà thôi, hoàn toàn đúng ngoài mọi thủ tục pháp lý và hành chính mỗi khi phạm lỗi!. Chính điều nầy hoàn toàn đi ngược với nguyên tắc với chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền, và biến người cán bộ đảng trên được miễn nhiễm trước… luật pháp? Vì vậy, tái định nghĩa vai trò “Đảng lãnh đạo” không đồng nghĩa với việc xóa bỏ vai trò của Đảng, mà là bước tiến cần thiết để xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại, hiệu quả và có trách nhiệm. Đây là điều kiện tiên quyết để Việt Nam phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế. Việc này đòi hỏi sự đồng thuận cao trong xã hội và quyết tâm chính trị lớn từ lãnh đạo các cấp. Chủ đề tinh giản nhà nước, đặc biệt là “bỏ bộ phận đảng lãnh đạo” trực tiếp trong bộ máy hành chính, là một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách thể chế để nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đất nước. Tại sao Việt Nam cần phải tái định nghĩa vai trò “Đảng lãnh đạo”? • Phân định rõ vai trò và trách nhiệm giúp bộ máy vận hành trơn tru, hiệu quả hơn. • Bảo đảm chính phủ và các cơ quan nhà nước hoạt động độc lập theo pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân và Quốc hội. • Tránh được tình trạng “chồng chéo quyền lực” dẫn đến trì trệ, vô trách nhiệm hoặc đùn đẩy trách nhiệm. • Tạo điều kiện cho minh bạch, kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng hiệu quả hơn. Để đất nước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam cần có những bước đi căn bản sau đây: Cần phân định rõ ràng vai trò giữa Đảng và Nhà nước: Đảng giữ vai trò định hướng chính trị, tư tưởng, xây dựng đường lối chiến lược; còn chính phủ thực thi quyền lực hành pháp và tư pháp một cách độc lập, có trách nhiệm trước nhân dân và Quốc hội. Đây là một cơ chế kiểm soát và cân bằng giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp, một cơ chế pháp trị đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Điều này giúp tránh chồng chéo quyền lực, giảm thiểu tranh chấp nội bộ và tăng hiệu quả quản lý. Tăng cường minh bạch và trách nhiệm pháp lý: Xây dựng tòa án độc lập, báo chí tự do và xã hội dân sự phát triển để giám sát quyền lực nhà nước. Điều này sẽ giảm thiểu tham nhũng, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, từ đó, tao cơ hội cho các bộ phát huy sáng kiến trong việc phục vụ người dân. Cải cách tuyển dụng cán bộ: Tuyển dụng cán bộ công khai minh bạch dựa trên năng lực thực sự, thành tích và phẩm chất đạo đức. Loại bỏ chế độ “quy hoạch cán bộ” dựa trên tiêu chí chính trị chủ quan. Khuyến khích phát triển xã hội dân sự và báo chí độc lập: Cho phép các tổ chức phi chính phủ, các hội nghề nghiệp, báo chí hoạt động tự do, tạo nên tiếng nói đa chiều trong xã hội. Đây là yếu tố quan trọng để chính quyền lắng nghe và phản ứng kịp thời với nguyện vọng người dân. Cần phải để người dân tham dự, đóng góp vào công cuộc phát triển quốc gia. Và cần nhứt là nâng cao phẩm chất giáo dục của cán bộ: Thay vì nhồi sọ, cần phát triển suy nghĩ phản biện, sáng tạo và kỹ năng khoa học công nghệ cho thế hệ trẻ. Đây là chìa khóa để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển trong thế kỷ 21. Nhưng trong tình thế hiện tại của Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là chính sách tinh giản bộ máy nhà nước do ai khởi xướng? Trên nguyên tắc, các chính sách lớn, đặc biệt là cải cách thể chế, nên xuất phát từ sự đồng thuận cao trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, với tinh thần phục vụ lợi ích quốc gia và nhân dân. Nếu chính sách tinh giản được xuất phát từ một cá nhân hay một nhóm nhỏ với tham vọng tập trung quyền lực cá nhân, giống như mô hình lãnh đạo độc quyền kiểu “Tập Cận Bình”, thì rất dễ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như: • Gia tăng tập trung quyền lực quá mức, thiếu kiểm soát và minh bạch. • Giảm tính đa dạng, phản biện và tính dân chủ trong hệ thống chính trị. • Gây mất niềm tin xã hội và nguy cơ bất ổn chính trị lâu dài. Và cảm quan của người viết nghiêng về tham vọng của Tô Lâm trong việc tinh giản chính phủ trong giai đoạn nầy. Ông Tô Lâm từng là Bộ trưởng Bộ Công an trong một thời gian dài, đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị, rồi Chủ tịch nước. Hiện tại là đương kim Tổng Bí Thư đảng, là một nhân vật quyền lực tột đỉnh của Việt Nam. Bộ Công an có vai trò then chốt trong việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội và kiểm soát các hoạt động trong bộ máy nhà nước. Việc ông tham gia hoặc dẫn dắt chính sách tinh giản bộ máy là điều có thể hiểu được trong bối cảnh bộ máy công quyền cần hiệu quả hơn, song cũng có thể gắn liền với việc củng cố quyền lực hoặc tái cơ cấu theo hướng phù hợp với lợi ích chính trị cá nhân hoặc phe nhóm. Nếu ông Tô Lâm thúc đẩy tinh giản nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, giảm tham nhũng, tạo bộ máy chính quyền gọn nhẹ, minh bạch, thì đây là một bước tiến tích cực, phục vụ lợi ích chung. Tuy nhiên, nếu chính sách tinh giản được sử dụng như một công cụ để loại bỏ đối thủ, tái phân bổ quyền lực theo phe nhóm, hoặc tập trung quyền lực trong tay một nhóm nhỏ, dưới trướng cá nhân ông, thì đây là điều cần phải cảnh giác. Nhìn về TC, từ suốt 13 năm qua, Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực cá nhân với nhiều biện pháp tái cơ cấu, loại bỏ phe đối lập, củng cố địa vị, chiếm vị trí độc tôn. Nhưng hiện tại, ông ta đang đi lần vào bóng tối và không biết có bảo toàn được sinh mạng của chính ông hay không nửa trong một tương lai rất gần. Tại Việt Nam, việc ông Tô Lâm tham vọng trở thành người đứng đầu lãnh đạo với quyền lực “độc tôn” tương tự không phải không thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh các phe nhóm tranh giành quyền lực mà phe Hưng Yên đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, thể chế chính trị Việt Nam hiện vẫn có cơ chế tập thể và các rào cản nhất định, nên việc tập trung quyền lực cá nhân tuyệt đối khó thành hiện thực trong ngắn hạn, trư phi ông dùng lưỡi gươm vấy máu… 5- Kết luận Một khi nhìn thấu rõ được tham vọng độc tôn quyền lực của Ông Tô Lâm qua những dấu hiệu nhận biết dưới đây qua việc củng cố quyền lực trong Bộ Công an giúp ông kiểm soát trực tiếp lực lượng vũ trang và các cơ quan giám sát. Ông tinh giản bộ máy, tái cơ cấu chính phủ theo ý muốn về nhân sự. Ông xử dụng chính sách tinh giản làm công cụ để sắp xếp, thay thế cán bộ, tạo ra mạng lưới trung thành. Tất cả nhằm thâu tóm quyề./jn lực tuyệt đỉnh. Từ đó, chúng ta có thể hình dung được nguy cơ thất bại trong chính sách tinh giản cùng tham vọng của Tô Lâm sẽ đưa đất nước vào… khủng hoảng, thất bại hoặc hạn chế có thể do: • Cơ chế tập thể trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư vẫn tồn tại, tạo ra các rào cản kiểm soát quyền lực cá nhân tuyệt đối. • Sự chống đối ngấm ngầm của các phe nhóm khác hoặc các nhóm lợi ích bị đụng chạm. • Áp lực xã hội, dư luận và yêu cầu minh bạch ngày càng tăng, hạn chế khả năng tập trung quyền lực không kiểm soát. • Và nhứt là, qua yếu tố lịch sử và văn hóa chính trị trong lịch sử Việt Nam, nơi quyền lực thường được phân chia theo nhóm, cũng như ảnh hưởng vùng miền và phải giữ cân bằng để duy trì ổn định. Cơ chế chuyên chính vô sản sau 50 thống nhứt đất nước, chính cơ chế nầy đã bộc lộ nhiều nghịch lý làm cho sự phát triển quốc gia bị đình trệ, bị các quốc gia khác trong vùng như Đạị Hàn, Thái, Singapore, Mã lai…bỏ xa mấy chục năm, mặc dù, vào khoảng thập niên 1970, các quốc gia nói trên đã từng theo đuôi học hỏi Hòn Ngọc Viễn Đông Việt Nam! Lòng tin của người dân hiện tại hoàn toàn bị đánh mất! Việt Nam cần một cuộc cải cách thể chế kiên quyết, minh bạch và phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu để đất nước có thể phát triển thịnh vượng, dân chủ và công bằng hơn. Tinh giản hành chính chỉ có ý nghĩa đích thực nếu tiến hành đồng thời và cân đối giữa hai hệ thống Đảng và Chính phủ. Nếu không, cải cách sẽ chỉ là sự sắp xếp lại bàn ghế trong một căn phòng vốn dĩ đã quá chật chội và hỗn độn. Một loại bình mới, rượu cũ mà thôi! Một chính phủ kiến tạo, có trách nhiệm và tự chủ thực sự chỉ có thể tồn tại nếu được giao quyền và được tách biệt khỏi sự điều hành trực tiếp hàng ngày của hệ thống Đảng. Đây không chỉ là một vấn đề tổ chức, mà là câu hỏi cốt lõi về hiệu lực, hiệu quả, và niềm tin của nhân dân vào một nhà nước hiện đại, minh bạch và có trách nhiệm. Tóm gọn lại tình hình: Việt Nam đang tiến hành cải tổ hành chính hay tinh giản bộ máy mạnh mẽ trong đầu năm 2025, nhưng đang đối mặt với sự chống đối cả trong nội bộ Đảng và từ xã hội. Cải tổ hành chính ở Việt Nam là một bước tiến mang tính lịch sử về quy mô cải cách, nhưng gặp nhiều bất đồng nội bộ và e ngại xã hội từ quan chức muốn giữ quyền lực cho đến doanh nghiệp và nhà đầu tư lo về tương lai dự án có bị ảnh hưởng do cải cách nhân sự hay không?. Sự thành công phụ thuộc vào việc phân định rõ ràng giữa cải cách hành chính và mục tiêu chính trị của cá nhân. Cơ chế song hành giữa Đảng và Chính phủ là một đặc điểm cốt lõi của hệ thống chính trị Việt Nam. Trong bối cảnh tinh giản bộ máy, nếu không cải tổ cả hai trục đồng thời, thì sẽ chỉ tinh giản một nửa – nửa còn lại vẫn phình to và điều hành ngược chiều, gây trì trệ và làm mất niềm tin xã hội. Cơ chế song hành giữa Đảng và Chính phủ ở Việt Nam không bị xóa bỏ trong đợt tinh giản hiện tại. Trái lại, vai trò của Đảng trong chỉ đạo cải cách càng được khẳng định và tập trung hóa hơn nữa, trong khi Chính phủ là người “ra tay thực hiện” dưới khuôn khổ ấy. Ông Tô Lâm có tiềm năng và đã bộc lộ cho thấy tham vọng củng cố và tập trung quyền lực, đặc biệt thông qua chính sách tinh giản bộ máy nhà nước như một công cụ. Tuy nhiên, sự thành công của tham vọng này phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc quyền lực nội bộ của Đảng, khả năng kiểm soát và cân bằng giữa các phe nhóm, cũng như yếu tố xã hội và chính trị bên ngoài. Tinh thần cải cách thật sự phải đến từ chỗ Đảng CS Bắc Việt dám chuyển giao quyền lực thực chất cho một chính phủ sáng tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, minh bạch, chịu trách nhiệm rõ ràng trước người dân, và nhứt là có một tấm lòng yêu quê hương tha thiết. Nếu không, cải cách sẽ mãi mãi chỉ là “sắp xếp lại ghế” chứ không thay đổi được bản chất của bộ máy “cai trị” một thuộc địa!!! Mai Thanh Truyết Houston, Tháng 7 - 2025

Friday, July 4, 2025

Suy gẫm về Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa Lời người viết: Tình cờ, trong khi truy tìm lại một bài viết cũ trên USB, người viết thấy lại hai di tích của Cố GS Nguyễn Văn Trường (1930-2018), người đã ba lần tham chánh với chức vị Ủy viên Giáo dục, Tổng trưởng Bộ Giáo dục, và lần sau cùng, Ủy viên Giáo dục của hành pháp Dương Văn Minh chỉ trong vòng 24 giờ, xin gửi lại bạn đọc. Duyên tình giữa Giáo sư và người viết qua Đại học sư phạm Saigon, và Viện Đại học Cao Đài Tây Ninh, cùng tiểu luận “Triết lý giáo dục của Tam kỳ Phổ độ Cao Đài”, một tiểu luận trong chương trình Tiến sĩ Giáo dục năm 1974-1975. Chính các cơ duyên trên khiến cho người viết, thêm một lần nữa viết về giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa, một khung/nền giáo dục tượng trưng cho nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt mà không cường quyền nào có thể xóa tan được. GS có ghi rõ trong khung hình bên cạnh “Dạy học là cột người hai lần: Cột vào nhân bản vẫn chưa đủ - Cần cột thêm vào dân tộc cho chắc. Và sau cùng vì nhu cầu khai phóng, người cột phải biết mở…” Người viết bắt đầu xin được khai triển những nút “cột và mở” của Giáo sư. 1- Phần dẫn nhập Xin được giải thích hai từ nhân bản và dân tộc trong mục tiêu giáo dục của Việt Nam Cộng hòa có liên kết và ảnh hưởng trên con người như thế nào? Trong cả bối cảnh lịch sử, triết lý giáo dục và con người Việt Nam Cộng hòa thường được tóm gọn trong ba mệnh đề Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng. Đây là một nỗ lực tái định vị con người Việt trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi thực dân, nhưng lại vấp phải áp lực ý thức hệ từ cả khối Cộng sản và phương Tây. