Thưa Quý Vị,
Tình cờ đọc trên “sách
hiếm” thấy bài viết của GS Ngyễn Mạnh Quang, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Saigon
trước 1975, phê bình bài viết về giáo dục của người viết. Xin trích vài đoạn của
GS NMQ dưới đây để rộng đường dư luận. Nếu cần, mời Quý vị và web của GS để biết
thêm chi tiết về suy nghĩ của GS NMQ!
Vài Ý Kiến Về Lá Thư Của
Ông Mai Thanh Truyết Trên Diễn Đàn Thư Tín
Nguyễn Mạnh Quang
http://sachhiem.net/NMQ/NMQ48.php
23-May-2014
Vài lời đầu:
Đang dọn dẹp hộp thư như công
việc hàng ngày, bỏ vào hộp Spam một lô những lá thư không quen, vô tình tôi thấy
bức thư ngắn dưới đây của Giáo-sư Mai Thanh Truyết viết và gửi ngày 9 tháng 5
năm 2014 (xem Phụ Lục dưới bài).
Tôi được biết và nhớ tên ông
Mai Thanh Truyết rất nổi tiếng do bài viết CÂU CHUYỆN DA CAM / DIOXIN VIỆT NAM,
mà mục đích là bênh vực Hoa Kỳ, chứng minh rằng Chất Da Cam "không phải là
một loại vũ khí giết hoặc gây tai hại cho con người," để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi
phải đền bù gì cho Việt Nam! Chúng tôi cũng biết rằng chất độc Da Cam là một
trong những hóa chất độc hại mà Hoa Kỳ trong thời chiến tranh đã đổ lên ruộng đồng
trên đất nước Việt Nam, làm tiêu tan sinh lực của đất nước.
Chính "chính phủ Mỹ đã bỏ
ra $13.7 tỷ đô-la để đền bù cho hơn một triệu cựu quân nhân dự cuộc chiến ở Việt
Nam, nhiều người trong số này đã bị nhiễm độc bởi chất độc trừ sâu bọ"
(Agent Orange: Birth Defects Plague Vietnam; U.S. Slow To Help,) được trích dẫn
trong "Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam" của GS Trần Chung Ngọc.) Về hậu
quả của Chất độc Da Cam, xin đọc TS Nguyễn Văn Tuấn, "Chất độc da cam và dị
tật bẩm sinh", "Hóa chất khai hoang trong cuộc chiến Việt Nam: Qui mô
và tầm ảnh hưởng", ...; TS. Bác sĩ Vũ Chiến Thắng trong "Tác Động Của
Chất Độc Hóa Học Của Mỹ Sử Dụng Trong Chiến Tranh Đối Với Môi Trường Và Con Người
Ở Việt Nam"; Pierre Journoud trong bài "Les Ravages De L’agent
Orange" (bản dịch "Những Tàn Phá Của Chất Độc Da Cam", của GS Trần
Chung Ngọc),... Chỉ có ông Mai Thanh Truyết đem cái bằng kỷ sư Hóa Học đứng ra
biện hộ ngược lại để bênh vực Hoa Kỳ!
Ở đây chúng tôi không có ý
tranh cãi vấn đề liên quan đến chuyên môn của ông, nhưng chỉ biết rằng
thái độ bênh vực một cường quốc để chống lại nước mẹ của ông trong bài viết như
thế là thái độ mà trước đây GS Trần Chung Ngọc có đề cập trong bài "CHẤT ĐỘC
MÀU DA CAM - Và Sự Vô Sỉ Của Một Số Người Việt Lưu Vong". (Người viết tô đậm).
***
Căn bản và kiến thức tổng
quát của GS Mai Thanh Truyết
Trước tiên, chúng tôi xin được
nói về căn bản và kiến thức tổng quát, nhất là lãnh vực lịch sử và chính trị của
Giáo-sư Mai Thanh Truyết. Lý do là vì những ý kiến trong lá thư của Giáo Sư đều
dựa trên những điều không đúng với lịch sử.
Được biết Giáo Sư Mai Thanh
Truyết được du học ở Pháp (Besançon), sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa học, ông
đã về Việt Nam làm Giảng sư kiêm Trưởng
ban Hóa học tại Đại Học Sư Phạm Saigon vài năm trước năm 1975.(b) Ngoài ra ông
còn làm Giám Đốc Học vụ Viện Đại Học Cao Học Tây Ninh, VN.
Theo 1 bài viết trên blog cá
nhân của ông năm 2008 (c), ông hiện là Giám Đốc nhà máy xử lý nước thải BKK
Corp., West Covina, CA., Giám Đốc kiểm soát An Toàn và Phẩm Chất Weck
Laboratories Inc. Industry City, CA, Giám đốc Kỹ Thuật Environmen(tal-SH) D
Consultant Services, LA., Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Khoa Học & Kỹ Thuật
Việt Nam tại HK. Chúng tôi không thấy ghi thời hạn cho mỗi chức vụ là bao lâu.
Tuy nhiên, với thành tích làm việc của Giáo Sư kể ra như trên, không ai nghi ngờ
về kiến thức hoặc khả năng chuyên môn của Giáo Sư, nhưng cũng nói lên rằng Giáo
Sư không có thời gian nghiên cứu về những vấn đề xã hội, lịch sử và chính trị.
Kiến thức xã hội, nhất là về lịch
sử và chính trị, là một khía cạnh mà chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam
(dù là trường công lập hay các trường tư thục, nhất là trường đạo) vẫn xem nhẹ:
giờ học quá ít, và hệ số thấp, cộng với sự kiện thiếu tài liệu, sách vở,.... Kết
quả là những người theo các ban Toán hay Khoa Học (Ban A hoặc Ban B) nói chung
thường rất kém kiến thức về các môn sử và công dân. Lý do: họ không được học
hay đọc toàn bộ các bài học lịch sử thế giới, cũng không hề học hết toàn bộ các
bài học quốc sử.
Vì thiếu quá nhiều dữ kiện nên
kiến thức bị mất quân bình, do đó những người nằm trong trường hợp nói trên,
trong một số trường hợp, sẽ mất khả năng phân biệt giữa ý kiến (opinions) và sự
kiện (facts), giữa thuận lý và nghịch lý, giữa yêu nước và phản quốc. Trong nhiều bài viết của chúng
tôi, người viết đã chứng minh các ông Hoàng Ngọc Thành, Phạm Cao Dương, Trần
Gia Phụng, Tôn Thất Thiện, Nguyễn Gia Kiểng, Tiến-sĩ Hồng Lĩnh Hồ Nam Trân, Dr.
Nguyễn Thị Thanh, Tiến-sĩ Lâm Lễ Trinh... đều ở vào trường hợp này cả. (Người
trích tô đậm).
No comments:
Post a Comment