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta tập trung vào hai trụ cột đầu: “Nhân bản” và “Dân tộc”. Hai khái niệm ấy không chỉ là khẩu hiệu phản ảnh một hệ giá trị mà còn là một viễn kiến, định hướng cách giáo dục hình thành nhân cách con người Việt, đồng thời nuôi dưỡng nội lực và tinh khí quốc gia. Bài viết trình bày: - (1) Định nghĩa và nền tảng tư tưởng của hai thuật ngữ nhân bản và dân tộc, - 2) Lý do cần “cột” chặt chúng trong thực hành giáo dục, - (3) Lý do phải “mở” từng khái niệm để hiểu trọn vẹn bản chất và nguy cơ lệch lạc, - (4) Tác động của sự gắn kết này lên con người và xã hội, - (5) Lời khuyến nghị cho thời đại toàn cầu hóa, nơi “nhân loại” và “bản sắc” lại một lần nữa bị giằng co dữ dội làm cho lằn ranh giữa hai khái niệm đôi khi bị … hòa lẫn vào nhau. 2- Khái niệm "Nhân bản" trong giáo dục VNCH Trong văn kiện Cải tổ giáo dục VNCH năm 1972 và các diễn từ của Bộ trưởng Giáo dục thời đó, “nhân bản” không đơn thuần tương đương “nhân đạo”. Từ ngữ nhân bản là một mục tiêu giáo dục của VNCH do ảnh hưởng từ: - Chữ Nhân bản học - Humanism của Tây phương nhằm tôn vinh phẩm giá, tự do, lý tính, trách nhiệm; - Từ Nho học Việt Nam qua việc đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín nhưng chuyển dịch sang bối cảnh dân chủ hiện đại; - Và từ thuyết hiện sinh (Sartre, Marcel) nhằm khẳng định con người là chủ thể tự do lựa chọn và chịu trách nhiệm về chính mình. Kết quả, “nhân bản” của VNCH mang ý nghĩa: • Con người là cứu cánh, không phải là phương tiện. • Phát triển toàn diện cá nhân, từ thể chất, trí tuệ đến đạo đức. • Tôn trọng tự do tư tưởng, khuyến khích phản biện và sáng tạo, không uốn cong con người thành công cụ. • Thừa nhận tính độc lập và cá thể của mỗi học sinh, không xem con người như "ốc vít trong guồng máy" như suy nghĩ của những lý thuyết duy vật. 3- Khái niệm "Dân tộc" trong giáo dục VNCH Khái niệm “dân tộc” của VNCH ra đời trong hoàn cảnh miền Nam phải khẳng định độc lập trước cả “đại đồng” cộng sản và “quốc tế” tư bản. Cốt lõi gồm: • Ý thức lịch sử và nguồn cội như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền … gợi cảm hứng tự quyết và tự cường, và bảo vệ độc lập dân tộc. • Yêu nước nhưng không cực đoan, phân biệt Patriotism (lòng yêu nước) với Nationalism (chủ nghĩa dân tộc đóng kín). • Giữ gìn bản sắc văn hóa, giao thoa chọn lọc cùng với tinh hoa thế giới, không bị lai căng hay tha hóa bởi các ý thức hệ ngoại lai (dù là phương Tây hay cộng sản). • Trung thành với Tổ quốc chứ không với ý thức hệ, khác hẳn tiêu chí “trung với Đảng” của miền Bắc. Vì vậy, giáo dục dân tộc nuôi dưỡng lòng trung thành với Tổ quốc chứ không với một đảng phái hay một ý thức hệ. Nó đặt Việt Nam lên trên mọi quyền lực đảng trị, hay ảnh hưởng của ngoại bang. 4- Sự liên kết giữa "Nhân bản" và "Dân tộc" Hai yếu tố này không thể tách rời nhau. Chúng bổ túc sung và nâng đỡ nhau trong một triết lý giáo dục toàn diện. Khi tách tời nhân bản, con người sẽ là “công dân toàn cầu” lạc lõng, thiếu gốc rễ, dễ sính ngoại, luôn hướng về cá nhân, xây dựng con người dựa trên chủ nghĩa cá nhân và hầu như không nghĩ đến từ ngữ “đồng bào”. Khi tách rời dân tộc, các giá trị dân tộc hầu như bị quên lãng, ý thức tập thể, cội nguồn hầu như bị mất đi. Thay vào đó thường đi chệch hướng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan bài ngoại (dân túy). Từ đó, chúng ta nhận thấy, giáo dục nhân bản làm nền tảng nhằm phát triển cá nhân có tư cách, đạo đức, trí tuệ, tự do; giáo dục dân tộc làm hướng đi, dẫn dắt cá nhân biết yêu nước, phục vụ cộng đồng, và có ý thức trách nhiệm xã hội. Nói một cách khác, giáo dục VNCH không chỉ đào tạo một “con người giỏi”, mà là một “con người Việt Nam giỏi và tử tế”. Khép lại, “cột” hai nhân tố Nhân bản và Dân tộc là điều kiện cần để giáo dục VNCH tạo ra “Con người Việt Nam tự do nhưng gắn bó, sáng tạo mà yêu nước, biết phê phán nhưng không vong bản.” 5- Ảnh hưởng lên con người Triết lý giáo dục này đã để lại nhiều ảnh hưởng tích cực, nhất là ở miền Nam trước 1975, từ đó, hình thành nhiều thế hệ thanh niên yêu nước, biết lý tưởng hóa cá nhân trong việc phục vụ cộng đồng (quân công cán chính, sinh viên tranh đấu, nhà báo tự do, trí thức độc lập...). Từ đó, thúc đẩy các giá trị tự trọng, tự do học thuật, sống có nhân cách, biết gìn giữ được một bản sắc văn hóa riêng, không bị hòa tan trong các trào lưu ý thức hệ đối kháng như cộng sản hay thực dân. Và nhứt là không công cụ hóa giáo dục để phục vụ một nhóm người cầm quyền. 6- Tại sao phải “mở ra” để hiểu toàn diện từng phần? Chúng ta thấy ngay, từ ngữ “Mở” mà GS Trường nêu ra, chính là mục tiêu thứ ba của giáo dục vNCH. Đó là “Khai phóng”. Mở là… khai phóng. Muốn hiểu sâu hai từ nhân bản và dân tộc, ta cần mở chúng ra như hai bực thang giá trị độc lập, để phân tích rõ, nhân bản là triết lý phổ quát, vượt qua biên giới và con người nào cũng có quyền sống, tự do, và phát triển, và dân tộc là căn tính riêng, gắn với lịch sử, văn hóa và vận mệnh của một cộng đồng, một quốc gia cụ thể. Tự Nhân bản riêng lẻ có thể sa vào chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Tự Dân tộc riêng lẻ có thể xô vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nếu không “mở” chúng ra, chúng ta sẽ đánh đồng giá trị phổ quát với bản sắc riêng, dẫn đến nhầm lẫn giữa lý tưởng nhân loại và nhu cầu của dân tộc, và chúng ta sẽ không thể hiểu sâu được rằng: “Tự do con người không đồng nghĩa với phá bỏ trật tự dân tộc, cũng như phục vụ dân tộc không đồng nghĩa với nô lệ tư tưởng quốc gia”. - Mở ra để thấy rõ gốc rễ, ý nghĩa, giới hạn và nguy cơ lệch lạc của mỗi khái niệm. Mở ra để hiểu rõ bản chất từng khái niệm, tránh sự ngộ nhận, cực đoan, hay bị lợi dụng trong tuyên truyền chính trị. - Cột Nhân bản và Dân tộc lại để thấy chúng là hai mặt của một nền giáo dục lý tưởng, giáo dục phải nảy sinh ra con người tự do nhưng có trách nhiệm, tuy cá nhân nhưng vẫn gắn bó với cộng đồng. Nói cách khác, hiểu đúng hai chữ này là bước đầu của suy nghĩ khai phóng, và cũng là bước đầu của một hệ thống giáo dục thực sự vì con người và vì đất nước, điều mà Việt Nam sau 1975 đã đánh mất. 7- Kết luận Hai trụ cột nhân bản và dân tộc trong giáo dục VNCH gắn bó chặt chẽ với nhau. Chúng vừa nuôi dưỡng con người phát triển toàn diện, vừa định hướng họ sống có trách nhiệm với quê hương. Đây là một trong những điểm sáng chói của nền giáo dục VNCH, một nền giáo dục dù chưa hoàn hảo nhưng có chiều sâu triết lý và phẩm chất khai phóng đáng học hỏi lại trong hiện tại. 1- Những chế độ độc tài, độc đoán thường mượn danh “dân tộc” để biện minh cho đàn áp, hoặc mượn danh “nhân bản” để chạy theo tiêu dùng phí phạm và sống vô độ, vô trách nhiệm. Nếu có lỗi thì là lỗi của cơ chế, lỗi của “chung”, của đảng, chứ không bao giờ là … lỗi của cá nhân hết! 2- Trong thời đại kỷ nguyên số, “nhân bản” đòi hỏi kỹ năng của một công dân số có đạo đức; “dân tộc” đòi hỏi sự hòa nhập láng giềng ASEAN và toàn cầu, không phải đóng cửa và tạo ra tranh chấp với nhau. Rốt ráo lại, “Mở” là điều kiện đủ để gìn giữ tinh thần phê phán và thích nghi, tránh biến hai thuật ngữ Nhân bản và Dân tộc đơn lẻ sẽ thành hai giáo điều mới! Xin nói “một chút” về miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa. Dù thời gian tồn tại ngắn ngủi (1955–1975) và chịu tình trạng ức chế chiến tranh khốc liệt, nhưng vào năm 1958, một đại hội giáo dục toàn quốc (từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng. a. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người; b. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia; c. Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới. Cả ba tiêu chuẩn trên đều được ghi “nguyên văn” trong Hiến pháp VNCH. Đến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục Miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học - như các quốc gia tân tiến trên thế giới - làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam. Từ đó, giáo dục Miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên nền tảng của Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng – Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam giúp cho nền giáo dục Miền Nam liên tục thăng tiến, nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958 – 1975. Có thể nói nhưng không hổ thẹn là sự thành hình trên 300.000 Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư, Chuyên viên kỹ thuật, Khoa học gia… có mặt khắp nơi ở hải ngoại, đã và đang đóng góp tích cực cho chánh quyền sở tại là KẾT QUẢ của một nền giáo dục Nhân bản, Dân tộc, Khai phóng và Khoa học của Miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa. Giáo dục đích thực là một cuộc hành trình liên tục giúp mỗi thế hệ tìm ra vị thế cá nhân trong bối cảnh dân tộc và nhân loại, dung dưỡng đồng thời tự do nội tại của từng cá nhân nhưng không tách rời khỏi nguồn gốc văn hóa dân tộc. Đó là bài học lớn của VNCH, và cũng là lời nhắn gửi cho chúng ta, thế hệ toàn cầu hóa, rằng:”Muốn bước vào tương lai, phải bước bằng đôi chân, một chân vững vàng trong nhân bản, một chân vững chãi trong dân tộc. Chỉ khi ấy, con người Việt mới có thể được khai phóng và sải bước tự tin trên con đường khoa học của thế kỷ 21.” Mai Thanh Truyết Nhớ về một người Anh, GS Nguyễn Văn Trường Houston – Tháng 7- 2025

Tuesday, July 1, 2025

Con đường Việt Nam VIII Xã hội Dân sự - Hành động Bất tuân Dân sự ở Việt Nam Lời người viết:”Trong buổi học tập nội bộ của một Nhóm chính trị mà người viết có dịp tham dự, bài học xã hội dân sự (xhds) đã được phân tích và áp dụng cho cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam trong những ngày tới. Xin được chia xẻ các phân tích và nhận định trong quyển sách: “Khu vực thứ ba: Các tổ chức cộng đồng, phi chính phủ và phi lợi nhuận” - “The Third Sector: Community Organizations, NGOs, and Nonprofits” của hai tác giả Meghan Kallman và Terry Clark, nhằm đẩy mạnh công cuộc khai triển và tăng trưởng phong trào “xã hội dân sự” qua qua các hành động bất tuân dân sự trong tình trạng Việt Nam hiện tại.” 1- Về cuốn sách Khu vực thứ ba… Hai tác giả: - Meghan Elizabeth Kallman là Giảng viên tại Trường Phát triển Xã hội và Hòa nhập Toàn cầu tại Đại học Massachusetts Boston - School for Global Inclusion and Social Development at the University of Massachusetts Boston. - Terry Nichols Clark là Giáo sư xã hội học tại Đại học Chicago và là đồng tác giả của cuốn sách Sự sụp đổ của chính trị giai cấp: Cuộc tranh luận về sự phân tầng hậu công nghiệp. Cuốn sách của Meghan Kallman và Terry Clark gồm 259 trang, là một nỗ lực học thuật quý hiếm và có giá trị tổng hợp sự phát triển của khu vực thứ ba ở sáu quốc gia điển hình, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhà nước và khu vực thứ ba ở mỗi quốc gia. Trước hết, ngay phần đầu, hai tác giả đưa ra quan điểm về “Quản trị dân chủ và tính hợp lý về thể chế trong Khu vực thứ ba” - “Democratic Governance and Institutional Logics within the Third Sector” gồm: Các Tổ chức Xã hội Dân sự - Civil Society Organizations), Tổ chức Phi lợi nhuận - Nonprofit Organizations), Tổ chức Phi chánh phủ - Non Governmental Organizations), Tổ chức Phi Chánh phù Quốc tế - International nongovernmental Organizations, và nhiều hiệp hội chính thức và không chính thức đã hợp nhất thành một lực lượng chính trị thế giới. Mặc dù các thành phần của khu vực thứ ba này khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng tác động tích lũy của chúng đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu. Nếu chúng ta quan sát các tổ chức cứu trợ và phúc lợi, tổ chức đổi mới, mạng xã hội và nhiều loại nhóm khác, Meghan Elizabeth Kallman và Terry Nichols Clark khám phá các trách nhiệm, tác động và thành phần của khu vực phi lợi nhuận ở sáu quốc gia chính. Ví dụ, các tổ chức TC tuân theo mô hình tài trợ của chính phủ ở châu Á, liên kết sứ mệnh của họ với các mục tiêu chính trị quốc gia. Ngược lại, các nhóm trên ở Tây phương thường thách thức các mục tiêu của chính phủ một cách rõ ràng và thậm chí đạt được mức độ tranh đấu trong tinh thần dân chủ phân lập. Ngoài ra, Kallman và Clark kiểm tra các nhóm trong bối cảnh thế giới thực, cung cấp nhiều kiến thức về lịch sử, chính trị, xem xét sâu về các tương tác với các thể chế nhà nước, so sánh giữa các vùng và gợi ý về cách các nhóm có thể vay mượn các lựa chọn chính sách trên toàn thế giới trong các hệ thống quyền lực khác nhau. Khu vực thứ ba cung cấp một cái nhìn quốc tế hiếm có về các tổ chức và chương trình nghị sự thúc đẩy sự thay đổi trong các vấn đề quốc tế ngày nay. Tạp chí Xã hội học Hoa Kỳ nhận định về cuốn sách rằng:”Đóng góp hứa hẹn nhất của tập sách nằm ở tập hợp các phân tích đặc biệt là chương về sự xuất hiện của xã hội dân sự ở TC. Bằng cách chú ý đến các khu vực thứ ba đang phát triển trên khắp châu Á, cuốn sách có tiềm năng tái tạo sức sống cho nghiên cứu xã hội học về so sánh phát triển xã hội dân sự cũng như các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ một cách rộng rãi hơn CSO (Tổ chức xã hội dân sự), NPO (Tổ chức phi lợi nhuận), NGO (Tổ chức phi chính phủ), INGOS (Tổ chức phi chính phủ quốc tế) và các hiệp hội chính thức và không chính thức là một phần của một lĩnh vực quan trọng, tương đối mới hiện là lực lượng chính trị thế giới. Mặc dù các thành phần của “khu vực thứ ba” này khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng tác động ròng của chúng ngày càng quan trọng trên toàn cầu. Khu vực thứ ba này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giá trị trên toàn thế giới, thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ, vận động chính sách, các chương trình văn hóa và phong trào xã hội. Lĩnh vực thứ ba bao gồm các loại tổ chức cứu trợ và phúc lợi, tổ chức đổi mới, tổ chức dịch vụ công, tổ chức phát triển kinh tế, nhóm vận động cơ sở, nhóm vận động... 2- Xã hội dân sự, vốn là xã hội và sự phát triển của khu vực thứ ba Văn học hàn lâm ở Bắc Mỹ và Tây Âu thường đánh đồng khu vực thứ ba và chủ nghĩa hiệp hội với khái niệm xã hội dân sự. Khái niệm nầy hữu ích cho mục đích suy nghĩ về sự tham gia của công dân và hơn nữa, bởi vì xã hội dân sự đã cho thấy bản thân nó gắn bó sâu sắc với sự phát triển chính thức của khu vực thứ ba trên toàn thế giới. Do đó, phần này bắt đầu với một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về xã hội dân sự và vốn xã hội, sau đó chỉ ra cách nó giúp hiểu được hoạt động của logic thể chế từ phần giới thiệu. Theo định nghĩa của Walzer, xã hội dân sự là “một lĩnh vực mà các công dân và tổ chức không bị hạn chế... 3- Khu vực thứ ba ở Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, với lịch sử là chính quyền trung ương yếu kém, khu vực thứ ba được coi là đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dịch vụ, cũng như trong việc tổ chức và tạo ra sự đa dạng chính trị và tạo ra vốn xã hội. Nói chung, việc hiểu các cá nhân là “các chủ thể xã hội hợp pháp và hợp lý, với các lợi ích có vị thế tập thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra rất nhiều tổ chức chính thức” (Jepperson và Meyer). Tổ chức chính trị và việc điều hành quốc gia của chính quyền Mỹ đã cung cấp một mảnh đất màu mỡ cho các hiệp hội dân sự kể từ khi thành lập đất nước. Vì điều này, ba logic bất di bất dịch về thể chế như hành pháp, lập pháp và tư pháp có thể nhìn thấy rộng rãi trong khu vực thứ ba của Hoa Kỳ. 4- Khu vực thứ ba ở Pháp Khu vực thứ ba của Pháp được thành hình trong những hoàn cảnh đặc biệt của đất nước nầy. Nó không được tạo ra như một hệ quả tổng hợp của các nhóm tư nhân cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội, như ở Hoa Kỳ, cũng không phải là một hệ thống các tổ chức “đã được/bị quản lý” của bên thứ ba, như ở nhiều nơi ở châu Á. Thay vào đó, khu vực phi lợi nhuận ở Pháp (thường được gọi là “nền kinh tế xã hội” – “social economy”) được hình thành như một hệ quả của cuộc đấu tranh ý thức hệ - giữa Giáo hội Công giáo và chủ nghĩa cộng hòa về quyền của cá nhân. Cho đến năm 1901, các cá nhân có rất ít cơ hội hợp pháp để thậm chí liên kết thành nhóm; các hiệp hội chỉ được phép theo các điều kiện cụ thể do chính phủ quy định. Hiện tại, khu vực thứ ba đã được “nới rộng ra” đôi chút, nhưng vẫn còn nằm trong sự …theo dõi của chn1h quyền. 5- Khu vực thứ ba ở Nhật Bản Nhật Bản chia xẻ với Pháp một truyền thống văn hóa lâu đời chống lại các tổ chức tách biệt với nhà nước. Tuy nhiên, không giống như Pháp, Nhật Bản chưa bao giờ có một cuộc cách mạng với lực đẩy bình đẳng. Thay vào đó, “cuộc cách mạng” Minh Trị vào cuối thế kỷ 19 là một minh họa mạnh mẽ về việc giới tinh hoa Nhật Bản tạo ra các thể chế mới thích ứng với thời kỳ hiện đại. Hoàng đế và nhà nước là nguồn gốc của tính hợp pháp truyền thống của Nhật Bản, được tiếp tục bởi các nhà quản lý nhạy cảm trong thế kỷ 21. Lịch sử chính trị này đã đánh dấu sự phát triển của khu vực thứ ba của Nhật Bản sao cho tính hợp lý về thể chế nổi bật có thể nhìn thấy là logic của bộ máy quan liêu, cộng thêm tư cách quản lý bảo thủ của nhà nước làm cho khu vực thứ ba của Nhật bị gò bó cho dù ý thức dân chủ của người Nhật rất cao. 6- Khu vực thứ ba ở Đại Hàn Trong 40 năm qua, Hàn Quốc không chỉ trải qua một cuộc chuyển đổi dân chủ quy mô lớn mà còn là một cuộc chuyển dịch kinh tế quy mô lớn không kém. Mặc dù từng được coi là một chế độ phục tùng, đặc biệt là dưới chế độ quân sự của những năm 1970, xã hội Hàn Quốc hiện nay được đặc trưng bởi sự tham gia tích cực của công dân và sự gia tăng của các loại hình tổ chức cộng đồng và hiệp hội mới. Là một phần và là hệ quả của những thay đổi chính trị nhanh chóng và sâu rộng này, bản chất và thành phần của khu vực thứ ba của đất nước cũng đã được chuyển đổi. Các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến đã tham gia vào quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ hiện đang đứng trong hàng ngũ tổ chức phi lợi nhuận của đất nước đang phát triển rộng rãi. 7- Khu vực thứ ba ở Đài Loan Giống như Nhật Bản và TC, Đài Loan cũng trở thành nạn nhân của lập luận học thuật rằng xã hội dân sự bằng cách nào đó không tương thích với các đặc điểm phi dân chủ của châu Á, bao gồm cả Nho giáo. Chương này trong sách, cùng với việc làm của những người khác nhằm mục đích chứng minh rằng xã hội dân sự không chỉ hiện diện trên khắp Đài Loan mà còn có sự phát triển mạnh mẽ trong suốt ba mươi năm qua. Theo xu hướng toàn cầu, xã hội dân sự của Đài Loan đang chuyên nghiệp hóa, mặc dù vai trò tương đối gần đây của xã hội này trong quá trình chuyển đổi sang dân chủ cũng là trao quyền cho xã hội này để vận động thay mặt cho những người không được đại diện và không được phục vụ, kết hợp hợp lý về một thể chế của chủ nghĩa tích cực với một trong vài trò của một công dân. 8- Khu vực thứ ba ở Trung Cộng Truyền thống thống kê lâu đời và mạnh mẽ của TC thoạt đầu có thể cho thấy sự thù địch với khu vực thứ ba, đặc biệt là khu vực thứ ba thuộc loại Phi tập trung ( Decentralized variety) đang chiếm ưu thế ở Bắc Mỹ. Tất nhiên, chúng sẽ trông khác với các khu vực thứ ba ở Hoa Kỳ, với lịch sử lâu đời của một nhà nước trung ương yếu kém và một khu vực liên kết mạnh mẽ. Trong trường hợp của TC, một số người đã lập luận rằng sự phát triển của khu vực thứ ba được liên kết chặt chẽ với hoạt động của nhiều xã hội dân sự tập hợp lại. 9- Liên quan giữa Xã hội dân sự và Bất tuân dân sự Qua các nhận định trên, từ những kinh nghiệm về khu vực thứ ba của các quốc gia kể trên, từ đó, sẽ có nhiều lựa chọn cho các nhà hoạch định chính sách, chỉ ra một số ý tưởng hay và bao gồm các liên kết đến thông tin đặc thù của từng quốc gia. Các nền tảng văn hóa, kinh tế và chính trị khác nhau của mỗi nước đã tạo ra các khu vực thứ ba rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt là sự khác biệt về mức độ tham gia hay xâm nhập của nhà nước với các tổ chức phi lợi nhuận. Chúng ta thấy rõ ràng rằng, muốn có một nền dân chủ thực sự cho quốc gia, điều tiên quyết là cần phải có các XHDC dân chủ để cân bằng với các định chế do chính quyền đặt ra. Vì vậy, XHDS cần phải độc lập với “nhà nước”, vừa là đối tác mà cũng là đối lập. Có như vậy mới thực sự phối hợp cung cách điều hành quốc gia trong mô hình “kiểm soát và cân bằng”. Tuy cùng là phương Tây, nhưng mô hình khu thứ ba của Pháp lại chẳng giống gì Mỹ mà chia xẻ nhiều điểm chung với Nhật hơn qua sự phát triển XHDS; và tuy cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, nhưng người Nhật và Đại Hàn thể hiện cung cách XHDS khác xa TC vì trình độ và dân trí hai nước trên cách xa dân trí người Tàu. Và Đài Loan thì nằm đâu đó giữa giữa sự cai trị “đóng” của chính quyền và người dân tương đối mở so với người Tàu. Tóm lại, một khi người dân có dân trí cao, XHDS ngày càng phát triển cho dù chính quyền có kềm kẹp như thế nào đi nữa…và cho dù ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử, văn hóa và chính trị riêng biệt cũng không ngăn cản được sức mạnh của người dân. Câu hỏi được đặt ra là “Liệu cách mạng bất tuân dân sự có giúp XHDS thăng tiến và đạt được mục tiêu yêu cầu hay không? Câu trả lời là: CÓ và KHÔNG. CÓ, là khi cách mạng bất tuân dân sự khởi động và nhiều XHDS cùng có chung quyết tâm và can đảm để huy động cuộc tổng cách mạng toàn quốc. KHÔNG, là khi cách mạng bất tuân dân sự bị dập tắt từ trứng nước và các XHDS thiếu phối hợp và tự phát và không có kế hoạch dài hạn. Qua các phân tích trên, trở về Việt Nam, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều dịp đẩy mạnh XHDS đến tổng nổi dậy qua qua các hành động bất tuân dân sự với quy mô lớn trong quá khứ gần 15 năm qua như: • Việc phản kháng, biểu tình công cuộc khai thác bauxite ở Tân Rai, BẢo Lộc, và Nhân Cơ, Đắk Nông và những năm 2008-2008; • Vụ xả thải của Cty Hưng Nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh năm 2016 làm chết àang ngàn tấn cá và ô nhiễm vùng biển từ Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên; • Vụ quốc hội hợp thức hóa ba khu tự trị: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc đưa đến cuộc “nổi dậy” ngày 10/6/2018 ở Phan Rí. Đây là một dịp bằng vàng đã bị lỏ lỡ vì có thể xóa tam cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV. Rất tiếc cuộc nổi dậy bị dập tắt vì thiếu phối hợp cũng như không có kế hoạch chuẩn bị trước cùng sự thiếu vắng lãnh đạo. • Và sau cùng, vụ phản đối toàn quốc qua việc từ khước đóng phí cho các BOT năm 2019. Từ những thất bại trong quá khứ kể trên, chúng ta rút tỉa được điều gì? Chuẩn bị ngay từ bây giờ những XHDS tập hợp đủ mọi thành phần dân tộc thành các nghiệp đoàn sĩ nông công thương hiện đang đóng góp cho công cuộc phát triển quốc gia như: nghiệp đoàn may mặc, nghiệp đoàn đóng giày da; nghiệp đoàn nuôi cá da trơn, nghiệp đoàn đành bắt hải sản, nghiệp đoàn nông dân, nghiệp đoàn công nhân cơ khí, nghiệp đoàn công nhân hốt rác, nghiệp đoàn buôn bán hàng rọng, nghiệp đoàn “xe ôm”, taxi v.v… Một khi các XHDS trên đã được đoàn ngũ hóa, họat động phối hợp với nhau, thì một hành động bất tuân dân sự nhỏ như “công nhân hốt rác” đình công chỉ trong một ngày cũng đủ làm tê liệt guồng máy cai trị của cộng sản Bắc Việt, qua việc “ối đọng” 6.000 tấn rác ở Sài Gòn và ở Hà Nội (mỗi nơi có 12 triệu dân và mỗi người dân xả 0.50 Kg rác/ngày), cùng với sự tiếp tay đồng loạt của các nghiệp đoàn bạn. 10- Hướng tới tương lai - Hiểu về các mối liên quan và các khuôn mẫu đáng tin cậy Qua các tóm tắt về các khu vực điển hình trên, chúng ta thấy rất rõ là ở mỗi quốc qua tùy theo điều kiện văn hóa, tập tục …đời sống và điều kiện sống của người dân thay đổi tùy theo từng quốc gia một. Tuy nhiên, trước tiến trình toàn cầu hóa hiện tại,biên giới quốc gia bị thu hẹp qua cuộc cách mạng điện tóan, mọi chuyển biến và ảnh hưởng về xã hội dân sự đã được phổ cập khắp nơi, vì vậy, một xã hội dân sự “hợp lý” đã được mô phỏng và phổ biến đến với các xã hội loài người trên toàn cầu. Những nơi như quán trà ở TC, Đấu trường La Mã ở Ý và Agora ở Hy Lạp là những minh họa còn sót lại về cách mọi người trong suốt lịch sử đã tụ tập, nói chuyện, chia xẻ và cùng nhau giải quyết những khác biệt của họ mà không cần qua sự trung gian của nhà cầm quyền. 11- Khu vực thứ ba ở Việt Nam: Tiềm năng, thách thức và con đường phát triển Từ cuốn sách The Third Sector: Community Organizations, NGOs, and Nonprofits” của hai tác giả Meghan Kallman và Terry Clark, xin được bàn luận về khu vực thứ ba ở Việt Nam nhằm phân tích và phản ánh thực trạng khu vực thứ ba (Third Sector) tại Việt Nam như thế nào? Khái niệm “khu vực thứ ba”, theo Meghan Kallman và Terry Nichols Clark trong The Third Sector: Community Organizations, NGOs, and Nonprofits, đề cập đến không gian xã hội nằm giữa khu vực nhà nước (chính phủ) và thị trường (doanh nghiệp tư nhân). Đây là nơi các tổ chức xã hội dân sự (civil society organizations), tổ chức phi chính phủ (NGOs), tổ chức từ thiện, hội đoàn nghề nghiệp, nhóm lợi ích cộng đồng và các sáng kiến cơ sở vận hành với mục tiêu không vụ lợi, nhằm phục vụ nhu cầu xã hội, văn hóa và đạo đức mà hai khu vực kia thường bỏ qua hoặc không đủ hiệu quả để đảm nhận. Tại các quốc gia dân chủ và phát triển, khu vực thứ ba đóng vai trò then chốt trong việc bổ túc cho nhà nước và thị trường, đồng thời là nơi phát sinh đổi mới xã hội và nuôi dưỡng sự tham gia chính trị từ dưới lên. Tuy nhiên, khi soi chiếu vào Việt Nam, một quốc gia độc đảng, đang trong quá trình chuyển hóa từ kinh tế kế hoạch và chỉ huy sang thị trường định hướng XHCN, khu vực thứ ba hiện lên với hình ảnh phức tạp, bị giới hạn và đầy mâu thuẫn. Khái niệm "mô hình ba khu vực" ở Việt Nam, mặc dù không được định nghĩa rõ ràng là một khuôn khổ chính phủ cụ thể như một số quốc gia khác, nhưng có liên quan đến việc hiểu cơ cấu kinh tế của Việt Nam và sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác. Cách tiếp cận này nhấn mạnh sự tương tác và hợp tác giữa khu vực tư nhân, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận hoặc quốc tế tiềm năng để giải quyết các vấn đề phức tạp và thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Sau đây là cách khái niệm ba khu vực liên quan đến Việt Nam từ việc quan sát các chính sách và hành động của Việt Nam trong quá khứ: 11.1- Cơ cấu kinh tế của Việt Nam: Việt Nam hoạt động theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ chốt, nhưng cùng có một khu vực tư nhân năng động cùng tồn tại song song. Chính phủ đã công nhận rõ ràng tầm quan trọng của khu vực tư nhân như một động lực của nền kinh tế và đang khuyến khích sự phát triển của khu vực này, mặc dù chính phủ vẫn còn “ghé mắt” vào các hoạt động của khu vực nầy. Vì vậy, tính độc lập của những doanh nghiệp trên vẫn còn hạn chế, không tự do phát triển sáng kiến và đầu tư như ở Tây phương. 11.2- Sáng kiến của Chính phủ hỗ trợ hợp tác ba bên: Việt Nam nhận ra nhu cầu hợp tác công tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, để thúc đẩy những tiến bộ trong các lĩnh vực như hệ sinh thái y tế kỹ thuật số, nơi chính phủ tập trung vào quy định nhằm đẩy mạnh sự hợp tác công - tư. Nhưng trong lãnh vực giáo dục, việc kiểm soát “chính trị” của chính thủ vẫn còn là “một khúc xương” khó gặm cho mọi sáng kiến nhằm phát triển tư duy độc lập của học sinh, sinh viên, thậm chí cả cho … người thầy giáo. Các chính sách như Nghị quyết 68 nhằm mục đích tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp đã đăng ký, tăng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP và tạo việc làm, thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân. Đây chỉ là một chỉ dấu mở mới mẻ gần đây. Việt Nam đã tăng cường mối quan hệ với các nền kinh tế tiên tiến, như Hàn Quốc và Hoa Kỳ, để thu hút đầu tư và công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho một hình thức hợp tác ba bên, nhưng vẫn chưa được thông thoáng và cởi mở thuần kinh tế, chính vì cơ chế chuyên chính vô sản luôn luôn là “điểm nghẽn” trong tâm khảm của người cộng sản Việt mặc dù chủ thuyết cộng sản đã chết theo những người sáng lập từ khi Liê Xô sụp đổ tháng 12/1991. 11.3- Một khu vực bị kiểm soát chặt chẽ Ở Việt Nam, nhà nước luôn giữ vai trò chỉ đạo và quản lý nghiêm ngặt mọi hoạt động xã hội. Các tổ chức xã hội, dù là từ thiện, nghề nghiệp, bảo vệ môi trường hay bảo vệ quyền lợi người yếu thế, đều phải đăng ký dưới hình thức “hội” với sự chấp thuận và giám sát của chính quyền. Việc thành lập NGO độc lập gần như là bất khả thi, đặc biệt nếu tổ chức đó có xu hướng phản biện chính sách, bảo vệ quyền công dân hay thúc đẩy dân chủ càng bị … cấm đoán. Theo cách nhìn của Kallman và Clark, khu vực thứ ba cần được vận hành với quyền tự chủ cao để phản ảnh đúng nhu cầu từ cộng đồng và tạo nên sự năng động xã hội. Thế nhưng ở Việt Nam, các tổ chức thuộc khu vực này thường hoạt động như một “cánh tay nối dài” của nhà nước, bị ràng buộc bởi luật pháp chặt chẽ (như Luật An ninh mạng, Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, Nghị định 45/2010 về hội đoàn), và chắc chắn bị nghi ngờ khi có liên hệ với các tổ chức quốc tế hay nhận tài trợ từ nước ngoài. 11.4- Sự nhập nhằng giữa nhà nước và xã hội Một đặc điểm dễ nhận thấy của khu vực thứ ba tại Việt Nam là sự nhập nhằng ranh giới giữa khu vực công và xã hội dân sự. Nhiều tổ chức có danh nghĩa “xã hội”, “phi chính phủ” nhưng thực tế là do nhà nước lập ra, quản lý hoặc chi phối hay trực thuộc “cái gọi là” Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một cơ quan ngoại vi cùa Đảng . Ví dụ như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nhà báo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, v.v., đều là tổ chức quần chúng nhưng thực chất là công cụ chính trị của Đảng. Theo mô hình của Kallman và Clark, chính điều này làm xói mòn tính đại diện, tinh thần phản biện và khả năng thúc đẩy thay đổi từ khu vực thứ ba. Khi tổ chức xã hội bị lệ thuộc tài chính, nhân sự và chính sách vào nhà nước, khu vực thứ ba không còn là lực lượng cân bằng quyền lực, mà trở thành một bộ phận mang tính hình thức, thiếu sức sống và không tạo ra động lực đổi mới xã hội. 11.5- Các hình thức "phi chính thức" đang nổi lên Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị bị kiểm soát chặt chẽ ấy, không thể phủ nhận sự hiện diện ngày càng rõ nét của các sáng kiến cộng đồng mang tinh thần của khu vực thứ ba, dù chưa được công nhận chính thức. Các nhóm thiện nguyện độc lập, các mạng lưới cứu trợ mùa dịch COVID-19, các chiến dịch kêu gọi bảo vệ môi trường, chống bạo hành phụ nữ, bảo vệ thú hoang dã, hay các nhóm cổ vũ giáo dục phi truyền thống (STEM, giáo dục giới tính, tâm lý học học đường) đều đang vận hành bên ngoài hệ thống hành chính truyền thống, hoạt động công khai, hoặc trong bóng tối. Theo Kallman và Clark, đây chính là dấu hiệu sống động của một xã hội dân sự “tự phát” đang tìm cách vượt qua các rào cản chính trị để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, những nhóm này thường gặp rủi ro bị giải thể, bị theo dõi hoặc bị gán nhãn “thế lực thù địch” nếu bị xem là vượt quá "ranh giới an toàn". 11.6- Con đường phía trước: Giải phóng năng lực xã hội Để khu vực thứ ba tại Việt Nam thực sự phát huy vai trò như trong các nền dân chủ – tức là trở thành không gian độc lập, tự do và đại diện cho tiếng nói của người dân, thiết nghĩ cũng cần có những cải cách thể chế sâu rộng. Nhà nước cần: • Thừa nhận vai trò tích cực của xã hội dân sự và mở rộng không gian hoạt động cho các tổ chức NGO và nhóm cộng đồng; • Cải cách luật pháp theo hướng giảm kiểm soát hành chính, tăng tính minh bạch và trao quyền tự chủ cho các tổ chức xã hội; • Thúc đẩy xã hội học tập, khuyến khích người dân tham gia đời sống công cộng thông qua các tổ chức trung gian; • Phân định rõ vai trò giữa nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự như mô hình “Tam giác phát triển” (Tri-sector model) mà Clark và Kallman nhấn mạnh. 12- Kết luận Khu vực thứ ba tại Việt Nam vẫn còn ở trạng thái nửa vời, bị kiểm soát và chưa phát triển đúng tiềm năng. Tuy vậy, trong một xã hội ngày càng tiếp xúc với toàn cầu hóa, chuyển đổi số và sự thức tỉnh của thế hệ trẻ, các hạt giống của xã hội dân sự đang dần nảy mầm. Việt Nam cần học hỏi từ các lý thuyết và thực tiễn toàn cầu như của Kallman và Clark, để giải phóng năng lực tự nhiên của cộng đồng, một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển bền vững, tự do, công bằng và dân chủ. 13- Kết luận mở rộng Từ lý thuyết của Kallman và Clark, chúng ta có thể thấy xã hội dân sự chỉ thực sự phát triển khi tồn tại ba yếu tố: (1) không gian pháp lý minh bạch, (2) quyền tự chủ cao, (3) khả năng tác động đến chính sách. Tuy nhiên, không gian này không hoàn toàn “chết cứng”. Với sự lớn mạnh của thế hệ trẻ, Internet, công nghệ số, và các sáng kiến xã hội phi chính thức, khu vực thứ ba tại Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển, nếu và chỉ nếu, được cải cách pháp lý và thể chế một cách nghiêm chỉnh trong tương lai gần. Và việc tinh giản chính phủ của Ông Tô Lâm sẽ tạo ra một chính phủ mở hay càng bị xiết chặt hơn nữa một khi hầu hết những Giám đốc công an và Chủ tịch Tỉnh (mới) đều do ông chỉ định và là … người Hưng Yên. Một loại độc tài kiểu Bắc Hàn đang ló dạng chăng? Mai Thanh Truyết Houston – Tháng 7 - 2025

Friday, June 27, 2025

Vì sao Tổng thống Trump rút khỏi COP21 Trump rút khỏi Hiệp ước Biến đổi khí hậu COP21 ở Paris 2015 phải chăng chỉ là muốn các quốc gia khác phải đóng góp và có trách nhiệm chứ không phải là Hoa kỳ có bổn phận đóng góp tài chánh. Trump muốn dằn mặt Trung Cộng, Ấn Độ, Brazil là những quốc gia phát thải thán khí CO2 nhiều nhứt, và họ, phải có nhiệm vụ đóng góp nhiều hơn vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. 1- Những lý do rút lui của TT Trump TT Trump thường xuyên nhấn mạnh rằng Mỹ không nên gánh vác quá nhiều trách nhiệm tài chính trong các hiệp định quốc tế mà các quốc gia khác, đặc biệt là các nước phát thải lớn như TC, lại được "ưu đãi" không phải gánh vác trách nhiệm tương xứng. Ông cho rằng Hoa Kỳ đã chịu quá nhiều chi phí trong khi các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Ấn Độ không phải chịu áp lực tương tự. Mặc dù TC là một cường quốc kinh tế đứng thứ hai, chỉ sau Mỹ, nhưng trong Thượng đỉnh COP21, TC vẫn được xem như là một quốc gia đang phát triển được miễn trừ đóng góp cũng như không bị ràng buộc trong những quyết định về việc hạn chế khí phát thải cũng như tiếp tục các dự án xây dựng thêm những nhà máy nhiệt điện cho đến năm … 2050! TT Trump cho rằng Hiệp ước Paris yêu cầu các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, phải chi một khoản tiền lớn để giúp các quốc gia nghèo hơn nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Trong khi đó, những quốc gia có lượng phát thải lớn lại không phải chịu áp lực tương tự. Điều này khiến ông cảm thấy rằng Hoa Kỳ đang bị yêu cầu đóng góp tài chính mà không nhận được sự công bằng. Trong khi rút khỏi hiệp ước, TT Trump thực sự nhắm đến việc thúc đẩy các nước phát thải lớn như TC và Ấn Độ phải thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí CO2 tương ứng, đặc biệt trong bối cảnh những quốc gia này đang có sự gia tăng lớn về phát thải. Ông cho rằng những nước này không chịu đủ trách nhiệm và đã tận dụng chính sách của COP21 để không bị buộc phải giảm phát thải nghiêm chỉnh. 2- Hậu quả và ảnh hưởng của việc rút lui Mặc dù Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước, các tiểu bang và thành phố như California đã tự động cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, sự rút lui của Mỹ khỏi hiệp ước vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực chung toàn cầu. Sự rút lui cũng tạo ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác, làm giảm sự hợp tác toàn cầu trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù Trump có lý do để chỉ trích sự phân bổ không công bằng trong việc đóng góp tài chính và trách nhiệm giảm phát thải, nhưng việc rút khỏi COP21 cũng đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ không tham gia vào nỗ lực toàn cầu để ứng phó với biến đổi khí hậu, điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến các mục tiêu bảo vệ môi trường. 3- Các chu kỳ tự nhiên của Trái Đất Có một số người và tổ chức cho rằng biến đổi khí hậu và sự hâm nóng toàn cầu có thể là một phần của chu kỳ tự nhiên của Trái Đất, bao gồm chu kỳ nóng và lạnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học đại đa số đều đồng ý rằng phần lớn sự biến đổi khí hậu hiện nay là do hoạt động của con người, đặc biệt là sự phát thải khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch (như than, dầu, khí) và sự phá rừng. Trái Đất thực sự đã trải qua nhiều chu kỳ biến đổi khí hậu trong lịch sử vận hành của chính trái đất, bao gồm các thời kỳ băng hà và các thời kỳ ấm hơn. Những chu kỳ này thường kéo dài hàng nghìn đến hàng triệu năm và liên quan đến các yếu tố tự nhiên như: • Chu kỳ Milankovitch: Đây là chu kỳ tự nhiên của Trái Đất liên quan đến sự thay đổi về độ nghiêng của trục Trái Đất, quỹ đạo xung quanh Mặt Trời và sự chuyển động của các đại lục. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến lượng năng lượng Mặt Trời mà Trái Đất nhận được, dẫn đến sự thay đổi về nhiệt độ. • Biến động núi lửa: Các vụ phun trào núi lửa lớn có thể thải ra một lượng lớn khí CO2 và các hạt bụi vào khí quyển, ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu trong một khoảng thời gian. • Sự thay đổi của các đại dương và dòng hải lưu: Sự thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ trên toàn cầu và tạo ra các chu kỳ nóng lạnh, như El Niño và La Niña. 4- Sự khác biệt giữa chu kỳ tự nhiên và biến đổi khí hậu hiện nay: Dù Trái Đất đã trải qua các chu kỳ nóng và lạnh tự nhiên trong lịch sử, sự thay đổi nhiệt độ hiện nay đang diễn ra nhanh chóng và rõ rệt hơn rất nhiều so với các chu kỳ tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy: - Tốc độ thay đổi nhanh chóng: Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng khoảng 1°C kể từ cuối thế kỷ 19 và hầu hết sự tăng nhiệt này đã xảy ra trong vài thập kỷ qua. Điều này không giống với các chu kỳ tự nhiên kéo dài hàng nghìn năm. - Mối liên hệ với khí nhà kính: Các nghiên cứu khí quyển cho thấy mức độ khí CO2 hiện nay cao hơn nhiều so với mức tự nhiên trong hàng trăm nghìn năm qua. Việc con người đốt nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động khác đã thải ra một lượng lớn CO2, là một trong những yếu tố chính khiến nhiệt độ toàn cầu tăng. - Dự báo của mô hình khí hậu: Các mô hình khí hậu dự báo rằng nếu không có hành động giảm phát thải khí nhà kính, nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng, dẫn đến những ảnh hưởng lớn như mực nước biển dâng, các sự kiện thời tiết cực đoan và sự thay đổi hệ sinh thái. 5- Theo dõi tác động di cư Theo dõi các cuộc di cư của người Viking đến Iceland và xa hơn nữa, các động lực bao gồm các thay đổi chính trị và tình trạng quá tải dân số. Họ không di cư chỉ vì các chu kỳ lạnh, đặc biệt là vào cuối thế kỷ thứ 8. Hiện tượng di cư của người Viking, bao gồm cả việc định cư và di chuyển từ các vùng như Iceland, là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp, trong đó khí hậu chỉ là một trong số đó. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý: a - Đa dạng yếu tố thúc đẩy di cư: Người Viking di cư không chỉ vì yếu tố khí hậu mà còn do các nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Các cuộc xâm lược, việc tìm kiếm đất đai mới, tài nguyên, cũng như nhu cầu buộc phải rời bỏ vùng đất do áp lực nội bộ (như tranh chấp quyền lực hay dân số tăng nhanh) đều góp phần vào quá trình này. b - Khí hậu và thời kỳ đầu của thời đại Viking (cuối thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 11): Giai đoạn này không được xem là khởi đầu của một "chu kỳ lạnh" rõ rệt theo các nghiên cứu khí hậu hiện đại. Một số nghiên cứu cho rằng khí hậu ở Bắc Âu trong giai đoạn này tương đối ổn định hoặc thậm chí ấm áp hơn một chút, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng hải và định cư xa. c - Giai đoạn sau và các chu kỳ khí hậu: Mùa ấm Trung Cổ (Medieval Warm Period) diễn ra từ khoảng thế kỷ 10 đến thế kỷ 13 đã tạo điều kiện cho việc mở rộng định cư của người Bắc Âu ra các vùng xa như Greenland và thậm chí tới Bắc Mỹ (Vinland). Ngược lại, thời kỳ Little Ice Age (Tỷ lệ lạnh kéo dài từ khoảng thế kỷ 14 đến giữa thế kỷ 19) có thể đã tác động tiêu cực đến các nền văn minh Bắc Âu, nhưng mối liên hệ trực tiếp với việc di cư của người Viking từ Iceland về hướng Nam chưa được khẳng định rõ ràng trong các nghiên cứu lịch sử, và khí hậu. d - So sánh với hiện tượng nóng lên vào cuối thế kỷ 20: Cuối thế kỷ 20, sự nóng lên toàn cầu phần lớn được quy cho hoạt động của con người, đặc biệt là phát thải khí nhà kính, chứ không phải chỉ do chu kỳ tự nhiên. Việc nhận định rằng “chu kỳ nóng” bắt đầu vào cuối thế kỷ 20 theo một chu kỳ tự nhiên không hoàn toàn phù hợp với cơ sở khoa học hiện nay, khi các nhà nghiên cứu khẳng định sự tăng nhiệt gần đây là do tác động mạnh của con người lên khí quyển.Tuy nhiên, nhận định trên cũng vẫn chỉ là… những giả thuyết mà thôi! 6 - Kết luận: Mặc dù có những chu kỳ tự nhiên có thể ảnh hưởng đến khí hậu, sự thay đổi nhiệt độ hiện nay vẫn được cho là kết quả của hoạt động con người. Các nhà khoa học cảnh báo rằng nếu không hành động, hậu quả của sự biến đổi khí hậu có thể rất nghiêm trọng đối với môi trường và xã hội. Việc TT Donald Trump tuyên bố rút Hoa Kỳ khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris (COP21) vào tháng 6 năm 2017, và lập lại việc rút khỏi trên ngay sau khi nhậm chức Tổng thống ngày 20/1/2025. Đây không chỉ là một quyết định chính trị, mà còn phản ánh rõ nét cách nhìn của chính quyền ông đối với thương mại quốc tế, chủ quyền quốc gia, và vai trò của Hoa Kỳ trong các định chế toàn cầu. Theo lập luận của ông Trump, COP21 là một thỏa thuận “bất công” và gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là các ngành công nghiệp truyền thống như than đá, dầu mỏ, và thép. Ông cho rằng Thỏa thuận này cho phép các nước đang phát triển như TC và Ấn Độ tiếp tục phát thải nhiều hơn trong khi lại áp đặt gánh nặng nặng nề lên Hoa Kỳ, một nền kinh tế đã đi đầu trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Trump cũng nhấn mạnh yếu tố “nước Mỹ trên hết” (America First), một học thuyết mà ông xử dụng để đánh giá mọi chính sách quốc tế dựa trên lợi ích trước mắt của nước Mỹ, bất kể hậu quả dài hạn cho môi trường toàn cầu. Ông xem COP21 như một công cụ để các nước khác tận dụng thiện chí và tài lực của Mỹ mà không đóng góp công bằng,đặc biệt khi thỏa thuận không có cơ chế ràng buộc pháp lý mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc rút khỏi COP21 còn là hành động biểu tượng nhằm thể hiện sự hoài nghi của Trump đối với khoa học khí hậu chính thống, cũng như mong muốn đảo ngược các chính sách môi trường của người tiền nhiệm Barack Obama. Ông từng mô tả biến đổi khí hậu là “trò lừa đảo” (hoax) và cho rằng các biện pháp giảm phát thải sẽ làm mất việc làm, giảm năng suất và suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Tóm lại, quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris không chỉ đơn thuần là rút khỏi một hiệp định môi trường, mà còn là một sự phủ định vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ trong vấn đề khí hậu. Nó phản ánh sự ưu tiên tuyệt đối cho lợi ích kinh tế quốc nội, sự hoài nghi với các định chế toàn cầu, và niềm tin rằng Hoa Kỳ nên định đoạt con đường riêng thay vì bị ràng buộc bởi các cam kết đa phương. Đây là một trong những quyết sách gây tranh cãi nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, vừa được tán thưởng bởi giới công nghiệp, vừa bị lên án bởi cộng đồng khoa học và các quốc gia đồng minh. Bạn nghĩ gì về quyết định trên của TT Trump? Mai Thanh Truyết Hạ chí – 22-6-2025 .

Thursday, June 26, 2025

40 Năm Tranh Đấu cho Việt Nam Hành trình Bảo vệ môi trường và Phát triển đất nước – Phần I Lời mở đầu: Tôi tên là Mai Thanh Truyết. Nếu ai hỏi tôi là ai trong hơn bốn mươi năm qua, thì câu trả lời giản dị nhất là: tôi là một người Việt Nam yêu quê hương theo cách riêng của mình. Tôi không chọn con đường cầm súng hay cầm cờ, mà chọn cây viết và cái ống nghiệm. Tôi không làm chính trị, nhưng tôi không thể im lặng trước những điều đang làm tổn thương quê hương mình – đặc biệt là môi trường sống và con người Việt Nam. Tôi sinh ra và lớn lên tại miền Nam Việt Nam, được học hành, được mài giũa bởi nền giáo dục nhân bản trước năm 1975. Đó là hành trang tôi mang theo khi đặt chân đến đất Mỹ – với đầy hoài bão nhưng cũng không ít nỗi đau. Trong hơn bốn mươi năm, tôi đã tham gia – hay đúng hơn – âm thầm kiên nhẫn trong cuộc tranh đấu vì một nước Việt phát triển bền vững, vì môi trường sống trong lành, vì một xã hội có lòng nhân ái và tôn trọng con người. Tôi viết, tôi phân tích, tôi góp ý – không phải để “đánh phá” mà để sửa chữa’ Tôi không mang hận thù, vì tôi biết hận thù không xây được gì cả. Tôi viết những trang chữ dưới đây không phải để kể công, mà chỉ muốn ghi lại hành trình của một con người bình thường – nhưng chưa từng rời bỏ tình yêu dành cho mảnh đất hình chữ S ấy. 1: Từ một người lính khoa học đến người Việt hải ngoại Phần A – Quê hương và lý tưởng khoa học Tôi sinh ra tại miền Nam Việt Nam, giữa những năm tháng đất nước trước khi chia đôi 12 năm. Nhưng dù sống trong một vùng chiến tranh đầy biến động, tuổi thơ tôi vẫn đầy ắp những hình ảnh của ruộng lúa xanh mướt, dòng sông mênh mông và người dân chân chất sống bằng nghề nông, nghề chài, nghề buôn bán nhỏ. Tôi học hành trong hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa – một nền giáo dục đặt trọng tâm vào đạo đức, tri thức và trách nhiệm công dân qua mục tiêu Dân tộc – Nhân bản - Khai phóng – Khoa học.. Ngay từ lúc còn là học sinh trung học, tôi đã đam mê các môn khoa học tự nhiên. Hóa học, với tôi, không chỉ là môn học, mà là chiếc chìa khóa để hiểu thế giới xung quanh. Tôi đã chọn theo đuổi ngành hóa học không vì muốn thành danh, mà vì tôi tin, khoa học có thể giúp cải thiện đời sống người dân, nhất là trong một đất nước nghèo nàn, chiến tranh tàn phá như Việt Nam. Tôi từng là một “người lính khoa học” đúng nghĩa – giảng dạy, nghiên cứu, và mong muốn ứng dụng những hiểu biết của mình vào đời sống. Lúc đó tôi mơ rằng, sau chiến tranh, đất nước sẽ tái thiết, sẽ cần những người có chuyên môn, có tâm huyết. Chính vì vậy, tôi quyết định ở quê hương, không di tản trước ngày 30/4/1075. Nhưng rồi vận mệnh lịch sử lại rẽ sang một hướng khác. Sau năm 1975, nhiều giấc mơ tan vỡ. Tôi buộc phải rời quê hương – như hàng triệu người khác – với nỗi niềm không diễn tả thành lời. Phần B – Sang Mỹ và bước vào hành trình mới Đến Mỹ, tôi không bắt đầu lại từ số 0 – mà từ số âm. Tôi mang theo quá khứ, kiến thức, và cả những đau đớn về quê hương. Những ngày đầu nơi xứ người, tôi đi làm bất cứ việc gì để mưu sinh – từ dạy học, nghiên cứu, đến làm công việc lao động chân tay. Nhưng trong tâm, tôi luôn giữ một điều: không được quên Việt Nam. Tôi tiếp tục con đường chuyên môn, và dần dần bước vào công cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cho Việt Nam, dù từ xa. Ban đầu chỉ là viết bài, gửi thư, góp ý cho các diễn đàn. Nhưng rồi tôi nhận ra, nếu không có tiếng nói từ cộng đồng hải ngoại, nhất là từ những người có chuyên môn, thì đất nước sẽ bị kéo vào một vòng xoáy phá hoại môi trường không lối thoát. Tôi không có tham vọng làm lớn chuyện. Nhưng tôi tin, mỗi lời nói đúng lúc, mỗi hành động thành thật, mỗi phân tích khách quan… đều có thể tạo ra một đợt sóng lan xa. Và chính những đợt sóng nhỏ đó mới làm nên cuộc thay đổi bền vững. 2: Những vết thương chưa lành – Dioxin và sự thật phải nói Nếu có một vết thương nào chưa lành trong lòng đất Việt, thì đó chính là hậu quả của chất Da cam/Dioxin – một thứ di chứng không mùi, không màu, nhưng lan tỏa dai dẳng trong lòng người và đất đai. Là một người làm trong ngành hóa học và bảo vệ môi trường, tôi không thể làm ngơ trước thực tế này. Hơn thế nữa, tôi thấy mình có trách nhiệm phải lên tiếng – không chỉ với tư cách một nhà khoa học, mà còn là một người Việt Nam mang ơn đất mẹ. Bắt đầu từ nỗi đau âm thầm Chất Da cam, hay đúng hơn là Dioxin – được rải xuống đất nước tôi từ những năm 60 của thế kỷ trước – đã để lại một hệ lụy khủng khiếp. Không chỉ là đất chết, nước ô nhiễm, mà còn là những em bé sinh ra với dị tật, những người lính – cả Bắc lẫn Nam – mang thương tật chiến tranh. Lúc đầu, khi nhìn thấy những số liệu và hình ảnh, tôi không tin vào mắt mình. Là một người làm trong lĩnh vực hóa học, tôi hiểu rõ độc tính của Dioxin – nhưng hậu quả trên thực địa tại Việt Nam còn nặng nề hơn nhiều so với bất cứ mô tả nào trên sách vở qua lời tố cáo của Hội Nạm nhân chất da cam – Dioxin Việt nam. Tôi bắt đầu tìm hiểu, viết bài phân tích, và đặc biệt là tham gia các hội thảo quốc tế nhằm lên tiếng về vụ việc này. Năm tháng trôi qua, tôi có dịp tiếp cận với nhiều tài liệu gốc từ phía Mỹ, từ các tổ chức khoa học độc lập, và nhất là từ những hồ sơ pháp lý liên quan đến vụ kiện chất Da cam do phía Việt Nam phát động. Vai trò của tôi trong vụ kiện quốc tế Trong quá trình vụ kiện chất Da cam được đưa ra tòa án quốc tế, tôi đã đóng một vai trò nhỏ, nhưng tôi nghĩ là có giá trị vì đó là tư vấn chuyên môn và đặc biệt là trao đổi, góp ý thẳng thắn với đại diện của tập đoàn Dow Chemical – một trong những công ty chính sản xuất chất Da cam. Trong các buổi trao đổi, tôi không đến với tư thế của một người đi "đấu tố ngược lại" vời Việt Nam, mà với tinh thần "đối thoại khoa học". Tôi trình bày các dữ kiện, các dẫn chứng thực địa, và nhất là những khía cạnh đạo đức trong sản xuất và sử dụng hóa chất chiến tranh. Tôi nhận được nhiều sự đồng thuận ngầm, kể cả từ phía một số nhân vật trong các tổ chức khoa học Mỹ. Nhưng mặt khác, tôi cũng thấy rõ sự dè dặt, né tránh và cả phủ nhận trách nhiệm từ phía các công ty liên quan cũng như khơi động lại lương tâm của một số người vì chủ nghĩa để xách động dư luận qua vụ kiện. Không chỉ là một vụ kiện – mà là một lời nhắc nhở Vụ kiện không đạt được kết quả pháp lý như Việt Nam mong đợi, nhưng nó đã tạo ra một tiếng vang đạo lý, khiến cả thế giới phải nhìn lại cách con người sử dụng hóa chất trong chiến tranh và trong đời sống thường nhật. Đây là một cảnh báo cho những người có trách nhiệm trong việc khởi động chiến tranh. Vì vậy, câu chuyện nạn nhân chất độc Da cam ở Việt Nam tuy không là như Việt Nam tố cáo, mà là một di chứng nhằm cảnh báo cho nhân loại khi sử dụng hóa chất độc hại trong chiến tranh.

Wednesday, June 25, 2025

Chất Phóng xạ - Ảnh hưởng lên Con Người Lời người viết: Ngày 23/6/2025, TT Trump quyết định dội bom lên ba trung tâm phức hợp tinh luyện Uranium ở Iran. Bài viết nhằm mục đích mang câu chuyện về chất phóng xạ và các hệ lụy khi “được/bị” thải hồi ra môi trường. Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Israel: “Cuộc tấn công tàn khốc của Hoa Kỳ vào Fordo đã phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của địa điểm này và khiến cơ sở làm giàu không thể hoạt động. Chúng tôi đánh giá rằng các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của Iran, kết hợp với các cuộc tấn công của Israel vào các yếu tố khác của chương trình hạt nhân quân sự của Iran, đã làm chậm khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran trong nhiều năm. Thành tựu này có thể tiếp tục vô thời hạn nếu Iran không tiếp cận được vật liệu hạt nhân.” Chúng ta chờ thêm một thời gian nữa xem, phóng xạ có thoát ra ngoài khí quyển không? Như trường hợp Chernobyl năm 1986 ở Nga khi nhà máy điện nguyên tử phát nổ. 1- Về chất phóng xạ Chất phóng xạ và những tia bức xạ đã có trước khi loài người hiện hữu. Chúng hiện diện trong đất, đá, cây cỏ, không khí qua các tia bức xạ phóng chiếu từ mặt trời. Nồng độ của phóng xạ trong môi trường thay đổi từng vùng địa chất. Phổ biến nhất là các đồng vị phóng xạ Kalium-40, Uranium-238, Thorium-232, và Radium-220. Đó là những phóng xạ có trong thiên nhiên, là phóng xạ tự nhiên. Tuy nhiên, trên thế giới, qua gần một thế kỷ phát triển công nghệ hạch nhân, chất phóng xạ nhân tạo được hình thành trong nghiên cứu, chữa trị, và các công nghiệp sản xuất. Đó là những đồng vị phóng xạ của các kim loại như cesium, strontium, và khí Hydro nặng (H-3). Chất phóng xạ trong thiên nhiên có thể xâm nhập vào con người qua da, hoặc đường tiêu hoá hay hơi thở. Còn phóng xạ nhân tạo xâm nhập vào cơ thể qua các phương cách trị liệu. Sự tác động của phóng xạ vào cơ thể qua nhiều loại tia bức xạ khác nhau như tia alpha, beta, gamma. Mức tác động của tia bức xạ lên con người được tính bằng đơn vị mSilvert (hay ký hiệu mSv), hay pico Curie (ký hiệu (pCi). Theo Uỷ ban An toàn Bức xạ Quốc tế, liều lượng giới hạn cho phép được tiếp nhiễm các loại bức xạ trong một năm là 1 mSv; điều đó có nghĩa là trong vòng một năm, mỗi người dân bình thường không nên nhận một liều lượng bức xạ nhân tạo quá 1 mSv. Sở dĩ có mức giới hạn cho phép trên là Uỷ ban đã xuyên qua tính xác suất và đưa ra kết luận như sau, nếu có một trịệu người bị chiếu xạ bởi một liều phóng xạ có cường độ 1 mSv thì có 40 người có nguy cơ bị ung thư. Trong không khí, khí Radon là một đồng vị phóng xạ tự nhiên của chuỗi hoá chất Uranium-238 như Radon-222, và Radon-119 đến từ chuỗi Uranium-235. Radon- 222 có nguy cơ tiếp nhiễm rất cao, vì thời gian bán huỷ của chúng là 3,8 ngày, trong lúc đó, các đồng vị thông thường trong thiên nhiên có thời gian bán huỷ chi một vài giây mà thôi. Do đó Radon-222 là chất phóng xạ có nguy cơ tạo ra ung thư phổi rất cao. Theo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA), nồng độ khí Radon cơ thể có thể tiếp xúc trong một năm không quá 2 đến 2,5 pCi. Ngoài ra, Radon còn tìm thấy trong các vật liệu xây dựng có nguồn gốc như đá granite, trong đất sét, các nguyên vật liệu làm nhà cửa lấy từ gốc than đá. Hiện nay, trên thế giới, có nhiều nơi có mật độ phóng xạ thiên nhiên cao như Ramsar (Iran), Kerala (Ấn Độ), Guar Papi (Brazil), và Yanjing (Trung Cộng). Nhiều nới có độ bức xạ lên đến 130 pCi/năm. Ở Việt Nam có một số vùng có bức xạ lên đến 4 pCi/năm. Đặc biệt, tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ đã lấy nhiều mẫu đất và đo đạc đã khám phá rằng mức phóng xạ là 10,27 mSv/năm, gấp 10 lần mức phóng xạ trung bình mà một người dân bình thường tiếp nhận trong một năm. 2- Câu chuyện Việt Nam 18 năm trước Vào ngày 5/6/2007, một vụ thất thoát 54,8mg đồng vị phóng xạ Europium-125 tại Hà Nội. Cũng như gần đây nhất, ngày 30 tháng 7, hộp chứa nguồn phóng xạ gamma từ Cesium-137 biến mất. Nguồn phóng xạ lầy dùng để đo mức xả tự động của lò clinker thuộc Cty Ciment Sông Đà, Hòa Lan. Qua những tin tức vừa kể trên, chúng ta thấy ở Việt Nam, việc kiểm soát an toàn phóng xạ chưa được lưu tâm đúng mức, do đó chưa được đặt trên căn bản tổ chức hoàn chỉnh, đặc biệt là đối với những công nghệ hầm mỏ và công nghệ ciment. Thậm chí, trong lãnh vực nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm và trong bịnh viện, một số hoá chất chứa đồng vị phóng xạ hay bức xạ dùng để trị liệu cũng không được lưu tâm đến vấn đề an toàn. Trong quá khứ, vào tháng 10 năm 2002, tại công ty Nhà Máy Tàu biển Hyundai-Vinashin ở Khánh Hoà cũng đã xảy ra thất thoát nguồn phóng xạ gamma có hoạt độ 42,45 mCi. Và tháng 12 năm 2003, Cty cổ phần Ciment Việt Trung, Hà Nam cũng đã đánh mất nguồn phóng xạ Cs-137 dùng để đo mức xả tự động của lò clinker. Hai sự thất thoát nầy vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ trên. Cũng như Cty Ciment Sông Đà vừa treo giải thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy nguồn phóng xạ bị mất vào ngày 30/7. Quả thật những điều xảy ra trên đây rất nguy hiểm cho con người. Trước nguy cơ tiếp nhiễm do phóng xạ tự nhiên hay phóng xạ nhân tạo, Việt Nam hiện có Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ (KSATBX) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Còn Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ đã được ban hành vào năm 1996. Xuyên qua các tai nạn thất thoát gần đây, vào cuối tháng sáu, Cục KSATBX đã gửi công văn cho các Sở KH&CN địa phương yêu cầu kiểm soát nguồn phóng xạ thường gặp trong công tác tháo gỡ mức xả tự động trong công nghệ ciment. Cục cũng yêu cầu các cơ quan quản lý nguồn phóng xạ cần phải học tập Pháp lệnh an toàn bức xạ cũng như Nghị định 51 về xử phạt khi vi phạm. Ngoài ra, vào ngày 26/5, Cục KSATBX và Viện Battelle Memorial thuộc Cơ quan Quản lý Hạch nhân của Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận hợp tác tham gia “Chương trình giảm thiểu nguy cơ bức xạ toàn cầu”(IRTR). Chương trình có mục đích nhằm giảm thiểu nguy cơ xử dụng nguồn bức xạ gây hại cho sức khỏe của con người và môi trường. Đây cũng là một vấn đề thuộc lãnh vực an ninh các nguồn phóng xạ, và hiện nay, được các chuyên gia quốc tế chú ý sau khi phát hiện một số hoạt động khủng bố có ý định sử dụng “bom bẩn”. Những quả bom bẩn lầy được chế từ các nguồn phóng xạ có thể phát tán các bức xạ có thể gây ra tử vong, hoặc ô nhiễm phóng xạ tại các vùng đông dân cư hay khu công nghiệp, hoặc gây nên sự hoảng sợ và bất ổn trong nước. Theo thỏa thuận trên, Hoa Kỳ qua Bộ Năng lượng sẽ viện trợ kỹ thuật không bồi hoàn cho Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ tại những cơ sở xạ trị, trung tâm chiếu xạ, và cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Trước đó, hai bên đã đồng phối hợp tổ chức một buổi hội thảo dưới chủ đề “Bảo vệ thực thể và quản lý an ninh các nguồn phóng xạ”. Ngoài biện pháp xử lý, kiểm soát, và khám mức ô nhiễm lên môi trường và con người, hiện nay, Bộ KH&CN đang tiến hành tổng kiểm tra công tác quản lý và sử dụng nguồn phóng xạ tại 117 cơ sở sản xuất có nguồn phóng xạ đã đăng ký hay chưa đăng ký, cũng như kiểm soát nguồn phóng xạ trên toàn quốc.. Riêng đối với việc thất thoát hộp phóng xạ của Viện Công nghệ Xạ hiếm vừa qua, Thanh tra Bộ KH&CN vừa quyết định xử phạt 44 triệu đồng VN và thu hồi giấy phép hoạt động bức xạ của Viện kể trên. Tóm lại, như tất cả chúng ta đều biết, nguy cơ và ảnh hưởng của những chất phóng xạ lên con người xảy ra tùy theo mức độ tiếp nhiễm. • Gọi là cấp tính, nếu con người bị tiếp nhiễm trực tiếp một liều lượng bức xạ cao, có thể gây ra tử vong. • Gọi là mãn tính, tuỳ theo thời gian bị tiếp nhiễm lâu dài nhiều khi kéo dài hàng chục năm dưới một liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên. Theo thống kê năm 2004 của Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ hạch nhân, trên toàn quốc có 2000 máy quang tuyến X để dùng chẩn đoán bịnh trong ngành y tế, 14 máy xạ trị Cobalt- 60, 4 máy gia tốc để tách đồng vị, 524 nguồn xạ trị áp sát các bộ phận trong cơ thể bịnh nhân, và hơn 300 nguồn phóng xạ dùng để kiểm soát trong các công nghệ như than và ciment. HIện tại, những con số trên chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Các số liệu chính xác trên sẽ giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát phẩm chất và số lượng phóng xạ nếu có sự bất trắc xảy ra. Do đó, tình trạng tiếp nhiễm cấp tính khó có cơ hội thành hình ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì trong thiên nhiên và một số vật liệu xây dựng trong nhà ở có chứa một số bức xạ, như gạch men Đà Nẵng, gạch men nâu, đá granite có hàm lượng thay đổi từ 0,6 đến 1,22 mSv/năm. Điều đó có thể gây tác hại cho người sống thường xuyên trong nhà được xây dựng bằng những vật liệu trên. Không biết hiện tại, 2025, Việt Nam có đề ra những biện pháp phòng ngừa sự phát thải/rò rỉ chất phóng xạ vào môi trường như trước kia hay không? (Người viết vẫn mong chờ phản hồi của những người có trách nhiệm ở trong nước.) Rốt ráo lại, trong môi trường sống của chúng ta hiện tại, có khoảng 80% bức xạ tự nhiên do khí Radon từ thiên nhiên góp phần vào. Do đó, biện pháp an toàn hay nhất là làm thế nào để giảm thiểu tối đa việc tiếp nhiễm trong điều kiện sinh hoạt hàng ngày, nghĩa là nhà phải thoáng khí để các nguồn phóng xạ tự nhiên không tích tụ nhiều trong nhà. Và sau cùng, lời khuyên của những chuyên gia quốc tế về an toàn bức xạ hạch nhân là nguyên lý ALARA tức là As Low As Reasonable & Achievable, được tạm dịch là cần phải giảm thiểu càng nhiều càng tốt. 3- Nhiễm Độc Phóng Xạ Hàng năm, vào ngày 6 tháng 8 tất cả người Nhật trên thế giới đều kỷ niệm ngày đau buồn khi trái bom nguyên tử Little Boy thả xuống thành phố Hiroshima năm 1945 làm cho hàng chục ngàn người chết tại chỗ và di hại phóng xạ vẫn còn ảnh hưởng đến người dân và môi trường cho đến ngày nay. Ngày 23 tháng 11, 2006, Alexander Valterovich Litvinenko, Trung tá của Sở tình báo Nga (FSB) đã chết vì bị đầu độc phóng xạ do chính quyền Nga chủ trương tại London, Anh Quốc. Từ tin tức nầy, chúng ta có thể trích ra nhiều bài học và kinh nghiệm về nhiễm độc do chất phóng xạ. Chất phóng xạ căn cứ theo định nghĩa, được chia làm hai loại: phóng xạ ion hoá và phóng xạ không ion hoá. Phóng xạ không ion hoá đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar, microwave. Loại phóng xạ nầy thông thường không ảnh hưởng đến tế bào và mô của cơ thể con người. Còn loại phóng xạ ion hoá gây ra những phản ứng hoá học tức khắc lên tế bào khi bị tiếp nhiễm như: tia quang tuyến X, tia Gamma, và các cấu tử tạo ra sự ion hoá phóng xạ như tia trung hoà tử (neutron), âm điện tử (electron), dương điện tử (proton). Các loại phóng xạ trên hoặc được dùng trong y khoa với mục đích chẩn đoán, thăm dò, nghiên cứu, hay trị liệu, hoặc trong công nghệ thử nghiệm vũ khí, cùng một số áp dụng trong các hệ thống an toàn trong các quy trình sản xuất cao cấp như các khoá đóng mở trong lò năng lượng hạch nhân, trong kỹ nghệ tàu biển, hay trong vận hành nhà máy xi măng v.v… Việc tiếp nhiễm phóng xạ, trước tiên là nguyên nhân chính gây ra thương tổn lên hệ thống miễn nhiễm của con người, sau đó lây lan đến các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra chất phóng xạ còn là nguyên nhân của sự biến đổi gene, từ đó có thể xuất hiện nhiều biến chứng như ung thư, và có thể gây ra tình trạng dị hình dị dạng cho con cháu về sau. Ngộ độc phóng xạ Polonium-210 Hóa chất có phóng xạ Polonium do nhà bác học Marie Curie khám phá vào năm 1898. Sở dĩ Bà đặt tên là Polonium vì đây là quê hương Poland của Bà, và Bà muốn cho quốc gia nầy được thế giới chú ý đến vì đang bị cả Nga, Đức và Áo cai trị thời bấy giờ. Nạn nhân đầu tiên của chất phóng xạ Polonium chính là con gái của Bà tên Irene Joliot Curie, kết quả của một vụ nổ trong phòng thí nghiệm. Cô Irene đã chết 10 năm sau khi tai nạn xảy ra do chứng leukemia. Hiện tại, mức sản xuất Polonium trên thế giới chỉ vào khoảng 100 gram với mục đích ứng dụng vào việc khử bụi trong các kính hiển vi điện tử và trong các cân tiểu ly siêu chính xác. Đứng về phương diện độc tố học, chất phóng xạ tạo ra những nguyên tử (atom) có khả năng ức chế tế bào của cơ thể con người, điện hoá các tế bào trên và sau cùng tiêu huỷ chúng. Đối với việc tiếp nhiễm do phóng xạ thiên nhiên ở nồng độ thấp, các tế bào bị điện hoá dược cơ thể tái tạo lại sau đó, do đó nguy cơ bị ngộ độc không xảy ra. Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp nhiễm một số lượng lớn phóng xạ như trường hợp của Litvinenko, cơ thể không thể tự hàn gắn và trấn áp cùng thay thế các tế bào đã bị huỷ diệt, từ đó nguy cơ tử vong rất cao. Các loại tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp và bị nhiễm độc là bạch huyết cầu (white blood cell) và tế bào sinh sản hồng huyết cầu và bạch huyết cầu. Sự thiếu hụt tế bào trong cơ thể là chỉ dấu đầu tiên của sự ngộ độc phóng xạ; sau đó, tế bào ruột non bị xâm nhập tạo ra sự nôn mửa kéo theo cơ thể bắt đầu bị mất nước. Thời gian tiếp theo, tùy theo cường độ bị tiếp nhiễm và thể loại phóng xạ (có thời gian bán huỷ khác nhau), phóng xạ bắt đầu tàn phá các mô cứng và mềm (hard and soft tissue) qua các chứng sau đây như: - Nhức đầu, - Hơi thở dồn dập, - Tim đập nhanh, - Ho khan (không có đàm), - Lồng ngực bị đau từng cơn, - Da bắt đầu chuyển sang màu xậm, - Ở phần dưới da và bất cứ nơi nào trong cơ thể đều xuất hiện những hạt máu nhỏ do các tĩnh mạch bị vỡ ra, - và Chứng thiếu máu trầm trọng xuất hiện. Tệ hại hơn nữa, nếu bị tiếp nhiễm nặng khoảng 10 Gray (Gy- đơn vị phóng xạ), nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ. Cường độ của mức phóng xạ tiếp nhiễm cho phép chúng ta có thể ước tính được mức nguy hai đến nạn nhân như sau: • Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm 100 Roentgen, các chứng bịnh do phóng xạ bắt đầu xuất hiện; • Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 400 Roentgen, nửa phần cơ thể có thể bị liệt; • Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 100.000 Roentgen, nạn nhân bị hôn mê tức khắc và chết trong vòng một tiếng đồng hồ. (Các đơn vị đo lường phóng xạ gồm: - Roentgen: lượng phóng xạ phóng thích do tia gamma trong 1cm3 không khí, ký hiệu là R; - Rad: lượng phóng xạ hấp thụ qua tiếp nhiễm. Đơn vị nầy dùng để ước tính lượng phóng xạ có trong cơ thể; - Gray: Ký hiệu là Gy, là đơn vị chuẩn quốc tế (SI) tương đương với 100 Rad.) Cơ chế của sự ngộ độc Polonium-210 Qua trường hợp của Litvinenko, ảnh hưởng sinh hoá học lên cơ thể của các đồng vị phóng xạ được soi rọi rõ ràng hơn vì trước đây, những việc tiếp nhiễm (nhiễm độc) cấp tính với liều lượng cao chỉ được diễn đạt qua tính toán và ước tính mà thôi. Trung tá Litvinenko là nạn nhân của một sự thanh trừng thường thấy dưới các chế độ độc tài toàn trị như ở Liên bang Nga hiện tại. Qua bức thư trước khi qua đời, mặc dù không nêu đích danh Putin, nhưng mọi người đều biết ông ta là kẽ chủ mưu chính trong cái chết nầy: “Ông (Putin) có thể thành công trong việc làm tôi im lặng, nhưng sự im lặng sẽ đổi lấy một giá đắt cho ông. Ông đã tự cho thấy chính ông là dã man và sắt máu mà thế giới đã từng phê phán ông. Ông đã mặc nhiên tự nhận là đã không tôn trọng đời sống con người, sự tự do, và bất cứ giá trị nào của thế giới văn minh”. Trở lại nguyên tố có chứa phóng xạ Polonium-210, đây là hoá chất đã từng được dùng để chế bom nguyên tử qua tính tách rời (fission) các tia alpha. Những tia nầy có đời sống bán hủy (half-life) là 138 ngày. Nguyên tố Polonium-210 sau khi tách rời tất cả tia alpha, sẽ biến thành nguyên tố chì bền vững (Lead-206) và nhân Helium cùng phóng thích ra 5,3 MeV năng lượng. Tia alpha rất dễ dàng bị ngăn chận bởi một mảnh giấy mỏng, do đó Polonium-210 chỉ độc hại một khi đã xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường khí quản hoặc thực quản mà thôi. Nếu Litvinenko uống vào 1ug Po-210 dưới dạng muối citrate hay chloride (đã được các nhà khoa học phỏng đoán), thì có khoảng 3.1015 (3 ngàn ức) đồng vị phóng xạ đã vào cơ thể ông ta, một lượng đồng vị đủ để cho hàng trăm đồng vị kết hợp với mỗi tế bào của cơ thể. Ở mỗi điểm đến của tia alpha, chúng để lại một số năng lượng lớn trong một vùng nhỏ của tế bào, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của GS Roger Howell thuộc Đại học Y khoa New Jersey. Mỗi tia alpha sẽ ngăn cách tế bào tạo thành một chuỗi gốc (radical) lần lần thiêu huỷ protein của cơ thể cũng như gây thương tổn đến các chuỗi DNA. Litvinenko qua đời sau 22 ngày ngày bị đầu độc, theo TS Wiley Jr. thuộc Radiation Emergency Assistance Center, Tennessee, có lẽ đến từ nguyên do là các tia alpha đã phá huỷ các tế bào gốc (stem) trong tuỷ bộ (bone marrow). Hiện tượng lầy làm mất sự cân bằng của số lượng hồng huyết cầu và ảnh hưởng đến các tế bào trong hệ miễn nhiễm của cơ thể. Dù sao, chúng ta cũng phải chờ đợi kết quả chung cuộc sau khi giảo nghiệm tử thi mới có thể có kết luận chính xác về sự tiếp nhiễm trước khi, trong khi, và sau khi bị ngộ độc. Thông thường qua kinh nghiệm về các vụ ngộ độc do phóng xạ, nếu nạn nhân chịu đựng được khoảng sáu tuần lễ sau khi bị ngộ độc, hy vọng cơ thể có thể kháng cự được sự tàn phá tế bào của tia alpha, và các mô của cơ thể có nhiều khả năng hồi phục. Phương pháp chữa trị ngộ độc phóng xạ Trong giai đoạn đầu sau khi bị nhiễm độc, thuốc ngăn chận ói mửa và các loại thuốc chống đau nhức có thể được sử dụng để chống lại các dấu hiệu ban đầu qua ảnh hưởng của phóng xạ. Còn các ảnh hưởng tiếp theo, cần phải có thuốc kháng sinh mạnh trong việc trị liệu. Và nạn nhân cần phải được truyền máu để chống lại bịnh thiếu máu (anemia). Thông thường trong những tai nạn về phóng xạ, như trường hợp ở Chernobyl, Liên bang Nga ngày 26/4/1986, ảnh hưởng của phóng xạ vẫn còn tiếp tục mãi cho đến hôm nay, 2025, và các chứng bịnh kể trên vẫn còn hiện diện. Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng dài hạn như các tuyến nội tiết (endocrine) và tuyến hormone bài tiết (hormone secreting). Tại Chernobyl, số lượng nạn nhân bị ung thư tuyến giáp trạng (thyroid) ở Belarus, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất, tăng gấp 100 lần 20 năm sau khi tai nạn xảy ra. Về các bịnh liên quan đến thần kinh, theo kết quả UNICEF công bố là bịnh rối loạn (disorder) về xương, bắp thịt tăng 43%, về mắt tăng 62%. Đặc biệt trong trường hợp tai nạn Chernobyl, TS George Vargo, thuộc Chương trình An toàn Hạch nhân Quốc tế (INSP) thuộc LHQ đã ra một khuyến cáo là hiện tượng suy dinh dưỡng và việc không đủ phương tiện y khoa để chữa trị như trường hợp ở Belarus cũng có thể là nguyên nhân của sự gia tăng số lượng nạn nhân, ngoài ảnh hưởng chính là do tiếp nhiễm phóng xạ. Riêng về ảnh hưởng đến các thế hệ về sau, hiện tại, các khoa học gia vẫn còn đang tranh cãi về ảnh hưởng của phóng xạ lên hệ thống di truyền vì DNA của người bị tiếp nhiễm bị biến thể và chuyển qua các thế hệ tiếp nối. Điều lầy đã được chứng nghiệm qua trường hợp Chernobyl, nhưng vẫn chưa có báo cáo khoa học nào về vấn đề lầy đối với nạn nhân ở Hiroshima và Nagasaki trong thời đệ nhị thế chiến. Lời cảnh báo cho mọi người Câu chuyện của Alexander Litvinenko, thêm một lần nữa, là một bài học cho những người sống trong những quốc gia độc tài hay những quốc gia còn trong gọng kềm cộng sản. Đối với lãnh đạo của các quốc gia kể trên, họ không thể nào chấp nhận một cuộc đối thoại bình đẳng để giải quyết các xung đột hay tìm một sự đồng thuận trong việc quản lý quốc gia. Mọi sự phản kháng về đường lối, chính sách, tự do, nhân quyền v.v.. đều bị trù dập và triệt tiêu dưới bất cứ hình thức nào. Làm người Việt Nam, dù sống trong hay ngoài nước, chắc chúng ta hẳn đã chưa quên những hiện tượng trên. Đảng CSBV không những triệt tiêu những nhà hoặc nhóm đối lập với họ, mà chính họ, trong 70 năm cai trị đất nước, cũng đã thủ tiêu dưới nhiều hình thức khác nhau, những đồng chí đã từng kề vai sát cánh dưới cờ CS như: • ĐT Nguyễn Chí Thanh, mất năm 1967. Nghi vấn do đấu đá nội bộ. • Vụ rơi máy bay ở Lào và Toàn bộ phái đoàn Quân ủy Trung ương tử nạn ngày 17 tháng 5 năm 1976. Hơn 20 sĩ quan cấp cao trong Quân ủy Trung ương, bao gồm: Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó Tổng Tham mưu trưởng) và các sĩ quan thuộc Tổng cục Chính trị, Cục Tác chiến, Cục Tình báo v.v...Có tin đồn rằng máy bay bị bắn rơi hoặc phá hoại kỹ thuật từ một phe nội bộ nhằm loại trừ một nhóm chỉ huy có quan điểm trái ngược về tổ chức quân đội sau chiến tranh. • Đại sứ VN tại LHQ, Đinh Bá Thi, mất đầu thập niên 1980. Bị đầu độc trong khi bị quản thúc. • TBT Lê Duẩn, mất 1986. Bị cô lập và bị loại. • BT Công an Trần Quốc Hoàn, 1986, Bị đầu độc vì dính vào bê bồi thầm kín! • Thượng tướng Đinh Đức Thiện (tên thật Phan Đình Dinh, em ruột của Lê Đức Thọ, và Mai Chí Thọ) qua đời vào ngày 21 tháng 12 năm 1986, khi bị trúng đạn vào đầu trong một tai nạn săn bắn, một viên đạn bắn tỉa ngẫu nhiên hoặc do súng săn của ông gây ra. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều đồn đại, một trong số đó gây chấn động rằng ông không chết vì tai nạn đơn thuần, mà bị chính con trai mình dùng súng săn bắn ông. Theo lời kể này, con trai ông sau đó trở nên mất trí vì vết thương do chính cha gây ra, rồi “lên cơn điên”, giết ông trong lúc đi săn. • TT Phạm Hùng, 1988. Chết đột ngột vì “tim” nhưng hoàn toàn không có tiền sử bịnh nầy. Là “đệ tử” của Lê Đức Thọ nên bị cánh Đổi Mới thanh trừng. • Tướng Trần Văn Trà, 1996. Nhiều người cho rằng, ông chết sau thời gian dài bị "bóp nghẹt tư tưởng", có thể do “đòn chính trị” sau khi phản biện công khai về vai trò miền Bắc. • Vụ rơi máy bay phái đoàn Quân khu 2 ngoài biển Đông, 2001. Nạn nhân: Phái đoàn chỉ huy cấp cao của Quân khu 2, gồm: Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng, các sĩ quan Cục Hậu cần, Tác chiến. Tổng cộng hơn 15 người chết, không có ai sống sót. Vụ rơi máy bay xảy ra khi đoàn đang trên đường đi thị sát các đảo tiền tiêu, nơi có tranh chấp chủ quyền. Có đồn đoán rằng nhóm sĩ quan này có liên quan đến những kế hoạch tổ chức quân sự hoặc phê bình một số chính sách của Bộ Quốc phòng – điều mà không thể xác minh được qua các kênh chính thức. • TB Tư tưởng Đào Duy Tùng, 2004. Bị thanh trừng êm vì giữ nhiều hồ sơ tham nhũng của tứ trụ lúc đó. • TT Võ Văn Kiệt, 2008. Trong thập niên 2000, ông có nhiều phát biểu thẳng thắn về hòa giải dân tộc, phản đối sách lược giáo điều của một số ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm. Một số ý kiến nghi ngờ ông bị phẫu thuật thất bại có chủ ý trong một "quyết định chính trị tinh vi" vì ông đang vận động một số cải cách sâu hơn (như luật biểu tình, báo chí). • TT Công an Phạm Quý Ngọ, 2014. Bị bịt miệng chất do… tham nhũng ở thượng tầng. • Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, 2015. Bị đầu độc do chống tham nhũng. • CT Nước Trần Đại Quang, 2018. Có dấu hiệu nhiễm độc phóng xạ liều thấp. • CT Nước Lê Đức Anh, 2019. Bị đột quỵ bí ẩn năm 1996, tình nghi đấu đá nội bộ. • BT Quốc phòng Phùng Quang Thanh, 2021. Bị đồn ám sát ở Pháp 2015 Và sau cùng, cái chết của Lê Quý Biên, một người Việt gốc Mỹ bị chết vì tai nạn xe cộ tại Hà Nội năm 2008, sau khi hình của Đỗ Ngọc Yến chụp chung với Nguyễn Tấn Dũng (khi còn là Phó Thủ tướng) ở tại tòa soạn báo Người Việt ở Westminster, CA… được đưa ra trước dư luận, cùng với cái chết đầy tranh cãi của cựu thử tướng Võ Văn Kiệt. Lê Quý Biên là một người Mỹ gốc Việt (người đã cùng với LT Văn, San Diego từng “mời” người viết về Việt Nam tham dự Đại hội Việt Kiều Tết 2006), sinh sống và hoạt động tại Hoa Kỳ, có mặt trong một số hoạt động liên quan đến truyền thông, vận động cộng đồng. từng cộng tác với báo chí tiếng Việt tại hải ngoại, có mối quan hệ không chính thức với tòa soạn báo Người Việt, nơi ông Đỗ Ngọc Yến là sáng lập viên. Theo một số nguồn tin từ cộng đồng hải ngoại, ông được biết đến như người “nắm nhiều thông tin nhạy cảm” liên quan đến hoạt động hậu trường giữa một số trí thức gốc Việt với chính quyền Hà Nội. Sự kiện tấm hình gây tranh cãi, hình ảnh ông Đỗ Ngọc Yến (chủ nhiệm báo Người Việt, California) chụp chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được công bố gây chấn động cộng đồng người Việt tại Mỹ, đặc biệt là giới chống Cộng. Hình ảnh này được xem là "vạch trần" mối quan hệ âm thầm giữa một số nhà báo, trí thức hải ngoại với giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam đang tìm cách vận động "diễn biến hòa bình ngược". Theo tin tức từ các nguồn không chính thức trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ông Lê Quý Biên tử nạn trong một vụ tai nạn xe hơi tại Hà Nội, được cho là xảy ra không lâu sau khi hình ảnh nói trên được đưa ra dư luận. • Chính quyền Việt Nam không công bố thông tin chi tiết, và đại sứ quán Hoa Kỳ không có thông cáo chính thức về sự việc nầy. • Nhiều người tin rằng cái chết này không phải là tai nạn đơn thuần, mà có thể liên quan đến hành vi “thanh trừng bịt đầu mối” nhằm ngăn chặn sự rò rỉ thông tin nhạy cảm từ trong nội bộ Việt Nam ra cộng đồng quốc tế. Hiện tại, Đảng vẫn tiếp tục thẳng tay triệt hạ phong trào đòi dân chủ trong nước áp dụng toàn bộ chính sách vô sản chuyên chính thời Stalin bằng cách cho tông xe, bằng cách khủng bố, cho vào nhà thương điên Biên Hoà, bao vây kinh tế v.v... những nhà dân chủ trẻ trong nước. Đây quả thật là một bài học lớn cho những ai còn mang hoài bão đối thoại với người cộng sản, với suy nghĩ, dù sao trước khi trở thành người cộng sản, họ cũng là máu đỏ da vàng, cùng chung một tổ quốc Việt Nam. Hy vọng cái chết của Litvinenko và nhiều cái chết trong lịch sử hiện đại của Đảng CS Bắc Việt sẽ … là tiếng chuông cảnh giác cho những người còn nuôi niềm hy vọng, là dưới ánh sáng văn minh của nhân loại sẽ làm thay đổi được não trạng của người cộng sản Việt Nam trong tương lai. Mai Thanh Truyết Houston – Tháng 6 - 2025

Monday, June 23, 2025

Cơ quan Bảo vệ Môi trường – EPA là gì? Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ - Environmental Protection Agency - EPA là một cơ quan liên bang độc lập của chính phủ Mỹ, được thành lập nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Cách đây hơn nửa thế kỷ, một biến cố bất thường đã xảy ra trên đất Mỹ: một con sông bốc cháy. Đó là sông Cuyahoga ở bang Ohio – nơi mà lớp dầu thải và hóa chất công nghiệp phủ dày đến nỗi chỉ một tia lửa cũng đủ biến mặt nước thành biển lửa. Sự kiện này không chỉ làm chấn động truyền thông mà còn đánh thức một nước Mỹ đang ngập trong khói bụi của công nghiệp hóa, đang say sưa với tăng trưởng kinh tế sau Thế chiến mà quên mất rằng: phát triển không thể đổi bằng sự hủy diệt của thiên nhiên. Chính trong bối cảnh ấy, vào ngày 2 tháng 12 năm 1970, dưới thời Tổng thống Richard Nixon, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ – Environmental Protection Agency (EPA) đã được chính thức thành lập. Sự ra đời của EPA không phải là kết quả của một sáng kiến riêng lẻ trong Nhà Trắng hay Quốc hội. Đó là sự cộng hưởng của ba lực đẩy lịch sử: • Khoa học lên tiếng, với tác phẩm “Silent Spring” của Rachel Carson, cảnh báo về cái chết thầm lặng của thiên nhiên do hóa chất nông nghiệp – đặc biệt là DDT. • Người dân Mỹ hành động, với phong trào Ngày Trái Đất lần đầu tiên năm 1970, quy tụ hơn 20 triệu người xuống đường – một làn sóng chưa từng thấy trong lịch sử bảo vệ môi trường. • Báo chí và công luận, mạnh mẽ đặt câu hỏi: “Liệu nước Mỹ có thể hít thở không khí tự do nếu bầu trời đen khói, nếu sông ngòi đầy chất độc?” Đứng trước áp lực ấy, chính quyền liên bang không thể đứng ngoài. EPA được thiết lập như một cơ quan độc lập, không thuộc bất kỳ bộ nào, với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên trước sự xâm hại của chính con người. 1. Thành lập và bối cảnh ra đời EPA được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1970 theo một sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Richard Nixon. Thập niên 1960 là thời kỳ bùng nổ nhận thức về môi trường tại Mỹ, với các sự kiện như: • Cuốn sách “Silent Spring” (1962) của Rachel Carson vạch trần hậu quả của thuốc trừ sâu DDT; • Vụ cháy sông Cuyahoga (Ohio) do ô nhiễm hóa chất năm 1969; • Áp lực từ phong trào môi trường và phản ứng của công chúng buộc chính phủ phải hành động. 2. Hoạt động của EPA EPA ra đời như một bước đi lịch sử, tập trung quyền lực phân tán từ nhiều cơ quan khác nhau vào một tổ chức chuyên biệt về bảo vệ môi trường. EPA có mục tiêu và mục đích rõ ràng:”Đó là bảo vệ sức khỏe con người và gìn giữ môi trường tự nhiên như không khí, nước và đất đai sinh tồn của chúng ta như: • Xây dựng và thi hành luật môi trường, phối hợp cùng các tiểu bang và địa phương; • Giám sát và giới hạn ô nhiễm không khí, nước, đất; • Quản lý chất thải nguy hại, chất độc, hóa chất công nghiệp; • Cấp phép và kiểm soát chất lượng sản phẩm hóa học, thuốc trừ sâu; • Khôi phục các địa điểm ô nhiễm nghiêm trọng (Superfund sites); • Nghiên cứu khoa học môi trường, ban hành tiêu chuẩn dựa trên bằng chứng khoa học. Ngay từ những năm đầu, EPA đã thực thi nhiều đạo luật mang tính bước ngoặt trong đời sống con người như: • Đạo luật Clean Air Act (1970), kiểm soát ô nhiễm không khí từ công nghiệp và xe cộ; • Đạo luật Clean Water Act (1972), làm sạch sông hồ, kiểm soát nước thải; • Đạo luật Safe Drinking Water Act (1974), bảo vệ nguồn nước uống cho mọi gia đình Mỹ; • Và đặc biệt đạo luật Superfund (1980), đạo luật buộc các công ty gây ô nhiễm phải trả tiền và chịu trách nhiệm xử lý chất độc hại tồn đọng. Một thí dụ điển hình là các Cty Rác và Bãi rác (landfill). Trong thời gian khác thác Cty phải trích ra một tỷ lệ tiền lời và đóng góp cho Superfund. Khi Cty đóng cửa, Superfund lại cung cấp chi phí để cho Cty tiếp tục “thanh lọc” nước rỉ của bãi rác; thông thường là khoảng 30 năm sau đó. Nhờ những nỗ lực này, hàng ngàn hồ nước đã được làm sạch, không khí các thành phố lớn được cải thiện, và người dân Mỹ lần đầu tiên hiểu rằng: một xã hội văn minh không chỉ được đo bằng GDP, mà bằng phẩm chất của chính sự sống. 3. Mức độ tôn trọng của người dân Mỹ đối với EPA EPA từng được người dân Mỹ rất tôn trọng, đặc biệt trong các thập niên 1970 -1990 khi các thành tựu nổi bật như: • Làm sạch không khí nhờ Đạo luật Không khí sạch (Clean Air Act) • Cải thiện chất lượng nước nhờ Đạo luật Nước sạch (Clean Water Act) • Xử lý các chất thải độc hại trong công nghiệp. Tuy nhiên, sự tín nhiệm dành cho EPA có phần dao động tùy theo quan điểm chính trị của đảng cầm quyền: • Phe Dân chủ thường ủng hộ mạnh mẽ EPA và các biện pháp môi trường rất khắt khe, đánh thuế rất nặng trên cách dịch vụ “làm sạch môi trường”; • Phe Cộng hòa bảo thủ thường chỉ trích EPA là can thiệp quá sâu, gây gánh nặng pháp lý cho doanh nghiệp, và triết lý của phe Công hòa là “Hãy để thiên nhiên giải quyết vấn đề thiên nhiên” nghĩa là việc bảo vệ môi trường của Cộng hòa tương đối … thông thoáng hơn. Vì vậy, có một số tranh cãi lờn mỗi khi thay đổi hành pháp từ Cộng hòa ra Dân chủ hay ngược lại. Vài thí dụ điển hình dưới đây nói lên tính khác biệt giữa hay hành pháp Mỹ. • Dưới chính quyền Donald Trump (2017–2021), EPA bị cắt giảm ngân sách, thay đổi lãnh đạo (như Scott Pruitt) và đảo ngược nhiều quy định môi trường. • Tuy nhiên, dưới Joe Biden, EPA được tái củng cố và đóng vai trò trung tâm trong chương trình chống biến đổi khí hậu. • Và khi TT trở lại từ 2025, EPA lại bị áp lực vì bị nhiều cắt xén cả nhân sự lẫn các dự án hay kế hoạch hành động. Mặc dù có chia rẽ chính trị, đa số người Mỹ đều thừa nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và vai trò trung tâm của EPA trong việc này. 4. Kết luận EPA là cơ quan xương sống trong chính sách môi trường Hoa Kỳ, có quyền lực lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng. Dù bị tác động bởi chính trị, niềm tin vào sứ mệnh bảo vệ sức khỏe con người và thiên nhiên của EPA vẫn là nền tảng cho các phong trào môi sinh tại Mỹ và trên toàn cầu. Có những thời kỳ, dưới áp lực từ các tập đoàn công nghiệp, ngân sách bị cắt giảm, quyền lực bị thu hẹp, và tính chính trị hóa gia tăng. Nhưng vượt lên trên tất cả, EPA vẫn tồn tại như một biểu tượng cho tính bền vững của nền dân chủ Mỹ – nơi mà nhân dân có thể ép buộc chính phủ hành động vì lợi ích chung. Ngày nay, thế giới đang đối diện với cuộc khủng hoảng khí hậu, một thách thức lớn hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào. Kinh nghiệm của EPA nhắc chúng ta rằng: “Mọi cuộc thay đổi lớn đều bắt đầu từ nhận thức nhỏ, từ một cuốn sách, một dòng sông cháy, hay một tiếng nói dám nói thật.” Sự thành lập của EPA là một minh chứng hùng hồn rằng đây là một công cụ tiến hóa, khi được thúc đẩy bởi khoa học, công dân và đạo đức xã hội. Và có lẽ, bài học lớn nhất mà EPA để lại cho nhân loại là:"Muốn bảo vệ tương lai, phải biết yêu lấy môi trường – bởi môi trường là chính chúng ta. Mai Thanh Truyết Houston – Ngày Hạ chí 22-6-2025